Mảnh thiên thạch độc nhất vô nhị này đến từ ngoài Hệ Mặt Trời đã làm đau đầu các nhà khoa học 16 năm nay

Thứ Năm, 08 Tháng Tám 20199:00 SA(Xem: 5451)
Mảnh thiên thạch độc nhất vô nhị này đến từ ngoài Hệ Mặt Trời đã làm đau đầu các nhà khoa học 16 năm nay
manhthienthachdocnhatvonhinaydentungoaihemattroidalamdaudaucacnhakhoahoc16namnay

Mảnh thiên thạch độc nhất vô (chưa) nhị được tìm thấy hồi năm 2000.

Trái với nhiều người nghĩ, những mảnh thiên thạch rơi xuống Trái Đất thường xuất phát từ ngay “sân sau nhà mình” – từ ngay Hệ Mặt Trời này và cụ thể, là từ dải thiên thể nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc.

Nhưng một trong hàng triệu những “quả bom vũ trụ” quẳng xuống Trái Đất, chúng ta có cho mình một sự ngoại lệ. Được gọi với cái tên thiên thạch Hồ Tagish, nó đã làm đau đầu các nhà khoa học khi nó tìm thấy nó hồi năm 2000, bởi một vẻ ngoài đặc biệt và một kết cấu độc nhất.

Theo như một báo cáo mới được đăng trên Tạp Chí Thiên Văn Học, mảnh thiên thạch này có thể tới từ Dải Kuiper, một dải đá lạnh nằm xa ngoài Sao Hải Vương, hành tinh xa Mặt Trời nhất trong Hệ.

Một trong những câu hỏi khó được đặt ra nhiều năm rồi là cách thức mảnh thiên thạch này tới được đây. Bill Bottke, một trong những tác giả của bản báo cáo và một nhà thiên văn học thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam tại Colorado, nói rằng nguồn gốc của thiên thạch này có lẽ là từ thời kì đầu của Hệ Mặt Trời, khi mà lực hấp dẫn của Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương vẫn đang lẫn lộn với nhau. Trong quá trình ấy, một vài viên đá lạ đã bị ném xuống Trái Đât .


Dải Kuiper nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Dải Kuiper nằm ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Tiện lợi thay, hiện tại Dải Kuiper đang được nghiên cứu chi tiết và nó đang là một phần sứ mệnh của phi thuyền thăm dò không gian New Horizons. Các nhà khoa học cho rằng việc so sánh thông tin tại Dải Kuiper này với những gì ta có sẽ hé lộ những thông tin quý giá về nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Tham khảo Mashable

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn