Vì sao phụ nữ Đài Loan khác với phụ nữ Trung Quốc? ( Chẳng khác mấy, cùng loại Mặt Bác Hồ có mác... Tầu Chệt )

Thứ Ba, 02 Tháng Tư 20199:00 CH(Xem: 7651)
Vì sao phụ nữ Đài Loan khác với phụ nữ Trung Quốc? ( Chẳng khác mấy, cùng loại Mặt Bác Hồ có mác... Tầu Chệt )

Mới đây, bài viết được một người Hoa đăng tải trên tài khoản cộng đồng đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Bài viết này đã tổng kết những sự khác biệt giữa phụ nữ Trung Quốc và Đài Loan, cũng như nói đến nguyên nhân tạo nên sự khác biệt này.

Nội dung bài viết như sau:

Blogger nổi tiếng Cao Vĩ Vĩ cho biết, đối với người phương Tây, người châu Á dường như đều không khác nhau là bao. Sống ở Mỹ trong một thời gian lâu, về cơ bản sẽ nhận biết ngay được ai là người Nhật, đâu là người Trung Quốc hoặc Hàn Quốc. Giống như giữa một nhóm người, tôi cũng có thể biết được ai đến từ Đài Loan, ai đến từ Hồng Kông hoặc Trung Quốc. Đặc biệt là tôi thường đoán rất chuẩn đối với phụ nữ, không biết là vì sao. Dù đều là phụ nữ người Hoa, con cháu của Viêm Hoàng, nhưng phụ nữ đến từ Hồng Kông, Đài Loan, Đại lục mang đến cảm giác không giống nhau.

Phụ nữ Trung Quốc, đặc biệt là phụ nữ sinh vào những năm 50-60-70 đều có những cái tên khá mạnh mẽ, đôi lúc không phân biệt được là nam hay nữ, ví dụ như: Vệ, Vĩ, Hoa, Bân, Băng v.v…, chỉ cần nhìn tên bạn bè xung quanh là sẽ dễ dàng thấy được. Lý do là vì trước Cách mạng văn hóa, câu thơ “Không thích hồng trang, thích vũ trang” của Mao Trạch Đông hầu như đã đặt ra luật thép đối với các bậc phụ huynh ở Trung Quốc: tên của con gái nhất định phải mạnh mẽ, phải kiên cường, không được yểu điệu!

Tên của phụ nữ Đài Loan thường sẽ khá dịu dàng hơn: Tử Vy, Uyển Di, Tịch Mộ Dung và những cô gái tóc dài xinh đẹp, cả các nhân vật dưới ngòi bút của Quỳnh Dao có những cái tên đẹp và vẻ ngoài cũng đẹp.

Phu-nu-dai-loan
(Ảnh: Shutterstock)

Nói tóm lại, phụ nữ Đài Loan khá nữ tính giống như cái tên của họ, dù ở độ tuổi nào hay ở bất cứ đâu, họ đều sẽ mặc trang phục, trang điểm khá nữ tính. Khi tham gia các hoạt động Cộng đồng Đài Loan ở Hoa Kỳ sẽ nhìn thấy những người phụ nữ ngoài 50 tuổi vẫn ăn mặc và trang điểm rất tao nhã và trẻ trung, tóc của họ cũng được tạo kiểu rất thời thượng, họ tô son điểm phấn, khiêu vũ trên sân khấu, không hề thua kém những cô gái trẻ tuổi, không có cảm giác là họ đã già.

Có người nói rằng Đài Loan không trải qua Cách mạng văn hóa nên văn hóa truyền thống vẫn được giữ gìn rất tốt, kết hợp với việc Đài Loan mở cửa khá sớm, vì thế có rất nhiều phụ nữ Đài Loan nói tiếng Anh tốt hơn phụ nữ đại lục, khiến người khác có cảm giác thấy phụ nữ Đài Loan, mà đặc biệt là phụ nữ có tuổi có tố chất khá cao.

Phụ nữ Đài Loan nói chuyện khá nhỏ nhẹ, nặng khẩu âm Đài Loan, tạo cho người khác cảm giác rất dịu dàng. Nhất là ở những nơi công cộng, họ thường nói chuyện rất nhỏ, rất để ý đến hoàn cảnh xung quanh.

Lấy ví dụ như nữ nhà văn Long Ứng Đài, tên của bà rất mạnh mẽ, ngòi bút rất sắc bén, nhưng giọng nói lại rất dễ nghe, rất nhẹ nhàng. Dù có những người phụ nữ Đài Loan ngoại hình không được như phụ nữ Trung Quốc, nhưng luôn cảm thấy họ nữ tính hơn, cảm giác này không có liên quan đến việc xinh đẹp hay thời trang…

phu-nu-dai-loan-1
(Ảnh: Shutterstock)

Giữ gìn văn hóa truyền thống Trung Hoa

Nếu tìm kiếm Trung Hoa ở Đài Loan, bạn cũng sẽ cảm nhận được sự ấm áp đã lâu không thấy. Một số du khách từ Trung Quốc lần đầu nhìn thấy Đài Loan sẽ có cảm giác hụt hẫng, ví dụ như ngay cả sân bay lớn mà cũng không có. Thế nhưng Đài Loan không thể chỉ nhìn, mà cần phải tinh tế thưởng thức. Giống như một người phụ nữ vậy. Trung Hoa mà mọi người biết, Đại lục chỉ là một nửa, nửa còn lại là ở Đài Loan. Nửa còn lại này tuy nhỏ, nhưng lại cô đọng tinh túy của nền văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Chữ “Ái” (愛) của họ có mang chữ tâm bên trong , chữ “Thân” (親) của họ là tương kiến , chữ “Nghĩa” (親) của họ có cái tôi trong đó, chữ “Miếu” (廟) của họ luôn phải cúi lạy. Hán tự Trung Quốc là mật mã giao tiếp giữa người Trung Quốc hiện đại và cổ đại. Mật mã không mất đi, mà sẽ được kế thừa.

Chữ Hán - Yêu mà không có trái tim
Người Đài Loan dùng Phồn thể – chữ viết truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Người đại lục dùng Giản thể – chữ viết bị cải cách sau Đại cách mạng văn hóa. 

Tiệm sách của họ có ông chủ, người này sẽ đứng ở vị trí quan trọng. Đi dạo tiệm sách là một loại hưởng thụ, còn đọc sách là một loại thái độ. Một dân tộc không đọc sách sẽ chỉ trở thành một xã hội dân trí thấp.

Họ lấy “trung-hiếu-nhân-nghĩa” để đặt tên cho những con đường. Con đường không chỉ thông suốt đông tây nam bắc, mà còn kết nối từ cổ chí kim. Trục chính Đông Tây là đường Trung Hiếu, cột tung hoành Nam Bắc là đường Phục Hưng (Đài Bắc); còn có đường Nhân Nhất, đường Tín Nhị, đường Nghĩa Tam, đường Ái Tứ (Cơ Long); hoặc đường Nhất Tâm, Nhị Thánh, Tam Đa, Tứ Duy, Ngũ Phúc, Lục Hợp, Thất Hiền, Bát Đức, Cửu Như, Thập Toàn (Cao Hùng).

Khi sửa sân bay, họ sẽ đặt những tấm biển xin lỗi ở khắp nơi. Khiêm cung là phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc Trung Hoa. Công quyền càng nên như thế. Khuôn mặt của người dân là quang cảnh tinh tế nhất của thành phố. Khuôn mặt của người Đài Loan nhẹ nhàng ung dung, nhã nhặn nội liễm. 

Họ sẽ nhiệt tình chỉ đường cho người lạ, những người trẻ tuổi thậm chí còn lấy điện thoại ra, kiên nhẫn tìm trên Google và giải thích bản đồ cho bạn xem. Dân tộc Trung Hoa xem việc giúp đỡ người khác là niềm vui và lưu truyền phẩm chất tốt đẹp này.

Thường thì họ sẽ không từ chối cho bạn mượn điện thoại; khi lạc đường cảnh sát sẽ không từ chối chở bạn đi; bạn không mua đồ người ta cũng sẽ không chê bai bạn, mà còn nói “Xin cảm ơn, hoan nghênh quý khách ghé đến lần sau”; ở Đài Loan người ta không trả nửa giá như ở Đại lục, mà còn xem thường việc đó. Thông thường, họ không đồng ý với việc trả giá, đặc biệt là sẽ không chấp nhận việc trả nửa giá, mua bán thành thật, không lừa đảo vốn dĩ là truyền thống buôn bán của người Trung Hoa.

Họ vẫn xem cách gọi “tiểu thư” là cách xưng hô lịch sự , còn “thầy” là cách xưng hô tôn kính.

Thân thiện là từ khóa quan trọng của người Đài Loan. Thân thiện không phải là biểu ngữ, cũng không phải là giả bộ, không phải là thể diện, mà là cốt cách.

Họ vẫn duy trì môi trường hàng xóm, khi người dân có mâu thuẫn hoặc gặp vấn đề gì đó, đầu tiên sẽ hòa giải theo cách truyền thống. Sự thân thiện kiểu Trung Hoa bắt đầu từ xã hội làng xã, mở rộng ra những người xa lạ trong xã hội.

Điều đáng giới thiệu nhất của Đài Loan là gì? Hướng dẫn viên du lịch nói rằng chính là tình người và văn hóa. Thật vậy, hai điều này là thứ mà đại lục thiếu nhiều nhất. Văn hóa và tình người không viết trên những tòa nhà, mà được viết trên khuôn mặt của người dân.

Khi nhìn trên Google Earth, thành phố của Đài Loan và của đồng bằng Châu Giang hoàn toàn không khác gì nhau. Rồi lại nhìn đến bảng chỉ đường và khuôn mặt của người dân thì lại là một hình ảnh rất khác.

Học giả Kim Quan Đào từng đi vòng quanh thế giới có nói rằng, khi đi khắp những khu cộng đồng người Hoa trên toàn cầu, nơi dễ sống nhất vẫn là Đài Loan.

Bạn không cần phải tỏ ra khó hiểu nếu có những dự án nhà được đặt tên “Tương Tiến Tửu” hay “Kỳ Cầm Cửu Trọng Tấu”. Tên dự án cho thấy sự kết nối với thành phố trong văn tự.

“Vị cha già trong giới giải trí’ của Đài Loan, ông Vương Vỹ Trung từng nói một câu bình ngữ kinh điển đó là: Bắc Kinh đẹp nhưng không vui, Đài Bắc vui nhưng không đẹp…

Giả sử bạn đi Đài Loan du lịch mà bỏ qua phong cảnh thiên thiên thì không đáng tiếc, bởi vì Đại lục cũng có, nhưng nếu bỏ qua văn hóa thì chưa thể chạm được đến cốt lõi của hòn đảo nhỏ này. Bởi vì văn hóa là giá trị kèm theo lớn nhất của Đài Loan.

Đa phần người Đài Loan tin vào Phật giáo, trên đảo có hàng vạn ngôi chùa miếu.

“Tứ Đại” nổi tiếng của Phật giáo ở Đài Loan là: Phật Quang Sơn, Pháp Cổ Sơn, Trung Đài Thiền Tự, Hội Từ Tế. Ở nơi đâu cũng có thể nhìn thấy những lời nhắc nhở con người phải hướng thiện. Người đứng đầu hoặc quản lý địa phương thường tới viếng đền miếu để gần gũi với người dân hơn. Chức năng xã hội của đền chùa hết sức trực tiếp: chính là giữ cho quốc thái dân an.

Cách lý giải của người Đài Loan về tín ngưỡng là: chỉ cần mọi người tập trung nguyện lực, nhất định sẽ có kết quả tốt, khác với mê tín… Nghĩa là tôn giáo duy trì sự ổn định chứ không phải chính phủ hay đảng nào đó.

Phat-quang-son
Phật Quang Sơn ở Đài Loan. (Ảnh: Shutterstock)

Ẩm thực Đài Loan

Nếu không nói về ẩm thực thì có lẽ sẽ rất thiếu sót đối với Đài Loan. Mì thịt bò “Khang Sư Phụ” rất nổi tiếng ở Trung Quốc nhưng ở Đài Loan người ta lại chẳng hề biết đến. Tại đây, bất cứ tiệm của ông bà nào đều có lịch sử hàng trăm năm và không hề bị dẹp bỏ vì chế độ quy hoạch đô thị.

Những quán ẩm thực là phong cảnh lôi cuốn của thành phố. “Chưa đến 50 năm thì chưa đủ chính gốc”, một nhà báo đã viết về ẩm thực Đài Loan như vậy.

Những quầy món ăn vặt là phong cảnh lôi cuốn của Đài Loan. “Chưa đến 50 năm thì chưa đủ chính gốc”, một nhà báo đã viết về ẩm thực Đài Loan như vậy. Xem ra là những thành phố không bị quy hoạch đều rất tuyệt.

quan-an-vat-dai-loan
(Ảnh qua sizuo.com)

Vì sao mà các món ăn vặt của Đài Loan có thể đạt đến mức tinh tế, giữ nguyên hương vị, điều này được tổng kết trong cụm từ: “Có gốc rễ”. Một cửa tiệm tọa lạc ở một con hẻm suốt hàng trăm năm không hề thay đổi. Các cửa hiệu lâu đời ở đại lục nếu không bị công tư hợp doanh thì cũng sẽ mở rộng kinh doanh, đánh mất đi cái gốc.

“Giàu quá ba đời mới biết ăn biết mặc”. Bậc thầy ẩm thực của Đài Loan Nghiêm Trường Thọ đã khái quát về 3 giai đoạn của xã hội nơi đây: Đầu tiên là từ nghèo chuyển sang giàu có, sau khi giàu lên người ta ăn nhiều thịt, uống nhiều rượu, khẩu vị rất nặng; ăn nhiều nặng nề, huyết áp tăng cao thì sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2: chú trọng thanh đạm, lành mạnh, cân bằng; ở giai đoạn thứ 3, người ta không chỉ vì ăn ngon, ăn để khỏe, mà còn phải ăn có văn hóa, có nghệ thuật. Đài Loan đang chuyển mình từ xã hội giàu có sang xã hội vững vàng, còn Đại lục thì vẫn đang ở giai đoạn giàu lên.

Nếu so sánh hai bờ eo biển, nhìn từ tiến trình xã hội, Đài Loan đã diễn ra quá trình này trước 20 năm.

Quan niệm truyền thống “thiên nhân hợp nhất”, điều này người Đài Loan đã làm khá tốt.

Trên đường dành cho người đi bộ, nếu xe hơi cách người đi bộ ít hơn 3m, người lái xe sẽ bị phạt 600 Đài tệ. Đây mới gọi là chủ nghĩa “nhân đạo”. Còn ở Trung Quốc thì gọi là chủ nghĩa “xe đạo”, xe không hề nhường người đi bộ, mà còn chê bạn đi chậm.

Đa phần các nơi ở Đài Loan người dân rất chất phác, ban đêm ở Đài Bắc xe máy cứ xếp thành hàng không cần ai trông coi cả. Khi đi chợ đêm, bạn không cần lo bị giật túi xách. Đi taxi không cần lo bị lừa, vì tài xế họ sợ bị khiếu nại. Ở Đài Loan, việc bị khiếu nại là một điều rất khủng khiếp.

Ngoài chiến dịch bầu cử, về cơ bản là người Đài Loan rời xa chính trị. Sống tại Đài Loan sẽ có một cảm giác mạnh mẽ là: một xã hội mà chính trị ở khắp mọi nơi không phải là một xã hội tốt.

Du lịch là trào lưu của con người hiện đại ngày nay nhằm tìm kiếm trải nghiệm trong đời ở những nơi khác nhau.

Trung Quốc và Đài Loan dường như tương đồng mà lại xa lạ. Đài Loan có 23 triệu người, còn Trung Quốc có 1,3 tỷ dân. Rốt cuộc thì ai mới là người đại diện cho Trung Hoa truyền thống? Tìm kiếm cảm giác Trung Hoa truyền thống ở Đài Loan, bạn sẽ cảm nhận được sự ấm áp đã lâu không gặp.

Theo Secret China
Thanh Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn