Hai em bé chỉnh sửa gen của Trung Quốc nguy cơ chết sớm

Thứ Tư, 12 Tháng Sáu 20199:00 SA(Xem: 4008)
  • Tác giả :
Hai em bé chỉnh sửa gen của Trung Quốc nguy cơ chết sớm

Hai em bé chỉnh sửa gen của Trung Quốc nguy cơ chết sớm - Ảnh 1.

Nhà khoa học chỉnh sửa gen Trung Quốc Hạ Kiến Khôi đã chỉnh sửa gen của 2 bé gái - Ảnh: BLOOMBERG

Theo Đài NPR của Mỹ, kết quả nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở dữ liệu từ bộ gen của hơn 400.000 người cho thấy những biến thể gen do nhà khoa học Hạ Kiến Khuê tạo ra về tổng thể gây hại hơn là có lợi cho sức khỏe của chủ thể.

Kết quả nghiên cứu này vừa đăng trên tạp chí Nature Medicine số ra ngày 3-6. "Đây là câu chuyện có tính cảnh báo", ông Rasmus Nielsen - giáo sư ngành sinh học tích hợp tại Đại học California, Berkeley, chủ trì nghiên cứu, cho biết.

Mùa thu năm ngoái, nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê công bố đã tạo ra hai bé gái sinh đôi từ một phôi thai đã được ông này chỉnh sửa gen với công cụ CRISPR trong phòng thí nghiệm của mình.

Theo ông Hạ, ông đã chỉnh sửa một gen có tên CCR5 để giúp các bé gái này miễn nhiễm virus HIV. Tuy nhiên có chứng cứ khoa học khác cho thấy biến thể gen CCR5 còn có những ảnh hưởng khác tới sức khỏe con người, như khiến con người dễ tổn thương hơn trước các virus cúm và virus tây sông Nile.

"Chúng tôi biết việc chỉnh sửa gen có nhiều tác động khác. Câu hỏi ở đây là về tổng thể biến thể gen này có lợi hay có hại với con người - ông Nielsen nói - Điều đó đã không được biết".

Từ băn khoăn đó, ông Nielsen và các cộng sự đã phân tích hơn 400.000 người có dữ liệu gen và bệnh án lưu tại ngân hàng dữ liệu sinh học UK Biobank tại Anh.

Về tổng thể, các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có 2 kiểu biến thể gen CCR5 có thể sống tới 76 tuổi đã giảm 21%. Nói cách khác, tỉ lệ những người có kiểu gen này đã chết sớm hơn. "Chúng tôi rất ngạc nhiên về ảnh hưởng này", ông Nielsen nói.

Mặc dù nguyên do của thực tế này chưa hoàn toàn rõ ràng, song ông Nielsen cho rằng đó có thể vì tình trạng dễ bị lây nhiễm cúm hơn trong cơ địa của họ. "Đó có thể là một sự lý giải", ông nói.

Tuy nhiên theo nhà khoa học này, chính các phát hiện của nghiên cứu này là căn cứ cho thấy vì sao nhà khoa học Trung Quốc không nên vội vã sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen khi chưa lường hết những hệ lụy lâu dài từ đó.

"Có nhiều lý do để không nên tạo ra những em bé được chỉnh sửa gen bằng công cụ CRISPR ở giai đoạn này. Và một trong số đó là thực tế chúng ta chưa thể dự đoán được những hệ quả từ các biến thể gen do chúng ta tạo ra", ông Nielsen nói.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn