Châu Á cần 240 nghìn phi công trong 20 năm tới

Thứ Ba, 19 Tháng Ba 20193:00 SA(Xem: 4996)
Châu Á cần 240 nghìn phi công trong 20 năm tới

Philipines Bản quyền hình ảnh TED ALJIBE
Image caption Nữ phi công Philippines và đồng nghiệp - ảnh minh họa

Nếu bạn cần tìm việc, bạn có thể xem xét huấn luyện lại để trở thành phi công cho các hãng hàng không và chuyển tới Trung Quốc.

Hãng Boeing dự đoán khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ cần một số lượng lớn các phi công, kỹ thuật viên và nhân viên tổ bay trong hai thập kỷ tới.

Kinh tế của khu vực này phát triển mạnh, mang lại sự giàu có và khả năng đi lại ngày càng tăng, dẫn tới nhu cầu cần 240.000 phi công và 317.000 thành viên tổ bay vào năm 2037.


Trung Quốc nói riêng sẽ cần một nửa số nhân lực đó.

Dự đoán này gây áp lực lên một ngành công nghiệp vốn đã gặp khó khăn vì tình trạng thiếu phi công và tốc độ đào tạo chậm.

Các phi công già hơn sẽ nghỉ hưu trong 10 năm tới và ngày càng có nhu cầu cao cho các ngành dịch vụ hàng không, chẳng hạn như du lịch trực thang hay phi cơ riêng hạng sang.

A pilot for a commercial airline
Image caption Phi công cho các hãng hàng không thương mại sẽ được trọng dụng ở Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ

Boeing ước tính Trung Quốc sẽ cần 128.500 phi công, Đông Nam Á cần 48.000 và Nam Á 42.750 phi công.

Dự đoán của Boeing được dùng để đặt kế hoạch cho các đơn giao hàng máy bay mới. Không có gì ngạc nhiên khi Châu Á Thái Bình Dương cũng dẫn đầu về nhu cầu cho máy bay mới trên toàn cầu.

Hãng hàng không và quốc phòng khổng lồ Mỹ cũng dự đoán rằng 40% máy bay chở khách mới sẽ được giao cho các hãng hàng không châu Á Thái Bình Dương trong những năm tới.

Giới trung lưu ngày càng đông ở Trung Quốc đi nước ngoài ngày một nhiều. Bản quyền hình ảnh Huw Evans picture agency
Image caption Giới trung lưu ngày càng đông ở Trung Quốc đi nước ngoài ngày một nhiều.

Thắt dây an toàn

Boeing có một chương trình đào tạo phi công trong thời gian ngắn những chương trình của hãng không đủ đáp ứng nhu cầu ngày một lớn của ngành hàng không.

"Nhu cầu phi công trong khu vực vẫn tiếp tục cao, và chúng tôi trông đợi điều này sẽ tiếp diễn trong vài năm tới," ông Keith Cooper, phó chủ tịch Dịch vụ Huấn luyện thuộc Dịnh vụ Toàn cầu của Boeing cho biết.

Các nhà phân tích cảnh báo tình hình thiếu phi công sẽ ảnh hưởng sự phát triển của ngành hàng không.

Nếu không có phi công, máy bay nằm im một chỗ. Yêu cầu được trả lương cao hơn của phi công cũng sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hãng hàng không.

Hàng không Mỹ phải bỏ tên Đài Loan vì sợ TQ

Hàng không Nhật và Hàn 'cũng thấy tên lửa'

Hàng không Mỹ vẫn chưa bỏ tên Đài Loan trước 9/8

'Mạng lưới phức tạp'

Ở các quốc gia nơi có những nghiệp đoàn mạnh, như Anh và Pháp, yêu sách tăng lương và phúc lợi của phi công đã từng gây ra các đợt đình công gây tê liệt.

Ngành hàng không cũng phải đối mặt với nhiều thăng trầm khác do các cuộc chiến thương mại.

Giám đốc Boeing ông Dennis Muilenburg cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại ngày một gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tăng giá thành sản xuất máy bay.

"Hàng không phát triển mạnh trên cơ sở thương mại tự do và mở," ông Muilenburg nói.

"Chúng tôi lo ngại [chiến tranh thương mại Mỹ - Trung] có thể ảnh hưởng giá thành của chuỗi cung ứng - nhưng các chuỗi cung ứng này chảy cả hai chiều [giữa Trung Quốc và Mỹ], đó là một mạng lưới phức tạp trên toàn thế giới."

Hàng không từ Việt Nam

Việt Nam cũng là thị trường hàng không phát triển mạnh và các công ty hàng không nước này cũng vươn ra khu vực.

Hồi tháng 3/2018 nhân chuyến thăm của TBT Nguyễn Phúc Trọng, hãng hàng không VietJet của Việt Nam và Tập đoàn Safran - CFM của Pháp đã ký biên bản ghi nhớ về cung cấp động cơ và các dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng cho máy bay của hãng trị giá 6,5 tỷ USD, theo báo chí Việt Nam.

Tập đoàn GECAS của Pháp cùng thời gian đã ký hợp đồng leasing để VietJet nhận về sáu Airbus 321 loại mới, theo thông tin từ VietJet.

Vẫn về hàng không, Air France KLM hôm 26/03 cũng ký hợp đồng trị giá 500 triệu USD với Vietnam Airlines để bảo dưỡng máy bay cho phía Việt Nam.

CEO của VietJetAir Bản quyền hình ảnh ERIC PIERMONT
Image caption Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJetAir tại một hội chợ hàng không châu Âu hồi 2015

Gần đây, Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) của tập đoàn FLC dự kiến sẽ khai thác 37 đường băng nội địa bắt đầu từ tháng 10 này.

Nhu cầu tuyển phi công từ Việt Nam hiện vẫn cao và thu nhập của nghề này được cho là cao gấp nhiều lần các nghề 'mặt đất'.

Báo Dân Trí hồi tháng 5/2018 trích số liệu từ Tổng công ty Hàng không Vietnam Airlines cho hay năm 2016, tiền lương bình quân cho phi công của hãng lên tới 115,3 triệu đồng/tháng và vẫn đang tăng.

"Thực tế, con số này chỉ là mức lương trung bình...nên các bạn cũng đừng quá ngạc nhiên khi có những phi công thu nhập hàng tháng 200 - 300 triệu VND", tờ báo này viết.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn