Bên trong bộ lạc gần 50% trẻ em không thể sống quá 5 tuổi ở châu Phi

Thứ Tư, 26 Tháng Sáu 20195:00 CH(Xem: 4331)
Bên trong bộ lạc gần 50% trẻ em không thể sống quá 5 tuổi ở châu Phi
cv-33

Ẩn sâu trong những khu rừng mưa nhiệt đới tại khu vực Tây Phi và Trung Phi, một bộ lạc thổ dân khá đặc biệt đã âm thầm sinh sống và tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua. Đồng thời, họ thường được biết tới với tên gọi Baka, hay Bayaka cùng vóc dáng vô cùng nhỏ bé – kể cả khi chạm ngưỡng tuổi trưởng thành.

Nhiếp ảnh gia kiêm nhà báo tự do – bà Susan Schulman đã quyết định dừng chân tại bộ lạc này để ghi lại những hình ảnh về cuộc sống thường nhật của họ.

Bà Schulman cho biết: “Người Baka sinh sống rải rác trên 9 quốc gia khác nhau tại châu Phi với tổng diện tích lên tới 1,78 triệu km2. Giống như nhiều tộc người lùnkhác, họ thường xuyên săn bắn, hái lượm và hoà mình vào thiên nhiên như một thói quen không thể bỏ suốt hàng trăm năm nay”.

Ngoài ra, tộc người Baka phải vận dụng tối đa những kỹ năng sinh tồn độc đáo để thích nghi với vô vàn khó khăn tại môi trường rừng mưa nhiệt đới này.

Nhiếp ảnh gia Susan Schulman đã tới thăm bộ lạc Baka để ghi lại hình ảnh về cuộc sống của họ.


Nhiếp ảnh gia Susan Schulman đã tới thăm bộ lạc Baka để ghi lại hình ảnh về cuộc sống của họ.

Lý do khiến Schulman cảm thấy hứng thú với cuộc sống nơi đây đều bắt nguồn từ người bạn thân nhất của bà. Theo đó, ông Louis Sarno đã dành hơn 30 năm để sống chung với một bộ lạc nhỏ trong khu rừng nhiệt đới tại Cộng hòa Trung Phi.

Ông Louis Sarno còn liên hệ với các tổ chức phi chính phủ hoạt động ở khu vực này nhằm giúp người Baka có được những loại thuốc men và vật tư y tế cần thiết để duy trì sự tồn tại.

“Gần một nửa số trẻ em ở đây không thể sống quá 5 tuổi. Nếu tôi rời khỏi đó, tôi nghĩ mình sẽ không dám trở lại nữa. Tôi sợ phải đối mặt với sự thật phũ phàng vì tuổi thọ trung bình của tộc người Baka cũng chỉ khoảng 40”, Ông Sarno chia sẻ.

Bên cạnh việc hỗ trợ về mặt y tế, ông Sarno còn đóng vai trò giáo viên, người phiên dịch, người lưu trữ và người sửa chữa cho cộng đồng hơn 600 người này.

Người Baka sinh sống rải rác trên 9 quốc gia khác nhau tại châu Phi.


Người Baka sinh sống rải rác trên 9 quốc gia khác nhau tại châu Phi.

Giải thích về lý do lựa chọn sinh sống với bộ tộc Baka trong điều kiện thiếu thốn như vậy, ông Sarno cho rằng mình đã yêu những khu rừng nhiệt đới ngay khi từ còn mải chơi trốn tìm ở vườn cây thưa thớt sau nhà.

Bên cạnh đó, ông là người rất yêu thích âm nhạc và cuối cùng đã trở thành một nhà nghiên cứu âm nhạc chuyên nghiệp.

“Lúc tình cờ nghe được một bài hát của tộc người Baka trên radio, tôi quyết định phải tìm kiếm họ để có thể tận tai nghe được thứ nhạc đặc biệt ấy. Thế nhưng, tôi chợt cảm thấy rất hứng thú khi được sinh sống giữa thiên nhiên hùng vĩ nên chọn ở lại luôn”, ông Sarno nói.

Họ sử dụng âm nhạc tuyệt như một lời "xin phép" với thần rừng Bobee trước mỗi buổi đi săn.


Họ sử dụng âm nhạc tuyệt như một lời “xin phép” với thần rừng Bobee trước mỗi buổi đi săn.

Trong cuốn hồi ký mang tên “Những bài hát từ rừng rậm – Cuộc sống của tôi giữa những người lùn Ba-Benjellé” được xuất bản vào năm 1993, ông Sarno đã viết dòng đề tựa: “Một bài hát đã đưa tôi đến với trái tim của châu Phi”. Và đó chính là thứ âm nhạc đặc biệt đến từ người Baka.

Bà Schulman từng khẳng định: “Thật không thể tưởng tượng nổi khi những bản nhạc phức tạp lại có thể tạo ra bởi giọng ca của 40 người phụ nữ và tiếng vỗ thùng nước của 4 người đàn ông. Thật thần kỳ!”

Người Baka thường sử dụng thứ âm nhạc tuyệt vời này như một lời “xin phép” với thần rừng Bobee trước mỗi buổi đi săn. Họ tin rằng làm như vậy thần rừng sẽ phù hộ cho những người tham gia săn bắn được an toàn và có thể kiếm đủ con mồi để cung cấp cho bộ lạc của mình.

Người Baka thường có vóc dáng nhỏ bé và hay bị kì thị.


Người Baka thường có vóc dáng nhỏ bé và hay bị kì thị.

Bên cạnh các loại hoa quả dại thì người Baka thường ăn thịt khỉ hoặc thịt linh dương hay hoẵng lam săn được ở rừng. Nhưng vài năm gần đây, nguồn thực phẩm của họ đang ngày một suy giảm do nạn săn bắn động vật và chặt phá rừng bừa bãi của những người bên ngoài.

“Những thợ săn chuyên nghiệp thường đi săn vào ban đêm. Họ bắn đạn sáng khiến nhiều con thú rừng bị choáng rồi dùng súng săn để kết liễu chúng. Lưới và lao của người Baka chẳng thể cạnh tranh được với dụng cụ hiện đại đó. Hoạt động săn bắn cũng như chặt phá rừng không kiểm soát đã khiến nguồn tài nguyên bên trong khu rừng bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người Baka”, bà Schulman kể lại.

Họ thường sống sâu trong rừng rậm nhiệt đới tại châu Phi.


Họ thường sống sâu trong rừng rậm nhiệt đới tại châu Phi.

Phần lớn những thợ săn trên đều tới từ tộc người Bantu sống gần đó. Người Bantu là một sắc tộc chiếm đa số trong khu vực này và đã từng có quá khứ không mấy tốt đẹp với người Baka.

Trong lịch sử, do thể hình thấp bé của mình nên người Baka thường bị người Bantu coi là kẻ hạ đẳng, hay nói cách khác là tầng lớp đáng bị thống trị.

“Dẫu nhận thức giữa hai bộ lạc đang dần được cải thiện nhưng người Baka vẫn phải đối mặt với sự kì thị rất nặng nề. Vài chục năm trở lại đây, họ luôn sống khép kín vì không muốn gây xung đột với những bộ tộc khác”, ông Sarno nhận định.

Những đứa trẻ thuộc bộ lạc Baka thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá.


Những đứa trẻ thuộc bộ lạc Baka thường hay mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

Những hoạt động của người Bantu dần khiến người Baka không thể sống nhờ rừng được nữa, nhiều thanh niên đã phải rời bộ lạc để tìm kiếm kế sinh nhai trong những thị trấn có người Bantu chiếm đa số.

Bà Schulman nhấn mạnh: “Những người trẻ tại đây đang bị buộc thay đổi. Nếu các loài động vật hoang dã bên trong rừng rậm ít dần đi thì họ cũng không thể sống dựa vào rừng được nữa. Nếu muốn tiếp tục sống trong rừng thì họ chỉ có thể nhận làm công việc săn bắn thuê với đồng lương rẻ mạt từ những người Bantu bên ngoài, và họ thường xuyên không chịu trả tiền công như đã hứa”.

Vì vậy, thế hệ trẻ thuộc tộc người Banka chỉ còn cách rời rừng để có thể sinh tồn và chống chọi với cuộc sống còn muôn vàn khó khăn phía trước.

Người dân tại đây chủ yếu sống nhờ vào công việc săn bắn.


Người dân tại đây chủ yếu sống nhờ vào công việc săn bắn.

Những đứa trẻ nếu may mắn sống sót thì cũng chỉ sống được đến năm 40 tuổi.


Những đứa trẻ nếu may mắn sống sót thì cũng chỉ sống được đến năm 40 tuổi.

Phụ nữ thuộc bộ lạc Baka chỉ ở nhà đan lát và làm các công việc nội trợ.


Phụ nữ thuộc bộ lạc Baka chỉ ở nhà đan lát và làm các công việc nội trợ.

Phần lớn những thợ săn cạnh tranh với tộc người Baka đều tới từ tộc người Bantu


Phần lớn những thợ săn cạnh tranh với tộc người Baka đều tới từ tộc người Bantu đang sinh sống gần đó.

Những đứa trẻ sống trong khu rừng rậm châu Phi chỉ biết làm bạn với cây cỏ
Những đứa trẻ sống trong khu rừng rậm châu Phi chỉ biết làm bạn với cây cỏ


Những đứa trẻ sống trong khu rừng rậm châu Phi chỉ biết làm bạn với cây cỏ và rừng rậm xung quanh.

Họ luôn sống khép kín vì không muốn gây xung đột với các bộ tộc khác.


Họ luôn sống khép kín vì không muốn gây xung đột với các bộ tộc khác.

Nguồn thực phẩm của người Baka đang ngày một suy giảm


Nguồn thực phẩm của người Baka đang ngày một suy giảm do nạn săn bắn động vật và chặt phá rừng bừa bãi.

Thế hệ trẻ thuộc tộc người Baka chỉ còn cách rời rừng để có thể sinh tồn.


Thế hệ trẻ thuộc tộc người Baka chỉ còn cách rời rừng để có thể sinh tồn.

Nếu muốn tiếp tục sống trong rừng, họ chỉ có thể nhận làm công việc săn bắn thuê....


Nếu muốn tiếp tục sống trong rừng, họ chỉ có thể nhận làm công việc săn bắn thuê….

...với mức lương rẻ mạt từ tộc người Bantu.


…với mức lương rẻ mạt từ tộc người Bantu.

Ở đây, chẳng ai được đi học hay có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài.


Ở đây, chẳng ai được đi học hay có cơ hội tiếp cận với thế giới bên ngoài.

Cuộc sống của tộc người Baka còn muôn vàn khó khăn vì phải đối mặt với sự kì thị từ bên ngoài.


Cuộc sống của tộc người Baka còn muôn vàn khó khăn vì phải đối mặt với sự kì thị từ bên ngoài.

 Theo Trí Thức Trẻ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn