Tin Tức ngày 08 tháng 06 -2025: Xem cột YouTube, tiếng nói Trung thực, Có trách nhiệm .

Chủ Nhật, 08 Tháng Sáu 20253:17 SA(Xem: 619)
Tin Tức ngày 08 tháng 06 -2025: Xem cột YouTube, tiếng nói Trung thực, Có trách nhiệm .

TrumVayCo-Khoc
************

Mỹ : TT Trump điều Vệ binh Quốc gia tới Los Angeles để giải tán biểu tình

Phan Minh

Tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua 07/06/2025, đã triển khai 2.000 binh sĩ của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đến thành phố Los Angeles để trấn áp các cuộc biểu tình phản đối những chiến dịch truy quét người nhập cư. Hành động này bị thống đốc bang California Gavin Newsom gọi là “cố ý khiêu khích”. Chủ nhân Nhà Trắng đưa ra quyết định này sau hai ngày biểu tình dữ dội với đám đông phẫn nộ vì hàng chục di dân bị bắt giữ ở thành phố lớn thứ hai Hoa Kỳ, nơi có cộng đồng Mỹ Latinh rất lớn.

Từ Atlanta, thông tín viên Edward Maille tường trình :

Một biện pháp đặc biệt thể hiện rõ sự cứng rắn trong chính sách nhập cư của tổng thống Trump. Mong muốn của chính quyền tiến hành các chiến dịch trục xuất trong những ngày gần đây ở Los Angeles không phải là điều ngẫu nhiên : thành phố này đang nằm trong tầm ngắm của chính phủ, là ví dụ điển hình cho sự kháng cự đối với chính sách nhập cư của Donald TrumpLos Angeles là một “thành phố trú ẩn”, nơi mà các nguồn lực của chính quyền địa phương không được sử dụng để bắt giữ những người nhập cư không có giấy tờ hay hợp tác với cơ quan di trú liên bang.

Qua việc triển khai binh lính, Donald Trump tiếp tục đưa ra luận điệu mang tính bảo thủ, coi bang California, dưới sự lãnh đạo của thống đốc Gavin Newsom, theo đảng Dân Chủ và có tư tưởng cấp tiến, là một vùng lãnh thổ vô pháp.

Dù khuôn khổ pháp lý cho việc điều động binh lính vẫn chưa được nêu rõ, nhiều khả năng chủ nhân Nhà Trắng viện dẫn Đạo luật Chống nổi loạn (Insurrection Act) có từ thế kỷ XIX, một đạo luật cho phép chính phủ liên bang điều động quân đội mà không cần sự chấp thuận của thống đốc bang. Bước đi này thể hiện sự cứng rắn, cho thấy tổng thống muốn có tiếng nói quyết định.


**********

Trump-Musk đại chiến, chiến dịch Mạng nhện của Ukraina : Cú sốc cho thế giới

Thụy My

Musk, chiến dịch thần sầu của Ukraina đánh vào Nga, là hai sự kiện khiến thế giới sững sờ trong tuần này, lấn át những chủ đề khác như hội nghị về đại dương, chiến tranh ở Gaza, nghi vấn hối mại quyền thế của bộ trưởng văn hóa Pháp Rachida Dati…

Quảng cáo

Lần đầu tiên Donald Trump có đối thủ xứng tầm : Elon Musk

Le Figaro cuối tuần nhận định, liên minh độc đáo giữa Trump và Musk đã vỡ tan tành hôm thứ Năm với những lời thóa mạ và đe dọa lẫn nhau. Lần đầu tiên nhân vật quyền lực nhất hành tinh đã có được đối thủ xứng tầm là Musk, người giàu nhất thế giới.

Hầu như cũng nổi tiếng như Trump nhưng giàu hơn rất nhiều, Musk còn có mạng xã hội X để lan tỏa quan điểm. Cũng sân si như Trump, Musk lại năng động hơn trên các mạng xã hội – một kiểu gậy ông đập lưng ông đối với người từng rất mê Twitter. Căng thẳng đã diễn ra từ nhiều ngày qua, dù Musk chỉ trích đạo luật « lớn và đẹp », Trump tránh mọi ồn ào bằng cách dàn cảnh sự ra đi êm ái của Musk. Nhưng Trump không tự kềm chế được lâu.

Trong cuộc họp báo với thủ tướng Đức Friedrich Merz, Trump cho biết « thất vọng » về Musk. Chỉ vài phút sau, Musk đăng lên X : « Không có tôi, Trump đã thất cử, Dân Chủ kiểm soát Hạ Viện và Cộng Hòa có 51/49 ghế ở Thượng Viện. Thật vô ơn ! ». Trump đáp trả trên Truth Social, vì bị hủy bỏ trợ cấp mua xe điện, nên Musk trở nên « điên rồ » ; và đe dọa kết thúc các hợp đồng chính phủ. Musk tung ra quả bom lớn : Donald Trump có tên trong hồ sơ Epstein, và dọa không cho phi thuyền Dragon hoạt động.

Một liên minh dễ vỡ giữa hai cá tính mạnh 

Ngoài bất đồng cá nhân, đây còn là rạn nứt đầu tiên giữa phong trào MAGA - dân túy và bảo hộ, với giới công nghệ - chủ trương tự do mậu dịch. Musk còn muốn chiến đấu về chính trị khi loan báo sẽ trả đũa các dân biểu Cộng Hòa đã bỏ phiếu cho dự luật ngân sách của Trump, và lập đảng mới. Với gia tài to lớn và 220 triệu người theo dõi trên X, Musk có thể tạo ảnh hưởng trong cuộc bầu cử sơ bộ sắp tới của Cộng Hòa.

Sự nổi tiếng khiến Musk hầu như là đối thủ tự nhiên của Trump. Dù kết cuộc ra sao chưa rõ, Trump có sức mạnh của Nhà nước liên bang. Cổ phiếu Tesla đã sụt mất 14 % trong ngày thứ Năm, 150 tỉ đô la tan biến và Trump còn có thể đánh thuế hải quan hay hủy bỏ trợ cấp công. Hoặc đe dọa các đối tác thương mại của Musk, thậm chí quốc hữu hóa SpaceX – dù việc này khó khả thi. Nhưng nhiều khả năng là đôi bên sẽ làm hòa vì hiểu rằng cả hai đều thiệt, tuy nhiên sẽ không còn như xưa vì khi kể công trong chiến thắng của Trump và nói đến vụ Epstein, Musk đã đụng chạm đến lòng tự ái cao độ của Trump.

Theo Le Figaro, điều khiến người ta bất ngờ là tốc độ nhanh chóng, thô bạo của cuộc khẩu chiến, và đáng ngạc nhiên nhất là liên minh Trump-Musk có thể kéo dài như thế. Nếu lo cho gia tài và tương lai của mình ở nước Mỹ, nhà tỉ phú công nghệ sẽ phải quy phục Nhà Trắng, như đa số các nhà lãnh đạo thế giới. The Economist cũng cho rằng « Donald Trump có nhiều phương cách để gây tổn hại cho Elon Musk ».

« Chiều sâu chiến lược » trở thành điểm yếu của Nga

Về các chiến dịch thần tốc, táo bạo vừa qua của Ukraina, L’Express nhận xét, từ lâu người Nga vẫn tin vào « chiều sâu chiến lược », tức khoảng cách giữa tiền tuyến với các cơ sở kỹ nghệ và các thành phố lớn. Để đối phó với Đức quốc xã năm 1941, Liên Xô đã cho dời 1.500 nhà máy sang Xibêri, Trung Á và Ural. Nằm ngoài tầm oanh tạc, những nhà máy này còn sản xuất cả ngày lẫn đêm thép và vũ khí, cho đến chiến thắng cuối cùng bốn năm sau đó.

Khi bố trí các oanh tạc cơ chiến lược ở đông Xibêri hay Viễn Đông, bộ tham mưu Nga ngỡ rằng hỏa tiễn không với tới được. Nhưng cuộc không tập ly kỳ do tình báo Ukraina tổ chức : các drone giấu trong xe tải được điều khiển từ xa đã phá hủy nhiều phi cơ Nga, cho thấy « chiều sâu chiến lược » không còn là ưu thế của Matxcơva mà ngược lại.

Thâm nhập vào sâu lãnh thổ địch, Ukraina buộc đối thủ phải tự vệ trên chính đất mình. Nếu chỉ cần một ít drone giấu gần phi trường là đủ để tiêu diệt những vũ khí trị giá nhiều triệu đô la, quân đội Nga sẽ phải huy động đông đảo lính tráng để bảo vệ những địa điểm chiến lược về quân sự, năng lượng, kỹ nghệ. Với nguy cơ gây tâm lý sợ hãi trên toàn quốc, trong khi Vladimir Putin vốn muốn dân chúng ít biết đến « chiến dịch quân sự đặc biệt » bằng mọi giá.

Phiên bản Ukraina của vụ tấn công máy nhắn tin Israel

Le Point kể ra : Hàng trăm drone được bí mật đưa vào những vùng xa xôi của nước Nga cách hàng ngàn cây số từ một năm rưỡi qua. Chúng được xếp vào những xe tải với rờ-moọc có trần giả, giấu trong những két có nắp đậy điều khiển từ xa bởi những chiến sĩ hoạt động trong lòng địch nhưng dùng mạng điện thoại Nga, mở theo giờ đã định cho một đám mây drone bay ra. Và cả 41 mục tiêu đã được tình báo nghiên cứu kỹ lưỡng, cùng nổ tung một lượt, không gây thiệt hại cho thường dân…Phim khoa học giả tưởng hay kịch bản James Bond ? Nhưng không, đây chính là phiên bản Ukraina của vụ tấn công máy nhắn tin đã giúp Israel loại Hezbollah ra khỏi vòng chiến tháng 9/2024. Và là một chiến dịch thông minh, gan dạ chưa từng thấy, sẽ còn được giảng dạy lâu dài trong các trường quân sự.

Đây không phải là chiến tích đầu tiên. Soái hạm Moskva bị đánh chìm xuống đáy biển, hai cú đánh vào cầu Kerch, đẩy lùi Hạm đội Hắc Hải, cuộc đột kích bất ngờ vào Kursk…Trong khốn khó, quân đội Ukraina đã trở thành thiện chiến nhất châu Âu, và chiến dịch vừa qua là một bước tiến dần đến chiến thắng. Một bên là quân đội mất tinh thần, chỉ chiến đấu được với sự tăng viện của lính đánh thuê Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Ghana, Bangladesh, Iran. Bên kia là đội quân công dân yêu nước, biết rằng vì sao mình chiến đấu. Donald Trump nói rằng Volodymyr Zelensky « không có quân bài nào trong tay », nhưng lá bài này Kiev sẽ hạ xuống vào một lúc nào đó, để áp đặt một nền hòa bình công chính.

Những bài học cho châu Âu

Tương tự, Le Point đặt câu hỏi, phải chăng Ukraina đã đánh thức châu Âu ? Chỉ có thể ngã nón ngưỡng mộ trước chiến dịch Mạng nhện tuyệt vời, đã phá hủy các oanh tạc cơ chiến lược Nga ở cách xa có khi hơn 5.000 kilometMột cuộc tấn công táo bạo và khôn ngoan chưa từng thấy, đó chính là tinh thần mà châu Âu phải học hỏi.Vào sáng sớm ngày 24/02/2022, khi Vladimir Putin tung ra đoàn xe tăng rầm rộ hướng về Kiev, không ai tin rằng quốc gia mỏng manh do Volodymyr Zelensky lãnh đạo sẽ tồn tại. Nhưng vị tổng thống trẻ mà ít quan sát viên nào coi trọng đã từ chối lưu vong. « Tôi cần đạn dược chứ không phải một chuyến taxi » - câu nói đã đi vào lịch sử. Chính Ukraina đã tạo ra sức mạnh khiến châu Âu phải hỗ trợ chứ không phải ngược lại.

Viện trợ ban đầu rất ít để tránh « leo thang », phi cơ và hỏa tiễn tầm xa phải rất lâu sau mới được cung cấp, và một số còn đòi giới hạn tầm bắn. Bài học đầu tiên của Ukraina dành cho châu Âu là : Không xuất phát với tinh thần chủ bại. Ukraina chiến đấu cũng vì châu Âu : Chính vì Kiev muốn xích lại gần Liên Hiệp Châu Âu (EU) năm 2014 nên phải nhận lãnh cơn cuồng nộ của Matxcơva. Nhưng chỉ lòng can đảm thôi không thể đủ. Đây là bài học thứ hai của Ukraina, được chứng minh bằng chiến dịch Mạng nhện : cần phải sáng tạo.

Việc phát triển thường xuyên các drone mới, hệ thống gây nhiễu, robot tiếp tế cho chiến hào và nhiều thứ khác đã giúp bù đắp phần nào sự mất cân bằng về quân số và đạn dược. Hàng trăm công ty khởi nghiệp đã nổi lên chỉ trong vài tháng, hàng loạt kỹ nghệ được khai sinh từ lòng ái quốc và tự do hóa từng bước lãnh vực quốc phòng. Tư lệnh lục quân Pháp, tướng Schill nhận xét : « Đó là một quân đội rất phi tập trung, đã cho thấy tác động từ đầu cuộc chiến, với các đơn vị hết sức nhỏ có thể xâm nhập được từ phía sau và phát huy sáng kiến ».

Cách đánh mới khiến các đại cường phải xem lại chiến lược cũ

Trong tác phẩm « Ukraina : Sức mạnh của kẻ yếu », nhà xã hội học Anna Colin Lebedev giải thích, sự chuyển đổi của xã hội và chính quyền Ukraina – vốn kém hiệu quả và tham nhũng – đã bắt đầu từ 2014, khi Kremlin tấn công Donbass và chiếm Crimée. Mỗi người dân trong khả năng của mình đã chung tay giúp Nhà nước mạnh lên từ bên trong. Theo Le Point, châu Âu có lý do để không bao giờ bỏ rơi Ukraina, vì tính nguyên tắc, và vì an ninh châu lục bị đe dọa.

Đối với The Economist, bài học lớn nhất từ cuộc đột kích ngoạn mục của Ukraina, là phương Tây phải suy nghĩ lại về cách tiến hành chiến tranh. Các quân đội châu Âu học hỏi được nhiều điều về vụ tập kích bằng drone lớn nhất trong lịch sử.

Chiến dịch phối hợp giữa phá hoại kiểu cổ điển và loại vũ khí biểu tượng cho cuộc chiến ở Ukraina đã chứng tỏ hai điều. Thứ nhất, công nghệ mới được vận dụng với óc sáng tạo, là vô cùng nguy hiểm cho địch. Thứ hai, ngay cả các đại cường cũng dễ tổn thương trước các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng trên lãnh thổ mình. Công nghệ mới đã thay đổi sâu sắc bản chất chiến tranh, nhưng phương Tây đã chậm thích nghi.

« Chủ nghĩa tử thần » : Putin tiếp tục vung tiền mua mạng lính

The Economist cũng cho rằng cửa sổ ngoại giao đang khép lại. Phái đoàn Nga đến Istanbul hôm 02/06 chỉ để trao « bản ghi nhớ », thực chất là yêu cầu Ukraina đầu hàng : nhượng đất, trung lập và trói tay quân đội.  Kiev đưa ra danh sách hàng trăm trẻ em bị bắt cóc ở những vùng tạm chiếm, Kremlin chế giễu là « màn kịch dành cho những bà già châu Âu không con và giàu tình cảm ». Phát ngôn viên bộ ngoại giao Ukraina nói : « Người Nga quá tự tin và ngạo mạn ». Matxcơva tiếp tục thí quân để dấn lên ở Sumy và Kursk.

Tháng Sáu là tháng đen tối cho quân Nga. Chiến dịch Mạng nhện được cho là đã phá hủy 1/3 phi đội ném bom chiến lược của Nga. Nhưng có một con số thống kê quan trọng khác : trước cuối tháng này, số thương vong của Nga lên đến 1 triệu kể từ đầu cuộc xâm lăng – dựa theo tốc độ hiện nay là 1.000-1.200 binh sĩ thiệt mạng hay bị thương mỗi ngày. Những tổn thất kinh hoàng, vượt xa tất cả những cuộc chiến khác kể từ Đệ nhị Thế chiến, nhưng Putin tiếp tục xua quân vào chỗ chết.

Các nước dân chủ vốn tôn trọng con người phải tự hỏi, làm thế nào ngăn chặn một đối thủ quá vô cảm trước sinh mạng người lính, năm này qua năm khác, trong một cuộc chiến tiêu hao kinh khiếp như vậy ? Chiến lược gia Anh, Sir Lawrence Freedman tuyên bố chiến thuật biển người của Nga phần lớn là vô dụng, nhưng họ vẫn không từ bỏ. Sau khi đã mất phần lớn lực lượng chủ lực, Vladimir Putin đã nghĩ ra cách để bổ sung quân mà không gây bất ổn xã hội. Kremlin thuyết phục người dân Nga là họ đang phải chống lại NATO đế quốc, tử trận là vinh quang, với những hợp đồng hậu hĩnh.

Tiền thưởng khi đầu quân và tử tuất đã thay đổi cuộc sống của nhiều gia đình người lính, đa số nghèo khổ và ở vùng sâu vùng xa. Tại những thị trấn nhỏ ở Nga, nơi việc tuyển quân sôi nổi nhất, những ngôi nhà mới đang được xây dựng, những chiếc xe đẹp xuất hiện trên đường phố. Chuyên gia Aleksandr Golts cho rằng Putin đã làm một cuộc cách mạng về tư tưởng quân sự Nga, mà ông gọi là « động viên theo kinh tế thị trường », còn những người khác coi là « deathonomics », tạm dịch « chủ nghĩa tử thần ».

Gần 200 vụ phá hoại châu Âu của Nga kể từ 2022

Trước một đối thủ ngoan cố như Vladimir Putin, L’Express dành hồ sơ tuần này để phân tích « Nga muốn tấn công châu Âu như thế nào ». Dùng drone xâm nhập thám sát, phá hoại, bom thư…từ nhiều tháng qua, Matxcơva trắc nghiệm phản ứng đồng thời tăng cường vũ khí và quân đội. Phải chăng đây là khúc dạo đầu của một cuộc xâm lăng quy mô lớn ?

Tuần báo đưa ví dụ, trong đêm tối 23/05/2024, một tàu tuần duyên Nga vượt qua ranh giới với Estonia, tháo gỡ 24 phao nổi phân ranh mang đi. Estonia, một thành viên NATO, một năm qua đòi lại tài sản để khẳng định toàn vẹn lãnh thổ nhưng chỉ là tiếng kêu trong sa mạc. Ngày 13/05/2025, một chiếc Su-35 vi phạm không phận Estonia để giải cứu một tàu dầu thuộc đội tàu ma của Nga. Chuyên gia James Sherr cảnh báo, với hành động này Matxcơva chấp nhận đối đầu với NATO hay ít nhất một nước thành viên, nhưng phương Tây chỉ phản ứng yếu ớt.

Từ đầu năm 2022, Nga được cho là đã gây ra gần 200 vụ phá hoại đủ kiểu ở châu Âu. Các cơ quan tình báo lo ngại một khi chiến tranh Ukraina kết thúc hay đóng băng, Nga sẽ giải phóng được nguồn lực quân sự nhằm đe dọa trực tiếp. Theo ước tính, Matxcơva có thể tấn công một nước láng giềng trong 6 tháng, hay khởi động một cuộc chiến khu vực với các nước Baltic trong 2 năm, và một cuộc chiến tranh quy mô tại châu Âu trong 5 năm tới, nếu Hoa Kỳ không can thiệp - như Donald Trump đã nhiều lần hàm ý. Giám đốc tình báo Phần Lan ước tính quân đội Nga mất ít nhất ba năm để phục hồi sức lực, và phải chuẩn bị cho mọi giả thiết.

Ba Lan và ba nước Baltic đã rút khỏi Công ước về mìn chống cá nhân để củng cố các phòng tuyến « răng rồng ». Vacxava tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng, tại Litva, huấn luyện quân sự là bắt buộc đối với học sinh trung học còn ở Ba Lan là từ tiểu học đã được dạy sử dụng súng. Các quốc gia này biết rằng họ không có thời gian để mất, khi bên kia biên giới Nga đang « mài gươm ». Từ tháng 6/2023, Matxcơva triển khai các đầu đạn nguyên tử sang Belarus, trang bị thêm chiến hạm, phi cơ và hỏa tiễn ở Kaliningrad. Trong nước, Nga cải tạo cơ sở hạ tầng hạt nhân, có những căn cứ được phá dỡ và xây dựng lại toàn bộ, nhiều cây số đường hầm được đào. Nga cũng tôn tạo nhiều căn cứ không quân ở Bắc Cực.


************

TIN TỔNG HỢP

(AFP) – Quân đội Đức chỉ có 3 năm để sẵn sàng chiến đấu nếu Nga tấn công NATO. Trả lời báo Tagesspiegel ngày 07/06/2025, chủ tịch cơ quan đặc trách mua trang thiết bị quân sự cho quân đội Đức, bà Annette Lehnigk-Emden nhấn mạnh từ nay đến năm 2028 Berlin cần trang bị "tất cả những gì cần thiết" để tự vệ trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc một quan chức cao cấp khác của Đức gần đây báo động "từ năm 2029, Nga đủ sức để tấn công ở quy mô lớn một nước trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương". Tân nội các của thủ tướng Friedrich Merz đã thông qua ngân sách quân sự "hàng trăm tỷ euro" để tăng cường khả năng phòng thủ cho nước Đức. 

(AFP) – Kyrgyzstan dỡ tượng đài Lenin cao nhất Trung Á. Ngày 07/06/2025, Kyrgyzstan đã tiến hành phá dỡ tượng đài cao nhất Trung Á của người sáng lập Liên Xô, Vladimir Lenin, tọa lạc tại Osh, thành phố lớn thứ hai của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này. Tượng đài sẽ được "di chuyển" và "một lá cờ (Kyrgyzstan) trên cột cờ cao 95 mét" sẽ được dựng tại quảng trường trung tâm của Osh (phía nam). Bức tượng có chiều cao tổng cộng là 23 mét bao gồm cả bệ tượng, trở thành tượng đài Lenin cao nhất ở Trung Á vẫn tồn tại sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và là một trong những tượng đài cao nhất thế giới.

(AFP) – Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ có tiến bộ nhưng chưa đạt thỏa thuận. Bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Nhật Bản, phát biểu như trên với các nhà báo tại Washington hôm nay 07/06/2025 về cuộc đàm phán về mức thuế quan mà tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt. Ông cho biết Tokyo hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận "càng sớm càng tốt", nhưng các cuộc đàm phán vẫn có thể diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Canada từ ngày 15 đến ngày 17/06. 

(AP) – Vòng 2 đàm phán Mỹ-Trung Quốc về thuế quan dự trù diễn ra tại Luân Đôn đầu tuần tới. Theo lời một quan chức cao cấp tại Washington sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình cách nay hai hôm, phái đoàn hai nước sẽ gặp lại nhau vào ngày Thứ Hai 09/06/2025 nhưng lần này là tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại về thuế quan đầu tiên hôm 12/05/2025 tại Genève, Thụy Sĩ.

(AFP) – Trung Quốc đề nghị nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Liên Âu. Thông cáo của bộ Thương Mại Trung Quốc ngày 07/06/2025, cho biết nước này sẵn sàng "đẩy nhanh tiến trình xem xét và phê duyệt" xuất khẩu đất hiếm cho các công ty trong khối Liên Hiệp Châu Âu. Từ đầu tháng 04/2025 Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm trả đũa chính sách thuế quan của Hoa Kỳ khiến Châu Âu cũng bị vạ lây. Theo giới phân tích cử chỉ nói trên nhằm lôi kéo Liên Âu về phía Trung Quốc. 

(Reuters) – Indonesia và Liên Hiệp Châu Âu sắp kết thúc đàm phán về hiệp một định tự do mậu dịch. Nhân cuộc họp tại Bruxelles hôm 06/06/2025 giữa bộ trưởng Kinh Tế Indonesia Airlangga Hartarto và lãnh đạo Thương Mại Châu Âu Maros Sefcovic, Jakarta kỳ vọng sau 9 năm đàm phán, đôi bên sẽ đạt đến đích "vào cuối tháng 06/2025". Liên Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Indonesia với tổng trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái vượt ngưỡng 30 tỷ đô la.

(AFP) – Chính quyền Naypyidaw chỉ trích Tổ Chức Lao Động Quốc Tế-ILO "không công tâm và không công bằng" khi ra nghị quyết lên án Miến Điện "vi phạm quyền lao động". Thông cáo của bộ Lao Động Miến Điện hôm 07/06/2025 đánh giá ILO hành xử vì "động lực chính trị". Cách nay hai hôm Tổ Chức Lao Động Quốc Tế đã kêu gọi 186 thành viên "thẩm định lại quan hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện" đang cầm quyền, từ sau cuộc đảo chính hồi 2021. Hồi tháng 10/2023, ILO kêu gọi chính quyền quân sự Miến Điện "ngừng cưỡng bức lao động và ngừng mọi hành vi bạo hành nhắm vào giới công đoàn" nhưng đã bị phớt lờ.

(AP) – Quân đội Israel tìm thấy xác một con tin người Thái Lan tại Gaza. Văn phòng của thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 07/06/2025 cho biết thi thể của công dân Thái Lan mang tên Nattapong Pinta đã được đưa về Israel trước khi hoàn trả lại cho gia đình. Nạn nhân bị bắt cóc tại Kibbutz Nir Oz trong loạt khủng bố phong trào Hamas tiến hành vào tháng 10/2023. Công dân Thái Lan này đã bị giết trong thời gian bị bắt làm con tin.

(AFP) – Israel thừa nhận cung cấp vũ khí cho một nhóm người Palestine chống lại Hamas. Trong cuộc họp báo hôm 06/06/2025, chính quyền Israel thừa nhận đã hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho các thành viên của một bộ tộc Bedouin, nhằm phục vụ "mục đích chiến tranh" và "cứu mạng sống của những người lính" tham gia vào cuộc tấn công chống lại Hamas. Theo truyền thông Israel và Palestine, đây là "một băng nhóm tội phạm hoạt động ở khu vực Rafah (nằm giữa Dải Gaza và Ai Cập) và bị tố cáo đã thực hiện các vụ cướp xe tải hàng cứu trợ" ở Gaza.

(AFP) – Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) bắt giữ 20 nghi phạm mua bán, phát tán hoặc tàng trữ nội dung ấu dâm. Theo thông báo hôm 06/06/2025 của Interpol, những người này đến từ 12 quốc gia, trong đó bao gồm một nhân viên y tế và hai giáo viên. Các nghi phạm đã lập nhóm trên các ứng dụng nhắn tin để chia sẻ hình ảnh liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em. Interpol cho biết  thêm là "68 nghi phạm khác đã được xác định và các cuộc điều tra bổ sung đang được tiến hành trên toàn thế giới."

(AFP) – Monaco khai mạc diễn đàn về những tiềm năng kinh tế của biển cả. Trước này khai mạc hội nghị quốc tế về đại dương tại thành phố Nice, công quốc Monaco sát bên đã tổ chức diễn đàn về những tiềm năng kinh tế của biển cả, đại dương. Sự kiện diễn ra trong hai ngày, 07 và 08/06/2025. Theo thẩm định của nguyên tổng giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, Pascal Lamy, tiềm năng kinh tế của đại dương ước tính lên tới 25.000 tỷ đô la. Ông hoàng Monaco Albert và tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự trù tham gia buổi lễ kết thúc diễn đàn vào chiều Chủ Nhật 08/06. 

(NHK) – Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ra báo cáo về mẫu nước thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Báo cáo được công bố hôm 06/06/2025 kết luận rằng việc xả nước thải sẽ gây tác động phóng xạ không đáng kể đối với con người và môi trường. Việc phân tích được thực hiện bởi các chuyên gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Thụy Sĩ. Trước khi được xả ra biển, nước thải đã được pha loãng với nước mưa và nước ngầm và được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất phóng xạ. 


***********

Kiev đẩy mạnh những cuộc oanh tạc sâu vào lãnh thổ Nga, « sỉ nhục » Matxcơva 

Thùy Dương

Matxcơva trả đũa sau đợt tấn công ồ ạt của Ukraina sâu vào lãnh thổ Nga. Tân tổng thống Ba Lan phải chăng là nhân tố gây bất ổn mới cho Liên Hiệp Châu Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ? Chiếc khăn burqa trùm kín mặ t của phụ nữ Hồi giáo và những tranh cãi về giá trị truyền thống Anh. Trên đây là những chủ đề chính trong tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này.

Quảng cáo

Một tuần sau khi dồn dập không kích Ukraina trong ba ngày với cường độ cao chưa từng có tính từ khi nổ ra chiến tranh, với hơn 900 drone và vài chục tên lửa, gây nhiều thiệt hại nhân mạng cho đối phương, tuần này đến lượt Nga liên tiếp hứng chịu tổn thất vật chất khi bị Ukraina tấn công trên nhiều mặt trận, từ các căn cứ không quân sau trong lãnh thổ, cầu Kerch nối sang Crimée, cho đến hãng chế tạo máy bay danh tiếng Tupolev.

Sau 1 năm rưỡi bí mật chuẩn bị, Ukraina hôm 01/06/2025 đã tiến hành chiến dịch táo bạo « Mạng nhện », phóng hơn 100 drone tiêu diệt 1/3 số chiến đấu cơ mang tên lửa hành trình của Nga đang đậu tại nhiều căn cứ quân sự xa xôi của Nga, từ vùng Mourmansk, gần Bắc Cực, cho đến tận miền đông Siberie. Đây được xem là chiến dịch tấn công sâu nhất của Kiev vào lãnh thổ của kẻ thù từ khi Ukraina bị Nga xâm lược.

Chỉ hai ngày sau, đến lượt cầu Kerch nối từ Nga sang bán đảo Crimée bị Ukraina tấn công với khoảng 1,1 tấn thuốc nổ cài dưới một trụ cầu. Dẫu cầu không sập, nhưng vụ tấn công vào cây cầu không chỉ là biểu tượng cho sự thâu tóm Crimée của Nga, mà còn là tuyến đường chiến lược của Matxcơva, một lần nữa cho thấy quân đội Ukraina có khả năng và nguồn lực để tiến hành các hoạt động làm suy yếu kẻ thù. Trả lời báo Pháp Le Monde qua điện thoại, dân biểu Oleksandr Merezhko, người đứng đầu Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội Ukraina, khẳng định đây là một thông điệp Kiev gửi tới Putin, rằng Nga đang ở trong tình thế dễ bị tổn thương hơn họ nghĩ, nhằm gây áp lực khiến Matxcơva phải đàm phán nghiêm túc hơn với Kiev.

Từ Kiev, thông tín viên Emmanuelle Chaze ngày 03/06 giải thích thêm về ý nghĩa vụ tấn công cầu Kerch :

« Đây không phải là lần đầu tiên các lực lượng của Ukraina tìm cách phá hủy cây cầu này, mà là lần thứ 3 kể từ năm 2022. Tình báo Ukraina cho biết lần này hơn một tấn thuốc nổ TNT đã được đặt và kích nổ phía dưới trụ cầu.

Thách thức đặt ra cho Ukraina là rất lớn, bởi vì cây cầu này cho phép Matxcơva chuyển quân, thiết bị hạng nặng và đạn dược từ Nga đến bán đảo Crimée và sau đó đi dọc theo đường chiến tuyến tại vùng bị chiếm đóng ở miền đông lãnh thổ Ukraina. Phá hỏng cầu Crimée sẽ ngăn chặn việc vận chuyển này của quân Nga và khiến các đội quân Nga ở miền đông giảm các cuộc tấn công chống quân đội Ukraina.

Trong khi Nga mô tả hành động phá cầu là khủng bố, Kiev khẳng định đã hoạt động đúng theo khuôn khổ luật của luật chiến tranh, không gây ra thương vong cho dân thường.

Cây cầu vẫn còn đó, nhưng vụ tấn công này của Ukraina cho Nga và các đồng minh của Ukraina thấy rằng, kể cả sau hơn 3 năm chống chọi với cuộc chiến xâm lược trên mọi mặt trận và đang phải chịu áp lực rất lớn dọc theo chiến tuyến, Kiev vẫn có thể chứng tỏ họ có nhiều sáng kiến ​​về quân sự ».

Chưa dừng ở đó, hôm 04/06, tình báo Ukraina lại thông báo đã tấn công tin tặc vào hãng chế tạo máy bay nổi tiếng Tupolev của Nga và lấy được nhiều dữ liệu quan trọng của nhà sản xuất này. Hãng Tupolev đặc biệt nổi tiếng với các oanh tạc cơ tầm xa có thể mang theo vũ khí hạt nhân, ví dụ Tupolev-95 và Tupolev-160, thuộc lực lượng răn đe hạt nhân trên không của Nga. Nhiều thông tin mật của Tupolev đã bị Kiev đăng tải lên các mạng xã hội.

Đến ngày 06/06, quân đội Ukraina khẳng định trong đêm đã oanh tạc thành công 2 căn cứ không quân của Nga, nhắm trúng ít nhất 3 kho nhiên liệu của đối thủ.

Có lẽ khi có những hành động tấn công táo bạo làm Nga « mất mặt » như vậy, Kiev cũng hiểu sẽ sớm phải hứng chịu đòn trả đũa gay gắt của đối phương. Quả thực, không phải chờ lâu, trong đêm 05 rạng sáng 06/06, Nga đã ồ ạt oanh tạc Ukraina bằng drone và tên lửa đạn đạo. AFP cho biết tại Kiev, ít nhất 4 người thiệt mạng. Ngoài thủ đô Kiev, có 9 vùng khác trên cả nước bị Nga tấn công (Volyn, Lviv, Ternopil, Kiev, Soumy, Poltava, Tcherkassy, Tcherniguiv, Khmelnytsky). Tổng cộng, theo Phòng không Ukraina, Nga đã phóng 407 drone tấn công và drone mồi bẫy, cùng 45 tên lửa.

Sau 3 năm điều quân đi xâm lược nước láng giềng, giờ đây chính quyền Nga xem chiến tranh Ukraina là « một vấn đề liên quan đến sự tồn vong, một vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia, an ninh, tương lai của chúng tôi và con cháu chúng tôi ».

Tân tổng thống Ba Lan : Nhân tố gây bất ổn mới cho Liên Hiệp Châu Âu

Điều mà cả Liên Hiệp Châu Âu, NATO và Ukraina không mong muốn đã xảy ra ở Ba Lan : Người đắc cử tổng thống Ba Lan là sử gia theo chủ nghĩa dân tộc Karol Nawrocki, 42 tuổi … Với khẩu hiệu « Nước Ba Lan, người Ba Lan trước tiên », Karol Nawrocki, hoài nghi châu Âu, đòi quyền tự quyết cao hơn cho đất nước trong Liên Âu, ngưỡng mộ tổng thống Mỹ Donald Trump, phản đối việc để Ukraina gia nhập NATO, dĩ nhiên khiến Liên Âu và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương phải đề phòng.  

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet ngày 02/06 tóm lược phản ứng của các lãnh đạo nước ngoài sau khi Karol Nawrocki đắc cử tổng thống Ba Lan :

« Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà tin tưởng là một sự hợp tác tốt đẹp với Ba Lan sẽ vẫn được duy trì, nhưng phản ứng của thủ tướng Hungary Viktor Orbán và lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc của Pháp, bà Marine Le Pen, thì lại cho thấy rõ ràng là mối quan hệ giữa Vacxava và Bruxelles sẽ trở nên phức tạp hơn.

Tổng thống Đức kêu gọi tân tổng thống Ba Lan Karol Nawrocki tôn trọng Nhà nước pháp quyền, điều này phản ánh những lo ngại của các nước châu Âu đang dè chừng nỗ lực của tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ muốn Ba Lan trở lại phù hợp với các giá trị châu Âu.

Về phần mình, tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO chỉ ra rằng cần phải tiếp tục hỗ trợ Ukraina. Mark Rutte phát biểu : « Tất nhiên là tôi đã theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan. Tôi xin chúc mừng người thắng cử và mong muốn chúng ta sẽ hợp tác với nhau về mọi vấn đề, để rồi cùng với Ba Lan, NATO sẽ trở nên mạnh mẽ hơn hiện giờ. Quý vị biết đấy, liên quan đến Ukraina, 32 nước đồng minh đã cam kết rõ ràng về việc Ukraina sẽ gia nhập NATO và điều này là không thể đảo ngược. Đây là cam kết dài hạn của 32 nước đồng minh của Kiev ».

Tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky, hy vọng có « một sự hợp tác hiệu quả » với Ba Lan, thế nhưng vị tân tổng thống Ba Lan lại khiến mọi người hoài nghi về thiện chí hỗ trợ người tị nạn Ukraina. Karol Nawrocki tự nhận mình là người ngưỡng mộ tổng thống Mỹ Donald Trump, và hiện giờ các nước châu Âu chỉ có thể hy vọng là Ba Lan vẫn sẽ đi đầu trong các nỗ lực để đối phó với Nga ».

Chiếc khăn burqa trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo và những tranh cãi về giá trị truyền thống Anh

Tuần qua ở Anh lại nổ ra cuộc tranh cãi về « giá trị truyền thống Anh » và sự phân hóa của phe hữu, nhân câu chuyện về chiếc khăn burqa trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo. Chủ tịch đảng cánh hữu dân túy Reform, triệu phú Muhammad Zia Yusuf, tuyên bố từ chức và phê phán đảng của mình sau khi nữ dân biểu Quốc Hội đầu tiên của đảng yêu cầu chính phủ ra luật cấm loại khăn đó.

Thông tín viên Nguyễn Giang tường thuật từ Luân Đôn :

« Triệu phú 38 tuổi của đảng này, ông Zia Yusuf, một người Hồi giáo gốc Sri Lanka nhưng sinh ra và lớn lên ở Scotland, đã tuyên bố từ chức và phê phán đảng của mình là “ngu dốt” ngay sau khi nữ dân biểu Quốc Hội đầu tiên của đảng Reform, một người Anh da trắng, bà Sarah Pochin, đòi chính phủ cấm khăn trùm kín mặt của phụ nữ Hồi giáo.

Diễn biến mới nhất làm phân hóa đảng Reform, vốn có chiến thuật tuyển các thành viên từ cộng đồng sắc tộc không phải Ki Tô giáo để tỏ ra là “không phân biệt chủng tộc”.

Thế nhưng, trên mạng xã hội và ở phần bình luận của nhiều tờ báo cánh hữu tại Anh, đã có hàng trăm hàng nghìn lời bình luận hả hê trước việc ông Zia Yusuf từ chức. Họ nói “giờ thì ông ta lộ mặt là không đủ chất Anh", rằng “thích khăn burqa thì hãy biến khỏi đây”. Lãnh đạo đảng Reform, ông Nigel Farage chỉ tỏ ra lấy làm tiếc về vụ ông Yusuf từ chức, nhưng không ít cử tri Anh chính gốc nói đảng này cần nhân đây “dọn sạch cỏ dại” và bầu người công khai chống di dân làm tân chủ tịch. Những người phản đối Reform thì nói đảng này không nghiêm túc, “để xảy ra nội chiến” và "lộ diện bài ngoại" hoàn toàn.

Đây không phải là lần đầu tiên chủ đề chiếc khăn choàng kín mặt của phụ nữ Hồi giáo, tức burqa (và phiên bản cổ điển hơn là niqab với khăn và mũ, áo gắn liền nhau, chỉ hở mắt người phụ nữ mang trang phục) đã gây ra tranh cãi nghiêm trọng ở Anh.

Năm 2014, một số nghị sĩ Anh muốn làm theo Pháp, đề xuất luật cấm đeo khăn burqa nơi công cộng, nhưng không được Quốc Hội thông qua. Câu chuyện nay bùng trở lại sau hơn 10 năm yên ắng. Trang The Spectator của phe trung hữu có bài hôm 06/06 nói rằng “cấm khăn trùm mặt Hồi giáo không phải là phân biệt đối xử”.

Có các ý kiến nói đừng nhầm lẫn giữa tự do tôn giáo (và yêu sách đòi quyền tự do mang trang phục của đạo Hồi ở Anh) với nhu cầu bảo vệ phụ nữ theo tiêu chuẩn văn hóa hiện đại.

Chính phủ Anh, qua lời thủ tướng Keir Starmer, đang cố gắng hàn gắn các xu hướng tiềm ẩn xung khắc, để làm sao các công dân với nhau “không thành kẻ xa lạ” (strangers). Nhưng vụ khăn Hồi giáo làm lộ ra các chia rẽ vẫn rất sâu sắc trong lòng xã hội Anh. Đà phân hóa chắc sẽ còn gia tăng, khi mà gần như tất cả các chính trị gia nổi tiếng đều nghiêng về phía dân túy, chống di dân và đề cao văn hóa Anh trong mấy năm vừa qua ».

Tại Pháp, năm nay là năm thứ 15 luật cấm trùm khăn toàn thân của người Hồi giáo tại các nơi công cộng có hiệu lực. Theo đạo luật được thông qua vào ngày 11/10/2010, có hiệu lực từ 11/04/2011, Pháp trở thành nước đầu tiên ở châu Âu cấm phụ nữ trùm khăn choàng kín mặt (burqa và niqab) tại nơi công cộng (như trường học, công viên, thư viện, tòa thị chính, nhà ga, trung tâm thương mại, rạp phim …). Những ai vi phạm có thể phải nộp phạt tới 150 euro, hoặc phải tham gia khóa học công dân, ép người khác trùm khăn toàn thân cũng có thể bị tù hay nộp phạt nặng.

Gần đây, chủ đề mạng che mặt lại gây tranh cãi trở lại, khi Gabriel Attal, tổng thư ký đảng Phục Hưng (Renaissance), của tổng thống Emmanuel Macron, cũng là người đứng đầu nhóm dân biểu Đồng Hành Vì nền Cộng Hòa (Ensemble pour la République/EPR tại Hạ Viện, muốn Pháp cấm trẻ dưới 15 tuổi đeo mạng che mặt tại nơi công cộng. Theo vị cựu thủ tướng, cựu bộ trưởng Giáo Dục Pháp, Gabriel Attal, việc đeo mạng che mặt « làm suy yếu nghiêm trọng sự bình đẳng giữa nam và nữ cũng như việc bảo vệ trẻ em ».


*************

Chi tiêu Quốc Phòng : Châu Âu lùi bước trước đòi hỏi của Donald Trump

Chủ đề được nhiều tờ báo Pháp hôm nay, 06/06/2025, quan tâm là sự kiện diễn ra vào cuối tháng 6 này, hội nghị thượng đỉnh NATO, liên quan đến vấn đề quốc phòng của Châu Âu, trong mối liên hậ với Hoa Kỳ.

Cờ của các quốc gia thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại trụ sở NATO ở Brusselles, Bỉ vào ngày 2 tháng 4 năm 2025.
Cờ của các quốc gia thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại trụ sở NATO ở Brusselles, Bỉ vào ngày 2 tháng 4 năm 2025. REUTERS - Yves Herman
Quảng cáo

Nhật báo Les Echos có bài : "Chi tiêu quân sự: Các nước NATO sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của Trump". Theo tờ báo, gần đến hội nghị thượng đỉnh NATO tại La Haye vào cuối tháng 6, châu Âu dường như đã sẵn sàng đáp ứng các đòi hỏi của Mỹ về chí phí cho quốc phòng. Đổi lại họ hy vọng nhận được cam kết rõ ràng từ Washington. Cần phải tìm ra sự cân bằng dù là mong manh để duy trì sự gắn kết xuyên Đại Tây Dương.

Les Echos cho hay, dưới áp lực mạnh mẽ từ phía Mỹ và đặc biệt là từ tổng thống Donald Trump, các nước thành viên châu Âu của NATO đang sẵn sàng thông qua mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP tại hội nghị thượng đỉnh ở La Haye tới đây. Dù đây từng bị cho là con số "phi thực tế", nay đa số các quốc gia có vẻ đồng thuận, tuy còn nhiều băn khoăn về cách thực hiện và cam kết thực sự của Mỹ.

Hiện tại các quốc gia NATO trung bình mới chỉ chi khoảng 2% GDP cho quân sự. Kế hoạch mới dự kiến chia thành hai phần: 3,5% cho chi tiêu quân sự trực tiếp và 1,5% cho các chi tiêu hỗ trợ an ninh, như an ninh mạng, cơ sở hạ tầng, kiểm soát biên giới hay hỗ trợ dân sự trong thời chiến. Các nước đồng minh tuy thống nhất về mục tiêu, nhưng còn tranh luận về thời gian và tốc độ thực hiện.

Cũng cùng chủ đề này, nhật báo Le Figaro  chạy tựa bài viết "Các nước Châu Âu đã khuất phục trước yêu cầu chi 5% cho quốc phòng của Trump từ NATO như thế nào". Bài viết cho biết, Donald Trump dự kiến sẽ tham dự hội nghị tại La Haye, trong bối cảnh lo ngại về cam kết của Mỹ với NATO khi ông quay trở lại Nhà Trắng. Đại diện của tổng thống Mỹ, Matthew Whitaker, gây áp lực yêu cầu các nước Châu Âu phải cam kết rõ ràng để đổi lại sự hiện diện và ủng hộ từ Mỹ.

Tờ báo nhắc lại, ông Trump từng dọa rút Mỹ khỏi NATO năm 2018 nếu các nước thành viên không chi tiêu đủ, và hiện ông vẫn giữ quan điểm yêu cầu chi 5% GDP cho quốc phòng.

Một số nước như Đức, Ba Lan, các nước Bắc Âu và Baltic đã sẵn sàng hoặc đang tiến tới mục tiêu. Ngược lại, các nước như Ý, Tây Ban Nha hay Bỉ còn do dự, kêu gọi linh hoạt do khó khăn ngân sách trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Bài báo nhận thấy, Mỹ vẫn phát đi tín hiệu rút dần khỏi châu Âu để tập trung vào khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và đối phó với Trung Quốc. Theo tờ báo, việc Mỹ vắng mặt trong cuộc họp về hỗ trợ Ukraina và đề nghị châu Âu tự chủ hơn là dấu hiệu rõ rệt.

Thượng đỉnh La Haye và Ukraina

Trong khi đó, theo Le Figaro, mục tiêu chiến lược của châu Âu là duy trì sự ủng hộ với Ukraina. Dự kiến  tổng thống Zelensky sẽ được mời tham dự thượng đỉnh. Tuy nhiên, để tránh làm mất lòng Trump, sự hiện diện của lãnh đạo Ukraina tại La Haye đang được thương lượng kỹ lưỡng. Tuyên bố chung tại hội nghị dự kiến sẽ được rút ngắn để tránh gây chia rẽ và giữ đồng thuận tối thiểu.

Tóm lại, hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới là bài kiểm tra lớn về sự đoàn kết của liên minh, khả năng tự chủ của châu Âu, và vai trò tương lai của Mỹ. Trong khi các cam kết chi tiêu được nâng lên mức lịch sử, vẫn còn nhiều nghi ngờ về tính thực chất, thời hạn thực hiện, và đặc biệt là mức độ đáng tin cậy của chính quyền Trump trong bảo vệ an ninh tập thể châu Âu.

Bài học đáng sợ rút ra từ chiến tranh Ukraina

Liên quan đến chiến tranh Ukraina, trang quốc tế của Le Figaro, có bài : "Những bài học khiếp sợ từ cuộc xung đột Nga-Ukraina", đặc biệt sau chiến dịch tấn công "Spiderweb" của Ukraina vào các phi cơ chiến lược của Nga.

Bài viết nhấn mạnh mặc dù chiến dịch gây thiệt hại lớn và làm lộ điểm yếu của Nga, NATO vẫn cho rằng nó chưa thể làm thay đổi cán cân lực lượng. Nga có thể dùng đây làm cái cớ để trả đũa, gia tăng nguy cơ leo thang chiến tranh. Le Figaro ghi nhận Các mạng lưới ủng hộ Điện Kremlin cũng cáo buộc Ukraina đe dọa nghiêm trọng đến khả năng răn đe hạt nhân của Nga.

Một bài học khác có thể rút ra là cuộc chiến đã hé lộ một kịch bản đáng lo ngại cho các quân đội phương Tây: các cuộc tấn công hiệu quả với chi phí thấp, khả năng các nhóm khủng bố học theo.

Theo Le Figaro, trong ba năm, cuộc tấn công của Nga đã bộc lộ bộ mặt của một cuộc xung đột phi đạo đức và không tôn trọng luật chiến tranh. Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết : "Các tù nhân Ukraine bị tra tấn gần như có hệ thống". Một chuyên gia quân sự nhận xét : "Xe cứu thương của Ukraina đang bị nhắm làm mục tiêu một cách có chủ đích". Quân đội Nga cũng thường xuyên nhắm vào dân thường nhằm làm suy sụp tinh thần của người Ukraina.

Bài báo đặt ra câu hỏi về hậu quả lâu dài của cuộc chiến này: nó đang làm biến dạng quy luật chiến tranh và đạo đức quân sự, đẩy các nước châu Âu vào thế phải thích nghi với một kỷ nguyên chiến tranh mới : nguy hiểm, ít quy tắc và đầy rủi ro.

Donald Trump tấn công đại học Mỹ, sinh viên Trung Quốc, Ấn Độ tính đường rút

Liên quan đến nước Mỹ của Donald Trump. Nhật báo Les Echos có bài : "Nhà Trắng phát động lại tấn công vào Đại học Harvard và Columbia".

Bài viết cho hay, chính quyền Mỹ kêu gọi xóa quyền nhập học đối với các sinh viên có học bổng. Đồng thời, tổng thống Trump khẳng định lại việc từ chối cấp visa cho các sinh viên quốc tế mới học tại Harvard. Hậu quả của các quyết định trên được Les Echos phản ánh quan bài : "Tại Hoa Kỳ, các sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ đi tìm kế hoạch B".

Bài viết cho biết các quyết định của chính quyền Trump nhằm vào các trường đại học đã gây sốc với nhiều sinh viên, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ, vối là những nhóm du học sinh lớn nhất tại Mỹ hiện nay. Họ đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc để vào các trường như Harvard, Columbia … Giấc mơ Mỹ giờ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Giờ họ đang phải tìm kiếm kế hoạch dự phòng cho mình ở các nước khác như Hồng Kông, Singapore.

Từ góc nhìn rộng hơn, bài báo nhận thấy : Mỹ từng là điểm đến hàng đầu của sinh viên quốc tế, nhất là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Quan hệ căng thẳng Trung – Mỹ, cùng với chính sách nhập cư ngày càng siết chặt, đã làm giảm mạnh số lượng sinh viên Trung Quốc (từ 370.000 năm 2019 xuống 277.000 năm 2024).

Sinh viên Ấn Độ cũng đang dần chuyển hướng sang Anh, châu Âu và Trung Đông vì sự bất ổn trong chính sách visa Mỹ.

Những quyết định này không chỉ gây thiệt hại cá nhân sinh viên mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ giáo dục – ngoại giao giữa Mỹ và các quốc gia châu Á, đồng thời đặt dấu hỏi lớn cho tương lai của giáo dục quốc tế tại Mỹ.

Thượng đỉnh quốc tế cứu đại dương

Một sự kiện khác được các pháp hôm nay chú ý nhiều là Hội nghị Quốc tế về đại dương, khai mạc từ thứ Hai (09/06) tại Nice, miền nam nước Pháp.

Les Echos ghi nhận qua hàng tựa trang nhất : "Một thượng đỉnh để cứu các đại dương". Theo tờ báo đây là cơ hội để huy động cộng đồng quốc tế chung tay bảo vệ các hệ sinh thái biển, đặc biệt vào lúc mà các chủ trương đa phương về môi trường đang ngày càng suy giảm. Thượng đỉnh Nice lần này là  Hội nghị Liên Hiệp Quốc về đại dương lần thứ 3 sau các kỳ hội nghị tại New York (Hoa Kỳ) và Lisboa (Bồ Đào nha). Sự kiện mang tên gọi Unoc này kéo dài trong một tuần quy tụ gần 3000 nhà khoa học của khắp nơi trên thế giới. Không chỉ được giới khoa học mong đợi, UNOC còn có sự tham dự của nhiều lĩnh vực kinh tế, các lãnh đạo, các nhà ngoại giao của đông đảo các nước. Hội nghị được cho là bài trắc nghiệm cho chủ nghĩa đa phương về vấn đề khí hậu và đa dạng sinh học.

Nhân sự kiện này, báo Libération hôm nay dành hơn một nửa số trang để phản ánh đủ các góc độ liên quan đến sự sống, cũng như các hoạt động khai thác tài nguyên biển của con người.

Tờ báo cũng dành sự chú ý đặc biệt đến vùng đại dương băng giá Bắc cực với bài : "Bắc Cực cuộc chinh phục băng giá mới".

Bài viết cho thấy Bắc Cực đã trở thành nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh địa chính trị ngày càng gia tăng. Tốc độ tan chảy nhanh của băng do hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến khu vực này dễ tiếp cận hơn, khơi dậy sự quan tâm đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tuyến đường vận chuyển mới. Tình trạng này dẫn đến vùng biển cực bắc bang giá quanh năm đang có nhưng biến đổi nhanh chóng tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Hiện tượng tan băng với tốc độ bất thường đang khiến giới khoa học lo ngại vì băng ở bắc cực đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của trái đất. Hệ sinh thái, đa dạng sinh học ở Bắc Cực cũng đang bị đe dọa.

Các quốc gia như Nga, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Hoa Kỳ và Trung Quốc đang đặc biệt quan tâm đến cuộc cạnh tranh vùng biển lạnh này.

Nam Phi : Cắt sừng để cứu tê giác

Về chủ đề bảo vệ đa dạng sinh học. Trang khoa học của le Figaro có bài : "Tại Nam Phi, cắt sừng tề giác làm giảm nạn săn trộm". Tờ báo cho hay, bất chấp nhiều thập kỷ nỗ lực bảo tồn, nạn săn trộm vẫn tiếp tục đe dọa sự sinh tồn của loài tê giác. Loài động vật trên cạn lớn nhất sau voi nay bị săn bắn vì sừng của chúng được cho là có đặc tính chữa bệnh, được tạo thành hoàn toàn từ keratin, giống như móng tay và tóc của chúng ta. Thực tế những sừng tê giác không hề có giá trị y học nào. Nhưng sừng tê giác được bán với giá rất cao trên thị trường chợ đen và trở thành mục tiêu của nạn săn bắn trộm. .

Theo Le Figaro, tại Nam Phi người ta đã tìm được một giải pháp, tuy không phải triệt để, nhằm bảo vệ tê giác trước nạn săn trộm. Đó là cắt sừng hàng năm cho tê giác. Biện pháp phòng ngừa  này đã giúp giảm 78% các vụ săn trộm tại 11 khu bảo tồn trong công viên quốc gia Kruger từ năm 2017 đến 2023,. Đây là kết luận từ một nghiên cứu công bố trên tạp chí Science. Tuy nhiên các nhà khoa học lo ngại, phương pháp này có thể làm thay đổi tập tính của con vật gây biến đổi tiêu cực đến hoạt ộng của quần thể loài động vật.

Ngày thất vọng của thể thao Pháp

Về thể thao, hôm qua (05/06) là ngày thất bại của thể thao Pháp. Trước hết là tại Roland Garros. Le Figaro ghi nhận : "Roland-Garros: Giấc mơ tan vỡ, Loïs Boisson bị loại  ở bán kết". Tay vợt nữ Pháp  Loïs Boisson (hạng 361 thế giới) dừng bước ở bán kết Roland-Garros sau khi bị tay vợt Mỹ Coco Gauff (số 2 thế giới) giành chiến tháng áp đảo hai séc đấu. Dù thua trận, Loïs Boisson đã có hành trình ấn tượng ở giải năm nay, lần lượt đánh bại nhiều tay vợt mạnh trong tốp đầu thế giới và làm dậy sóng làng quần vợt Pháp trong những ngày qua.

Một thất bại khác buổi tối cùng ngày của đội tuyển bóng đá nam Pháp ở giải Nations League. "Bị Tây Ban Nha chế ngự, các cầu thủ Áo Lam từ biệt trận chung kết", tựa bài báo của Le Figaro.  Đội tuyển Pháp bị Tây Ban Nha loại ở bán kết Nations League sau trận thua 4-5. Ngôi sao trẻ Lamine Yamal tỏa sáng rực rỡ với cú đúp, đưa Tây Ban Nha vào chung kết. Tuyển Pháp thi đấu rời rạc, thiếu gắn kết và bị áp đảo hoàn toàn, dù có nỗ lực cuối trận nhưng đã quá muộn.


************

Thái Lan tăng cường quân đội tại vùng biên giới tranh chấp với Cam Bốt

Anh Vũ

Theo Reuters, bộ trưởng Quốc Phòng Thái Lan hôm nay 07/06/2025, cho biết Thái Lan đã tăng cường hiện diện quân sự dọc khu vực biên giới có tranh chấp với Cam Bốt, sau khi phát hiện phía bên kia gia tăng lực lượng quân đội. Căng thẳng gia tăng kể từ khi một binh sĩ Cam Bốt thiệt mạng hôm 28/05, sau một vụ đụng độ ngắn ở khu vực biên giới chưa phân định.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút Thời gian đọc

Quảng cáo

Bộ trưởng Quốc Phòng kiêm phó thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai tuyên bố trong các cuộc đàm phán song phương hôm 06/06, rằng Cam Bốt đã từ chối đề xuất giảm căng thẳng từ phía Thái Lan. Đồng thời phía Cam Bốt “tăng cường hiện diện quân sự, làm trầm trọng thêm căng thẳng dọc biên giới”, buộc Bangkok phải thực hiện các biện pháp bổ sung và củng cố quân sự. Hôm nay Thái Lan đã đóng cửa đối với khách du lịch tại hai cửa khẩu trong khu vực đang có căng thẳng.

Quân đội Thái Lan cáo buộc binh sĩ và dân thường Cam Bốt nhiều lần xâm nhập lãnh thổ và cho biết sẽ kiểm soát toàn bộ các chốt biên giới. Cam Bốt bác bỏ ý định khơi mào xung đột, khẳng định chỉ phòng vệ và sẵn sàng đáp trả nếu bị tấn công.

Dù thủ tướng Malaysia, nước chủ tịch luân phiên ASEAN và Trung Quốc đã cố gắng làm dịu căng thẳng, tình hình vẫn leo thang. Hai nước đã tranh chấp biên giới hơn một thế kỷ và từng có xung đột vào năm 2008–2011 quanh khu đền cổ Preah Vihear.

Vẫn theo Reuters, mối quan hệ giữa hai chính phủ hiện vẫn tốt. Cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra của Thái Lan và Hun Sen của Cam Bốt có mối quan hệ thân thiết, và con gái của Thaksin và con trai của Hun Sen hiện là thủ tướng đương nhiệm của hai nước.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở Thái Lan khiến quân đội nước này bị áp lực phải có hành động cứng rắn. Cam Bốt tuyên bố sẽ đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế, nhưng Thái Lan không công nhận thẩm quyền của tòa và đề xuất tiếp tục đàm phán song phương để giải quyết bất đồng.


************

Không quân Ukraine tuyên bố bắn hạ tiêm kích Su-35 Nga

Quân đội Ukraine tuyên bố lực lượng không quân nước này đã bắn hạ một tiêm kích Su-35 của Nga tại tỉnh biên giới Kursk.

"Lực lượng không quân sáng 7/6 đã tiến hành chiến dịch thành công, bắn hạ một tiêm kích Su-35 Nga tại tỉnh Kursk", quân đội Ukraine hôm nay thông báo trên mạng xã hội, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Không quân Ukraine sau đó công bố video một máy bay bị phá hủy, bốc cháy trên mặt đất, tuyên bố đây là tiêm kích Su-35 bị bắn hạ. Lực lượng này không cho biết đã sử dụng vũ khí nào để bắn rơi máy bay Nga.

Không quân Ukraine hiện trang bị tiêm kích F-16 do phương Tây viện trợ, cùng các dòng chiến đấu cơ cũ hơn từ thời Liên Xô.

Ukraine bắn hạ tiêm kích Su-35 của Nga

Video một máy bay bốc cháy được cho là Su-35. Video: Không quân Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin, nhưng Pepel, báo địa phương ở tỉnh Belgorod của Nga, cho hay tiêm kích Su-35 đã rơi tại quận Kornevsky thuộc tỉnh Kursk. Fighterbomber, tài khoản mạng xã hội của một phi công quân sự Nga, xác nhận thông tin trên và cho hay phi công chiếc Su-35 đã phóng dù thoát hiểm sau khi máy bay bị bắn hạ.

Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết Nga đã mất 413 máy bay chiến đấu kể từ đầu chiến sự. Lần gần nhất Ukraine tuyên bố bắn hạ tiêm kích Su-35 Nga bằng tên lửa phòng không là vào tháng 2/2024.

Tiêm kích Su-35 tác chiến ở Ukraine tháng 6/2022. Ảnh: RIA Novosti

Tiêm kích Su-35 tác chiến ở Ukraine tháng 6/2022. Ảnh: RIA Novosti

Nếu thông tin bắn hạ Su-35 được xác nhận, đòn tấn công này sẽ làm tăng thêm thiệt hại đối với không quân Nga trong tuần qua. Ukraine ngày 1/6 phát động chiến dịch Mạng nhện tấn công drone vào loạt căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ Nga, tuyên bố đánh trúng 41 máy bay và làm 20 chiếc bị hư hại.

Theo Kiev, đòn tập kích này đã gây thiệt hại khoảng 7 tỷ USD và vô hiệu hóa hơn 30% phi đội oanh tạc cơ chiến lược Nga. Trong khi đó, giới chức Mỹ ước tính chiến dịch Mạng nhện của Ukraine "đánh trúng không quá 20 máy bay Nga và phá hủy được khoảng 10 chiếc trong số đó".

Thùy Lâm (Theo New Voice of Ukraine, Kyiv Independent, Reuters)


************

Elon Musk xóa hai bài đăng gây tranh cãi về ông Trump

Tỷ phú Musk đã xóa những bài đăng gây tranh cãi nhất trên mạng xã hội X trong cuộc tranh cãi nảy lửa với ông Trump hai ngày trước.

Tới sáng ngày 7/6 (tối 7/6 giờ Hà Nội), bài đăng trên mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk, trong đó cáo buộc Tổng thống Donald Trump "có tên trong hồ sơ Epstein", đã không còn hiển thị. Khi tìm kiếm thông tin này, người dùng X nhận được thông báo "xin lỗi, bài đăng đó đã bị xóa".

Đây được xem là bài đăng gây chia rẽ nhất trong cuộc tranh cãi nảy lửa giữa ông Musk và Tổng thống Trump ngày 5/6. Jeffrey Epstein là tỷ phú Mỹ tự tử trong tù năm 2019, khi đang chờ đưa ra xét xử với cáo buộc ấu dâm. Ông Musk trong bài đăng mô tả đây là "tin chấn động thực sự", và cho rằng việc ông Trump có tên trong tài liệu này là lý do nó không được công khai.

Elon Musk trong cuộc họp nội các ở Nhà Trắng ngày 26/2. Ảnh: Reuters

Elon Musk trong cuộc họp nội các ở Nhà Trắng ngày 26/2. Ảnh: Reuters

Đây không phải bài đăng duy nhất liên quan tới cuộc tranh cãi bị xóa. Một bài viết khác trong ngày 5/6 của Musk bày tỏ ủng hộ với thông điệp "ông Trump nên bị luận tội" và Phó tổng thống JD Vance "nên thay thế ông ấy" cũng đã bị xóa khỏi X.

Giới quan sát cho rằng động thái xóa hai bài đăng gây tranh cãi của tỷ phú Mỹ có thể là dấu hiệu cho thấy căng thẳng nảy lửa giữa ông và Tổng thống Mỹ đang dần hạ nhiệt.

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Jimmy Patronis trong chương trình của NewsNation ngày 6/6 cũng cho rằng tỷ phú và Tổng thống Trump sẽ sớm hàn gắn. "Ông Trump biết đôi khi bạn sẽ bất hòa với những người mà bạn yêu thích, tin tưởng và đã kết bạn. Điều đó luôn xảy ra với chúng tôi. Nhưng hãy nhớ lời tôi, khoảng một tháng nữa hai người sẽ hàn gắn", Patronis nói.

Trong khi đó, ông Trump ngày 6/6 tuyên bố không có kế hoạch hòa giải với Musk, người từng được coi là đồng minh kiêm cố vấn thân cận hàng đầu của ông. Khi các phóng viên hỏi ông có ý định nói chuyện với Musk hay không, Tổng thống Trump nói "tôi không có kế hoạch nào. Tôi không thực sự quan tâm đến điều đó, vì điều tôi quan tâm bây giờ là đất nước và giải quyết các vấn đề".

Song ông Trump cũng không định lấy lại biểu tượng chìa khóa Nhà Trắng từng tặng Musk. "Tôi không lấy lại mọi thứ. Tôi đã tặng ông ấy một chiếc chìa khóa, ông ấy đã cố gắng rất nhiều", ông nói.

Elon Musk từng là nhà tài trợ lớn nhất cho chiến dịch tranh cử của ông Trump. Sau khi nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Mỹ chọn tỷ phú này dẫn dắt Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) trong nỗ lực cải tổ bộ máy chính quyền và tiết kiệm ngân sách. Tuy nhiên, rạn nứt xuất hiện sau khi ông Musk kết thúc nhiệm kỳ 130 ngày làm việc ở DOGE và bắt đầu công kích siêu dự luật của đảng Cộng hòa với trọng tâm là gói giảm thuế 4.500 tỷ USD.

Thùy Lâm (Theo Time, Reuters)


**********

Biểu tình bùng phát ở Los Angeles vì chiến dịch trấn áp nhập cư

MỹĐặc vụ ICE tiến hành các cuộc đột kích người nhập cư trên khắp Los Angeles như "chiến dịch quân sự", gây phẫn nộ và biểu tình khắp thành phố.

Đặc vụ Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) mang theo vũ khí và trang bị chiến thuật ngày 6/6 đồng loạt tiến hành các cuộc đột kích truy quét người nhập cư trái phép tại ít nhất ba khu vực ở Los Angeles, bang California.

Angelica Salas, giám đốc Liên minh vì Quyền của người nhập cư, cho biết tính đến chiều 6/6, ICE đã tiến hành 7 cuộc đột kích trên khắp thành phố. Salas cho biết hơn 45 người đã bị bắt trong các cuộc truy quét mà bà mô tả là được đặc vụ ICE thực hiện một cách "ngẫu nhiên" mà không có lệnh của tòa.

Lực lượng cảnh sát chống bạo động đi giải tán đám đông biểu tình ở Los Angeles, bang California ngày 6/6. Ảnh: AP

Lực lượng cảnh sát chống bạo động giải tán đám đông biểu tình ở Los Angeles, bang California ngày 6/6. Ảnh: AP

Cuộc trấn áp nhập cư "như chiến dịch quân sự" lập tức làm dấy lên làn sóng biểu tình khắp Los Angles, với hàng trăm người tụ tập ở trung tâm thành phố để yêu cầu thả những người bị bắt. Cuộc biểu tình phần lớn diễn ra ôn hòa và sau đó bị cảnh sát ra lệnh giải tán, song có một số vụ đụng độ gay gắt được ghi nhận.

Trong cuộc đột kích cách tòa thị chính Los Angeles vài km, các đặc vụ đã ném lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông giận dữ đi theo đoàn xe của ICE, trong khi những người biểu tình ném trứng và hô khẩu hiệu phản đối.

Trong một video đăng trên truyền thông địa phương, một người biểu tình cố gắng chặn chiếc SUV của lực lượng ICE và bị hất ngã khi chiếc xe tiếp tục tiến về phía trước.

Nhiều lãnh đạo bang và địa phương đã nhanh chóng lên án các cuộc đột kích của ICE.

"Là thị trưởng thành phố đáng tự hào của người nhập cư, những người đã đóng góp cho thành phố của chúng ta theo nhiều cách, tôi rất phẫn nộ trước những gì xảy ra. Những chiến thuật trấn áp đã gieo rắc nỗi kinh hoàng trong cộng đồng và phá vỡ nguyên tắc cơ bản về an toàn của thành phố", Karen Bass, Thị trưởng Los Angeles, nói.

Một số thành viên hội đồng thành phố Los Angeles ra tuyên bố chung, mô tả chiến dịch đột kích là "sự leo thang nghiêm trọng của các cơ quan di trú liên bang".

Thống đốc California Gavin Newsom cũng chỉ trích chiến dịch truy quét nhập cư của giới chức liên bang là "liều lĩnh và tàn khốc".

Người biểu tình phản đối cuộc trấn áp nhập cư của ICE ở Los Angeles, bang California ngày 6/6. Ảnh: AP

Người biểu tình phản đối cuộc trấn áp nhập cư của ICE ở Los Angeles, bang California ngày 6/6. Ảnh: AP

Stephen Miller, phó chánh văn phòng Nhà Trắng, trong bài đăng trên X khẳng định Thị trưởng Bass "không có tiếng nói" trong vấn đề này. "Luật liên bang là tối cao và sẽ được thực thi", Miller nói.

Đến tối 6/6, Sở cảnh sát Los Angeles đã ban hành một số tuyên bố về tình trạng tụ tập bất hợp pháp trong thành phố, yêu cầu người biểu tình giải tán trong 5 phút. Cơ quan này cũng cho biết đã ban hành cảnh báo toàn thành phố, chỉ thị các sĩ quan tiếp tục làm nhiệm vụ.

Los Angeles được xem như "thành phố trú ẩn" của người nhập cư. Tính đến năm 2024, thành phố này là nơi sinh sống của hơn 1,35 triệu người nhập cư, chiếm 34% dân số thành phố.

Kể từ khi trở lại Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường nỗ lực kiểm soát di cư và trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, thực hiện một trong những cam kết tranh cử quan trọng của ông.

Thùy Lâm (Theo AFP, Washington Post)


**********

Tướng Đức nói Nga mất 10% oanh tạc cơ trong đòn tập kích của Ukraine

Thiếu tướng Đức Freuding đánh giá chiến dịch "Mạng nhện" của Ukraine đã làm hư hại 10% lực lượng oanh tạc cơ chiến lược của Nga.

"Theo đánh giá của chúng tôi, hơn 10 máy bay các loại, gồm oanh tạc cơ chiến lược Tu-95 và Tu-22, cùng máy bay cảnh báo sớm A-50, đã bị hư hại trong cuộc tấn công", thiếu tướng Christian Freuding, quan chức phụ trách viện trợ quân sự của Đức cho Kiev, nói trong chương trình podcast phát sóng hôm nay, đề cập tới chiến dịch Mạng nhện của Ukraine ngày 1/6.

Freuding nhận định những chiếc A-50 bị drone Ukraine đánh trúng trong chiến dịch nhiều khả năng sẽ không thể tiếp tục hoạt động. "Chúng thậm chí không thể được dùng để rã lấy linh kiện. Đây là một tổn thất lớn, vì loại máy bay này không còn nhiều", ông nói.

"Với đội oanh tạc cơ tầm xa của Nga, 10% đã bị phá hủy trong cuộc tấn công", tướng Freuding cho hay, thêm rằng một số chiếc trong số đó bị phá hủy khi đang chuẩn bị tiến hành hoạt động không kích vào mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine.

Ukraine tung video tập kích loạt máy bay Nga trong chiến dịch 'Mạng nhện'

Drone Ukraine tập kích các máy bay Nga hôm 1/6. Video: SBU

Dù Nga hứng chịu tổn thất, Freuding không cho rằng điều đó sẽ lập tức khiến Nga giảm các vụ tấn công vào Ukraine, lưu ý 90% oanh tạc cơ chiến lược còn lại vẫn có thể được dùng để phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa trong các cuộc không kích.

"Nhưng tất nhiên, phi đội ném bom còn lại của Nga vẫn chịu tác động gián tiếp khi chúng sẽ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn, dẫn tới bị hao mòn nhanh hơn. Quan trọng nhất là chiến dịch mang tới tác động tâm lý rất lớn", ông nói.

Tướng Đức cho hay Nga luôn cảm thấy an toàn trên lãnh thổ của họ, nên thường không bảo vệ các máy bay một cách nghiêm ngặt. "Sau chiến dịch này, điều đó không còn đúng nữa. Nga sẽ cần tăng cường các biện pháp an ninh", ông nói.

Tướng Đức nói Ukraine gây tổn hại 10% phi đội ném bom của Nga

Ảnh vệ tinh máy bay Tu-95 sau cuộc tấn công của Ukraine ở căn cứ Belaya, vùng Irkutsk, Nga ngày 4/6. Ảnh: Reuters

Theo Freuding, Ukraine đã sử dụng drone trang bị AI để tấn công hai mục tiêu ở Ivanovo và Ryazan, chỉ cách Moskva khoảng 100 km, cùng căn cứ Olenya ở vùng Murmansk và căn cứ Belaya ở tỉnh Irkutsk. Ông nói cuộc tập kích thứ năm vào căn cứ không quân Ukrainka ở Amur, miền đông Nga đã thất bại, khi các drone dường như đã bị lực lượng phòng không tại chỗ vô hiệu hóa.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó cho hay chiến dịch Mạng nhện được lên kế hoạch trong 18 tháng và đã "thành công mỹ mãn", khiến Nga mất khoảng 1/3 đội bay oanh tạc cơ chiến lược.

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã đưa 117 drone trang bị AI vào lãnh thổ Nga, rồi chế tạo các thùng container đặc biệt có khả năng mở nắp từ xa tại các xưởng trên đất Nga. Đặc vụ Ukraine giấu drone trong các thùng này rồi thuê tài xế Nga chở đến các địa điểm gần sân bay quân sự.

Vị trí các căn cứ Nga bị Ukraine nhắm tới ngày 1/6. Đồ họa: ABC

Vị trí các căn cứ Nga bị Ukraine nhắm tới ngày 1/6. Đồ họa: ABC

Các đặc vụ SBU sau đó về nước, rồi kích hoạt các thùng container từ xa để chúng mở cửa nóc, giúp drone xuất kích và lao vào các oanh tạc cơ Nga trên đường băng nhờ hệ thống tự dẫn đường bằng AI.

Giới chức Mỹ ước tính chiến dịch tập kết loạt căn cứ không quân chiến lược của Nga ngày 1/6 đã đánh trúng 20 máy bay quân sự và phá hủy khoảng 10 chiếc. Các chuyên gia cho biết Nga sẽ mất nhiều năm để thay thế những máy bay đã bị hư hại.

Thùy Lâm (Theo Reuters)


************
*********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Giao Kèo
Web tham khảo