cai-lao-hoan-dong

Để giải mã bí ẩn muôn thuở được đề cập ở trên, một nhóm các nhà khoa học đến từ trường đại học Standford đã tiến hành thí nghiệm trên 2 nhóm chuột chênh lệch nhau về độ tuổi: Một nhóm 12 – 15 tháng tuổi, nhóm còn lại chỉ mới 2 tuần tuổi.

Cụ thể, trong nghiên cứu này, họ đã tiền hành lấy máu của cả 2 nhóm chuột và truyền nó vào các tế bào não của người, được nuôi cấy từ tế bào gốc và quan sát sự phát triển của chúng.

Kết quả ghi nhận được có lẽ giống với suy nghĩ của nhiều người: Máu của nhóm chuột trẻ cho thấy có tác động làm đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào thần kinh, điều không hề diễn ra với máu của nhóm còn lại.

Tế bào máu

Cùng với kết quả này, nhóm nghiên cứu còn phát hiện hai loại protein chỉ có trong máu của những con chuột non là: THBS4 và SPARCL1, đã có tác động giúp tế bào não được nuôi cấy tạo ra nhiều liên kết nơ rơn hơn gấp đôi so với thông thường.

Nghiên cứu này đã giúp là sáng tỏ phần nào cơ chế khoa học của quan điểm “truyền máu để quay ngược quá trình lão hóa”. Dẫu vậy, vẫn có sự khác nhau giữa các tế bào thần kinh được nuôi cấy nhân tạo và trong cơ thể người. Do đó, kết quả trên vẫn chưa thể khẳng định 100% về liệu pháp “cải lão hoàn đồng” được đồn thổi này.

 Theo Dân Trí