Vì sao hoàng đế cổ đại sủng ái thái giám vô điều kiện?

Thứ Sáu, 03 Tháng Tám 20188:00 SA(Xem: 9163)
Vì sao hoàng đế cổ đại sủng ái thái giám vô điều kiện?

Dẫu xuất thân hèn kém, đóng vai trò kỳ lạ trong cung đình, những thái giám thường vẫn nhận được sự sủng ái vô cùng đặc biệt của hoàng đế. Vì sao vậy?

Thời cổ đại Trung Quốc, thái giám là người có thân phận hèn kém, thường bị người ta coi thường, chà đạp. Những người này thường xuất thân bần hàn, không biết chữ, ăn không đủ no, thường không có gia đình, không còn con đường nào khác đành vào cung làm thái giám, hi vọng được hầu hạ hoàng tộc có đường mưu sinh.

Ngay từ bé hoàng thượng thường gần gũi thái giám, nhũ mẫu hơn là phụ hoàng, phụ mẫu.
Ngay từ bé hoàng thượng thường gần gũi thái giám, nhũ mẫu hơn là phụ hoàng, phụ mẫu.

Điều khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên là đám hoạn quan thứ cần biết họ không biết, cần sức khỏe không có sức khỏe, cần khí khái cũng không có khí khái, nhưng họ lại được hoàng thượng vô cùng sủng ái, tin tưởng, thậm chí rất nhiều công công còn nắm trọng quyền trong tay điều khiển cả văn quan võ tướng. Vậy vì sao thân là thái giám lại được hoàng thượng vô cùng tin dùng và trao trọng quyền lớn trong triều?

Lý do đầu tiên là ngay từ bé hoàng thượng thường gần gũi thái giám, nhũ mẫu hơn là phụ hoàng, phụ mẫu. Vì thế giữa hoàng thượng và thái giám đã có mối tình cảm thân tình. Khi đăng cơ, người kề cận đêm ngày lại chính là thái giám vì thế họ là người hiểu hoàng đế nhất. Những lúc yếu lòng nhất hoặc muốn sống thật nhất con người mình thì bên cạnh hoàng thượng cũng chỉ có thái giám. Vì những lý do này mà thái giám thường có được sự tín nhiệm của các đấng quân vương.

Thái giám bản thân họ phần lớn ngu dốt, tính nhẫn nại cam chịu hơn nên cũng dễ dàng điều khiển hơn.
Thái giám bản thân họ phần lớn ngu dốt, tính nhẫn nại cam chịu hơn nên cũng dễ dàng điều khiển hơn.

Ngoài ra, một điểm không kém phần quan trọng đó chính là sự liên quan đến luật lệ chọn người kế vị. Hoàng đế Trung Quốc theo cha truyền con nối, vì thế các kiểu hoàng đế đều có. Sở thích, sở trường, sở đoản của các hoàng đế cũng khác nhau. Ví dụ như Lý Dục, Triệu Cát thích thơ thích tranh, hoặc Thiên Khải hoàng đế nhà Minh đam mê nghề Mộc, từ sáng đến tối chỉ đắm chìm trong công việc chế tác các sản phẩm về gỗ, không màng chính sự phó mặc cho thái giám thân tín của mình.

Nhưng thông thường mà nói, ngôi hoàng đế chỉ có một mà người mơ được ngồi trên ngai vàng không hề ít. Giữa chốn đầy rẫy hiểm nguy và các cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt, hoàng thượng lại chọn tự nguyện trao quyền lực cho thái giám thân cận mà không phải các văn quan tướng võ nổi tiếng trong triều.

Hoàng thượng chọn giao quyền lực cho thái giám thân cận thay vì văn võ bá quan trong triều
Giữa chốn đầy rẫy hiểm nguy và các cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt, hoàng thượng lại chọn tự nguyện trao quyền lực cho thái giám thân cận.

Điều này hoàn toàn do quy tắc và tiêu chuẩn cạnh tranh quyết định. Những đấng quân vương tuy bản thân không thích chính trị, không quan tâm triều chính, nhưng không có nghĩa họ không thích làm hoàng thượng và đồng ý nhượng hoàng quyền cho người khác. Nếu họ chọn một văn quan hoặc một võ tướng có năng lực thay họ điều khiển triều chính, thì trong các cuộc chạy đua quyền lực rất có khả năng hoàng quyền của mình sẽ rơi vào tay người khác. Cho nên thà chọn một kẻ thấp hèn, vô năng không quyền uy như thái giám còn hơn.

Hơn nữa, thái giám không có hậu đại, phần lớn sống cô độc, không gia đình họ tộc, họ dựa vào việc hầu hạ hoàng gia để mưu sinh, nên thường ít dã tâm, toan tính và ít tham vọng hơn người thường. Bản thân họ phần lớn ngu dốt, tính nhẫn nại cam chịu hơn nên cũng dễ dàng điều khiển hơn. Đây chính là những lý do có thể hiểu vì sao thời cổ đại rất nhiều thái giám rất được sủng ái, thậm chí là trọng thần trong triều.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn