Không cần keo hay hồ dán, nhà vật lý vẫn dựng được cả tòa tháp bóng tennis bằng một thứ chúng ta vẫn tiếp xúc mỗi ngày

Thứ Bảy, 01 Tháng Sáu 201911:00 SA(Xem: 7096)
Không cần keo hay hồ dán, nhà vật lý vẫn dựng được cả tòa tháp bóng tennis bằng một thứ chúng ta vẫn tiếp xúc mỗi ngày

Trước tiên, hãy nhìn vào "tháp tennis" cao lớn trong hình dưới. Theo bạn, muốn tạo ra được một cột bóng cao như thế, chúng ta sẽ phải làm như thế nào?

Không cần keo hay hồ dán, nhà vật lý vẫn dựng được cả tòa tháp bóng tennis bằng một thứ chúng ta vẫn tiếp xúc mỗi ngày - Ảnh 1.

Cách dễ nhất là dùng keo, băng dính, hồ dán... nói chung là bất kỳ dụng cụ nào có tính chất kết dính. Tuy nhiên, cột bóng tennis trong hình kia thì không phải được xây bằng những thứ đó. 

Đây là một trò chơi của giáo sư vật lý Andria Rogava từ ĐH Ilia (Hoa Kỳ), được ông thực hiện trong chính văn phòng của mình. Không dùng bất kỳ công cụ nào có tính chất kết dính, thứ được ông sử dụng là một hiện tượng chúng ta được quan sát mỗi này. Đó là lực ma sát.

Giáo sư cho biết ma sát có thể tạo ra một lực cân bằng, kết nối cấu trúc của các quả bóng lại với nhau. Cột bóng trong hình được tạo ra từ 25 quả bóng, tổng cộng gồm 9 tầng, và có khả năng "xây" cao hơn nữa.

Nhưng ông đã làm thế nào?

Giáo sư Rogava vốn là một người đam mê chơi tennis, nên trong văn phòng ông có đến hàng chục quả, đủ để ông nảy ra ý định xây thử một kim tự tháp bằng bóng.

Ban đầu, ông tạo ra một kim tự tháp 4 tầng, với đáy hình tam giác được tạo thành từ 10 quả bóng. Các tầng trên giảm dần: 6 quả, rồi 3 quả và 1 quả.

"Khi cẩn thận gỡ 3 trái bóng trong góc của lớp đáy và lớp thứ 2 bên trên, tôi nhận ra mình đã có một cấu trúc tuyệt đẹp bằng 16 quả bóng, trong đó có các mặt bên được tạo thành từ 3 hình lục giác và 3 tam giác," - Rogava giải thích.

Không cần keo hay hồ dán, nhà vật lý vẫn dựng được cả tòa tháp bóng tennis bằng một thứ chúng ta vẫn tiếp xúc mỗi ngày - Ảnh 2.

Các bước tạo ra tháp bóng của giáo sư Rogava

Dù bấp bênh, nhưng những quả bóng luôn được duy trì ở trạng thái cân bằng. "Những quả bóng phía trên tạo áp lực xuống dưới theo phương thẳng đứng xuống 3 quả bóng phía dưới, tạo ra một lực cân bằng."

"Các đoạn xoắn cũng được cân bằng nhờ lực ma sát tạo ra bởi lớp nỉ bọc ngoài bóng."

Sau khi khám phá ra cấu trúc này, Rogava tự hỏi mình có thể xây thứ gì từ những trái bóng tennis bỏ đi của mình. Sau vài lần thử nghiệm, ông nhện ra rằng chỉ cần giữ nguyên trái bóng phía trên cùng, ông có thể gỡ 3 trái bóng ở mỗi lớp mà không làm cả cột bóng sụp đổ. 

Hay nói cách khác, chìa khóa chính là làm sao để trái bóng phía trên cùng được ổn định. Trái bóng sẽ dồn áp lực xuống các lớp dưới, rồi phản lực và lực ma sát tạo ra sẽ giúp toàn bộ cấu trúc được cân bằng.

Không cần keo hay hồ dán, nhà vật lý vẫn dựng được cả tòa tháp bóng tennis bằng một thứ chúng ta vẫn tiếp xúc mỗi ngày - Ảnh 3.

"Lực ma sát là cực kỳ quan trọng ở đây. Nếu không có ma sát, những trái bóng sẽ không thể dính vào nhau được."

Dù vậy, để tạo ra được tòa tháp này cũng không phải dễ. "Muốn tạo ra tháp 7 tầng với 19 quả bóng, tôi còn phải dùng cả tay lẫn hộp đựng bóng để đỡ, nếu không chúng sẽ sập xuống ngay."

Câu chuyện có thể khiến chúng ta nghĩ vị giáo sư này hơi rảnh (mà quả thực là rảnh, vì đây là trò chơi của ông để giết thời gian). Nhưng dù sao, đây cũng là một thí nghiệm hết sức thú vị, khi cho chúng ta thấy những hiện tượng bình thường nhất xung quanh cũng có những ứng dụng đầy bất ngờ.

Tham khảo: Daily mail

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn