Nếu bạn hay nhổ tóc thì rất có thể bạn bị hair-pulling disorder, hội chứng nhổ tóc bệnh lý

Thứ Hai, 20 Tháng Tám 20182:00 CH(Xem: 7341)
Nếu bạn hay nhổ tóc thì rất có thể bạn bị hair-pulling disorder, hội chứng nhổ tóc bệnh lý
Bạn hay vò đầu bứt tai hay nhổ tóc nghịch nghịch theo kiểu rảnh không có việc gì làm thì nhổ tóc thôi thì rất có thể bạn bị chứng nhổ tóc bệnh lý, trichotillomania. Đây là một dạng của rối loạn ảm ảnh cưỡng bức Obsessive Compulsive Disorder (OCD) là một rối loạn dựa trên những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, lặp đi lặp lại. Nguyên nhân có thể do những lo âu hay những căng thẳng bạn gặp phải hàng ngày.

Theo Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần ấn bản lần thứ 4 đã chỉnh sửa, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders 4th edition Text Revision, thường được viết tắt là DSM-IV-TR, đây là loại rối loạn ám ảnh cưỡng bức được xếp vào nhóm lo âu, tuy nhiên ở ấn bản thứ 5 thì OCD đã được xếp hẳn ra 1 chương riêng và không liên quan đến các rối loạn lo âu nữa.

Trên thực tế triệu chứng này vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và nhổ tóc bệnh lý thường là 1 triệu chứng đi cùng với các OCD khác. Để nhận biết thì có 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất để xác định đó là:

- Tái diễn nhiều lần hành vi tự nhổ lông tóc, có những người nhổ đến trụi cả 1 mảng đầu nhưng vẫn không dừng.
- Người bệnh hiểu và biết nhổ như vậy là không ổn nhưng dù cố gắng ngưng hay giảm việc nhổ lông tóc nhưng vẫn thất bại.

Đang tải HPD2.jpg…

Ngoài ra còn có các triệu chứng như:

- Cảm giác căng thẳng tăng nhiều trước khi nhổ tóc hoặc khi đang cố gắng tự ngăn chặn nhổ tóc
- Cảm giác sung sướng, thoải mái nhẹ nhàng khi nhổ được tóc
- Thường tập trung vào 1 vị trí nhất định để nhổ
- Có thể sau khi nhổ tóc sẽ cắn, nhai hoặc ăn luôn tóc vừa nhổ

Có nhiều người còn cắn móng tay, cắn môi nữa, ngoài ra còn có thể nhổ những thứ lông ở trên động vật nuôi hay ở những chiếc chăn, gối xung quanh. Phần lớn những người bị chứng này thường "tự sướng" ở những nơi kín đáo để không ai biết mình bị chứng này.

Như mình nói ở trên thì nguyên nhân chính của vụ nhổ tóc bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Theo nghiên cứu của Mansueto và các cộng sự vào năm 1997 thì chứng nhổ tóc bệnh lý thường khởi phát vào thời điểm trước và sau thời điểm tuổi dậy kì, và tỷ lệ mắc phải chứng này ở nữ nhiều hơn nam, chắc tại do nhiều tóc hơn :p. Các tác hại của chứng nhổ tóc bệnh lý về mặt thể chất không có gì quá nặng nề, nhưng thường nó lại ảnh hưởng xấu đến tâm trạng và tinh thần của người bệnh. Có thể điểm qua mội vài tác hại như:

- Mặc cảm, những người bị bệnh thường tự biết như vậy là không ổn, chính vì thế nên hay nhổ ở nơi kín đáo, họ có thể nghĩ họ là 1 dạng kì quặc nà đó, làm giảm sự tự tôn của bản thân, luôn lo lắng sợ bị người khác bắt gặp, cũng có trường hợp sẽ dùng rượu hoặc thuốc gây nghiện để quên đi tình trạng của bản thân.
- Có vấn đề khi giao tiếp trong xã hội và công việc: bởi vì nhổ tóc bệnh lý thường dẫn đến những mái tóc lởm chởm ko đều, các vệt không tóc theo từng mảng nên việc giao tiếp sẽ hạn chế hơn bởi họ sợ bị người khác phát hiện ra.
- Tổn thương da, tóc: bởi nhổ tóc liên tục và nhanh có thể sẽ tạo các vết sẹo hoặc các tổn thương khác, có thể làm các vết nhổ bị nhiễm trùng hoặc có thể làm cho vùng tóc đó không thể mọc trở lại.
- Bị rối tóc trong ruột, có thể xảy ra ở những người hay cắn tóc, những người hay làm vậy có thể dần dần tích tụ tóc dần trong bụng, dẫn đến sụt cân, nôn mửa, tắc ruột và có thể tử vong. Thi thoảng trên TV đưa tin vài trường hợp lấy ra 1 búi tóc tròn như quả bóng trong bụng, đó là những người bị chứng này.

Đang tải HPD1.jpg…

Bởi vì thường là triệu chứng này sẽ là 1 phần của các rối loạn tâm thần khác như lo âu, stress, trầm cảm, nên có thể khi chữa trị được các nguyên do trên thì căn bệnh cũng sẽ giảm dần và mất đi. Ngoài ra chúng ta còn có thể dùng các liệu pháp như:

- Huấn luyện đảo ngược thói quen để nhận biết các tình huống mà bạn có khả năng kéo, nhổ tóc và thay thế bằng các hành vi khác. Ví dụ, bạn có thể siết chặt nắm đấm để giúp ngăn chặn sự thôi thúc hoặc chuyển hướng bàn tay của bạn từ tóc của bạn đến tai của bạn, chỉ đừng có nhổ luôn tai là được :p. Các liệu pháp khác có thể được sử dụng cùng với huấn luyện đảo ngược thói quen.
- Liệu pháp nhận thức. Liệu pháp này có thể giúp bạn xác định và kiểm tra những lý do nào có thể có liên quan đến việc kéo tóc.

Ở trên là 1 triệu chứng cũng không phải hiếm gặp, nhất là ở độ tuổi mới lớn. Hồi xưa mình nhớ là mình cũng có 1 thời gian rất chăm chỉ xoay xoay nghịch và nhổ tóc, nhưng sau đó nó tự biến mất khi mình lớn hơn. Còn các bạn có ai bị như vậy không?
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn