Bé gái khóc trên trang bìa TIME thực ra không bị tách khỏi mẹ ( Trump hoàn toàn có lý khi khinh bỉ bọn Truyền Thông Khốn Nạn )

Thứ Sáu, 22 Tháng Sáu 20182:06 CH(Xem: 9481)
Bé gái khóc trên trang bìa TIME thực ra không bị tách khỏi mẹ ( Trump hoàn toàn có lý khi khinh bỉ bọn Truyền Thông Khốn Nạn )

Bé gái khóc trên trang bìa TIME thực ra không bị tách khỏi mẹ


Ảnh bé gái Honduras khóc khi mẹ bị khám người ở biên giới Mỹ đã gây nhiều tranh cãi
Bức ảnh chụp bé gái khóc trong khi một nhân viên tuần tra biên giới Mỹ khám xét mẹ của cháu đã trở thành biểu tượng về các gia đình bị chia ly bởi chính sách "không khoan nhượng" của chính quyền ông Trump tại biên giới. Ảnh này thậm chí được đăng lên bìa tạp chí Time.

Nhưng cha của cháu tối hôm 21/6 xác nhận với Washington Post rằng cháu và mẹ không bị tách khỏi nhau.

Ban đầu, nhiều người phỏng đoán rằng cháu bé có lẽ rốt cuộc đã bị tách khỏi mẹ cháu, giống như hơn 2.300 di dân là trẻ em bị tách khỏi cha mẹ kể từ ngày 5/5.

Ở Honduras, anh Denis Javier Varela Hernandez đã nhận ra con gái mình trong bức ảnh và cũng sợ rằng cháu đã bị tách khỏi mẹ, anh nói với Washington Post.

Nhưng trong tuần này, anh nhận được tin rằng thực ra vợ và con gái đã không bị tách khỏi nhau. Người mẹ, Sandra Sanchez, 32 tuổi, đã bị tạm giữ cùng với con gái gần 2 tuổi, tên là Yanela, tại một đồn ở McAllen Tex, anh Varela nói.

Thứ trưởng ngoại giao Honduras Nelly Jerez xác nhận với Reuters về lời kể của anh Varela. Một phát ngôn viên của Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cũng xác nhận với tờ Daily Beast rằng người mẹ và con gái đã không bị tách khỏi nhau.

Time đã đăng một bài báo kể lại câu chuyện của phóng viên chụp ảnh, ban đầu nói rằng bé gái đã bị các nhân viên biên giới mang đi. Sau đó, Time đã sửa lại bài báo, nói rằng bài viết ban đầu là không chính xác, và cả mẹ lẫn con thực ra đã bị đưa đi cùng nhau.

Câu chuyện này đã được hãng tin bảo thủ Breitbart đăng thành bài nổi bật nhất trên trang chủ, gọi đó là "bức ảnh tin tức giả mạo". Tổng thống Donald Trump đã đăng lại bài viết của Breibart trên Twitter vào tối thứ 21/5.

Tuy vậy, anh Varela nói không nên dựa vào câu chuyện về bức ảnh để nghi ngờ về "những vi phạm nhân quyền" xảy ra ở biên giới.

"Đây là trường hợp của con gái tôi, nhưng chuyện đó không giống như trường hợp của 2.000 trẻ em bị tách khỏi cha mẹ các cháu," anh Varela nói.

(Washington Post, Reuters)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn