Là một người học bằng Cử Nhân Kinh Tế/Cử Nhân Tài Chính và đã đi làm, tôi phải nói rằng tôi chưa bao giờ áp dụng toán cao cấp và trung cấp, chỉ chủ yếu sử dụng sơ cấp (+ – x /).
Ở các nước Phương Tây thì họ vẫn dạy toán, nhưng không có nặng như Việt Nam. Và tùy theo định hướng của học sinh, họ phân chia loại toán ta. Ví dụ:
1. Bạn kia muốn học luật để làm luật sư thì đâu cần toán cao cấp làm gì.
2. Bạn kia muốn làm kỹ sư phần mềm thì đương nhiên cần toán.
3. Bạn kia phân vân thì có thể học mức độ vừa phải.
Họ dạy toán phù hợp với công việc và ngành nghề. Nhiều khóa kỹ thuật cần học viên phải có trình độ toán nhất định. Nếu không có thì có thể học lại phù hợp với chương trình.
Ở đây tôi muốn nói là học sinh Việt Nam bị nhồi toán quá nhiều trong khi đa số không ứng dụng. Điều này gây rất nhiều lãng phí. Ở bên ngoài thì đa số công việc chỉ dùng toán sơ cấp và có phần mềm hỗ trợ.
Toán vẫn quan trọng, nhưng nếu nó liên quan và áp dụng. Còn nếu chỉ học toán để nhồi công thức thì vô nghĩa. Vì nhồi thì chỉ cần học vẹt, nhớ cho có, lúc thi thì áp dụng công thức, ai chẳng làm được. Điều quan trọng là tính ứng dụng của kiến thức chứ không phải số lượng kiến thức.
Những việc như phân tích tài chính, kế toán, thiết kế – dùng toán rất ít, chủ yếu là = – x /. Các ngành kỹ thuật thì cần nhưng không nhiều như chương trình học cấp 3, và có phần mềm hỗ trợ.
Nếu tôi là Bộ Giáo Dục, tôi sẽ cắt giảm lượng toán xuống, phân chia ra đừng phần. Học sinh định hướng nghệ nghiệp rồi chọn loại và trình độ toán. Hiện tại quá lãng phí thời gian. Xin hết.
PS; gõ nhanh nên nhiều chỗ sai chính tả, thông cảm, chút sửa.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa