Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc

Thứ Năm, 05 Tháng Chín 20198:00 SA(Xem: 3554)
Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc
bbc.com

Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc


Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc không cần internet Bản quyền hình ảnh NurPhoto/Getty Image
Image caption Người biểu tình Hong Kong dùng Bluetooth Bridgefy để liên lạc không cần internet (Ảnh minh họa)

Người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã chuyển sang một ứng dụng mới để liên lạc - một ứng dụng không sử dụng internet và do đó chính quyền Trung Quốc khó theo dõi hơn.

Bridgefy dựa trên Bluetooth và cho phép người biểu tình liên lạc với nhau mà không cần kết nối internet.

Số lượt tải xuống ứng dụng Bluetooth Bridgefy tăng gần 4.000% trong hai tháng qua, theo công ty đo lường Apptopia.


Các văn bản, email và ứng dụng nhắn tin WeChat đều bị chính phủ Trung Quốc theo dõi.

Bridgefy liên kết các thiết bị của người dùng với nhau, cho phép mọi người trò chuyện với người khác ngay cả khi họ ở các địa điểm khác nhau trong thành phố, bằng cách kết nối với điện thoại của người dùng khác cho đến khi tin nhắn đến được người cần nhận.

Phạm vi từ điện thoại đến điện thoại là trong vòng 100m (330ft).

Ứng dụng được thiết kế bởi một start-up có trụ sở tại San Francisco và trước đây đã được sử dụng ở những nơi mà mạng wi-fi hoặc các mạng truyền thống phải vật lộn để hoạt động, chẳng hạn như các sự kiện âm nhạc hoặc thể thao lớn.

Phát biểu với Forbes, người đồng sáng lập, ông Jorge Rios, nói về số lượng người dùng tăng đột biến ở Hong Kong: "Họ đang dùng nó để tự tổ chức [biểu tình] và giữ an toàn, mà không phải phụ thuộc vào kết nối internet."

BBC hiểu rằng những người biểu tình đang chuyển sang Bridgefy trong trường hợp internet bị cắt, hay còn gọi là Bức tường lửa vĩ đại của Trung Quốc, nơi kiểm duyệt các website tại đại lục.

Một ứng dụng tương tự, FireChat, đã được sử dụng trong các cuộc biểu tình trước đây ở Hong Kong và cả Đài Loan, Iran và Iraq.

Hơi cay

Giáo sư Alan Woodward, một chuyên gia bảo mật máy tính tại Đại học Surrey, không tin rằng các ứng dụng như vậy thực sự qua mắt các cơ quan chức năng.

"Với bất kỳ mạng ngang hàng (peer to peer network) nào, nếu bạn nắm được bí quyết, bạn có thể ngồi tại các khu vực trung tâm của nó và theo dõi thiết bị nào đang nói chuyện với thiết bị nào và siêu dữ liệu này có thể cho bạn biết ai đang tham gia trò chuyện.

"Và, tất nhiên, bất cứ ai cũng có thể tham gia mạng lưới và sử dụng Bluetooth, đây không phải là giao thức an toàn nhất. Chính quyền có thể không nghe được cuộc thoại quá dễ dàng như vậy nhưng tôi ngờ rằng họ sẽ có phương tiện để thực hiện."

Phong trào biểu tình ở Hong Kong đã phát triển từ một cuộc tuần hành chống lại dự luật dẫn độ gây tranh cãi thành một phong trào dân chủ rộng lớn hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn