Ký túc xá Đức rất đắt đỏ, sinh viên đang tự làm nhà

Thứ Tư, 05 Tháng Sáu 20193:00 SA(Xem: 4450)
Ký túc xá Đức rất đắt đỏ, sinh viên đang tự làm nhà
bbc.com

Ký túc xá Đức rất đắt đỏ, sinh viên đang tự làm nhà

Kate Brady BBC Capital

Học kỳ mùa đông là đặc biệt khó khăn cho sinh viên đang tìm kiếm nhà ở Bản quyền hình ảnh Projektgruppe CA
Image caption Học kỳ mùa đông là đặc biệt khó khăn cho sinh viên đang tìm kiếm nhà ở

Sinh viên ở nhiều thị trấn đại học của Đức không có tiền thuê nhà- vì vậy một nhóm dám nghĩ dám làm đã đề xuất một giải pháp mang tính xây dựng.

Nằm sâu trong khuôn viên của một bệnh viện quân đội Hoa Kỳ cũ, ở ngoại ô thành phố Heidelberg của Đức, có một hộp gỗ khổng lồ. Được hoàn thiện với các cửa sổ và đồ nội thất, cấu trúc 14 mét vuông này, thoạt nhìn, giống nhà kho ở vườn hơn là nhà ở.

Nhưng đây là nguyên mẫu cho ký túc xá 4 tầng cho sinh viên - một nỗ lực cứu giúp cho những lớp trẻ tuổi bị rơi vào tình trạng thiếu nhà ở Đức.

Giống như nhiều thành phố trên thế giới, thị trấn Heidelberg đang phải vật lộn để chứa số lượng các chuyên gia và sinh viên trẻ tới đây với tốc độ nhanh. Điều này đã tạo ra một thị trường cho thuê nhà sinh lợi và dẫn đến tình trạng thiếu nhà. Kể từ năm 2010, giá thuê ở đây đã tăng gần 25%. Đối với sinh viên, thường sống chung trong các căn hộ, giá trung bình khoảng 437 euro (492 đô la) mỗi tháng.

Nhằm tăng cường nguồn cung để giảm bớt cuộc khủng hoảng nhà mang tính quốc gia, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cam kết xây dựng 1,5 triệu căn hộ mới trên toàn quốc trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 4 vào năm 2021.

Đối mặt với giá thuê tăng vút ở thành phố phía Tây Nam, một nhóm 25 sinh viên đại học đã nhận đảm đương vấn đề này và quyết định xây dựng ký túc xá sinh viên của riêng họ gọi là Collegium Academicum.

"Chúng tôi muốn tạo ra diện tích ở có giá phải chăng, nơi sinh viên có thể cùng chung sống và học tập," Ina Kuhn, sinh viên tâm lý 22 tuổi và thành viên của dự án ký túc xá, nói với BBC Capital.

Giá thuê tại Collegium Academicum sẽ trung bình ở mức 300 euro (tương đương $ 339) mỗi tháng, với hy vọng sẽ giảm xuống thấp hơn trong tương lai, một khi trả hết khoản vay ngân hàng.

Danh sách 'thành phố đắt đỏ nhất' là 'dành cho người nước ngoài'

Cách thức hợp lý để chống trì hoãn

Vì sao người Thụy Sĩ vẫn thích tiền mặt


Sự lôi cuốn đối với sinh viên quốc tế

Được thành lập vào năm 1386, Đại Học Heidelberg là trường đại học cổ xưa nhất của Đức và được xếp hạng trong số 3 trường hàng đầu ở Đức và thứ 47 trên thế giới - đang thu hút số lượng ngày càng tăng mỗi năm. Hiện tại, có khoảng 39.000 là sinh viên trong thành phố160.000 dân.

Cảnh quan thị trấn đồ chơi đẹp như tranh vẽ của nó cũng đang thu hút người nước ngoài tới. Theo chính quyền thành phố, hầu hết những người mới đến Heidelberg trong những năm gần đây là từ Trung Quốc, Ý, Romania, Ấn Độ và Ba Lan - thường ở độ tuổi từ 18 đến 30.

Tuy nhiên, so với sinh viên đại học ở Mỹ và Anh, thì sinh viên Đức có lợi thế tài chính đáng kể. Năm 2014, tất cả 16 tiểu bang của Đức đã bãi bỏ học phí đại học cho sinh viên, có nghĩa là sinh viên trong nước và quốc tế tại các trường đại học công lập ở Đức có thể học miễn phí. Hầu hết sinh viên phải trả một khoản phí nhỏ mỗi học kỳ để trang trải chi phí quản lý.

Cầu nhiều hơn cung

Tuy nhiên, học kỳ mùa đông là đặc biệt khó khăn cho sinh viên đang tìm kiếm nhà ở, Studierendenwerk, thuộc dịch vụ sinh viên đại học Heidelberg, nơi cung cấp lời khuyên và chỗ ở hạn chế trong các ký túc xá chuyên dụng, nói.

Vào bất kỳ thời điểm nào cũng thường có nhiều sinh viên đi tìm nhà ở hơn là số lượng chỗ ở - đặc biệt là chỗ ở có giá vừa phải," Tanja Modrow, người đứng đầu của Studierendenwerk Heidelberg, cho biết,

Do đó, nhiều sinh viên hoặc phải sống cách xa thị trấn, hoặc đối phó với chi phí sinh hoạt cao. Lời kêu gọi "xanh" của đại học Heidelberg cũng đã chứng kiến nhiều sinh viên tốt nghiệp ở lại thị trấn đại học này để bắt đầu sự nghiệp và lập gia đình, gây căng thẳng thêm cho nguồn cung nhà ở. Tại bang Baden-Wurmern, nơi có thị trấn Heidelberg, Đảng Xanh của nhà môi trường Đức hiện đang đứng đầu các cuộc thăm dò dư luận với 32%.

Nhà ở mang tính bền vững


Trên mảnh đất của bệnh viện quân đội Hoa Kỳ cũ, được mua của thành phố, 25 sinh viên thuộc dự án Collegium Academicum hy vọng sẽ làm giảm nhẹ nhu cầu cho Heidelberg bằng cách cung cấp 226 ký túc xá trong số 46 căn hộ ở chung.

Tính bền vững cũng là mục tiêu chính của dự án. Bản thân đất là do thành phố mua. Được trang bị cửa sổ ba lớp và được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, ký túc xá Collegium Academicum sẽ là tòa nhà lớn nhất ở Đức mà không dùng kết cấu chịu lực kim loại. Một xưởng tại chỗ cũng sẽ cho phép người thuê thực hiện các sửa chữa nhỏ. Nhưng với mức giá đắt 16 triệu euro (18 triệu đô la), dự án bền vững này không phải là rẻ.

Hầu hết số tiền đã được cung cấp bằng phương thức vay ngân hàng, các khoản cho không từ nhà nước và viện tín dụng Đức về tái phát triển. Nhưng 2 triệu euro của tổng chi phí là cần thiết cho vốn chủ sở hữu để dự án có thể triển khai.

"Đây là khu đất xây dựng của dự án," Kuhn nói và thêm rằng 6 năm tìm kiếm tiền ủng hộ và sự hỗ trợ không phải là dễ dàng. Phần lớn hỗ trợ tài chính đến từ các cá nhân địa phương.

"Chúng tôi cũng thường ở chợ hàng tuần ở Heidelberg với quầy thông tin của mình, để tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người quan tâm đối với các dự án bền vững này," bà nói.

Các sinh viên ở Heidelberg không đơn độc trong cuộc đấu tranh để có được nhà giá rẻ ở Đức. Chỉ số giá mới nhất của Viện Kinh Tế Đức cho thấy giá thuê cho sinh viên ở các thị trấn đại học Đức đã tăng từ 9,9% đến 67,3% kể từ năm 2010. Vào tháng 4, hàng ngàn người đã xuống đường ở Berlin để yêu cầu chính phủ hành động nhiều hơn. Thủ đô Berlin của Đức, nơi đã trở thành một trong những thị trường bất động sản phát triển nhanh nhất thế giới, sẽ sớm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc thành phố sẽ sung công hàng loạt tài sản.

Sinh viên toàn thế giới đang chịu áp lực

Tình trạng thiếu nhà ở và giá thuê quá cao là một vấn đề quá quen thuộc đối với sinh viên ở các thị trấn đại học khác.

Tại Hobart, trên đảo Tasmania, Úc, Đại Học Tasmania gần đây đã mua một khách sạn ba sao trong một nỗ lực để giúp những sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích ở với giá phải chăng. Số lượng khách du lịch ngày càng tăng và việc mở rộng trang mạng Airbnb đã đóng một vai trò quan trọng đối với tình trạng thiếu nhà ở của thành phố.

Trong khi đó, tại Bờ Tây Hoa Kỳ, ở Đại học California, Berkeley, một chương trình mới đang ghép cặp sinh viên mới tốt nghiệp với những người về hưu có một phòng dư thừa. Để đổi lại nơi được gọi là nhà, sinh viên sẽ cung cấp cho người hưu trí tương tác xã hội, giúp việc loanh quanh trong nhà, cũng như tiền thuê hàng tháng dưới 1.000 đô la Mỹ - thấp hơn 1/3 giá trung bình cho các căn hộ ở quanh Berkeley.

Quay trở lại Heidelberg, việc xây dựng sẽ bắt đầu trong vài tuần tới, với hy vọng những người thuê đầu tiên sẽ chuyển đến ở vào đầu năm 2021.

Những người đăng ký vào ký túc xá sẽ trải qua quá trình rút thăm, là quy tắc của hầu hết các nhà sinh viên ở Đức, được gọi theo từ lóng là "WGs".

"Chúng tôi thích sự pha trộn về ý tưởng và hoàn cảnh lai lịch," Kuhn nói. "Chúng tôi thích những người từ các lĩnh vực hiểu biết khác nhau và từ các ý tưởng chính trị khác nhau."

Vào thời điểm việc xây dựng và cải tạo kết thúc thì nhiều người sáng lập ra Collegium Academicum đã tốt nghiệp rồi.

"Đây là một dự án được làm ra để tồn tại". Kuhn nói thêm. "Đây là việc xây dựng cho tương lai và đảm bảo rằng các sinh viên khác cũng có nhà ở với giá vừa phải."

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn