Phát minh biến nước tiểu con người thành "vàng ròng" cho môi trường

Thứ Tư, 10 Tháng Bảy 20195:00 CH(Xem: 3337)
Phát minh biến nước tiểu con người thành "vàng ròng" cho môi trường

Một thứ vàng thực sự vô giá, vì nó tốt cho môi trường. Ai mà ngờ nước tiểu lại thành được một thứ như thế?

Dân số thế giới ngày một đông đúc như hiện nay kéo theo bài toán khó nhằn về nhu cầu nhà ở. Đất đai là một chuyện, vấn đề là muốn xây nhà, chúng ta cần vật liệu, với số lượng khổng lồ. Và một trong số vật liệu cần là gạch nung - thành phần quan trọng để tạo nên bộ khung và hình dáng của thiết kế.

Đây là phát minh thực sự biến nước tiểu con người thành vàng ròng cho môi trường - Ảnh 1.

Vấn đề là quy trình sản xuất gạch nung hiện tại gây quá nhiều tổn hại cho môi trường. Để nung được một viên gạch cần nhiệt lượng lên tới 1500 độ C, thải ra lượng khí CO2 rất lớn. Trước tình hình biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng tốc, nhu cầu tạo ra một loại gạch mới thân thiện hơn là cực kỳ cần thiết.

Chính vì lý do này, các nhà khoa học tại Nam Phi đã tìm ra một giải pháp mới nhằm giảm thiểu lượng khí thải quá lớn khi nung loại nguyên liệu này. Đó là một loại gạch từ vật liệu sinh học, bao gồm cát, vi khuẩn, và một lượng lớn... nước tiểu của chúng ta.

Đây là phát minh thực sự biến nước tiểu con người thành vàng ròng cho môi trường - Ảnh 2.
Đây là phát minh thực sự biến nước tiểu con người thành vàng ròng cho môi trường - Ảnh 3.

Dựa vào quá trình kết tủa carbonate từ vi khuẩn (microbial carbonate precipitation), đội nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra loại gạch "sinh học" có tính chất cứng như đá vôi ở nhiệt độ thường. Quá trình này có tính chất tương đồng với sự phát triển của loài san hô biển.

Mấu chốt của quá trình này nằm ở các enzyme đặc biệt do vi khuẩn tiết ra, có khả năng phá hủy cấu trúc urê có trong nước tiểu. Từ đó tạo liên kết giữa các hạt cát li ti, kết nối chúng với nhau thành gạch cứng.

Nếu quá trình tạo liên kết diễn ra càng lâu, thành phẩm sinh học này sẽ càng cứng hơn.

Nghiên cứu do ĐH Cape Town, Nam Phi thực hiện. Giáo sư Dyllon Randall, giảng viên thuộc ngành kỹ sư kiểm định chất lượng nước cho biết, nước tiểu tuy chỉ chiếm 1% tổng lượng nước thải toàn cầu, chúng lại đóng góp lượng nitro, phốt pho và kali với tỉ lệ lần lượt là 80%, 56% và 63% trên tổng lượng khí đến từ nước thải trên thế giới.

Đây là phát minh thực sự biến nước tiểu con người thành vàng ròng cho môi trường - Ảnh 4.

Đây là những thành phần hóa học rất thông dụng trong nhiều lĩnh vực, thế nhưng nguồn cung ứng lại có dấu hiệu cạn kiệt. Trong khi đó, sản phẩm gạch sinh học có thể sản xuất ra ni-tơ và phospho như nguồn sản phẩm phụ, hỗ trợ cho sự thiếu học về phân bón trong tương lai.

Việc phát hiện và tạo thành loại gạch sinh học từ nước tiểu là một bước tiến tích cực cho nhân loại, khi chúng ta tận dụng được thứ tưởng như vô dụng này thành nguyên liệu hữu ích. Dù vậy, để thay đổi được thói quen sử dụng nước tiểu của con người cũng không phải bài toàn dễ dàng.

"Vào thời điểm này chúng tôi chỉ mới được sự chấp thuận và thu thập nước tiểu của nam giới mà thôi," - Randall đã phát biểu. Việc thu thập nước tiểu ở nữ giới thì khó khăn hơn. Nhưng điều quan trọng nhất là làm sao để công chúng chấp nhận giải pháp này, bởi thực tế cho thấy không nhiều người muốn sử dụng các sản phẩm có liên quan đến chất thải của con người đâu.

Tham khảo: Howstuffworls, Reuter
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn