Mỹ đánh giá rủi ro 'tiền bẩn' ở Việt Nam

Thứ Năm, 18 Tháng Tư 20197:00 SA(Xem: 5172)
Mỹ đánh giá rủi ro 'tiền bẩn' ở Việt Nam
bbc.com

Ma túy, casino ‘tăng nguy cơ rửa tiền’ ở Việt Nam


Việt Nam đã thí điểm cho phép người Việt vào chơi ở casino Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Việt Nam đã thí điểm cho phép người Việt vào chơi ở casino

Casino mở cửa cho công dân Việt Nam là một trong những yếu tố sẽ khiến rủi ro rửa tiền tăng lên ở Việt Nam, theo Bộ Ngoại giao Mỹ.


Đây là một nội dung trong báo cáo hàng năm của "Báo cáo Chiến lược phòng chống ma túy quốc tế" (INCSR) do Bộ Ngoại giao Mỹ nộp lên Quốc hội hôm 28/3.

Trong phần về Việt Nam, báo cáo ghi nhận Việt Nam đã đề ra mục tiêu thúc đẩy giao dịch không dùng tiền mặt trong tương lai gần.

Tăng trưởng và đa dạng hóa nền kinh tế; giao thương quốc tế gia tăng; đường biên giới dài; dân số trẻ, rành công nghệ và các sòng bạc mới mở cho dân địa phương, đặt ra khả năng Việt Nam tăng tiếp xúc với tiền bẩn trong những năm tới, theo báo cáo.

Kinh tế Việt Nam phát triển cũng tăng rủi ro rửa tiền Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Kinh tế Việt Nam phát triển cũng tăng rủi ro rửa tiền

Nguồn tiền bẩn

Theo báo cáo của Mỹ, các nguồn tiền bẩn ở Việt Nam bao gồm tham nhũng công, lừa đảo, chơi game, mại dâm, hàng giả, buôn người, ma túy, buôn động vật hoang dã và hàng liên quan.

Kiều hối của các nhóm tội phạm có tổ chức ở Á châu, châu Âu và Bắc Mỹ "tiếp tục là các nguồn quan trọng của tiền bẩn, đặc biệt là lợi nhuận từ ma túy và các tay buôn động vật dùng Việt Nam làm nước trung chuyển".

Hệ thống ngân hàng vẫn gặp rủi ro rửa tiền qua các khai báo giả.

Bắt đầu từ năm 2018, Việt Nam đã cấp giấy phép cho các sòng bài mở cho người Việt, làm tăng rủi ro rửa tiền "nếu giới chức không bảo đảm các sòng bài thực thi hiệu quả và áp dụng tiêu chuẩn chống rửa tiền", theo báo cáo.

Tháng Chín năm ngoái, chính phủ Việt Nam cho hay tòa án nhân dân tối cao đang soạn thảo dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự về tội rửa tiền. Trong đó hướng dẫn xác định hành vi rửa tiền.

Ban Chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền hiện có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn