Tin Tức ngày 25 tháng 03 -2025:

Thứ Ba, 25 Tháng Ba 20255:59 SA(Xem: 515)
Tin Tức ngày 25 tháng 03 -2025:

Trump vayCo
*************

Mỹ rút tài trợ: Liên Hiệp Quốc cảnh báo nguy cơ có thêm 6 triệu người chết vì Sida

Trọng Thành

Sẽ có hơn 6 triệu người chết vì bệnh Sida trong bốn năm tới, tức nhiều gấp 10 lần so với năm 2023, nếu các hoạt động phòng chống Sida không có đủ kinh phí cần thiết. Đó là cảnh báo của người đứng đầu UNAIDS / ONUSIDA, cơ quan Liên Hiệp Quốc điều phối phòng chống HIV/AIDS toàn cầu.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Bà Winnie Byanyima, giám đốc UNAIDS, trong một cuộc họp báo hôm qua, 24/03/2025, tại Genève, cho biết việc chính quyền Mỹ đột ngột cắt giảm tài trợ khiến các hệ thống giám sát, chẩn đoán và điều trị tại 27 quốc gia châu Phi có nguy cơ « sụp đổ ». Việc cắt tài trợ khiến « hàng loạt cơ sở khám chữa bệnh phải đóng cửa, hàng nghìn nhân viên y tế bị sa thải ». Theo bà Winnie Byanyima, về lâu dài, chính quyền Mỹ có lý khi muốn giảm tài trợ, nhưng việc này cần được tiến hành từng bước, việc cắt giảm đột ngột đã gây ra « các hậu quả vô cùng tệ hại ». 

AFP dẫn lời lãnh đạo cơ quan phòng chống Sida của Liên Hiệp Quốc, theo đó, dịch bệnh có nguy cơ sẽ bùng lên không chỉ tại các nước có thu nhập thấp ở châu Phi, mà cả tại « khu vực miền đông châu Âu và châu Mỹ Latinh » hay « châu Á ». Dịch bệnh có thể bùng lên tương tự như trong thập niên 1990 – 2000. Giám đốc UNAIDS nhấn mạnh « các tiến bộ đạt được từ 25 năm nay có nguy cơ bị đảo ngược. Tình hình hiện tại là rất nghiêm trọng ».

Bà Winnie Byanyima kêu gọi chính quyền Donald Trump tái lập tài trợ và nói rõ là, nếu các tài trợ của Mỹ cho USAID không được nối lại vào tháng 4/2025, sau quyết định tạm ngừng 90 ngày của Washington, hoặc không có nước nào thay thế Mỹ đóng góp phần ngân sách thiếu hụt, thì trong vòng 4 năm tới ước tính sẽ có thêm 6,3 triệu người chết vì Sida, với số ca nhiễm mới mỗi ngày là khoảng 2.000 người. 

Năm 2024, UNAIDS nhận được 50 triệu đô la tài trợ từ chính quyền Mỹ. Theo lãnh đạo UNAIDS, hiện tại chưa có quốc gia nào ngỏ ý định đóng góp tài chính cho cơ quan Liên Hiệp Quốc này.


********

Ukraina: Nga muốn tiếp tục đàm phán với Mỹ, với sự tham gia của Liên Hiệp Quốc

Thanh Phương

Một nhà thương thuyết của Nga hôm nay, 25/03/2025, tuyên bố Matxcơva sẽ tiếp tục đối thoại với Mỹ về hồ sơ Ukraina và muốn có sự tham gia của Liên Hiệp Quốc và một số nước. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

5 phút

Theo hãng tin AFP, ông Grigori Karassine, một trong hai nhà thương thuyết của Nga, đã phát biểu như trên với hãng tin TASS sau cuộc đàm phán với phái đoàn Mỹ hôm qua tại Ryad, thủ đô Ả Rập Xê Út. Ông Karassine cho biết, trong cuộc đàm phán này, “nhiều vấn đề đã được đề cập đến” và dĩ nhiên là hai bên “chưa thể giải quyết tất cả các vấn đề, chưa thể đồng ý trên tất cả các điểm”, nhưng đây đã là một cuộc đối thoại rất “hữu ích”.  

Theo các hãng thông tấn Nga, hôm nay, Nhà Trắng và Điện Kremlin sẽ ra một thông cáo chung về kết quả cuộc đàm phán tại Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết là phía Nga đang “phân tích” kết quả cuộc đàm phán với Mỹ tại Ả Rập Xê Út, nhưng nội dung cuộc thảo luận này sẽ không được công bố và cũng chưa có ngày giờ cụ thể cho một cuộc đàm phán mới với Hoa Kỳ.

Trong khi đó, một thành viên của phái đoàn Ukraina cho biết họ vừa có cuộc  thảo luận mới với phái đoàn Hoa Kỳ và "mọi chi tiết sẽ được công bố sau".

Trong cuộc họp đầu tiên với phái đoàn Hoa Kỳ tại thành phố Jeddah của Ả Rập Xê Út, Ukraina đã chấp nhận đề xuất của Mỹ về ngừng bắn trong 30 ngày, nhưng phía Nga đã bác bỏ đề xuất đó. 

Theo hãng tin AFP, các cuộc đàm phán Mỹ-Nga hiện nay tập trung vào khả năng ngừng bắn ở vùng Hắc Hải để có thể thi hành trở lại thỏa thuận về ngũ cốc, thỏa thuận đã giúp Ukraina, trong thời gian từ tháng 07/2022 đến tháng 07/2023, xuất khẩu ngũ cốc, rất quan trọng đối với lương thực toàn cầu. 

Hôm qua, phát ngôn viên Điện Kremlin nhắc lại đây chính là đề xuất của tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp thuận.

Dân Ukraina không tin Nga chấp nhận một nền hòa bình lâu dài 

Người dân Ukraina nghĩ gì về các đàm phán Mỹ - Nga và Mỹ - Ukraina, đang diễn ra tại Ả Rập Xê Út, tìm giải pháp cho chiến tranh Ukraina? Bất chấp các tuyên bố có phần lạc quan từ phía chính phủ, tại thủ đô Kiev, đông đảo dân chúng dường như không mấy tin tưởng rằng các đàm phán sẽ cho phép đạt được một nền hòa bình lâu dài với Nga.

Thông tín viên Emmnuelle Chaze tường trình từ Kiev :

« Chúng tôi ở Lukianivska, trung tâm thủ đô Kiev. Khu phố này vốn liên tục bị Nga oanh kích, nhưng vào đầu tuần, đây là thời điểm mọi người vội vã từ nơi làm trở về nhà. Các cuộc đàm phán tại Ryad dường như xa lạ với mối quan tâm hàng ngày của người dân. Sasha, một người về hưu, không muốn nói gì về các đàm phán. Người đàn ông này có thái độ kiên quyết : ‘‘Với Trump thì không có gì diễn ra tốt đẹp cả !’’. 

Ruslana, một viên chức, cũng tỏ ra hoài nghi về khả năng đạt được các tiến bộ trong đàm phán. Bà nói : ‘‘Dù sớm hay muộn cũng sẽ phải có thỏa hiệp, nhưng điều duy nhất mà Ukraina cần phải đàm phán, chắc chắn là một nền hòa bình với các điều kiện của Ukraina. Sau ba năm chiến tranh, chúng tôi không thể nhân nhượng. Con trai tôi tình nguyện ra chiến trường ngay từ ngày đầu chiến tranh, như vậy, đối với tôi, rõ ràng là người Ukraina không muốn làm nô lệ. Nếu cuộc chiến dừng lại ở đây, thì chiến tranh mới chỉ bị trì hoãn và có thể một lần nữa bùng lên.’’ 

Quan điểm thực tế của Ruslana cũng là quan điểm của hàng triệu người Ukraina khác. Ngoài các trận chiến ngoài chiến tuyến, chiến tranh bao trùm lên toàn lãnh thổ Ukraina với nguy cơ các cuộc oanh kích diễn ra thường xuyên với tên lửa hay drone, cho thấy Matxcơva không giảm cường độ trong cuộc xâm lăng chống Ukraina. »

Thành phố Sumy : gần 90 người bị thương do Nga oanh kích

Theo thông báo của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm qua, 24/03/2025, gần 90 dân thường, trong đó có 17 trẻ em, bị thương sau một cuộc oanh kích của Nga nhắm vào thành phố Sumy, miền đông bắc. AFP dẫn thông tin trước đó của cơ quan công tố khu vực, theo đó, Nga đã dùng tên lửa tấn công một khu dân cư đông người, làm hư hại một cơ sở giáo dục và nhiều khu nhà. Hôm nay, Ukraina cho biết, trong đêm qua, đã bắn hạ được 78 drone Nga trên tổng số 119 drone ghi nhận được. Các cuộc oanh kích nhắm và các tỉnh Kharkiv, Sumy, Poltava, Kirovohrad, Kiev, Tcherkassy và thành phố cảng Odessa.

Truyền thông Nga hôm qua cho biết ba nhân viên ngành truyền thông, làm việc cho một báo và một đài truyền hình, thiệt mạng khi tác nghiệp tại miền đông Ukraina. Theo kênh truyền hình nhà nước Nga Zvezada, thuộc bộ Quốc Phòng Nga, một tài xế và một người quay phim tử vong trong một cuộc oanh kích. Vũ khí tấn công chiếc xe chở họ dường như là hai tên lửa Himars của Mỹ. Nạn nhân thứ ba là một nhà báo của Izvestia.


*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Ukraina hôm qua, 23/03/2025, cho biết Nga đã phóng 99 drone trong đêm  57 trong số đó đã bị tiêu diệt. Ngoài ra, văn phòng công tố viên Ukraina hôm nay cũng ra báo cáo cho biết hơn 600 trẻ em bị giết và 1.817 trẻ em khác bị thương tại Ukraina kể từ khi Điện Kremlin phát động cuộc tấn công quy mô lớn vào Ukraina. Trong khi đó, Nga cho biết đã phá hủy được 227 drone của Ukraina trong 24h qua.

(Reuters) – Vladimir Putin và Donald Trump có thể đã nhiều lần tiếp xúc, thậm chí trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Thông tin được Điện Kremlin phát đi trong đoạn video phát sóng hôm qua, 23/03/2025, trên sóng truyền hình Nhà nước. Cho đến nay, có hai cuộc gọi điện thoại được công khai giữa nguyên thủ Nga và Mỹ trong năm nay, vào ngày 12/02 và 18/03.

 (Reuters) – Úc tăng cường chi tiêu quốc phòng thêm 1 tỷ đô la Úc. Bộ trưởng Quốc Phòng Richard Marles hôm nay, 24/03/2025, thông báo số tiền trên sẽ giúp Canberra đẩy mạnh sản xuất vũ khí dẫn đường, xây dựng căn cứ tàu ngầm AUKUS và chương trình tàu hộ vệ. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Úc và các đồng minh khác của Mỹ đang bị tổng thống Donald Trump thúc ép tăng cường chi tiêu quốc phòng. Cũng trong ngày hôm nay, Úc cho biết họ đã nhận được hai trong số 42 xe phóng hệ thống pháo phản lực HIMARS của công ty Mỹ Lockheed Martin.

 (AFP) - Bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina : Đàm phán Mỹ - Ukraina tại Ả Rập Xê Út diễn ra “hiệu quả”. Bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov là trưởng đoàn đàm phán của Ukraina. Cuộc họp kết thúc đêm Chủ Nhật 23 rạng sáng thứ Hai 24/03/2025. Trên mạng xã hội, Rustem Umerov cho biết đôi bên tập trung vào giải quyết các vấn đề chính, trong đó có cơ sở hạ tầng năng lượng. Về phía tổng thống Ukraina, trong bài phát biểu hàng tối, ông Volodymyr Zelensky tối qua khẳng định “Nga là bên duy nhất kéo dài cuộc chiến này” và đề nghị “thúc đẩy Putin đưa ra lệnh thực sự để chấm dứt các vụ oanh kích”.

(AFP) – Iran thông báo sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân gián tiếp với Hoa Kỳ. Tuyên bố trên được ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đưa ra vào hôm nay, 24/03/2025, sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tối hậu thư về một thỏa thuận hạt nhân mới. Ngoại trưởng Iran bác bỏ khả năng đàm phán trực tiếp với Washington "cho đến khi Mỹ thay đổi cách tiếp cận với Iran."

(RFI) - Israel tăng cường các chiến dịch quân sự ở Gaza. Israel đang đẩy mạnh chiến dịch tấn công quân sự vào dải Gaza. Hôm 23/03/2025, một cuộc không kích của Israel đã nhắm trúng bệnh viện Nasser ở Khan Younes, miền nam dải Gaza và giết chết một chỉ huy của Hamas. Thông tin đã được Hamas xác nhận. Bộ trưởng Quốc Phòng Israel, Israel Katz, cũng khẳng định vụ oanh kích nhắm vào bệnh viện Nasser là để tiêu diệt nhân vật này. Theo thống kê tối 23/03 của bộ Y Tế thuộc chính quyền Hamas tại Gaza, tổng số người Palestine thiệt mạng từ khi chiến tranh nổ ra hồi tháng 10/2023 đã vượt ngưỡng 50.000 người. Hamas cũng đã xác nhận cái chết của một số lãnh đạo cấp cao của Hamas ở Gaza trong chiến dịch tấn công những ngày gần đây của quân đội Israel.

(AFP) - Ba phần tư lưu lượng giao thông hàng hải của Mỹ phải đi vòng qua châu Phi thay vì đi qua Biển Đỏ. Hôm qua, 23/03/2025, cố vấn an ninh quốc gia của Donald Trump Mike Waltz giải thích là để tránh các cuộc tấn công do nhóm Houthi ở Yemen thực hiện. Tuần trước, Mỹ thông báo “trong 18 tháng qua, nhóm Houthi đã tấn công hải quân Mỹ 174 lần và tấn công giao thông thương mại 145 lần.”

(Reuters) – Malaysia dự định thắt chặt các quy định về chất bán dẫn trước sức ép của Mỹ. Bộ trưởng Thương Mại Malaysia Zafrul Aziz hôm qua, 23/03/2025, cho biết biết chính phủ Hoa Kỳ đã yêu cầu Kuala Lumpur theo dõi chặt chẽ việc vận chuyển các chip Nvidia nhập khẩu vào quốc gia này vì nghi ngờ rằng nhiều con chip trong số đó đang được đưa đến Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau vụ Singapore điều tra ba người đàn ông vì nghi ngờ mua chip Nvidia ở Malaysia rồi tuồn sang Trung Quốc.

(AFP) - 5000 binh sĩ Mỹ và Philippines tập trận chung. Đợt tập trận chung bắt đầu từ hôm nay 24/03/2025 và kéo dài nhiều tuần, trong bối cảnh bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth công du Philippines và gặp gỡ đồng nhiệm Philippines Gilberto Teodoro vào thứ Sáu 28/03 tại Manila. Đây là giai đoạn đầu tiên trong khuôn khổ đợt tập trận Balikatan của không quân và hải quân hai nước vào đầu tháng 04/2025. Mục đích cuộc tập trận là « tăng cường năng lực chiến đấu và thể hiện cam kết song phương mạnh mẽ trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Philippines ».

(AFP) - Tuần duyên Đài Loan chặn giữ một tàu Trung Quốc bị nghi tiếp liệu cho các tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển của Đài Loan. Đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc kiểu này. Thông báo của tuần duyên Đài Loan được đưa ra hôm 23/03/2025. Tàu của Trung Quốc, không có tên, không mang số hiệu … chở theo 500.000 lit nhiên liệu, khi đó đang ở ngoài khơi các thành phố Đài Loan - Đào Viên (Taoyuan) và Tân Trúc (Hsinchu) - phía nam Đài Bắc và trước đó đã tìm cách tiếp liệu cho các tàu cá Trung Quốc tại vùng biển của Đài Loan. 6 thủy thủ trên tàu đều là người Trung Quốc, nhưng không có giấy tờ tùy thân. Tàu Trung Quốc và thủy thủ đoàn đã được tuần duyên Đài Loan áp tải đến cảng Đài Bắc để điều tra.

(RFI) - Hàn Quốc : Tòa Bảo Hiến bác đề nghị bãi nhiệm thủ tướng Han Duck-soo. Hôm nay 24/03/2025, Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc đã bác bỏ kiến nghị bãi nhiệm thủ tướng Han Duck-soo đã được Quốc Hội thông qua liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài từ 4 tháng nay tại Hàn Quốc. Như vậy ông được trở lại vị trí tổng thống tạm quyền trong lúc chờ Tòa ra phán quyết cuối cùng về việc phế truất tổng thống Yoon Suk-yeol. 

(Les Echos) - Trung Quốc giới thiệu robot cắt cáp ngầm. Báo kinh tế Pháp Les Echos hôm 23/03/2025 cho biết sau khi khởi công xây dựng một trạm khoa học ở độ sâu 2.000 mét dưới biển, các nhà khoa học Trung Quốc hôm 22/03 đã cho “trình làng” một robot có khả năng cắt dây cáp biển, kể cả những dây cáp ngầm chắc chắn nhất và ở độ sâu tới 4 km. Robot do Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc (CSSRC) thiết kế và được phát triển để dùng cho tàu lặn của Trung Quốc, loại Fendouzhe và Haidou. Tàu lặn Fendouzhe có thể lặn xuống độ sâu 10 km.

(AFP) - Pháp : Bộ trưởng Tư Pháp Gérald Darmanin muốn trục xuất các phạm nhân nước ngoài. Sắc lệnh của bộ trưởng Tư Pháp Gérald Darmanin được ban hành hôm 21 và được Journal du Dimanche loan báo hôm 22/03/2025, yêu cầu các nhà tù giám sát thống kê số phạm nhân nước ngoài. Từ vài năm trở lại đây, các nhà tù của Pháp bị quá tải. Do vậy, bộ trưởng Darmanin muốn đơn giản hóa thủ tục trục xuất những phạm nhân nước ngoài đang thụ án tại Pháp. Bộ trưởng Darmanin cho biết, hiện có 19.000 phạm nhân là người nước ngoài, chiếm đến 24,5% số người đang thụ án tù giam tại Pháp.

 (AFP) – Hải quan Pháp tịch thu hơn 110 tấn ma túy trong năm 2024. Trong đó gần 21 tấn là cocaine, tăng hơn 74% so với năm 2023. Như vậy, tổng cộng các cơ quan chức năng Pháp (gồm cả lực lượng cảnh sát, hiến binh, hải quan và hải quân) đã tịch thu 53,5 tấn cocaine trong năm 2024, tăng 130% so với năm 2023 (23 tấn).

(AFP) - Điện ảnh : Mở phiên tòa xét xử Gérard Depardieu về tội quấy rối tình dục. Nam tài tử Pháp bị cáo buộc tấn công tình dục hai phụ nữ khi quay bộ phim Les Volets verts vào năm 2021, bắt đầu bị xét xử tại Paris vào hôm nay 24/03/2025. Diễn viên 76 tuổi sẽ hầu tòa lần này sau khi không xuất hiện ở phiên tòa trước đó vào mùa thu năm ngoái do vấn đề về sức khỏe. Hai nguyên đơn, Amélie (54 tuổi) và Sarah (34 tuổi), đã cáo buộc ông quấy rối tình dục trong suốt quá trình quay phim. Depardieu phủ nhận các cáo buộc trên và cho rằng ông là nạn nhân của những lời đơm đặt dối trá. Phiên tòa có thể sẽ kéo dài nhiều ngày, với các điều chỉnh phù hợp với sức khỏe của nam diễn viên. 

 (Libération) - Nước Mỹ thời Donald Trump nhiệm kỳ 2 : Số du khách quốc tế giảm. Theo Libération ngày 23/03/2025, Cơ quan Du Lịch Kinh Tế của Mỹ hồi cuối tháng 02 dự báo số du khách nước ngoài đến Mỹ năm 2025 sẽ giảm 5,1% so với năm 2024, thay vì tăng 8,8% theo dự báo trước đây. Lý do là giá hàng tiêu dùng tăng và tỉ giá đồng đô la cũng cao khiến khả năng chi tiêu của du khách có thể giảm tới gần 11%. Ngành du lịch của Mỹ có thể mất tới 64 tỷ đô đô thu nhập trong năm 2025 do số du khách, cả khách quốc tế và nội địa, đều giảm.


************

Chiến tranh Ukraina : Đàm phán Mỹ-Nga về ngừng bắn có thể kéo dài

Hôm nay 24/03/2025, các nhà đàm phán Nga và Mỹ gặp nhau tại Riyadh, Ả Rập Xê Út để thương lượng về một thỏa thuận ngừng chiến từng phần cho cuộc xung đột tại Ukraina. Trong khi Washington đặt nhiều kỳ vọng vào cuộc gặp, thì Matxcơva dửng dưng muốn câu giờ.

Російський прапор на фасаді історичної будівлі поряд з американським прапором на фасаді посольства США в Москві, Росія, 18 березня 2025
Ảnh minh họa : Quốc kỳ Nga (T) và lá cờ Mỹ ở mặt tiền của đại sứ quán Hoa Kỳ tại Matxcơva, Nga, ngày 18/03/2025. © Yulia Morozova / Reuters
Quảng cáo

Các cuộc gặp tại Riyadh diễn ra sau khi hai bên tham chiến, dưới áp lực của Washington, đã đồng ý về nguyên tắc đối với việc tạm dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Thách thức chính của các cuộc đàm phán hôm nay giữa Washington và Matxcơva là xác định các biện pháp kỹ thuật để thực hiện lệnh ngừng bắn này, đồng thời bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải ở Biển Đen. Một ngày trước, các đại diện chính quyền Donald Trump đã có cuộc trao đổi với phái đoàn cao cấp Ukraina do bộ trưởng Quốc Phòng Rustem Umerov dẫn đầu. Cuộc thảo luận được hai bên đánh giá là tích cực và có hiệu quả. Nhưng vấn đề là những chi tiết thỏa thuận đó có được Matxcơva chấp thuận hay không ?

Trước khi các cuộc đàm phán về khả năng ngừng bắn bắt đầu, điện Kremlin đã dập tắt hy vọng vào cuộc đàm phán với Mỹ và đưa ra lịch trình riêng của họ. "Đây là một vấn đề rất phức tạp và còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta mới chỉ ở giai đoạn đầu", phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố hôm Chủ nhật. Ông nhấn mạnh đến "các cuộc đàm phán khó khăn".

Theo Matxcơva, "chủ đề chính" sẽ là việc khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen. Đây là thỏa thuận có hiệu lực từ mùa hè năm 2022 đến 2023, đã cho phép Ukraina xuất khẩu ngũ cốc - mặt hàng thiết yếu cho an ninh lương thực toàn cầu, cho dù các hạm đội Nga đang kiểm soát gần như toàn bộ khu vực Biển Đen. Tuy nhiên, Nga đã rút khỏi thỏa thuận sau một năm, cáo buộc phương Tây không thực hiện cam kết giảm nhẹ các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga.

Không có một lời nào nhắc đến việc dừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng trong 30 ngày, điều mà Vladimir Putin trước đó đã đồng ý trong cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ hôm 11/03. Những ngày qua, các cuộc tấn công bằng drone của Nga vẫn diễn ra với cường độ cao gây nhiều thương vong cho người dân Ukraina. Trên mặt trận, quân Nga tiếp tục tiến chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraina. Matxcơva đang gia tăng các cuộc tấn công quân sự để đến Riyadh với vị thế mạnh hơn.

Quảng cáo

Gần đây, Kiev cũng như Matxcơva đều thể hiện mong đợi của mình, nhưng đồng thời cũng càng cho thấy những bất đồng vẫn còn lớn. Tổng thống Volodymyr Zelensky đã kêu gọi các đồng minh gây "áp lực" với Matxcơva để "chấm dứt" cuộc xâm lược, đồng thời tố cáo Nga đang phá hoại các nỗ lực hòa bình.

Ukraina hy vọng ít nhất các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến một thỏa thuận tạm thời giữa Kiev và Matxcova về việc ngừng tấn công các cơ sở năng lượng, đồng thời vẫn sẵn sàng cho một lệnh ngừng bắn toàn diện, không có điều kiện tiên quyết.

Washington, nhân tố chủ chốt trong các cuộc đàm phán này, hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trước ngày 20/04 (ngày lễ Phục Sinh chung của cả Công giáo và Chính thống giáo), theo Bloomberg. Steve Witkoff, đặc phái viên của tổng thống Trump về hồ sơ chiến tranh Ukraina, thậm chí còn tỏ ra "rất lạc quan" tuyên bố rằng : "Mục tiêu cuối cùng là một lệnh ngừng bắn 30 ngày để thảo luận về một lệnh ngừng bắn lâu dài. Chúng ta không còn xa điều đó, nhưng vẫn cần thảo luận về các điều kiện trên thực địa", đồng thời nhấn mạnh cả hai phía đều phải tỏ ra linh hoạt, tức có nhượng bộ. Nhưng cho đến lúc này, không có dấu hiệu nhượng bộ nào từ phía Nga mà chỉ có những điều kiện do Vladimir Putin áp đặt.

Phần đông giới quan sát đều có chung nhận định khả năng cao nhất là các cuộc đàm phán sẽ kéo dài mà không đạt được một thỏa thuận cụ thể, hoặc chỉ dừng lại ở một lệnh ngừng bắn tạm thời và mang tính chiến thuật. Nga có thể lợi dụng đàm phán để kéo dài thời gian tiếp tục tìm kiếm thế mạnh trên chiến trường buộc Kiev phải nhượng bộ lãnh thổ. Trong khi đó, Ukraina chỉ có thể tìm kiếm thêm sự ủng hộ từ phương Tây. Một hội nghị thượng đỉnh dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Năm 27/03 tại Paris, với sự tham dự của tổng thống Volodymyr Zelensky với các đồng minh "tình nguyện".


************

Trung Quốc kêu gọi các doanh nghiệp chống chủ nghĩa đơn phương trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ

Minh Phương

Trong lễ khai mạc Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, vào hôm qua, 23/03/2025, tại Bắc Kinh, thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương, trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang. Diễn đàn này được tổ chức trước thềm Diễn đàn Kinh tế châu Á Bác Ngao, tổ chức vào thứ Ba, 25/03 tại Hải Nam và sẽ kéo dài 3 ngày.

Đăng ngày:

2 phút

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Clea Broadhurst tường trình :

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách toàn cầu hóa và phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Ông kêu gọi các doanh nghiệp chống lại tư duy hành động đơn phương và bảo vệ các hoạt động thương mại công bằng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các căng thẳng kinh tế với Washington đang gia tăng. Kể từ tháng 1, Donald Trump đã áp đặt mức thuế 20% bổ sung đối với các sản phẩm Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh gây mất cân bằng thương mại và không thực hiện đầy đủ các biện pháp để ngăn chặn nạn buôn bán fentanyl - loại thuốc phiện chết người mà một số thành phần được sản xuất ở Trung Quốc. Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách đánh thuế các sản phẩm nông sản của Mỹ.

Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines, người thân cận với Trump, cũng đã gặp thủ tướng Trung Quốc. Ông hy vọng sẽ đặt nền tảng cho một hội nghị thượng đỉnh tương lai giữa Trump và Tập Cận Bình.

Về phía Trung Quốc, họ đang tìm cách thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng bất động sản và sự yếu kém trong tiêu dùng. Chính phủ gần đây đã công bố một kế hoạch hành động để thu hút nhiều đầu tư nước ngoài hơn, đặc biệt là thông qua các biện pháp tạo thuận lợi cho việc chuyển giao dữ liệu. Trên hết, thông điệp rõ ràng mà Trung Quốc đưa ra là bất chấp những căng thẳng, Bắc Kinh muốn tiếp tục là một nhân tố trung tâm trong thương mại toàn cầu.”

Theo nhật báo kinh tế Les Echos, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm 13,4% trong tháng 1 so với cùng kỳ năm ngoái. Một nguồn tin cho biết “các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ sẽ rất kín đáo trong việc đến thăm Trung Quốc do Mỹ đẩy mạnh giám sát đối với các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào Trung Quốc”.


**********

Tô Lâm xây dựng hệ thống “Công an - Tài phiệt trị” theo mô hình Nga?

Hiệp hội Dữ liệu số Quốc gia cho thấy sự dịch chuyển từ mô hình “Cộng sản toàn trị” sang “Công an - Tài phiệt trị”.

Tổng Bí thư Tô Lâm trong ngày ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia
Tổng Bí thư Tô Lâm trong ngày ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia (VGP/HM)

Sự kiện Hiệp hội Dữ liệu số Quốc gia ra mắt hôm 22 tháng Ba, 2025 tại trụ sở Bộ Công an được các nhà quan sát quốc tế coi là một bước đi chiến lược của ông Tô Lâm, Tổng Bí thư ĐCSVN.

Cùng với tư tưởng đề cao doanh nghiệp tư nhân mới công bố tuần trước, sự ra đời của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia là chỉ dấu cho thấy ông Tô Lâm đang chuyển đổi Việt Nam từ mô hình “Cộng sản toàn trị” thành “Công an - Tài phiệt trị”.

Bộ Công an lãnh đạo

Đó là điều đầu tiên các nhà quan sát quốc tế chú ý tới, khi nhìn vào các lãnh đạo của Hiệp hội này.

Nikkei Asia, một tờ báo lớn của Nhật Bản, giật tít báo “Việt Nam ra mắt hiệp hội dữ liệu do Bộ Công an lãnh đạo”. Về danh nghĩa, đây là một hiệp hội nghề nghiệp, nhưng Nikkei Asia khẳng định hiệp hội này được Bộ Công an lãnh đạo.

Không quá khó để thấy điều này. Theo báo Nhân dân, Chủ tịch Hiệp hội là Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an. Hai phó chủ tịch của tổ chức này là hai thứ trưởng Bộ Công an. Ban Thường vụ Hiệp hội có thêm một Phó Trưởng Phòng của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an. Trong số 62 ủy viên của Ban Chấp hành Hiệp hội, có 13 ủy viên đến từ Bộ Cộng an, còn lại phần lớn đến từ các doanh nghiệp tư nhân.

Trao đổi với RFA, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng Đại học Ottawa, Canada, nhấn mạnh về danh nghĩa đây là hiệp hội nghề nghiệp nhưng “ai lãnh đạo nó mới là điều quan trọng.

Đồng tình với nhận xét của Nikkei Asia, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng “đây không phải là một hiệp hội thuần túy do doanh nghiệp hoặc các tổ chức dân sự thành lập, mà là một tổ chức bán nhà nước, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ Công an.” Như vậy, việc lập ra Hiệp hội dưới hình thức “tổ chức xã hội - nghề nghiệp” chỉ là cách hợp thức hóa trên danh nghĩa để tránh bị coi là cơ quan hành chính nhà nước, nhưng thực chất nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, cụ thể là Bộ Công an.

Cách đây một tháng, ngày 25 tháng Hai, 2025, Bộ Công an công bố thành lập “Trung tâm Dữ liệu Quốc gia”, có chức năng “quản lý, khai thác và vận hành, nhằm tích hợp, đồng bộ, lưu trữ, chia sẻ, phân tích và điều phối dữ liệu của các cơ quan nhà nước.”

Với chức năng này, “Trung tâm Dữ liệu Quốc gia” có nhiều mục tiêu, trong đó có những mục tiêu trùng với “Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia” mới thành lập ngày 22 tháng Ba. Đó là “mục tiêu phát huy cao độ giá trị của dữ liệu - nguồn tài nguyên quý giá, tư liệu sản xuất mới nhằm tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế đất nước.”

Việc Bộ Công an nắm cả “Trung tâm Dữ liệu Quốc gia” (cơ quan chính thức của Bộ) lẫn “Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia” (một hiệp hội nghề nghiệp có các doanh nghiệp tư nhân lớn tham gia) đặt ra nhiều vấn đề lớn về tương lai kinh tế và chính trị Việt Nam.

Các ông lớn, bà lớn nắm dữ liệu quốc gia?

Dữ liệu số là “máu” của nền kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại đại hội ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên số, nơi dữ liệu đã trở thành tài nguyên, tư liệu sản xuất quan trọng, là một loại “dầu mỏ” mới, thậm chí là “máu” của nền kinh tế số. Chuyển đổi số, với dữ liệu là trung tâm, đang làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và phát triển.”

Dữ liệu số không chỉ là “dầu mỏ” của nền kinh tế mà còn là nền tảng để kiểm soát an ninh. Các cơ quan an ninh Hoa Kỳ như “National Security Agency” cũng thu thập dữ liệu số theo các nguyên tắc đạo đức do pháp luật quy định. Nhưng không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hệ thống dữ liệu phục vụ an ninh công cộng lại được chia sẻ cho doanh nghiệp tư nhân, có mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Ở các nước tiên tiến, doanh nghiệp tư nhân như Google, Facebook, Apple, Netflix phải tự thu thập dữ liệu khách hàng theo cách của họ.

Các nhà quan sát quốc tế đều chú ý tới danh sách các ông lớn, bà lớn thuộc khối tư nhân được chọn tham gia lãnh đạo Hiệp hội này với tư cách phó chủ tịch. Họ đến từ bất động sản như Sungroup, vàng bạc đá quý Phú Nhuận, tập đoàn Masan, FPT, Tập đoàn Nguyễn Hoàng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo của công ty Vietjet cũng tham gia Ban chấp hành Hiệp hội.

Thành phần lãnh đạo, chức năng và mục tiêu của “Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia” lại cho thấy có khả năng chia sẻ dữ liệu giữa nhà nước và các ông lớn, bà lớn của phía doanh nghiệp tư nhân. Trong thời đại “dữ liệu là dầu mỏ, là máu của nền kinh tế,” điều này sẽ tạo ra một bước ngoặt không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị ở Việt Nam trong những năm sắp tới.

Đi theo mô hình Nga: “công an - tài phiệt trị”

Trao đổi với RFA, Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng Việt Nam đang đi theo mô hình Nga chứ không phải Trung Quốc. Ở Nga, sau khi Liên Xô sụp đổ hơn ba mươi năm trước, nhà nước không hoàn toàn tư nhân hóa nền kinh tế mà tạo ra một nhóm tài phiệt thân chính quyền (oligarchs).

Những tập đoàn này độc quyền khai thác tài nguyên, kiểm soát các ngành chiến lược như dầu mỏ, khí đốt, ngân hàng, viễn thông, truyền thông. Nhà nước không tự điều hành kinh tế mà giao quyền kiểm soát các lĩnh vực béo bở cho các doanh nghiệp thân cận, đổi lại họ phải trung thành với chính quyền. Luật sư Khanh chỉ ra sự tương đồng ở Việt Nam ngày nay, khi dữ liệu trở thành dầu mỏ:

“Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia có thể là bước đầu của quá trình này: Bộ Công an kiểm soát dữ liệu, nhưng sẽ giao khai thác cho một nhóm doanh nghiệp thân hữu. Ở Nga, Bộ An ninh Liên bang (FSB) và quân đội giữ quyền kiểm soát nền kinh tế thông qua các tập đoàn nhà nước và tài phiệt thân chính quyền. Các doanh nhân muốn làm giàu phải có quan hệ với giới an ninh và tuân theo chỉ đạo của Điện Kremlin. Việt Nam, Bộ Công an đang đi theo con đường này khi kiểm soát dữ liệu và trao quyền cho các doanh nghiệp sân sau.”

Nga có một hệ thống kinh tế đủ mở để phát triển công nghệ và thu hút đầu tư, nhưng đủ đóng để kiểm soát chính trị và đàn áp đối lập. Nga không ngăn cản doanh nghiệp lớn phát triển, nhưng khi một doanh nhân nào đó đe dọa quyền lực của Điện Kremlin, họ sẽ bị thanh trừng, ví dụ như vụ Mikhail Khodorkovsky hay hàng chục tỷ phú Nga bị chết một cách đáng ngờ sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra. Tương tự như vậy, trong bối cảnh khác, theo Luật sư Vũ Đức Khanh, ở Việt Nam, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia có thể là công cụ để tạo ra một tầng lớp tài phiệt trung thành với Bộ Công an, tương tự cách Nga kiểm soát các “oligarchs” (một số ít những người nắm quyền lực kinh tế lớn nhất do gắn kết với thế lực chính trị.)

Tờ Nikkei Asia của Nhật Bản cũng có góc nhìn tương tự khi khẳng định, với cơ cấu lãnh đạo của Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia, gồm Bộ Công an và các ông lớn, bà lớn tư nhân khác, “Vingroup, FPT, Viettel và các công ty khác chung tay làm chủ ‘nguồn lực’ mới.”

Trao đổi với RFA, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ, nguyên trưởng khoa Kinh tế Đại học Houston at Downtown phân tích theo cũng một góc nhìn đó. Việc một nhóm nhỏ các doanh nghiệp tư nhân có cơ hội tiếp cận với nguồn dữ liệu quốc gia do Bộ Công an quản lý sẽ dẫn đến họ có lợi thế tuyệt đối trên thị trường. Đó sẽ là một hình thức tham nhũng, khi mà hàng vạn doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ khác không có cơ hội tiếp cận hoặc sử dụng tài nguyên đó. Ông nói:

“Vấn đề đặt ra là chính sách này không phải là tư hữu hóa. Dù làm gì đi nữa, Việt Nam cũng chỉ có bấy nhiêu công ty thôi. Còn hàng ngàn công ty tư nhân khác lại không có gì hết. Đó là hình thức “oligarchs” của Nga, tức là một nhóm nhỏ các công ty nắm quyền. Họ sẽ tham nhũng khủng khiếp. Ví dụ rõ nhất ở Nga là khi cuộc chiến Ukraine nổ ra, mới lộ ra là vũ khí Nga rất tồi tệ. Nó còn tạo ra những khó khăn khác nữa.

Mặt khác, các quyền chính trị vẫn còn thắt chặt và có thể đưa đến chế độ công an trị. Bởi vì họ đã nắm được hệ thống dữ liệu quốc gia này, họ sẽ nghĩ ra được các dự án kinh doanh khác nữa. Cơ hội tham nhũng mở ra rất là lớn cho các quan chức này.”

Mô hình Việt Nam / Nga khác Trung Quốc thế nào?

Trung Quốc kiểm soát dữ liệu thông qua các cơ quan nhà nước chuyên trách, không thông qua hiệp hội nghề nghiệp.

Thực vậy, ở Trung Quốc, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) kiểm soát dữ liệu và internet. Hệ thống “Internet Plus” và hệ thống giám sát công dân do nhà nước trực tiếp điều hành. Các công ty công nghệ lớn như Alibaba, Tencent có thể phát triển mạnh, nhưng chính quyền Bắc Kinh luôn có quyền kiểm soát tuyệt đối. Khi một doanh nhân như Jack Ma vượt quá giới hạn, họ sẽ bị đàn áp ngay lập tức. Đó là sự khác biệt giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nhận định của Luật sư Vũ Đức Khanh. Sự khác biệt này sẽ tạo ra những thay đổi lớn ở Việt Nam trong tương lai gần.

Việt Nam rõ ràng theo mô hình Nga, vì nếu học theo mô hình Trung Quốc, chính quyền sẽ không cần lập một Hiệp hội kiểu này, mà sẽ trực tiếp thành lập một Cơ quan quản lý dữ liệu trực thuộc Chính phủ hoặc Đảng.

Trong mô hình Trung Quốc, lực lượng vũ trang chỉ làm nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, không được phép nhúng tay vào nền kinh tế, không được kiểm soát tài nguyên có thể đem lại lợi ích kinh tế. Trong khi đó, theo Luật sư Vũ Đức Khanh, bằng việc thành lập Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia do Bộ Công an lãnh đạo và hàng loạt doanh nghiệp tư nhân đi theo, Việt Nam đã tạo cho Bộ Công an cơ hội lớn về mặt kinh tế:

“Trung Quốc không trao quyền kinh tế cho nhóm công an trị. Ở Trung Quốc, các tập đoàn kinh tế lớn vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản, chứ không phải Bộ Công an (phụ trách lực lượng cảnh sát) hay Bộ Quốc an (phụ trách tình báo, an ninh). Bộ Công an hay Bộ Quốc an Trung Quốc có quyền lực lớn nhưng không phải là trung tâm kiểm soát kinh tế. Tập đoàn nhà nước Trung Quốc như Sinopec, China Mobile, Baidu vẫn do hệ thống quản lý kinh tế của Đảng điều hành, chứ không phải công an.

Ở Việt Nam, Bộ Công an đang trở thành thế lực chính kiểm soát dữ liệu và nền kinh tế số, giống với mô hình của Nga hơn là Trung Quốc.”

Tình thế này sẽ dẫn tới điều gì? Nếu các doanh nghiệp tư nhân lớn của Việt Nam được quyền tiếp cận hệ thống dữ liệu quốc gia, họ có cơ hội đầu tư phát triển các lĩnh vực mới nổi như AI (trí tuệ nhân tạo), giúp Việt Nam thành công trong mục tiêu “chuyển đổi số.”

Nhưng đó chỉ là mặt tích cực của vấn đề. Mô hình “orligarchs”, tức một số ông chủ, bà chủ doanh nghiệp tư nhân độc quyền hưởng thụ nguồn lực quốc gia thông qua quan hệ chính trị có thể đem lại tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng kìm hãm đất nước trong dài hạn.

Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy chia sẻ với RFA rằng việc một số doanh nghiệp có mặt trong ban lãnh đạo cơ quan quản lý dữ liệu quốc gia nó cho thấy một số doanh nghiệp có quyền nhiều hơn một số doanh nghiệp khác. Việc các doanh nghiệp này nằm trong ban quản lý sẽ dẫn đến xung đột lợi ích. Việc ra các quy định và chính sách sẽ có xu hướng làm lợi cho các doanh nghiệp này. Nó cũng cho thấy chính quyền quyết định dựa vào các doanh nghiệp này để lèo lái nền công nghiệp dữ liệu của quốc gia thay vì để họ tự cạnh tranh và thị trường quyết định vị trí của họ như trong các thể chế kinh tế thị trường.

Đồng tình với nhận xét này, Giáo sư Nguyễn Văn Chữ cũng nói với RFA:

“Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân được tham gia vào mạng lưới này sẽ là những orligarchs, tạo ra cơ hội tham nhũng. Các orligarchs này sẽ không phát triển như những doanh nghiệp tư nhân thực sự. Họ trở thành sân sau của các quan chức. Tình huống này sẽ đưa Bộ Công an đến chỗ nắm luôn hệ thống dữ liệu của các công ty tư nhân. Họ có thể khuynh đảo nền kinh tế Việt Nam rất nhiều. Có thể, họ sẽ tăng trưởng nhanh trong một vài năm nhưng tôi nghĩ sự tăng trường này không thể bền vững.”


*********

Tài sản của gia đình Tập Cận Bình vẫn tăng bất chấp chiến dịch chống tham nhũng

Theo báo cáo tình báo Hoa Kỳ, họ có thể đã hưởng lợi từ mối quan hệ với giới quyền lực chính trị.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Thủ tướng Lý Cường (không có trong ảnh) phát biểu tại phiên khai mạc của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 5 tháng 3 năm 2025.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay khi Thủ tướng Lý Cường (không có trong ảnh) phát biểu tại phiên khai mạc của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, tại Đại lễ đường Nhân dân, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 5 tháng 3 năm 2025. (Tingshu Wang/Tingshu Wang/Reuters)

ĐÀI BẮC, Đài Loan – Một báo cáo gần đây của Hoa Kỳ cho biết gia đình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vẫn nắm giữ hàng triệu đô la lợi ích kinh doanh và đầu tư tài chính, làm dấy lên nghi ngờ rằng họ có thể đã hưởng lợi từ vị trí của ông Tập Cận Bình, bất chấp chiến dịch chống tham nhũng kéo dài hàng thập kỷ của ông.

Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng ngay sau khi lên nắm quyền vào năm 2012, nhằm mục đích diệt trừ tham nhũng ở mọi cấp độ của Đảng Cộng sản. Chiến dịch này nhắm vào cả “hổ” cấp cao và “ruồi” cấp thấp, dẫn đến việc điều tra và trừng phạt hàng trăm nghìn quan chức.

Nhưng Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI), cơ quan tình báo do Hoa Kỳ hậu thuẫn, cho biết người thân của ông Tập Cận Bình vẫn nắm giữ lượng tài sản tài chính đáng kể, và họ có thể đã hưởng lợi từ các mối quan hệ chính trị thông qua các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.

“Các vị trí cấp cao của họ [các nhà lãnh đạo Trung Quốc] sẽ cấp quyền truy cập vào thông tin đặc quyền, và cả các hành động của doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đều có thể có lợi cho các khoản đầu tư của gia đình do mối liên hệ của họ với những người có quyền lực chính trị”, ODNI cho biết trong một báo cáo được công bố vào thứ năm. Báo cáo không xác định bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào từ các nhà lãnh đạo góp phần vào sự tăng trưởng trong các khoản đầu tư của gia đình họ.

Nhưng báo cáo cảnh báo rằng quyền lực tập trung, thiếu sự giám sát độc lập và trách nhiệm giải trình tối thiểu, đặc biệt là ở cấp tỉnh, là những yếu tố mang tính hệ thống cho phép tham nhũng phát triển mạnh ở Trung Quốc. Báo cáo cho biết những yếu tố này cho phép các quan chức chính phủ tăng tài sản cá nhân của họ thông qua tham nhũng với tốc độ ước tính gấp bốn đến sáu lần mức lương chính thức của họ.

ODNI cho biết, “Các quan chức cấp cao, những người có quyền tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực của nhà nước, là những người hưởng lợi nhiều nhất từ ​​hối lộ và các giao dịch tài chính bất hợp pháp”, lấy tư cách thành viên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (NPC) làm ví dụ.

Báo cáo cho biết thêm: “Những lợi ích tiềm năng của tư cách thành viên NPC khuyến khích các cá nhân trả chi phí cao để tham gia, thường là thông qua hối lộ, và nhận hối lộ trong khi là thành viên, hoặc thậm chí sau khi hoàn thành nghĩa vụ, để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh”.

NPC, cơ quan lập pháp của Trung Quốc, chủ yếu hoạt động như một quốc hội mang tính biểu tượng, được coi là biểu tượng địa vị và phương tiện để tiếp cận thông tin nhạy cảm của chính phủ.

Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình

Kể từ khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đã định vị mình là người phản đối mạnh mẽ nạn tham nhũng, phát động một cuộc đàn áp chưa từng có trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), chính phủ và quân đội.

Theo ODNI, từ năm 2012 đến năm 2022, gần năm triệu quan chức đã bị điều tra, trong đó 4,7 triệu người bị kết tội.

ODNI cho biết: “Theo lời ông Tập, ông có ý định khiến các quan chức chính phủ ‘không thể và không muốn tham nhũng’”.

Báo cáo cũng thừa nhận rằng các cuộc điều tra chống tham nhũng ban đầu của ông Tập chủ yếu nhắm vào các quan chức cấp cao có liên hệ với những người tiền nhiệm của ông.

Nhưng chiến dịch kéo dài hàng thập kỷ đã mở rộng sự tập trung sang các quan chức từ nhiều phe phái khác nhau, bao gồm cả những người có quan hệ cá nhân chặt chẽ với Tập Cận Bình.

Đáng chú ý, trong những tháng gần đây, Tập Cận Bình đã cách chức một số quan chức quân sự cấp cao, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc và Đô đốc Miêu Hoa, cả hai đều được coi là đồng minh thân cận.

Việc họ đột ngột bị sa thải nhấn mạnh mối lo ngại liên tục của ĐCSTQ về lòng trung thành và hiệu quả quân sự, đặc biệt là trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, lực lượng mà Tập Cận Bình đã ra lệnh phải sẵn sàng chiến đấu cho một cuộc xung đột tiềm tàng với Đài Loan vào năm 2027.

Biên tập bởi Taejun Kang và Stephen Wright.


*****

Một thương binh bị bắt vì giúp người dân khiếu kiện

Trường Sơn

Truyền thông nhà nước hôm 22 tháng 3 đưa tin ông Trần Đình Toan ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị bắt vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Bị bắt vì giúp dân khiếu kiện

Ông Toan bị cáo buộc đã “mặc trang phục quân đội, cựu chiến binh và nhận mình là người đại diện cho người dân đi khiếu kiện”.

Hành vi phạm tội của ông Toan được báo chí đưa gồm ”đăng bài viết, video có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm cá nhân và nhiều cơ quan lên mạng xã hội".

Các bản tin về sự việc không nêu cụ thể nội dung của những bài đăng do ông Toan thực hiện, nhưng có nêu chi tiết những nội dung này đã thu hút “hàng triệu lượt xem, tương tác và chia sẻ.”

Điều đáng chú ý là báo chí nhà nước không hề đề cập đến tư cách cựu chiến binh của ông Toan.

Thay vào đó, khi đưa tin về sự việc, báo VnExpress viết “cơ quan điều tra thu giữ một bộ quần áo có kiểu dáng giống quân phục Quân đội nhân dân với hàm thượng úy và nhiều huân, huy chương, kỷ niệm chương”.

Báo nhà nước cũng mô tả ông Toan là người có tiền án tiền sự, đã từng bị xử lý hình sự và xử phạt hành chính nhiều lần.

Vậy ông Toan là người thế nào?

Hóa ra trường hợp của ông Trần Đình Toan đã được đưa tin chi tiết trong một bài báo được đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Bộ Tư pháp, hồi năm 2014.

Với tiêu đề “Bị “đánh úp”, một thương binh mòn mỏi trong án oan", bài báo cho biết ông Toan là cựu chiến binh tham gia Chiến tranh biên gới Tây Nam, và đã bị thương trong chiến đấu.

Bài báo cho biết vào năm 2008 ông Toan bị bắt về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, sau đó bị tuyên án 15 tháng tù vào năm 2011, ông vẫn bị thi hành án mặc dù vụ án có dấu hiệu vi phạm tố tụng.

Không những phải chịu án tù, bài báo cho biết ông Toan cũng bị cắt chế độ thương binh, còn ruộng vườn, đất phần trăm của gia đình cũng địa phương thu hồi.

Ông Toan trở thành dân oan từ đó, và theo đuổi việc khiếu nại tới các cấp có thẩm quyền.

Tháng 1 năm 2012 TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu mở phiên xử phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm.

Tới năm 2015, ông Trần Đình Toan lại bị chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bắt giam, một lần nữa ông bị cáo buộc tội danh “Làm giả tài liệu cơ quan tổ chức”.

Trong bản tin về vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh này, ông Toan bị cho là đã “chỉnh sửa công văn” số 109/TA- HS của Tòa án Nhân dân Tối cao, được ban hành năm 2012.

Tới đây thì xuất hiện sự mâu thuẫn về mặt thông tin giữa Báo Pháp luật Việt Nam và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Công văn số 109/TA- HS

Bài báo năm 2014 của Báo Pháp luật Việt Nam cho rằng công văn số 109/TA- HS của Tòa án Nhân dân Tối cao đã đưa ra hai kết luận liên quan đến vụ việc của ông Trần Đình Toan.

Thứ nhất là khẳng định tư cách thương binh của ông Toan và kết luận việc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cắt chế độ đối với ông là “không công bằng”, và thứ hai là kết luận việc tòa phúc thẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuyên y án sơ thẩm là “không khách quan, không có cơ sở”.

Nhưng thông tin được Viện Kiểm sát tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đưa ra khi bắt ông Toan hồi năm 2015, lại cho rằng, công văn số 109/TA-HS đã kết luận việc Tòa án Phúc thẩm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xử y án sơ thẩm đối với ông Toan “là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan sai”.

Do đó cơ quan này kết luận ông Toan đã tự ý chỉnh sửa công văn của tòa tối cao, và quyết định khởi tố và bắt giam ông với tội “Làm giả tài liệu cơ quan tổ chức”.

Thông tin về kết quả của vụ án do Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khởi tố đối với ông Trần Đình Toan năm 2015 không được tìm thấy.

Công văn số 109/TA- HS của Tòa án Nhân dân Tối cao cũng không tồn tại trên mạng internet.


*********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo