Có thể bạn không tin: Chúng ta rất khó bị đen da khi tiếp xúc với nắng chiếu qua cửa kính

Thứ Hai, 22 Tháng Tư 201911:00 SA(Xem: 5773)
Có thể bạn không tin: Chúng ta rất khó bị đen da khi tiếp xúc với nắng chiếu qua cửa kính

Cháy nắng là tình trạng khi phơi mình quá lâu dưới ánh nắng, làn da chúng ta sẽ có biểu hiện đỏ ửng, phồng rộp, đi kèm cảm giác vừa đau vừa ngứa. Sâu xa hơn, tình trạng này gây ra bởi năng lượng cao từ các tia UV (tia cực tím) có trong Mặt trời làm tổn hại tế bào biểu bì trên da.

Điều này kích thích phản ứng viêm, khiến các mạch máu nở ra làm vùng da bị cháy có màu đỏ, đồng thời các tế bào thần kinh nơi đó cũng trở nên nhạy cảm hơn. Sau một thời gian, các tế bào da tổn thương được kích hoạt phản ứng tự hủy, khiến từng mảng da của người bị cháy nắng bong tróc ra gây đau đớn và khá mất thẩm mỹ.

Có thể bạn không tin: Chúng ta rất khó bị đen da khi tiếp xúc với nắng chiếu qua cửa kính - Ảnh 1.

Nhưng có thể bạn không tin, nếu như bạn đứng phơi nắng dưới một tấm thủy tinh thì thời gian để bạn cháy nắng sẽ cực kỳ lâu đấy. Còn lý do tại sao, bạn sẽ được biết ngay sau đây!

Công dụng quan trọng của thủy tinh

Thủy tinh là phát minh quan trọng của loài người, nhưng danh hiệu ấy đến từ 2 yếu tố: nó trong suốt, và khả năng cản được tia UV trong ánh nắng.

Tia UV được định nghĩa là những sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng khả kiến và lớn hơn tia X, với giới hạn nằm trong khoảng 400-180 nanomet. Và trong ánh nắng, chúng ta có 3 loại tia UV điển hình, là UVA (400-315 nanomet), UVB (315-280 nanomet), UVC (280-180 nanomet).

Tia UV có bước sóng càng ngắn thì càng có hại - có nghĩa UVC là cực kỳ hại. Nhưng khi nắng chiếu qua bầu khí quyển Trái đất, hầu hết tia UVC đã bị chặn lại bởi tầng ozone, chỉ còn UVB và UVA xuống tới bề mặt đất và ảnh hưởng lên da chúng ta.

Kính cho phép nó hấp thụ tia UVB - lên tới 97%

UVB là loại tia có bước sóng ngắn hơn, chứa nhiều năng lượng hơn UVA, và tác động trực tiếp lên các tế bào da trên cùng. Đây là tác nhân chính gây nên tình trạng cháy nắng.

Tuy nhiên, tính chất của kính cho phép nó hấp thụ tia UVB - lên tới 97%. Vậy nên nếu tắm nắng qua một tấm kính, bạn sẽ rất khó bị cháy nắng, thậm chí còn không đen đi luôn.

Có thể bạn không tin: Chúng ta rất khó bị đen da khi tiếp xúc với nắng chiếu qua cửa kính - Ảnh 3.

Cửa kính hấp thụ được UVB, nên bạn rất khó bị đen da hay cháy nắng

Có điều, như vậy không có nghĩa bạn có thể thoải mái ngồi phơi nắng sau cửa sổ một cách không có gì phải lo nghĩ. Bởi lẽ, ánh nắng còn tia UVA.

Tia UVA tuy có năng lượng xuyên phá yếu hơn, khó khiến tế bào da bị tổn thương nặng ngay lập tức. Tuy nhiên nếu tiếp xúc trong thời gian dài, nó có khả năng xuyên sâu hơn xuống các tế bào da phía dưới, làm tăng nguy cơ ung thư da và tạo nếp nhăn.

Việc phơi mình quá lâu dưới nắng dù qua lớp kính chỉ khiến bạn không thấy tác hại tức thời nhưng vẫn có thể để lại ảnh hưởng xấu trên da về sau.

Điều quan trọng là vì UVA có bước sóng dài gần với bước sóng của ánh sáng khả kiến, nên chúng có thể dễ dàng xuyên qua kính dù làm bằng chất liệu nhựa hay thủy tinh thông thường - vốn được dùng làm cửa kính ô tô hay cửa sổ.

Có thể bạn không tin: Chúng ta rất khó bị đen da khi tiếp xúc với nắng chiếu qua cửa kính - Ảnh 5.

Nhưng tia UVA sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da nếu tiếp xúc trong thời gian dài

Khoa học chưa bao giờ chịu thua

Để khắc phục tác hại của các tia UV từ Mặt trời, thay vì dùng kính thông thường, khoa học đã nghĩ ra kính nhiều lớp "laminated glass" ốp cho cửa sổ. Chúng vốn được thiết kế từ hai tấm kính mỏng chèn giữa bởi một tấm vật liệu trong suốt làm từ polyvinyl butyral hay một số loại nhựa trong đặc biệt khác.

Kính nhiều lớp có thể chặn tới 99% tổng các tia UV, tuy nhiên giá của chúng cũng đắt gấp 3-4 lần kính thường, nên trong xe hơi thì chỉ mới được dùng làm kính chắn gió, chứ không phải cửa 2 bên.

Hoặc các biện pháp đơn giản hơn là bôi kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc da trần dưới ánh nắng quá lâu, đặc biệt vào giữa trưa. Nhưng cũng lưu ý với bạn rằng, cái gì quá mới gây hại, nên cũng đừng vội kì thị tia UV, bởi UVB chính là nhân tố giúp da chúng ta có thể tổng hợp nên vitamin D đấy.

Nguồn: ScienceABC, Livescience, Glass on Web

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn