Bạo lực trước khi mở ĐSQ Jerusalem, Israel bắn chết 37 người Palestine ở Gaza

Thứ Hai, 14 Tháng Năm 20185:41 SA(Xem: 10980)
Bạo lực trước khi mở ĐSQ Jerusalem, Israel bắn chết 37 người Palestine ở Gaza

Việc di dời ĐSQ làm phấn khích người Israel nhưng gây giận dữ với người Palestine Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Việc di dời ĐSQ làm phấn khích người Israel nhưng gây giận dữ với người Palestine

Hoa Kỳ sẽ mở đại sứ quán mới ở Jerusalem - một động thái được Israel ca ngợi nhưng bị người Palestine lên án.

Các quan chức hàng đầu của Mỹ sẽ tham dự lễ khánh thành, gồm cả con gái Tổng thống Donald Trump Ivanka và chồng là Jared Kushner.


Người Palestine phản đối việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Họ tuyên bố khu vực phía đông thành phố thuộc Palestine, nhưng Israel tuyên bố không bao giờ chia cắt thành phố.

Người Palestine ở Gaza đụng độ với quân đội Israel ở biên giới hôm thứ Hai (14/5) và hai người Palestine bị bắn chết.

Bộ Y tế của Gaza cho biết họ bị giết ở phía bắc và phía nam của lãnh thổ.

Các nhà lãnh đạo Hồi giáo của Gaza, Hamas, tổ chức các cuộc biểu tình hàng loạt mang tên 'Great March of Return' nhằm phá vỡ hàng rào biên giới trong sáu tuần qua.

Khoảng 45 người Palestine bị quân Israel bắn chết, và hàng ngàn người bị thương.

Tại sao việc dời ĐSQ gây tranh cãi?

Tình trạng của Jerusalem là trung tâm của xung đột Israel-Palestine.

Chủ quyền của Israel đối với Jerusalem không được quốc tế công nhận và, theo hiệp ước hòa bình Israel-Palestine năm 1993, tình trạng cuối cùng của Jerusalem sẽ được thảo luận trong giai đoạn sau của đàm phán hòa bình.

p05q7ngr

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Hoa Kỳ muốn chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem

Erdogan: 'Jerusalem phải là thủ đô Palestine'

Kẻ tấn công ở Jerusalem 'ủng hộ IS'

Israel chiếm đóng Đông Jerusalem kể từ chiến tranh Trung Đông năm 1967.

Israel chính thức sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ của mình, mặc dù không được sự đồng ý của bất kỳ quốc gia nào cho đến khi có tuyên bố của Tổng thống Trump tháng 12/2017.

Từ năm 1967, Israel đã xây dựng hàng tá khu định cư cho khoảng 200.000 người Do Thái, ở Đông Jerusalem. Hành động được coi là trái luật quốc tế, mặc dù Israel tranh cãi điều này.

Nhiều quốc gia từng có ĐSQ ở Jerusalem, nhưng đã di dời sau khi Israel thông qua luật năm 1980 chính thức coi Jerusalem là thủ đô.

Quyết định của Tổng thống Donald Trump năm 2017 công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel đã phá vỡ vai trò trung lập của Mỹ trong hàng thập kỷ đối với vấn đề này và khiến Mỹ trở nên khác biệt với cộng đồng quốc tế.

Cái gì sẽ được mở và ai sẽ tham dự?

Một ĐSQ nhỏ tạm thời sẽ bắt đầu hoạt động vào thứ Hai bên trong tòa lãnh sự quán của Mỹ ở Jerusalem.

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Lãnh sự quán Mỹ sẽ hoạt động như ĐSQ Mỹ ở Jerusalem

Một khu vực lớn hơn sẽ được thành lập sau khi phần còn lại của ĐSQ chuyển về từ Tel Aviv.

Lễ khánh thành ĐSQ diễn ra trùng với dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh Israel.

Tổng thống Trump dự kiến phát biểu tham dự sự kiện hôm thứ Hai (14/5) qua video.

Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Ivanka Trump chào mừng Đại sứ Hoa Kỳ tại Israel David Friedman (trái) cùng chồng Jared Kushner (phải) tại sân bay quốc tế Ben Gurion

Cùng với Ivanka Trump và Jared Kushner, là hai cố vấn cao cấp của Nhà Trắng, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Phó Ngoại trưởng John Sullivan có mặt tại buổi lễ.

EU lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc di dời ĐSQ của Mỹ tới Jerusalem.

Israel và Palestine phản ứng ra sao?

Bản quyền hình ảnh RAFFI BERG
Image caption Mũ chỏm của người Do Thái in khẩu hiệu ủng hộ Trump được bày bán ở Jerusalem.

Quyết định của Tổng thống Trump công nhận Israel là thủ đô của Jerusalem và việc di dời ĐSQ được ủng hộ mạnh mẽ bởi người Do Thái Israel thông qua các nhóm chính trị bảo thủ.

Đó là một chiến thắng ngoại giao cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã gọi đó là sự thừa nhận thực tế.

Tuy nhiên, chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas gọi quyết định của ông Trump là 'cái tát của thế kỷ'.

Ông nói rằng Mỹ không còn là nhà trung gian hòa giải trong đàm phán hòa bình Israel-Palestine và sẽ không còn có vai trò trong tương lai.

Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Người Palestine tổ chức các cuộc biểu tình chống lại việc mở ĐSQ Mỹ

Tại Gaza, người Palestine biểu tình hàng tuần, đã biến thành bạo lực, trong khi tổ chức lễ kỷ niệm hàng năm mà họ gọi là 'Nakba' hay 'Catastrophe' (Thảm họa), khi hàng trăm ngàn người chạy trốn khỏi nhà hoặc bị đuổi đi sau khi Nhà nước Israel thành lập ngày 14/5/1948.

Hamas, đang ở trong tình trạng xung đột với Israel, cho biết họ sẽ đẩy mạnh các cuộc biểu tình hàng loạt mang tên 'Great March of Return' vào thứ Ba, ngày lễ 'Nakba' chính thức.

Hamas nói rằng họ muốn thu hút sự chú ý đến những gì người Palestine xem là quyền của họ để trở về mảnh đất tổ tiên, nơi đã trở thành Israel.

Israel cho biết các cuộc biểu tình nhằm phá vỡ biên giới, mà nước này bảo vệ rất nghiêm ngặt, và tấn công cộng đồng Israel gần đó.

Israel bắn chết 37 người Palestine ở Gaza

Ít nhất 37 người Palestine bị binh lính Israel bắn chết ở dải Gaza, trước thềm lễ khánh thành đại sứ quán Mỹ tại Jerusalem.

Người Palestine đốt lốp xe gần biên giới Gaza - Israel. Ảnh:

Người biểu tình Palestine hôm nay đốt lốp xe gần biên giới Gaza - Israel. Ảnh: AFP.

Bộ Y tế Gaza cho biết một bé trai 14 tuổi nằm trong số 37 người chết khi hàng chục nghìn người biểu tình, đụng độ dọc biên giới dải Gaza nhằm phản đối Mỹ di dời đại sứ quán tới Jerusalem. Hơn 900 người bị thương. Đây là ngày nhiều người chết nhất trong cuộc xung đột Israel - Palestine kể từ cuộc chiến tranh năm 2014 giữa đất nước Do Thái và Hamas, nhóm vũ trang Hồi giáo kiểm soát dải Gaza. 

Chính phủ Palestine cáo buộc Israel "tàn sát khủng khiếp" ở dải Gaza, theo AFP

Quân đội Israel cho biết 10.000 "kẻ bạo động" đã tụ tập dọc hàng rào an ninh và quân đội thực chiện chiến dịch "theo quy trình chuẩn". 

Người Palestine cho rằng việc Mỹ di dời đại sứ quán thể hiện sự ủng hộ Israel nắm quyền toàn thành phố Jerusalem, trong khi người Palestine tuyên bố có quyền chủ quyền với phần phía đông Jerusalem. 

Các quan chức hàng đầu của Mỹ, trong đó có Ivanka Trump, con gái Tổng thống Donald Trump, và Jared Kushner, chồng Ivanka, sẽ dự lễ khánh thành. 

Hamas đã chỉ đạo cuộc biểu tình với tên gọi "Great March of Return" trong suốt 6 tuần qua. Israel cho rằng người biểu tình cố xâm phạm hàng rào biên giới. Dự kiến, biểu tình lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/5, kỷ niệm ngày Nakba của người Palestine. Họ coi đây là "ngày thảm họa", bởi vào ngày này năm 1948, hàng trăm nghìn người dân Palestine đã bị đuổi khỏi quê hương.

Trọng Giá

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn