TQ nói tàu Mỹ 'khiêu khích', gây tổn hại niềm tin ( Thằng Chệt đúng nghiã đen, nghiã bóng cuà chữ THỰC DÂN )

Thứ Hai, 28 Tháng Năm 20184:43 SA(Xem: 7534)
TQ nói tàu Mỹ 'khiêu khích', gây tổn hại niềm tin ( Thằng Chệt đúng nghiã đen, nghiã bóng cuà chữ THỰC DÂN )
Candice Villarreal/U.S. Navy via Getty ImagesBản quyền hình ảnh Candice Villarreal/U.S. Navy via Getty Images
Image caption Tàu USS Higgins là khu trục hạm có mang tên lửa dẫn đường

Trung Quốc lên tiếng phản đối việc hai tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Quần đảo Hoàng Sa, mà theo Bắc Kinh là "vi phạm pháp luật Trung Quốc và pháp luật quốc tế" và "làm tổn hại niềm tin giữa quân đội hai nước".

Quân đội Hoa Kỳ hôm Chủ Nhật 27/5 tiến hành điều mà họ gọi là các chuyến đi nhằm thực thi hoạt động "tự do đi lại" ở Biển Đông, nhằm phản đối việc Bắc Kinh muốn xác quyết chủ quyền đối với khu vực này, dẫu cho Hoa Kỳ không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ.


Trung Quốc ngay lập tức có phản ứng, từ cả Bộ Ngoại giao lẫn Bộ Quốc phòng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lục Khảng trong tuyên bố ra tối Chủ Nhật nói rằng hai tàu chiến Mỹ, khu trục hạm Higgins và tuần dương hạm Antietam, đã đi vào vùng lãnh hải của Trung Quốc khi chưa được chính phủ Trung Quốc cho phép.

Hải quân Trung Quốc đã ra nhận dạng, cảnh báo và đuổi các tàu Mỹ đi, Tân Hoa Xã nói.

Ông Lục Khảng dẫn chiếu tới luật pháp Trung Quốc để nói rằng khu vực mà Trung Quốc gọi là Quần đảo Tây Sa là vùng lãnh thổ của nước này, và rằng chính phủ Trung Quốc đã có quy định về đường cơ sở đối với vùng biển quanh quần đảo này từ 1996.

Luật pháp Trung Quốc có các điều khoản cụ thể về việc tàu thuyền nước ngoài ra vào vùng lãnh hải Trung Quốc, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Việc Hoa Kỳ một lần nữa cho tàu chiến xâm phạm vào vùng lãnh hải của Trung Quốc là hành động 'vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, và làm gián đoạn hòa bình, an ninh và trật tự trong vùng biển này', kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc, CCTV nói.

Ông Lục Khảng nói Trung Quốc mạnh mẽ thúc giục Hoa Kỳ hãy ngay lập tức chấm dứt các hoạt động khiêu khích như thế này, và nói Trung Quốc sẽ tiếp tục có các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

NOEL CELIS/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnh NOEL CELIS/AFP/Getty Images
Image caption Tuần dương hạm USS Antietam trong một lần cập cảng Manila hồi 3/2016

Cũng trong hôm Chủ Nhật, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm nói việc Mỹ có hành động khiêu khích, cho tàu chiến đi vào vùng biển của Trung Quốc là hành động làm tổn hại tới sự tin cậy lẫn nhau mang tính chiến lược giữa quân đội hai nước, làm xói mòn hòa bình, an ninh và trật tự ở vùng biển này.


Trung Quốc sẽ cương quyết củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hải quân, không quân, tăng năng lực quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, CCTV trích lời ông Ngô.

Trung Quốc phô trương sức mạnh

Các tàu hải quân Mỹ vào khu vực Quần đảo Hoàng Sa chỉ hơn một tuần sau khi Bắc Kinh cho phi cơ ném bom đáp xuống một hòn đảo có tranh chấp, nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Việc các máy bay ném bom H-6K đáp xuống đảo Phú Lâm, nơi mà Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền, đã ngay lập tức bị Hoa Kỳ chỉ trích.

Washington hồi tuần trước đã rút lại lời mời Bắc Kinh tham dự cuộc tập trận chung đa quốc gia trên biển RIMPAC do Trung Quốc "tiếp tục quân sự hóa" Biển Đông.

Tuần rồi cũng là lúc liên tiếp có tin về hoạt động quân sự của Trung Quốc ở vùng biển giàu trữ lượng tài nguyên và là nơi có những tuyến đường hàng hải thương mại quan trọng.

Giới chuyên gia sau khi phân tích dữ liệu từ hình ảnh vệ tinh mới thu được nói rằng Trung Quốc đã biến Đá Subi thành nơi có khả năng trở thành căn cứ quân sự hùng mạnh.

Bãi đá thuộc Quần đảo Trường Sa này là nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines và Đài Loan, và đã được Trung Quốc bồi đắp, biến thành đảo nhân tạo trong những năm qua.

Sau việc đưa máy bay ném bom đáp xuống đảo Phú Lâm, Bắc Kinh cho phi công tập đáp xuống hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong điều kiện ban đêm, là thao tác phức tạp và nguy hiểm, nhằm cho thấy "một bước nhảy vọt tiến tới năng lực chiến đấu toàn diện" của quân đội Trung Quốc.

Báo chí nước này cũng nói các chiến đấu cơ Trung Quốc gần đây đã tiến hành việc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn