Lạc đà dự trữ nước ở đâu trên cơ thể? Phải chăng là phần bướu trên lưng?

Thứ Sáu, 27 Tháng Bảy 20188:00 SA(Xem: 8609)
Lạc đà dự trữ nước ở đâu trên cơ thể? Phải chăng là phần bướu trên lưng?

Nhiều người cho rằng bướu trên lưng lạc đà được dùng để dự trữ nước giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc nhưng thực tế điều này hoàn toàn sai lầm. 

Lạc đà là một trong những loài động vật đặc trưng và thường được nhắc đến nhiều nhất khi nói về những sa mạc khô cằn trên Trái Đất. Chúng có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt nơi đây, đặc biệt có thể sống hàng tuần liền mà không cần nước. Do đó từ thời xa xưa, loài động vật này đã được các đoàn thương buôn trên “Con đường tơ lụa” sử dụng nhiều nhất trong các chuyến hành trình mà không dùng đến lừa hoặc ngựa. 

Lạc đà là phương tiện di chuyển chủ yếu của con người khi đi trên sa mạc. (Ảnh: asianbiketour.com)

Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.

Theo các nhà khoa học, các bướu này không chứa nước như đa số người tin tưởng mà là các nguồn dự trữ mỡ (khoảng 80% khối lượng bướu là mỡ), đây là nơi dự trữ năng lượng của lạc đà cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực, lúc này bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi nhưng sẽ lại nhanh chóng được bơm đầy khi con vật tìm thấy thức ăn.

Ngoài ra, chiếc bướu của lạc đà còn giúp chúng điều hòa thân nhiệt, khả năng vốn rất cần thiết trong điều kiện sa mạc vì chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên sa mạc là rất cao. Cụ thể, các mô mỡ sẽ giúp hấp thụ lượng nhiệt từ các cơ quan khác làm giảm nhiệt độ của toàn cơ thể trong cái nóng như thiêu đốt vào ban ngày. Ngược lại, khi đêm xuống, cũng là lúc nhiệt độ môi trường giảm sâu, nhiệt lượng tích tụ trên cơ quan này sẽ giúp sưởi ấm cơ thể lạc đà.

Bướu của lạc đà dùng để dự trữ mỡ chứ không phải dự trữ nước. (Ảnh: MysTown.com)

Vậy nước được dự trữ trong bộ phận nào của lạc đà?

Câu trả lời chính là máu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một con lạc đà có thể sống đến 7 ngày mà không cần nước. 

Sở dĩ chúng có được khả năng này là nhờ vào cấu trúc tế bào máu đặc biệt. Thay vì hồng cầu có hình dĩa hay hình cầu như thông thường, tế bào máu của lạc đà lại có hình oval (trái xoan), hình dáng này làm tăng sự co dãn của tế bào máu giúp nước dễ dàng trôi qua thành mạch và vì thế chúng có thể hấp thu rất nhiều nước mà không bị đứt vỡ.

Khi nhiệt độ tăng từ 34 – 42oC, những huyết cầu hình oval tăng sức trương, thể tích có thể tăng gấp đôi hay thậm chí gấp 3 khi nó uống 100 lít nước trong vài phút (nếu một người uống lượng nước gần bằng 10% trọng lượng cơ thể sẽ chết ngay vì vỡ hồng cầu). Cũng chính nhờ đó mà khi có nước, lạc đà có thể uống liền một hơi 57l nước để bù lại phần chất lỏng bị mất. 

Khi tìm được nước, lạc đà có thể uống một hơi 57l nước. (Ảnh: Kaixinfun)

Khi di chuyển, lạc đà thường cúi đầu xuống, vì vậy chúng có thể đánh hơi để biết chỗ nào có nước dù chỗ đó cách xa hàng chục km, sâu dưới chân đến 7 mét.

Lạc đà cũng có 2 bộ phận khác trên cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nỗi có thể dùng để đốt ngay được.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn