Greenland là một hòn đảo lớn phủ đầy băng ở Bắc Cực, là vùng đất thuộc chủ quyền của Đan Mạch. Việc nó tan chảy tới 40% trong một ngày là hiện tượng bất thường, mặc dù khoảng thời gian từ tháng 6 dến tháng 8 là “ mùa băng tan” và cao điểm của băng tan thường xảy ra vào tháng 7.
Theo nhà khoa học Thomas Mote, đại học George, Mỹ, việc băng tan nhanh như vậy là bất thường chưa từng có, tương đương với đợt băng tan kỷ lục vào tháng 6 năm 2012. Ông Mote cho rằng, việc băng tan nhanh và sớm như vậy là dấu hiệu xấu, cho thấy năm 2019 có thể sẽ lại lập kỷ lục về lượng băng tan.

Nhà khoa học Mote không phải là người duy nhất đưa ra dự đoán này. Ngay từ hồi đầu tháng 4, ông Jason Box, chuyên gia khí tượng học tại Viện nghiên cứu địa lý của Đan Mạch và Greenland ngay cũng chỉ ra rằng, năm nay sẽ có một mùa tan băng bất thường vào đầu mùa.

Theo ông Mote, một dạng thời tiết dai dẳng mấy tuần qua đã khiến cho băng tan bất thường. Khối khí áp cao đã khiến cho không khí nóng và ẩm khắp Greenland và làm cho nhiệt độ khắp bề mặt khối băng ấm lên. Khí áp cao này cũng ngăn hình thành các cơn mưa và khiến cho trời luôn nắng và trong xanh.

Ông Mote cho rằng, Greenland ngày một đóng góp nhiều vào sự dâng nước biển toàn cầu trong vòng hai thập kỷ qua bởi sự tan chảy trên bề mặt và các dòng chảy.  

CNN