Nếu bạn đã từng làm cho một người chủ hay quản lý Úc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh hay Canada thì bạn sẽ cảm thấy rất thoải mái cho dù công việc căng thẳng. Nếu bạn đã vô làm trong doanh nghiệp Tây thì tôi bảo đảm bạn sẽ không bao giờ muốn làm cho doanh nghiệp Việt hay Á nữa. Vậy Việt Nam có thể học được gì từ các doanh nghiệp hay người quản lý Tây?
- Đừng bao giờ lớn tiếng hay la mắng nhân viên. Hãy giải thích tận tình, đầu đuôi và bài bản.
- Hãy gọi nhau bằng tên chứ không phải chức danh. Nó tạo cảm giác gần gũi.
- Hãy có chỗ ăn cho nhân viên. Có cà phê và trà. Có máy microwave và nước nóng. Đừng tiết kiệm mấy cái này.
- Hãy tuyển dụng và đánh giá nhân viên dựa trên năng lực chứ không phải quan hệ hay kỹ năng nhậu.
- Hãy tạo môi trường để nhân viên góp ý và sáng tạo. 100 cái đầu luôn sáng tạo hơn 1.
- Hãy để nhân viên tự nghĩ và sáng tạo ra cách làm việc riêng, miễn sao làm được việc. Đừng bắt họ phải làm thế này thế nọ.
- Hãy làm việc đúng giờ và xong việc cũng đúng giờ.
- Đừng thường xuyên rủ đi uống bia hay đi nhậu. Công sở là nơi làm việc.
- Hãy giới hạn mối quan hệ. Phân chia rõ ràng công việc và bạn bè. Có nhiều thứ mình có thể nói với bạn bè mà sẽ không bao giờ nói với đồng nghiệp – và ngược lại cũng vậy.
- Đừng quá ép nhân viên làm thêm giờ vì chẳng làm gì ra hồn đâu. Người ta mệt thì sẽ không sáng tạo ra gì hữu ích. Làm vì chất lượng chứ không phải số lượng.
- Hãy có tầm nhìn dài hạn và đầu tư vào nhân viên. Con người mới phát triển doanh nghiệp chứ không phải mô hình hay sản phẩm.
- Đừng bao giờ kêu nhân viên mua bánh hay nước cho mình. Tự làm đi. Người ta đâu phải nhân viên sai vặt.
- Lâu lâu gửi email cảm ơn nhân viên, hoặc nói công khai để xây dựng tinh thần làm việc.
- Và cuối cùng, sếp cũng là nhân viên nhưng có trách nhiệm cao hơn. Sếp là đồng nghiệp chứ không phải ông cố nội người ta. Cho nên đừng lên giọng thầy đời.
Nếu bạn để ý, một khi công ty Tây nào có quản lý Việt Nam thì nó sẽ từ từ nát. Thằng sếp Việt Nam nó áp dụng tư duy và văn hóa ao làng của nó vô công ty, rồi từ từ hệ thống chẳng ra gì. Tôi đã chứng kiến điều này ở cả trong và ngoài nước. Sếp và đồng nghiệp Tây phân biệt rất rõ mỗi quan hệ làm việc và cá nhân – 2 cái này thường không đi đôi với nhau. Cho nên bạn nào sau này làm cấp quản lý thì hãy áp dụng những điều trên nhé. Đừng làm khổ nhau nữa. Hãy thân thiện và cởi mở. Hãy Như Sếp Tây.
PS: Làm việc cho sếp Việt Nam là một cực hình, nhất là sếp Bắc Kỳ.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa