Bé gái 11 tuổi mang thai khiến dư luận Argentina dậy sóng (Bác Hồ mà ở nước này thì đã bị tù mọt gông rồi )

Thứ Năm, 07 Tháng Ba 20195:56 SA(Xem: 5059)
Bé gái 11 tuổi mang thai khiến dư luận Argentina dậy sóng (Bác Hồ mà ở nước này thì đã bị tù mọt gông rồi )

Cô bé Lucia có mang sau một vụ cưỡng hiếp và chỉ được phá thai sau khi dư luận và gia đình phản ứng dữ dội với nhà chức trách. 

Một vụ biểu tình ở Buenos Aires hôm 25/2 nhằm yêu cầu tòa án cho phép bé gái Lucia 11 tuổi, nạn nhân bị xâm hại tình dục, được phép phá thai. Ảnh: Guardian.

Một vụ biểu tình ở Buenos Aires hôm 25/2 nhằm yêu cầu tòa án cho phép bé gái Lucia 11 tuổi, nạn nhân bị xâm hại tình dục, được phép phá thai. Ảnh: Guardian.

"Cháu muốn bỏ cái thứ mà ông già ấy đã đặt vào bên trong người cháu", cô bé Lucia, 11 tuổi, nói về cái thai trong bụng, hậu quả của vụ cưỡng hiếp mà thủ phạm không ai xa lạ chính là bạn trai 65 tuổi của bà ngoại, theo NYTimes.

Lucia, không phải là tên thật của bé gái, được gia đình đưa đi khám ở trạm xá ở vùng quê tỉnh Tucumán vào hôm 29/1 sau nhiều ngày đau bụng dữ dội. Các bác sĩ phát hiện cô bé đã mang thai 19 tuần và gửi cô bé lên bệnh viện công tuyến trên. Cơ quan điều tra khẳng định cô bé mang thai sau khi bị bạn trai của bà hãm hiếp. Nghi phạm bị bắt sau đó.

Tại bệnh viện, Lucia và mẹ đều bày tỏ rõ mong muốn các bác sĩ tiến hành thủ thuật phá thai. Luật pháp Argentina cấm phụ nữ phá thai, nhưng bị cưỡng hiếp là một trong số rất ít những trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, sự việc không đơn giản như vậy. Giới chức địa phương và các nhà hoạt động xã hội không phải lúc nào cũng đồng tình với luật pháp liên bang. Những ngày tiếp theo, họ lên tiếng can thiệp, ra sức ngăn cản việc phá thai của Lucia.

Họ viện dẫn lý do phá thai là hành động bất hợp pháp ở Argentina bất chấp thực tế trong 100 năm qua, luật pháp nước này vẫn cho phép một số trường hợp được phá thai hợp pháp, bao gồm các nạn nhân bị xâm hại tình dục hoặc khi việc sinh con có thể đe dọa tính mạng của bà mẹ.

Theo các luật sư, các quan chức địa phương đã yêu cầu bác sĩ kê đơn để kích thích thai nhi phát triển. "Đây là chiến thuật trì hoãn nhằm kéo dài thời gian và ép cô bé sinh con", Celia Debono, một cán bộ điều phối của ủy ban bảo vệ quyền phụ nữ ở khu vực Mỹ Latin và Caribe. "Họ nói dối rằng họ đang cho con bé uống vitamin trong khi thực chất họ đang kê thuốc dưỡng thai". 

Bệnh viện thậm chí còn cho những nhà hoạt động chống nạo phá thai vào thăm Lucia, tạo điều kiện cho những người này tỉ tê và thuyết phục cô bé sinh con, thậm chí họ dọa nếu Lucia không làm như vậy, cô bé sẽ vĩnh viễn không được làm mẹ nữa, theo giám đốc hội luật sư nghiên cứu về xã hội và quyền con người ở vùng đông bắc Argentina, người đứng ra đại diện cho gia đình nạn nhân. 

Trong khi cơ quan chức năng địa phương dường như cố tình che giấu tin tức, gia đình và luật sư bắt đầu cảm thấy nóng ruột. "Gia đình không được biết đầy đủ thông tin để thực hiện quyền của mình", một luật sư nói. 

Các nhóm bảo vệ nhân quyền ngay lập tức đệ đơn khẩn yêu cầu tòa án ra phán quyết buộc bệnh viện tiến hành phá thai. Trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, phụ nữ Argentina đăng ảnh bản thân lúc 11 tuổi kèm theo hashtag #NiñasNoMadres, với hàm ý một bé gái chưa đủ trưởng thành về mặt thể chất và tinh thần để làm mẹ.

Sự việc của Lucia cũng làm dấy lên tranh cãi về quyền sinh sản của phụ nữ Argentina. Nữ diễn viên nổi tiếng Thelma Fardin là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ nhất về vấn nạn xâm hại tình dục sau khi cô tố cáo một bạn diễn đáng tuổi cha chú đã hãm hiếp cô khi cô mới 16 tuổi.

Tuy nhiên, các bác sĩ ở bệnh viện công từ chối phá thai cho Lucia, tuyên bố quyết định của họ dựa vào lương tâm hành nghề. Cuối cùng, có hai bác sĩ bệnh viên tư đồng ý thực hiện phẫu thuật cho cô bé hôm 27/2, khi cái thai được 23 tuần.

Do tình trạng thai nhi đã lớn và cơ thể của Lucia chưa đủ trưởng thành, họ thực hiện phá thai bằng phương pháp mổ tử cung và đưa thai nhi ra ngoài, tương tự mổ đẻ. "Khi gặp cô bé, tôi bị sốc, hai đầu gối tôi bủn rủn", nữ bác sĩ Ousset nói. "Con bé còn chưa phát triển và vẫn đang cùng mẹ chơi đồ chơi".

Trong phòng mổ, bác sĩ Ousset phải bật nhạc để giúp Lucia trấn tĩnh, nhưng dù làm đủ mọi cách, huyết áp của cô bé tăng vọt lên mức nguy hiểm đến tính mạng. Thai nhi được lấy ra trong tình trạng còn sống nhưng các bác sĩ cho biết em bé không sống được lâu vì quá yếu.

Sau ca mổ, cơ quan điều tra đến thu thập bằng chứng gen từ cuống rốn thai nhi để bổ sung vào hồ sơ khởi tố nghi phạm.

Các nhà hoạt động nhân quyền cho rằng những nhóm bảo thủ thường gây áp lực lớn khiến các bác sĩ không dám thực hiện phẫu thuật phá thai vì sợ liên đới trách nhiệm pháp lý hoặc bị trả thù. Sau khi ca phẫu thuật của Lucia kết thúc, một nhóm người chống việc phá thai tụ tập trước bệnh viện, như họ vẫn làm suốt nhiều tuần qua, để bày tỏ quan điểm phản đối. 

Với sự hậu thuẫn của nhà thờ, các nhóm chống nạo phá thai mở chiến dịch phát thanh và nhắn tin trên điện thoại di động, dùng tên thật của bé Lucia để kêu gọi công chúng "bảo vệ" sinh linh của bào thai. Họ dùng niềm tin tôn giáo là cơ sở chứng minh lý lẽ của mình. 

Sau sự việc, chính quyền địa phương phủ nhận mọi cáo buộc liên quan. Cơ quan y tế tỉnh sau đó ra thông cáo báo chí, phân trần ca mổ được tính toán nhằm "cứu hai mạng người".

"Ở phía bắc Argentina, còn nhiều trường hợp như Lucia và những người hành nghề y quay lưng với họ", bác sĩ Ousset nói.

Theo thống kê của chính phủ Argentina, năm 2017 có 2.493 bé gái dưới 15 tuổi sinh con, nhiều em trong số đó là nạn nhân của các vụ cưỡng hiếp, và hơn 91.500 ca sinh nở của thiếu nữ tuổi từ 15 đến 19. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến chứng thai sản và sinh con là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở thiếu nữ tuổi 15-19. 

"Những trường hợp sinh con như thế này thường là kết quả của việc bị xâm hại tình dục nên không được phát hiện sớm, chỉ khi bé gái bắt đầu kêu đau bụng người nhà mới phát hiện ra", Guardian dẫn lời nhà báo chuyên về đề tài nữ quyền Mariana Carbajal, người đầu tiên viết bài về bé Lucia. "Còn các bác sĩ thường không thông báo cho gia đình và nạn nhân đầy đủ về quyền phá thai hợp pháp trong những trường hợp như thế". 

Theo luật sư Sabrina Cartabia, đây là lỗi hệ thống ở Argentina. "Thiếu quy định áp dụng trên toàn quốc khiến cho quá trình này trở nên phức tạp và không công bằng. Mỗi tỉnh thành phố, thậm chí mỗi bệnh viện, lại có chính sách khác nhau". 

An Hồng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn