Tại sao vết thương trong miệng mau lành hơn chỗ khác?

Thứ Sáu, 30 Tháng Mười Một 20189:00 SA(Xem: 8090)
Tại sao vết thương trong miệng mau lành hơn chỗ khác?
Mep_Cover_mouth
Anh em có bao giờ để ý nếu bị thương trong miệng (chẳng hạn như nổi nhiệt, lỡ cắn vào lưỡi, xước niêm mạc miệng khi ăn uống ...) thì vết thương sẽ mau lành hơn và không để lại sẹo so với những chỗ khác trên cơ thể không? Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science Translational Medicine thì sở dĩ vùng da tại miệng phục hồi thương tổn nhanh hơn là nhờ hoạt động của một loạt các protein đặc biệt.

Các nhà nghiên cứu tại đại học California, San Diego (UCSD) và viện sức khoẻ quốc gia tại Bethesda, Maryland cho rằng một số gene điều hoà chính đã hoạt động liên tục trong miệng để làm lành vết thương mà không để lại sẹo. Những chất điều hoà này là 4 protein SOX2, PITX1, PITX2 và PAX9 hoạt động trong các tế bào da có tên keratinocyte chỉ có trong miệng mà không có trong vùng da tại những nơi khác như cánh tay. Chất điều hoà không chỉ chống viêm vốn là yếu tố dẫn đến sẹo mà còn kích hoạt các phân tử liên quan đến chuyển động của tế bào và quá trình làm liền vết thương hở.

Quá trình phục hồi vết thương trong miệng diễn ra nhanh hơn so với các vùng da khác khiến các nhà nghiên cứu tin rằng việc tìm ra cơ chế sẽ mở đường cho những liệu pháp chữa trị vết loét trên da mà không để lại sẹo. Luis Garza - nhà nghiên cứu về da kiêm bác sĩ da liễu tại trường y thuộc đại học Johns Hopkins cho biết do các chất điều hoà liên quan đến nhiều quy trình sinh học, trong đó bao gồm cả việc định hướng phát triển cho một cơ quan trong cơ thể thành ra các nhà nghiên cứu cần phải tìm ra quy trình nào đóng vai trò chính trong việc phục hồi vết thương.
Trên 30 tình nguyện viên, các nhà nghiên cứu đã tạo ra những vết thương nhỏ trong miệng và cánh tay. Kết quả những vết thương trong miệng lành nhanh hơn 3 lần so với vết thương trên da cánh tay. Theo quan sát thì với vết thương hở cùng chiều dài, vết thương trong miệng có tỉ lệ liền lại 0,3 mm/ngày trong khi tỉ lệ này trên da tay là 0,1 mm/ngày.

Trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy nếu giảm lượng protein PITX1 và SOX2 trong keratinocyte được nuôi cấy trên đĩa petri thì hoạt động của các gene liên quan đến khả năng di chuyển của tế bào cũng thay đổi theo. Kiểm nghiệm trên chuột cho kết quả nếu tăng nồng độ SOX2 trong da của chuột lên thì thời gian chữa lành vết thương được rút ngắn lại, từ 9 ngày xuống còn 3.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn