Phi thuyền không gian Liên Xô 1,1 tấn sắp "xuyên thủng" khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất

Thứ Ba, 05 Tháng Ba 20191:00 CH(Xem: 5951)
Phi thuyền không gian Liên Xô 1,1 tấn sắp "xuyên thủng" khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất

Theo cảnh báo mới nhất của các nhà thiên văn học từ Sapce.com, một tàu vũ trụ của Liên Xô từng "mất tích" sau được phóng lên quỹ đạo Trái Đất cách đây gần 50 năm sắp rơi xuống Trái Đất một cách mất kiểm soát ở tốc độ rất lớn.

Từ sứ mệnh thăm dò hành tinh nguy hiểm nhất Hệ Mặt Trời thất bại...

Ngày 31/3/1972, trong giai đoạn chạy đua đỉnh cao vào vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, Moskva đã phóng con tàu mang tên Cosmos 482 (Kosmos 482) nhằm thực hiện sứ mệnh thăm dò sao Kim - hành tinh nguy hiểm nhất Hệ Mặt Trời.

Tuy nhiên, sứ mệnh nhanh chóng thất bại khi tàu vũ trụ Cosmos 482 gặp sự cố về động cơ khi bay đến vùng quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất. Liên Xô hoàn toàn mất liên lạc và kiểm soát với Cosmos 482 từ đó đến nay đã 47 năm.

Sau khi gặp trục trặc về kỹ thuật, con tàu nặng hơn 1,1 tấn đã vỡ ra thành nhiều mảnh lớn, trong đó có 4 quả bóng hợp kim titan nặng khoảng 13,6kg lao xuống Trái Đất tại cánh đồng ở trang trại thuộc New Zealand, xuyên thủng và đốt cháy cây trồng tại đây với tốc độ cực lớn, New Zealand Herald thông tin.

Còn tàu nặng hơn 1 tấn có thể "xuyên thủng" khí quyển Trái Đất

Điều đáng lo ngại nhất mà chuyên gia Space.com đưa ra là, phần khổng lồ còn lại của con tàu hiện vẫn đang trôi dạt vô định quanh quỹ đạo Trái Đất với tốc độ cực nhanh, nó chỉ mất 112 phút để đi quanh Trái Đất, ở khoảng cách xa nhất là 2.735 km.

Tàu vũ trụ Liên Xô 1,1 tấn sắp xuyên thủng khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất - Ảnh 1.

Hình ảnh tàu vũ trụ Cosmos 482 vẫn miệt mài quay quanh Trái Đất sau gần 50 năm. Ảnh: Ralf Vandebergh

Chưa hết, vì được thiết kế hệ thống cách nhiệt nhằm chống chọi được với áp suất khí quyển khủng khiếp của sao Kim (cao gấp 92 lần so với của Trái Đất) nên tàu vũ trụ Cosmos 482 của Liên Xô hoàn toàn có thể vượt qua sức thiêu đốt của khí quyển Trái Đất và rơi xuống mặt đất mà không bị "tan đi" khi ma sát với không khí.

Chính xác thì Cosmos 428 sẽ rơi khi nào?

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Sputnik News năm 2018, nhà sử học và vũ trụ học Pavel Shubin cho biết Cosmos 428 dự kiến ​​sẽ rơi xuống Trái Đất vào một thời điểm nào đó từ năm 2023 đến 2025. Ông cho biết địa điểm rơi chính xác vẫn chưa được các chuyên gia xác định, nhưng ông nói thêm, phần còn lại của Cosmos 428 có thể sẽ rơi ở đâu đó giữa vĩ độ 52 độ bắc và 52 độ nam.

Tuy nhiên, một cảnh báo mới của Space.com hiện cho thấy tàu vũ trụ này có thể rơi xuống mặt đất trong năm nay 2019.

Con người có gặp nguy hiểm khi Cosmos 428 rơi?

Theo chuyên gia theo dõi vệ tinh người Mỹ Thomas Dorman và Ralf Vandebergh (người Hà Lan), việc cố gắng nghiên cứu Cosmos 482 và những gì còn sót lại của tàu vũ trụ này giống như việc cố gắng hiểu rõ về một con tàu đắm đang di chuyển với tốc độ giảm dần trong lòng đại dương.

Tàu vũ trụ Liên Xô 1,1 tấn sắp xuyên thủng khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất - Ảnh 3.

Ralf Vandebergh, người dành 8 năm để quan sát Cosmos 482. Nguồn: Ralf Vandebergh/Space.com

Nếu con tàu vũ trụ này "sống sót" khi băng qua khí quyển của Trái Đất, nó có thể rơi xuống biển hoặc ở một khu vực không có dân cư sinh sống.

Tháng 3/2018, một tàu vũ trụ ngoài tầm kiểm soát của Trung Quốc là Tiangong-1 đã rơi xuống Trái Đất sau khi mất liên lạc với cơ quan vũ trụ của quốc gia này 2 năm trước đó. Hầu hết trạm vũ trụ này đều bị thiêu đốt khi ma sát với khí quyển Trái Đất trước khi đâm sầm phần còn lại xuống Thái Bình Dương.

Liên Xô không chịu khuất phục sau thất bại của Cosmos 482

Tàu vũ trụ Liên Xô 1,1 tấn sắp xuyên thủng khí quyển, rơi mất kiểm soát xuống Trái Đất - Ảnh 4.

Sao Kim là hành tinh nguy hiểm, chết chóc, khắc nghiệt nhất Hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA

Sau sứ mệnh bất thành của Cosmos 482, Liên Xô tiếp tục phóng tàu thăm dò sao Kim thứ hai có tên Venera 8.

Sau 117 ngày di chuyển, Venera 8 cuối cùng cũng "sống sót" khi đi vào vùng khí quyển khủng khiếp sao Kim ngày 22/7/1972. 

Với thành tích này, Venera 8 là tàu thăm dò không gian robot đầu tiên trên thế giới tiến hành hạ cánh thành công trên bề mặt sao Kim.

Venera 8 đã chuyển tiếp dữ liệu từ bề mặt sao Kim trong 50 phút và 11 giây trước khi chịu khuất phục trước điều kiện khắc nghiệt có thể nóng chảy chì của sao Kim.

Bài viết sử dụng các nguồn: Space.com, Newsweek

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn