Tin Tức ngày 09 tháng 06 -2025: Trump suýt bị té ( Sư kiên có thật, hình AI hài hước !)

Thứ Hai, 09 Tháng Sáu 20253:35 SA(Xem: 734)
Tin Tức ngày 09 tháng 06 -2025: Trump suýt bị té ( Sư kiên có thật, hình AI hài hước !)
TrumVapNga
************

Ukraine tuyên bố hạ 100% tên lửa Kinzhal, Kh-101 trong đòn tập kích của Nga

Không quân Ukraine thông báo đánh chặn 479 vũ khí được Nga phóng vào nước này rạng sáng nay, trong đó có toàn bộ 14 tên lửa Kinzhal và Kh-101.

Bộ tư lệnh không quân Ukraine hôm nay cho biết Nga tập kích nước này bằng 4 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, 10 tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ oanh tạc cơ chiến lược, 3 tên lửa diệt hạm siêu thanh Kh-22, hai tên lửa diệt radar Kh-31P, một tên lửa chống hạm cận âm Kh-35, cùng 479 máy bay không người lái (UAV) tự sát dòng Geran và phi cơ mồi bẫy.

Đây là cuộc tấn công mà quân đội Nga sử dụng nhiều UAV tự sát và mồi bẫy nhất kể từ đầu xung đột, vượt qua mức kỷ lục 472 chiếc hôm 1/6.

"Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ cả 4 tên lửa Kinzhal, 10 quả Kh-101, toàn bộ tên lửa Kh-31P và Kh-35, cùng 277 UAV tự sát. Các biện pháp chế áp điện tử cũng khiến hai tên lửa Kh-22 và 183 UAV bị lạc đường", cơ quan này cho hay.

Lính cứu hỏa Ukraine dập đám cháy sau vụ tập kích ngày 6/6. Ảnh: DSNS

Lính cứu hỏa Ukraine dập đám cháy sau vụ tập kích ngày 6/6. Ảnh: DSNS

Không quân Ukraine không đề cập tên lửa Kh-22 và 19 UAV còn lại, nhưng thêm rằng họ đã ghi nhận 10 địa điểm trúng tập kích và mảnh vỡ rơi xuống 17 khu vực.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Quân đội Ba Lan cùng ngày thông báo nước này và các đồng minh đã triển khai tiêm kích khi "Nga tấn công khu vực miền tây Ukraine", khẳng định động thái nhằm đảm bảo an ninh tại các địa phương của Ba Lan giáp với Ukraine.

AMK Mapping, tài khoản trên X chuyên theo dõi dữ liệu tình báo nguồn mở về chiến sự và có quan điểm ủng hộ Ukraine, công bố bản đồ cho thấy phần lớn UAV cùng các tên lửa Kinzhal và Kh-101 Nga nhắm tới sân bay quân sự Dubno gần thành phố cùng tên ở tỉnh Rivne, miền tây Ukraine. Tên lửa Kh-22 dường như nhắm tới đảo Rắn, cách cảng Odessa khoảng 35 km.

Đường bay ước tính các tên lửa và UAV Nga trong cuộc tập kích rạng sáng 9/6. Đồ họa: AMK Mapping

Đường bay ước tính các tên lửa và UAV Nga trong cuộc tập kích rạng sáng 9/6. Đồ họa: AMK Mapping

Cũng theo tài khoản này, ít nhất 3 loạt phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M đã nhằm vào thủ đô Kiev và thành phố Kremechuk, nhưng thông tin không được đề cập trong thống kê của Bộ tư lệnh không quân Ukraine.

"Không quân Ukraine khẳng định đã bắn hạ 100% tên lửa Kinzhal và Kh-101, trong khi chỉ có một quả đạn Kh-22 đánh trúng đích trong tổng số 20 tên lửa được Nga khai hỏa. Đây có thể là tuyên bố khó tin nhất từ trước đến nay do Ukraine đưa ra", AMK Mapping cho hay.

Rybar, tài khoản mạng xã hội có liên hệ với quân đội Nga và thường được sử dụng làm nguồn tin thay thế cho các tuyên bố chính thức của Moskva, cho biết lực lượng nước này đã nhắm vào hạ tầng lưỡng dụng, cơ sở hậu cần quân sự và sân bay tại 5 tỉnh ở Ukraine.

"Những vị trí bị nhắm tới trong trận tập kích nhằm vào sân bay Dubno là kho nhiên liệu và phương tiện chuyên chở, nhà chứa máy bay, xưởng bảo dưỡng, bãi đỗ ngoài trời, trận địa radar và phòng không, sở chỉ huy. Trong khi đó, tên lửa Kh-22 đã đánh trúng vị trí được Ukraine nâng cấp để lắp đặt các thiết bị giám sát vùng biển xung quanh đảo Rắn", Rybar cho hay.

Dữ liệu vệ tinh được công bố trên Hệ thống Quản lý Tài nguyên Thông tin về Hỏa hoạn (FIRMS) của NASA ngày 6/9 cho thấy có những đám cháy tại căn cứ không quân Dubno.

Khu vực xảy ra hỏa hoạn (màu đỏ) ngày 9/6 tại căn cứ không quân Dubno của Ukraine. Ảnh: NASA

Khu vực xảy ra hỏa hoạn (màu đỏ) tại căn cứ không quân Dubno của Ukraine hôm 9/6. Ảnh: NASA

Nga gần đây thường xuyên phóng lượng lớn UAV kết hợp với nhiều loại tên lửa nhằm vào nước láng giềng, giữa lúc xuất hiện những thông tin về tình trạng cạn kiệt đạn dược cho các đơn vị phòng không Ukraine. Nguồn tin tình báo quân sự Ukraine nhận định Nga đang chuẩn bị kế hoạch huy động 500 UAV tự sát mỗi đêm để tập kích nước láng giềng.

Hãng thông tấn Reuters dẫn lời hai quan chức Mỹ cho rằng Nga chưa thực sự tung đòn trả đũa chiến dịch tập kích quy mô lớn được Ukraine tiến hành hôm 1/6.

Một người nói đòn đáp trả thật sự của Nga sẽ mang tính chất "phi đối xứng", tức là phương pháp tấn công và mục tiêu nhắm tới sẽ khác với chiến dịch của đối phương. "Đó có thể sẽ là cuộc tấn công lớn theo nhiều hướng, sử dụng nhiều loại UAV và tên lửa khác nhau", quan chức Mỹ cho hay.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters, AFP, AP)


***********

Tin Tổng hợp

Chi Phương

(AFP) – Ukraina và Nga cáo buộc đối phương trì hoãn các chương trình trao đổi tù binh. Các chương trình trao đổi tù binh giữa hai nước trong hai ngày 07-08/06/2025 đã không diễn ra như thỏa thuận đã đạt được tại hội nghị Istanbul hôm đầu tuần. Matxcơva và Kiev quy trách nhiệm cho đối phương. Không quân Nga chịu nhiều tổn thất sau chiến dịch « Mạng Nhện » Ukraina tiến hành. Về phía Matxcơva thì đã liên tục oanh kích vào thủ đô Kiev và nhiều khu vực khác trên lãnh thổ Ukraina.

(RFI) – Một ứng cử viên chuẩn bị ra tranh cử tổng thống Colombia bị mưu sát. Thượng nghị sĩ Colombia Miguel Uribe trong tình trạng « nguy kịch ». Chiều qua, hôm 07/06/2025, ông bị bắn vào đầu và cổ trong lúc đang vận động gần thủ đô Bogota để chuẩn bị ra tranh cử tổng thống vào năm tới. Hung thủ là một thiếu niên 15 tuổi, đã bị bắt.

(AFP) – UNESCO lên kế hoạch trang bị cảm biến cho 10 000 tàu thương mại để quan sát đại dương. Trước thềm hội nghị về đại dương của Liên Hiệp Quốc, (diễn ra từ ngày 09/06 đến 13/06) quy tụ hơn 50 nguyên thủ và lãnh đạo các nước. Hôm qua, một cơ quan của Liên Hiệp Quốc cho biết có kế hoạch trang bị cho 10.000 tàu thương mại thiết bị cảm biến khoa học để quan sát đại dương. Thiết bị này sẽ cung cấp dữ liệu theo thời gian thực cho Hệ thống quan sát đại dương toàn cầu do UNESCO điều phối. Tại hội nghị diễn ra tại Nice, miền nam nước Pháp, UNESCO cũng có kế hoạch cung cấp quyền truy cập miễn phí vào bản đồ đáy biển. Hoạt động lập bản đồ với độ phân giải cao, được mở rộng, và hiện bao phủ 26,1% diện tích đáy biển toàn cầu, so với mức dưới 6% như năm 2017.

(AFP) – Quân đội Israel tố cáo đại diện Cơ Quan Bảo Vệ Thường Dân của người Palestine ở Gaza là một « tay khủng bố » và là người của phong trào Hamas. Đây là một tổ chức cứu hộ hoạt động tại Gaza. Trong thông cáo hôm nay 08/06/2025, quân đội Israel khẳng định « có đầy đủ bằng chứng » cho thấy Mahmoud Bassal, phát ngôn viên chính của tổ chức Palestine nói trên là « một tay khủng bố đang hoạt động ». Đương sự lập tức bác bỏ những cáo buộc nói trên và cáo buộc Nhà nước Do Thái « tung tin giả vì mục tiêu chiến tranh ». Tổ chức mang tên Cơ Quan Bảo Vệ Thường Dân được lập ra từ hàng chục năm nay, huy động các nhân viên cứu hộ tại Gaza, chủ yếu là để đưa nạn nhân các loạt oanh kích vào bệnh viện điều trị. Cáo buộc nhắm vào một nhân viên của tổ chức này được đưa ra vào lúc quân đội Israel bị cáo buộc nổ súng vô tội vạ vào thường dân Palestine trong lúc họ đợi được phân phát viện trợ lượng thực.

(AFP) – Ý : Trưng cầu dân ý về cải cách quy chế nhập tịch. Người dân sẽ bỏ phiếu trong hôm nay 08/06/2025 và ngày mai 09/06 về việc rút ngắn thời gian cần thiết (cư trú 5 năm thay vì 10 năm) để người nước ngoài được nộp đơn xin quốc tịch. Cuộc trưng cầu dân ý được phe đối lập và nhiều tổ chức phi chính phủ khởi xướng, đã thu thập đủ hơn 500.000 chữ ký cần thiết vào tháng 09/2024. Chính phủ của thủ tướng Giorgia Meloni, lãnh đạo đảng cực hữu Fratelli d’Italia, phản đối mạnh mẽ đề xuất này và kêu gọi người dân không tham gia bỏ phiếu, bởi kết quả sẽ không có hiệu lực nếu tỷ lệ tham gia không đạt trên 50%. Thủ tướng Meloni khẳng định luật quốc tịch hiện tại đã « rất tốt và rất cởi mở » và nhấn mạnh rằng Ý là một trong những nước châu Âu có lượng người được nhập tịch cao nhất. Theo số liệu của Eurostat, năm 2023, Ý đã cấp quốc tịch cho 213.500 người, chiếm 1/5 tổng số người nhập tịch trong Liên Hiệp Châu Âu (EU).

(AFP) – Biểu tình tại thủ đô Tây Ban Nha tố cáo thủ tướng Pedro Sanchez tham nhũng. Hàng chục ngàn người dân tuần hành ở trung tâm thủ đô Madrid trưa nay 08/06/2025 đòi thủ tướng Tây Ban Nha từ chức. Phu nhân, anh trai và một cộng tác viên thân cận của thủ tướng Sanchez bị cáo buộc nhận hối lộ.

(AFP) – Anh Quốc dự trừ hơn đầu tư hơn 100 tỷ đô la cho khoa học, công nghệ cao và quốc phòng. Vào lúc bộ Tài Chính liên tục thông báo các biện pháp cắt giảm chi tiêu, để thu hẹp bội chi ngân sách, trên nguyên tắc Thứ Tư tuần sau, 11/06/2025, Luân Đôn thông báo kế hoạch quy mô, huy động 86 tỷ bảng Anh từ nay đến năm 2030 để phát huy các lĩnh vực « công nghệ, khoa học và nhất là các hoạt động quốc phòng ». Có nhiều khả năng chính phủ của thủ tướng Starmer nhanh chóng thông qua nhiều dự án, cho giải ngân thêm 113 tỷ bảng trước cuối thập niên này. Bên cạnh đó, báo Times tiết lộ Luân Đôn cũng dự trù đầu tư thêm 30 tỷ bảng Anh trong 3 năm sắp tới để cải thiện các dịch vụ y tế công.

(AFP) – Phải chăng tập đoàn Apple bị chậm trễ trong lĩnh vực phát triển trí tuệ nhân tạo ? Ngày mai 09/06/2025, nhãn hiệu Quả Táo công bố kết quả hàng năm trong bối cảnh Apple đã nhìn nhận « bỏ lỡ cơ hội » phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Cùng lúc những tên tuổi lớn của thung lũng Silicon như OpenAI (ChatGPT), Google và Meta thì liên tục thông báo những tiến bộ về AI, càng lúc càng « hiệu quả ». Hãng tin Bloomberg ngày 08/06 tiết lộ Meta đang có kế hoạch mua lại công ty khởi nghiệp Scale AI với giá hơn 10 tỷ đô la.

(AFP) – Một thành viên ban nhạc rock punk của Nga Pussy Riot lại vào tù, nhưng lần này là cố ý. Từ 05-14/06/2025, Nadya Tolokonnikova tự chui vào một cái xà lim, gợi lại hình ảnh của một nhà tù ở Nga, để cảnh cáo công luận « trước hiện tượngchủ nghĩa chuyên chế đang dâng cao ». Cô tham gia một chương trình triển lãm mang tựa đề « Police State - Nhà nước Công An » mở ra tại Bảo Tàng Đương Đại ở thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ. 10 năm trước đây Nadya từng trải qua 2 năm trong ngục tù tại Nga do đã biểu diễn một « Bài Nguyện Cầu theo giai điệu Punk » trong một thánh đường ở thủ đô Matxcơva. Thông điệp ca sĩ người Nga này gửi đến khách tham quan ở Los Angeles là « một Nhà nước Công An làm xói mòn thế cân bằng giữa các cơ quan quyền lực, các công dân dễ bị đẩy vào tù mà không được xét xử và đó là một điều rất nguy hiểm » mà cô đã trải qua trong suốt 25 năm trên quê hương mình là nước Nga.

(AFP) – Úc muốn có thêm đối tác để giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ. Hôm nay, 08/06/2025, bộ trưởng thương mại Úc Don Farrell bày tỏ mong muốn « thiết lập các thỏa thuận trao đổi thương mại tự do trên toàn thế giới, bất kể lựa chọn của phía Mỹ là gì ». Chính quyền Trump đã áp mức thuế 10% đối với mặt hàng nhập từ Úc hồi tháng Tư vừa qua, và gần đây, áp thêm 50% thuế vào thép và nhôm. Canberra cho rằng các chính sách của Washington được đưa ra mà không dựa trên cơ sở nào.

(AFP) – Roland-Garros : Hơn 25.000 người đến fan zone theo dõi trận chung kết đơn nam. Lần đầu tiên trong lịch sử của Roland-Garros, một khu vực dành cho người hâm mộ, fan zone, được mở ra để theo dõi trận đấu trực tiếp giữa các tay vợt, tại quảng trường Concorde. Trận chung kết diễn ra từ 15 giờ (giờ địa phương) hôm nay, 08/06/2025, giữa hai ngôi sao quần vợt Carlos Alcaraz và Jannik Sinner, dự trù thu hút hơn 25.000 người đến khu vực fan zone. Riêng tại sân vận động Roland Garros, mùa giải năm nay được cho là đã đón tiếp 685 ngàn người đến xem.

(AFP) – Nhiều thành phố ở Iran cấm « dắt chó đi dạo » tại nơi công cộng. Nhiều hãng truyền thông Iran hôm nay, 08/06/2025, đưa tin là việc dắt chó đi dạo tại nơi công cộng, đã bị cấm tại hơn 20 thành phố vì lý do vệ sinh và an ninh. Tại nước Hồi Giáo Iran, không có luật nào quy định cấm nuôi chó, và nhiều người Iran có thú cưng. Tuy nhiên, một số lãnh đạo chính trị và tôn giáo coi đó là dấu hiệu của ảnh hưởng từ phương Tây. Năm 2021, 75 đại biểu quốc hội đã ký một văn bản lên án việc nuôi thú cưng, vì cho là « vấn đề có tính hủy hoại » đối với xã hội Iran. Lãnh tụ Ali Khamenei vào năm 2017, nhận xét rằng « nuôi chó ngoài mục đích hỗ trợ chăn gia súc, hoặc săn bắn, hay canh gác » là một hành động đáng chê trách. Một số giáo sĩ Hồi giáo còn cho rằng việc vuốt ve chó, tiếp xúc với nước bọt của chó là « không sạch sẽ ».

(AFP) – Hoa Kỳ : Lễ diễu hành hành « Tự hào » – World Pride tại Washington, khiêu khích Trump. Lễ diễu hành World Pride, nhằm kêu gọi ủng hộ quyền của những người thuộc cộng đồng LGBT+ diễn ra tại Washington vào thứ Bảy, 07/06/2025. Một số người biểu tình cho rằng cần phải cho chính quyền Trump thấy rằng cộng dồng LGBT đoàn kết trước lập trường cực đoan của lãnh đạo Mỹ về giới tính. Tại lễ nhậm chức, Donald Trump từng khẳng định loài người chỉ có hai giới tính là nam và nữ. Nhà Trắng sau đó đã cấm những người thuộc « giới tính thứ ba » phục vụ trong quân đội, đồng thời hạn chế các điều trị y khoa nhằm chuyển đổi giới tính.


***********

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump

CÔNG KHẢI

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 1.

Một chiếc xe bốc cháy trên đại lộ Atlantic, thành phố Paramount, Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 7-6 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters ngày 8-6, các cuộc biểu tình phản đối các cuộc truy quét nhập cư của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE) đã kéo dài qua ngày thứ hai. 

Mâu thuẫn ngày càng leo thang với tình trạng xung đột gia tăng khi đám đông xuống đường đụng độ lực lượng chức năng.

Kênh truyền hình Al Jazeera của Qatar cho biết cuộc biểu tình bắt đầu từ tối 6-6 khi ICE bắt giữ ít nhất 44 người tại Los Angeles. Sau đó, hàng trăm người kéo đến vây quanh tòa nhà liên bang Los Angeles - nơi đang xử lý những người bị bắt.

Bộ An ninh nội địa cho biết khoảng 1.000 người đã bao vây tòa nhà, phá hoại tài sản, cắt lốp xe và tấn công các đặc vụ ICE.

Trước tình hình trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí đã cho triển khai 2.000 binh sĩ Vệ binh quốc gia để đàn áp cuộc biểu tình. Lực lượng chống bạo động cũng dùng hơi cay và lựu đạn choáng để giải tán đám đông.

Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump viết: "Lực lượng Vệ binh quốc gia đã làm rất tốt ở Los Angeles sau hai ngày bạo lực, đụng độ và bất ổn". Ông cho biết quyết định triển khai được đưa ra vì "chính quyền bang và địa phương không thể kiểm soát tình hình".

Ngoài ra, ông Trump cũng tuyên bố sẽ cấm đeo khẩu trang tại các cuộc biểu tình.

"SẼ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐEO KHẨU TRANG tại các cuộc biểu tình. Những người này đang cố che giấu điều gì, và tại sao lại như vậy???" - ông chủ Nhà Trắng viết.

Tuy nhiên trái ngược với tuyên bố của ông Trump, thị trưởng Los Angeles - bà Karen Bass - khẳng định chưa hề có binh sĩ Vệ binh quốc gia nào được triển khai tại đây vào thời điểm ông Trump đăng bài.

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 2.

Một người đàn ông lái xe đi khi cảnh sát phun hơi cay để giải tán những người biểu tình tụ tập xung quanh tòa nhà liên bang Los Angeles - Ảnh: REUTERS

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 3.

Khẩu hiệu cực đoan "Death to ICE" (Diệt ICE) được viết trên một thùng rác - Ảnh: REUTERS

Los Angeles - Ảnh 4.

Cảnh sát sử dụng lựu đạn gây choáng khi đối mặt những người biểu tình - Ảnh: REUTERS

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 5.

Biểu ngữ "ICE out of LA" (ICE rời khỏi LA) được người biểu tình giơ cao khi tập trung xung quanh tòa nhà liên bang Los Angeles - Ảnh: REUTERS

Los Angeles - Ảnh 6.

Một quả pháo nổ được ném vào lực lượng cảnh sát khi đối đầu với người biểu tình - Ảnh: REUTERS

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 7.

Lực lượng cảnh sát đứng gác khi những người biểu tình tụ tập xung quanh tòa nhà liên bang Los Angeles - Ảnh: REUTERS

Người biểu tình phất cờ Mexico, hô khẩu hiệu phản đối và yêu cầu ICE rút khỏi khu vực, thậm chí ném chai lọ, pháo sáng về phía cảnh sát.

Nhiều tuyến đường vì thế bị phong tỏa, lực lượng an ninh phải mặc đồ chống bạo động và đeo mặt nạ phòng độc.

Các cuộc biểu tình dự kiến sẽ còn tiếp diễn trong những ngày tới khi căng thẳng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Theo NBC News, những người tổ chức đã kêu gọi tiếp tục biểu tình ngày thứ ba.

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 8.

Một người vẫy cờ Mexico gần một chiếc xe đang bốc cháy trong cuộc truy quét người nhập cư của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan (ICE) - Ảnh: REUTERS

Los Angeles - Ảnh 9.

Một phó cảnh sát trưởng Los Angeles ngăn cản những người biểu tình - Ảnh: REUTERS

Biểu tình hỗn loạn ở Los Angeles: Thị trưởng LA phản bác tuyên bố của ông Trump - Ảnh 10.

Cảnh sát bắt giữ một người biểu tình đang chặn lối vào gara của tòa nhà liên bang Los Angeles - Ảnh: REUTERS

Chính sách nhập cư gây tranh cãi

Thị trưởng Los Angeles, bà Karen Bass, lên tiếng phản đối chiến dịch truy quét, gọi đây là hành động “gieo rắc nỗi sợ và đe dọa sự an toàn cộng đồng”.

Liên minh Tự do dân sự Mỹ (ACLU) cũng ra tuyên bố chỉ trích ICE là “lực lượng bán quân sự đeo mặt nạ”, kêu gọi chấm dứt các chiến dịch trấn áp này.

Tuy nhiên, quyền Giám đốc ICE Todd Lyons chỉ trích bà Bass đứng về phía “vô pháp luật”, khẳng định ICE sẽ tiếp tục bắt giữ “những người nhập cư phạm tội”.

Chiến dịch truy quét là một phần trong cam kết của Tổng thống Trump nhằm tăng cường trục xuất người nhập cư không có giấy tờ. Nhà Trắng đặt mục tiêu ICE phải bắt giữ 3.000 người mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo luật sư di trú Marc Christopher, việc ICE mở rộng đối tượng bị bắt đến cả những người có thẻ thường trú hợp pháp đã làm dấy lên lo ngại về tính hợp pháp và nhân đạo của các cuộc truy quét này.


************

Bộ trưởng Mỹ dọa điều thủy quân lục chiến đối phó biểu tình ở Los Angeles

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dọa triển khai thủy quân lục chiến nếu biểu tình lan rộng ở Los Angeles, động thái vấp chỉ trích từ Thống đốc California.

"Lầu Năm Góc đang triển khai Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật liên bang tại Los Angeles. Nếu bạo lực tiếp diễn, các đơn vị thủy quân lục chiến ở căn cứ Pendleton cũng sẽ được điều động. Họ đang trong trạng thái báo động cao", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cho biết hôm 7/6.

Ông Hegseth nhấn mạnh dưới thời Tổng thống Donald Trump, mọi hành động bạo lực và phá hoại nhằm vào đặc vụ, cơ sở liên bang "sẽ không được dung thứ".

Lực lượng thực thi pháp luật trong một cuộc biểu tình Paramount ở California ngày 7/6. Ảnh: AP

Lực lượng thực thi pháp luật triển khai đối phó biểu tình ở bang California, Mỹ, ngày 7/6. Ảnh: AP

Căn cứ Pendleton nằm ở phía nam thành phố Los Angeles, là một trong những căn cứ lớn nhất của thủy quân lục chiến Mỹ trên lãnh thổ nước này. Đây là nơi đóng quân của khoảng 42.000 lính thủy đánh bộ tại ngũ, chưa kể lực lượng dự bị.

Thống đốc California Gavin Newsom lập tức chỉ trích ý tưởng điều động thủy quân lục chiến đến Los Angeles là "loạn trí". Ông trước đó cũng phản đối triển khai Vệ binh Quốc gia Mỹ để đối phó biểu tình ở thành phố. "Đây là hành động kích động có chủ đích và sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng", Thống đốc Newsom cho hay.

Căng thẳng ở Los Angeles nổ ra ngày 6/6, khi người biểu tình đụng độ với các đặc vụ Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đang tiến hành cuộc đột kích để truy quét người nhập cư trên khắp thành phố. Đặc vụ ICE bịt mặt và mang vũ khí đã xông vào nơi làm việc tại nhiều khu vực khác nhau ở Los Angeles, khiến nhiều người phẫn nộ.

Người biểu tình tại khu vực Paramount, Los Angeles hôm 7/6. Ảnh: AP

Người biểu tình tại khu vực Paramount, Los Angeles, hôm 7/6. Ảnh: AP

Ngày 7/6, lực lượng ICE tiếp tục mở rộng cuộc truy quét tới Paramount, khu vực có đa số dân là người gốc Mỹ Latin ở đông nam Los Angeles. Chiến dịch đã vấp nhiều cuộc biểu tình.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Trump tối cùng ngày ký bản ghi nhớ về triển khai 2.000 lính Vệ binh Quốc gia tới Los Angeles nhằm "xử lý tình trạng vô pháp đang diễn ra".

Bill Essayli, công tố viên liên bang tại California, cho biết lực lượng này dự kiến có mặt tại Los Angeles trong khoảng 24 giờ. Ông khẳng định rằng mọi người có quyền biểu tình, nhưng sẽ phải đối mặt nguy cơ bị truy tố.

Thùy Lâm (Theo Guardian, LA Times)


**********

Quân đội Israel được lệnh chặn thuyền cứu trợ chở Greta Thunberg

Bộ trưởng Quốc phòng Israel lệnh cho quân đội chặn thuyền cứu trợ chở 12 nhà hoạt động, trong đó có Greta Thunberg, nhằm ngăn họ đến Dải Gaza.

"Tôi đã chỉ thị cho quân đội ngăn chặn thuyền Madleen đang tiếp cận Dải Gaza. Greta Thunberg, một người bài Do Thái, và những người đồng hành của mình nên quay trở lại, vì họ sẽ không đến được Gaza", Bộ trưởng Quốc phòng Israel Israel Katz tuyên bố hôm nay.

Bộ trưởng Katz khẳng định Israel sẽ không cho phép bất kỳ bên nào can thiệp vào lệnh phong tỏa đường biển với Gaza, khẳng định biện pháp này nhằm ngăn nguồn cung vũ khí cho Hamas. "Chúng tôi sẽ hành động nhằm chống lại mọi nỗ lực phá vỡ lệnh phong tỏa hoặc hỗ trợ các nhóm vũ trang thông qua đường biển, đường không hoặc đường bộ", ông nói thêm.

Madleen, thuyền buồm do nhóm hoạt động Freedom Flotilla Coalition (FFC) vận hành, rời Italy ngày 1/6 với mục đích "cung cấp viện trợ nhân đạo và phá vỡ lệnh phong tỏa của Israel trên toàn lãnh thổ Palestine". FFC cho biết tàu mang theo lượng hàng cứu trợ "không nhiều, nhưng mang tính biểu tượng", nhằm nâng cao nhận thức quốc tế về khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở khu vực.

Những người tổ chức chuyến đi hôm 7/6 cho biết thuyền buồm Madleen đã đến vùng biển Ai Cập và đang tiến gần Gaza.

Nhà hoạt động Greta Thunberg (ngoài cùng bên phải) và các thành viên khác trong nhóm tới Gaza trên thuyền buồm Madleen trong bức ảnh được công bố hôm 2/6. Ảnh: Reuters

Greta Thunberg (ngoài cùng bên phải) trên thuyền buồm Madleen trong bức ảnh công bố hôm 2/6. Ảnh: Reuters

Trong số những người lên thuyền Madleen có nam diễn viên Liam Cunningham, thành viên Nghị viện châu Âu người Pháp gốc Palestine Rima Hassan. Bà Hassan đã bị cấm nhập cảnh vào Israel do thường xuyên phản đối chiến dịch của Tel Aviv ở Dải Gaza.

Thunberg từng định lên một thuyền của FFC hồi đầu tháng 5, song chuyến đi bị hủy khi một tàu khác của nhóm bị thiết bị bay không người lái (drone) tấn công ngoài khơi Malta. FFC cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công, cho biết drone đã làm hư hại mũi tàu.

Nhóm hoạt động FFC nhiều năm qua đã nỗ lực gửi tàu thuyền mang viện trợ đến Dải Gaza, song chưa từng thành công, hầu hết đều bị chặn và trục xuất.

Cơ quan y tế tại Dải Gaza ngày 8/6 cho biết gần 55.000 người đã thiệt mạng do chiến sự, chủ yếu là dân thường. Liên Hợp Quốc coi số liệu này đáng tin cậy.

Hồi giữa tháng 5, Israel nới lỏng phong tỏa Dải Gaza sau gần ba tháng, cho phép lượng hàng viện trợ nhân đạo hạn chế vào lãnh thổ. Tel Aviv cho biết lệnh phong tỏa nhằm gây sức ép buộc Hamas thả con tin nhóm đã bắt trong cuộc tấn công ngày 7/10/2023.

Giới chuyên gia liên tục cảnh báo rằng Dải Gaza có nguy cơ xảy ra nạn đói nếu không có thêm viện trợ. Liên Hợp Quốc và các tổ chức lớn cho biết chiến thuật phong tỏa của Israel, tình trạng mất trật tự và cướp bóc tràn lan khiến công tác phân phối viện trợ cho 2 triệu người Palestine ở khu vực gặp rất nhiều khó khăn.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)


************

Ukraine tuyên bố phá hủy tàu hỏa chở 13 xe tăng và 100 xe bọc thép của Nga

NGHI VŨ

Thông tin trên được một đơn vị Ukraine tuyên bố hôm 7-6. Vụ tấn công có khả năng diễn ra vào một ngày trước đó nhưng chưa được kiểm chứng.

Ukraine - Ảnh 1.

Một xe bọc thép M113 được ngụy trang bằng lưới chống máy bay không người lái trong một cuộc tập trận của quân đội Ukraine ngày 6-6 - Ảnh: AFP

Theo một bài đăng trên Facebook ngày 7-6, Lực lượng phòng vệ miền Nam Ukraine cho biết họ đã tấn công một đoàn tàu chở thiết bị quân sự của Nga, phá hủy 13 xe tăng và hơn 100 xe bọc thép.

Thông tin này được tạp chí Newsweek của Mỹ dẫn lại. Tuy nhiên, truyền thông không làm rõ địa điểm và thời gian Ukraine thực hiện vụ tấn công trên.

Theo Newsweek, vụ tấn công của Ukraine đánh dấu một thắng lợi chiến thuật đáng kể cho Kiev, khi nó tiếp tục gây áp lực lên chuỗi cung ứng và hậu cần của Nga.

Cuộc tấn công vào đoàn tàu vận chuyển thiết bị quân sự này đã giáng một đòn mạnh vào khả năng của Nga trong việc củng cố nhanh chóng các vị trí tiền tuyến.

Trong bài đăng trên Facebook, Lực lượng phòng vệ miền Nam Ukraine nói thêm Ukraine cũng đã "đẩy lùi" nhiều cuộc tấn công của Nga.

Theo đó, trong vòng 24 giờ đến ngày 7-6 (giờ địa phương), Ukraine đã ghi nhận hơn 800 cuộc tấn công của Nga bằng các loại drone khác nhau, trong khi Kiev thực hiện hơn 350 cuộc tấn công bằng drone và thả khoảng 450 quả đạn.

Tại khu vực phía Nam Ukraine, lực lượng Nga vào thời điểm trên đã thực hiện 12 cuộc không kích, với tổng cộng 47 quả bom dẫn đường nhằm vào các khu định cư ở vùng Zaporizhzhia.

Các thị trấn và làng mạc tiền tuyến ở các vùng Mykolaiv, Kherson, Zaporizhzhia và Dnipropetrovsk cũng bị tấn công bằng pháo binh và drone.

Trong khi đó, Nga ngày 8-6 thông báo các lực lượng nước này lần đầu đang tiến vào vùng Dnipropetrovsk ở miền trung Ukraine - khu vực mà quân Nga đã nỗ lực tiếp cận trong nhiều tháng qua. Diễn biến này có thể tạo ra những thách thức mới cho quân đội Ukraine.


**********

Biển Đông : Một tàu Trung Quốc mắc cạn trong vùng biển của Philippines

Thanh Hà

Philippines đặt quân đội trong tình trạng báo động sau khi phát hiện một tàu của Trung Quốc mắc cạn trong vùng biển gần đảo Thị Tứ -Trường Sa, nơi có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Một giới chức trong quân đội Philippines cho biết như trên vào hôm nay Chủ nhật 08/06/2025.

Đăng ngày:

3 phút Thời gian đọc

Quảng cáo

Hãng tin Mỹ AP trích lời bà Ellaine Rose Collado, phát ngôn viên lực lượng hải quân Philippines trong khu vực cho biết là khi phát hiện một tàu cá của Trung Quốc bị kẹt tại vùng biển nước nông ở phía đông đảo Thị Tứ, cách bờ biển khoảng 1,5 hải lý hôm mồng 07/06/2025, Manila điều quân đội và lực lượng tuần duyên đến tại chỗ. Nhưng tàu của Trung Quốc không cần hỗ trợ và đã được kéo ra khỏi khu vực. Theo nhiều nhân chứng địa phương, con tàu bị mắc cạn này đã được “nhiều tàu khác của Trung Quốc hỗ trợ” để tiếp tục ra khơi.

Hiện chưa có thêm thông tin về sự cố nói trên và cũng không biết là các thuyền viên có bị thương hay tàu của Trung Quốc có bị hư hại gì hay không. AP nhắc lại, các vụ đụng độ giữa tuần duyên Philippines và hải quân Trung Quốc thường xuyên xảy ra trong những tuần gần đây.

Trả lời báo chí, đại tá Xerxes Trinidad, chỉ huy liên quân Philippines nhấn mạnh, do căng thẳng trong khu vực, quân đội nước này “luôn có mặt tại chỗ và trong tình trạng đề cao cảnh giác”. Khi tàu cá Trung Quốc bị mắc cạn, phía Philippines “cố gắng hỗ trợ một cách chuyên nghiệp trong khuôn khổ luật pháp quốc tế”. Phía Philippines đã đối xử như với bất kỳ một chiếc tàu nào lâm nạn.

Philippines gọi đảo Thị Tứ trong khu vực Trường Sa là đảo Pagasa, nơi có một làng chài sinh sống và cũng là đảo lớn nhất trong số 9 hòn đảo do Manila quản lý. Đảo Thị Tứ/Pagasa cách đảo Subi khoảng 16 hải lý. Trung Quốc đã đặt cơ sở quân sự trên đảo Subi và 6 hòn đảo nhỏ khác chung quanh để khẳng định chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông.

Vùng biển này là một điểm nóng, nơi nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và cả Trung Quốc, Đài Loan cùng khẳng định chủ quyền.

Còn tại Đài Loan, hôm nay, lực lượng tuần duyên đã tổ chức cuộc huấn luyện cùng quân đội, để chuẩn bị tốt hơn trước các đe dọa “vùng xám” đang gia tăng từ Trung Quốc. Phát biểu trước cuộc tập trận tại Cao Hùng, tổng thống Lại Thanh Đức cho biết “Đài Loan liên tục phải đối mặt với sự xâm nhập bất hợp pháp của Trung Quốc, nhưng lực lượng hải cảnh luôn ở tuyến đầu, thực thi pháp luật, bảo vệ tính mạng, cũng như sự an toàn của người dân Đài Loan”. Các cuộc tập trận do tổng thống giám sát, mô phỏng những kẻ khủng bố quốc tế “bắt giữ tàu”. Lực lượng hải cảnh phối hợp với trực thăng cứu hộ của bộ Nội Vụ và của quân đội Đài Loan, để lên tàu, giành lại quyền kiểm soát tàu đó và sơ tán, giải cứu những người trên tàu. Một trực thăng, chống tàu ngầm của Hải Quân đã bay qua hiện trường khi vụ tập trận kết thúc. Đây là cuộc huấn luyện chung đầu tiên có sự phối hợp từ các lực lượng khác nhau như vậy.


***********

Syria thời hậu Assad : Từ đống tro tàn đến ngưỡng cửa dân chủ

Chi Phương

Hôm nay, 08/06/2025, tròn 6 tháng kể từ khi chế độ Bachar el-Assad sụp đổ, đánh dấu bước ngoặt lịch sử quan trọng của Syria. Lực lượng do Ahmed al-Sharaa tạm thời lên nắm quyền điều hành đất nước với các thách thức to lớn, từ kinh tế, chính trị, đến tôn giáo. Từ một đất nước bị cô lập vì nội chiến, Syria dần mở cửa, được Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, giao thiệp với nhiều nước phương Tây.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút Thời gian đọc

Quảng cáo

Nằm ở ngoại ô thủ đô Damas, Deraya từng bị cướp phá, bị bao vây, không còn dân cư, thì nay dần tìm được sức sống, người dân dần quay trở lại. Những kiến thức xây dựng một nền dân chủ được loan tải trong xã hội, để tái thiết xã hội, từ đống tro tàn của chế độ độc tài.

Từ Deraya, thông tín viên Mohamed Errami gửi về bài phóng sự :

« Trong một căn phòng vừa được cải tạo lại, tại Deraya, 3 diễn giả của một tổ chức phi chính phủ, ngồi sau một chiếc bàn dài, đối thoại với hàng chục cư dân. Một chiếc micro được truyền nhau trong phòng. Đây là lần đầu tiên từ nhiều năm qua, cư dân được tranh luận về tương lai của họ. Một người nói : « Mỗi lần, có một sự kiện hay một cuộc tụ họp chính trị nào, nhằm thúc đẩy chúng tôi tái hòa nhập vào đời sống xã hội, tôi đều cố gắng có mặt. Đối với tôi, đó là cách để xây dựng tương lai của Syria. »

Thành phố được coi là biểu tượng của Cách mạng hòa bình, Deraya đã bị tàn phá đến 90% bởi chế độ Assad, bị bao vây trong nhiều năm. Kể từ khi chính quyền Assad sụp đổ, người dân đã quay trở về và yêu cầu được « tham gia » (vào tái thiết đất nước). Một cư dân khác chia sẻ : « Hôm nay, tôi coi mình là người bảo vệ đất nước, để ngăn chặn những sai lầm trong quá khứ lặp lại, dẫn đến những cuộc cách mạng mới. »

Những cuộc họp này do Hiệp hội Sao Hỏa tổ chức, đào tạo người dân về quyền chính trị, cách hoạt động của dân chủ, quyền được lên tiếng. Đây là một cách để bắt đầu cuộc tái thiết của người dân tại địa phương này. Người phụ trách điều phối của hiệp hội, bà Helene Michalak cho biết :

« Chúng tôi nói với họ về các cuộc tranh luận công khai, về quyền hiến định, về việc thành lập đảng phái. Đó là nền tảng để những người trẻ có thể đầu tư vào tương lai của họ, về lâu về dài ».

Cách nay 6 tháng, lúc đó căn phòng này vẫn chưa tồn tại. Đây là một trong số ít tòa nhà mới được xây dựng tại Deraya. Đó là một biểu tượng, của một đất nước đang trong cảnh đổ nát, cố gắng xây dựng lại nền dâu chủ từ gốc rễ. »

Về vị lãnh đạo lâm thời Syria từ 6 tháng qua, Ahmed al-Sharaa, từng là chỉ huy thánh chiến bị truy nã vì có liên hệ với tổ chức khủng bố, nay đã thành công khoác lên một chiếc áo mới, được các lãnh đạo thế giới đón tiếp, từ các lãnh đạo Vùng Vịnh, đến tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và cả nguyên thủ Hoa Kỳ Donald Trump. « Một người đàn ông mạnh mẽ, cuốn hút, với quá khứ nặng nề », như nhận xét của ông Trump. Hoa Kỳ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận Syria. Al Sharaa được coi là một kẻ « cực đoan thực dụng », mà các quốc gia khác coi là « không có lựa chọn thay thế » cho tình hình hiện tại, giúp bình ổn Syria.

Dưới sự lãnh đạo của Al-Sharaa, diện mạo của Syria đã thay đổi đáng kể, không chỉ trong đối ngoại và cơ cấu tổ chức nội bộ đất nước. Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS) từng đưa Al-Sharaa lên nắm quyền đã bị giải thể, để tái lập một Nhà nước Trung ương. Một chính quyền dân sự tạm thời cũng đã được thiết lập, kéo dài 5 năm, dù các chuyên gia cảnh báo rằng « quyền lực vẫn tập trung » trong tay tổng thống Al-Sharaa.

Tân lãnh đạo Syria cũng chủ động tiếp cận thường dân và giới trẻ, ăn tại quán bình dân, chơi thể thao và tiếp đón trẻ mồ côi trong dinh tổng thống, khẳng định « nguồn gốc cách mạng » : « Chúng tôi không quen với cung điện sang trọng, 2 năm trước, tôi còn họp dưới gốc cây oliu ».


*********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Giao Kèo
Web tham khảo