Tin Tức ngày 27 - 01 -2025:

Thứ Hai, 27 Tháng Giêng 20253:21 SA(Xem: 879)
Tin Tức ngày 27 - 01 -2025:
hoaluc-2
*************

Colombia điều chuyên cơ tổng thống đón người di cư bị ông Trump trục xuất

Đức Hoàng

Colombia điều chuyên cơ tổng thống đón người di cư bị ông Trump trục xuất - 1

Tổng thống Colombia Gustavo Petro (Ảnh: Reuters).

Colombia sẽ điều chuyên cơ tổng thống đến Honduras để đón công dân nước này sau khi từ chối chấp nhận các chuyến bay trục xuất người di cư từ Mỹ, động thái khiến Tổng thống Donald Trump áp dụng các biện pháp thuế quan lên hàng hóa Colombia cuối tuần qua.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã sắp xếp để chuyên cơ tổng thống hỗ trợ việc "hồi hương nhân đạo cho các công dân Colombia dự kiến sẽ đến đất nước vào sáng nay, từ các chuyến bay trục xuất", theo một tuyên bố hôm 26/1.

"Biện pháp này nhằm khẳng định cam kết của chính phủ trong việc đảm bảo các điều kiện nhân đạo. Không một công dân Colombia nào đã hoặc sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Colombia", tuyên bố cho biết.

Trước đó vào cùng ngày, Tổng thống Trump đã áp đặt mức thuế 25% lên tất cả các hàng hóa nhập khẩu từ Colombia vào Mỹ. Ông cũng ban hành lệnh cấm đi lại và ngay lập tức thu hồi visa đối với "các quan chức chính phủ, đồng minh và những người ủng hộ cho họ", cùng các biện pháp khác, sau khi Colombia từ chối 2 chuyến bay chở người di cư bị trục xuất.

Ông đáp trả bằng cách ra lệnh tăng 25% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Mỹ nhập vào Colombia. 

"Các sản phẩm Mỹ, dự kiến sẽ tăng giá mạnh trong thời gian tới, phải được thay thế bằng sản phẩm trong nước, và chính phủ sẽ hỗ trợ việc này", ông Petro tuyên bố.

Trước đó, ông Petro đã khẳng định sẽ từ chối các chuyến bay trục xuất của Mỹ khi ông Trump bắt đầu kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép.

arrow_forward_ios

Đọc thêm

"Mỹ không thể đối xử với người di cư Colombia như tội phạm. Tôi từ chối việc cho phép các máy bay Mỹ chở người di cư Colombia vào lãnh thổ chúng tôi", ông tuyên bố.

Ông Trump cho rằng, việc Colombia "từ chối các chuyến bay này đã gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và an toàn công cộng của Mỹ".

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết trong một tuyên bố rằng ông Petro ban đầu đã đồng ý nhận 2 chuyến bay nhưng đã rút lại quyết định khi các máy bay đang ở trên không.

"Chúng tôi kiên định trong cam kết chấm dứt nhập cư bất hợp pháp và tăng cường an ninh biên giới của Mỹ, ông Rubio cho biết.

Sau đó, ông Petro đã trả lời ông Rubio trong một bài đăng rằng ông sẽ không bao giờ cho phép người Colombia bị còng tay trên các chuyến bay. 


*************

Ai Cập, Jordanie bác đề xuất của Mỹ di dời người Palestine khỏi Gaza

Ai Cập, Jordanie, Liên đoàn các nước Ả Rập bác bỏ đề xuất của tổng thống Mỹ Donald Trump di dời người dân ra khỏi vùng lãnh thổ Gaza. Một ngày trước đó, tổng thống Mỹ Donald Trump đề nghị Ai Cập và Jordanie đón nhận người Palestine trong một chiến dịch « quét dọn Gaza ». Tuyên bố này làm dấy lên lo ngại Mỹ ngầm mở đường cho Israel thâu tóm Gaza, cướp đất của Palestine.   

An aerial photograph taken by a drone shows Palestinians walking through the destruction caused by the Israeli air and ground offensive, in Rafah, Gaza Strip, Tuesday, Jan. 21, 2025. (AP Photo/Mohamma
Ảnh chụp Gaza từ trên không ngày 21/01/2025. AP - Mohammad Abu Samra
Quảng cáo

Liên Đoàn Các nước Ả Rập chống đối mọi giải pháp trục xuất người Palestine khỏi Gaza. Tổng thư ký tổ chức này xem việc « cưỡng bức di tản hay trục xuất một dân tộc khỏi đất đai của họ đồng nghĩa với việc tiến hành một cuộc thanh lọc chủng tộc ».

Jordanie, nước tiếp nhận đến 2,3 triệu người tị nạn Palestine, nhiều lần bác mỏ mọi dự án tìm kiếm một giải pháp « thay thế » theo hướng trục xuất người Palestine khỏi dải Gaza.

Bộ Ngoại Giao Ai Cập trong thông cáo chiều Chủ Nhật 26/01/2025 đã mạnh mẽ bác bỏ mọi hành vi xâm phạm đến những quyền « không thể chối cãi » của người Palestine ở Gaza. Cairo không chấp nhận bất kỳ một kế hoạch « tạm thời hay vĩnh viễn nào » nhắm tới việc « chiếm đóng đất đai hay di dời chỗ ở của người Palestine ».

Thông tín viên đài RFI Alice Moreno từ thủ đô Cairo tường thuật về phản ứng của công luận Ai Cập trước đề nghị của Mỹ đòi di tản người Palestine khỏi Gaza : 

Dịch chuyển đau khổ của người Palestine đi nơi khác, sẽ đem lại nhiều hậu quả không hay. Đây là điều mà Fadel lo ngại. Anh giải thích : Rồi sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh ở sa mạc Sina, bởi vì mọi người sẽ lao vào một cuộc tranh giành đất đai. Xung đột sẽ dấy lên giữa người Palestine và Ai Cập ở Sinai.

Gamal, 71 tuổ, i từ hàng chục năm qua đã bất lực trông thấy lãnh thổ của người Palestine bị thu hẹp. Ông nói ‘Tôi từ chối việc để người Palestine bị cưỡng bức và phải từ bỏ đất đai của họ. Người dân ở Gaza bị đàn áp’. Ông thấy rõ ý đồ của tổng thống Mỹ để cho phép Israel mở rộng lãnh thổ. Cụ ông 71 tuổi này nói tiếp : Những phát biểu của Trump hoàn toàn phi lý bởi ông ấy là một người điên. Mỹ cũng như là Pháp muốn bảo vệ quyền lợi cho Israel. Pháp cũng thế thôi.

Amani, cô cháu gái của ông Gamal sợ rằng, Israel thừa thắng xông lên, sẽ nhòm ngó luôn cả đển vùng Sinai của Ai Cập. Cô giải thích : Người Ai Cập chúng tôi đồng lòng rằng chỉ cần một điều gì đó nhắm vào quân đội của chúng tôi, vào đất nước chúng tôi vào đất đai, lãnh thổ chủa chúng tôi, thì chúng tôi sẽ vùng lên. Không sợ hết cả.

Người dân Ai Cập hy vọng là tổng thống Abdel Fatah Al Sissy sẽ giữ vững lập trường của ông như từ đầu, nghĩa là bằng mọi giá tránh để làn sóng người Gaza ồ ạt tràn sang Ai Cập.

Dân cư ở bắc Gaza trên đường « hồi hương »

Người dân Palestine và nhất là dân cư ở dải Gaza cũng như chủ tịch Palestine, Mamoud Abbas, đồng loạt bác bỏ đề xuất của Mỹ đòi di dời người Palestine sang Ai Cập hay Jordanie. Sáng nay hàng chục ngàn người Palestine trên đường trở lại phía bắc Gaza. Đây là kết quả cụ thể từ thỏa thuận ngừng bắn đã có hiệu lực giữa Israel và tổ chức Hồi Giáo Palestine Hamas sau 15 tháng giao tranh. Hamas cam kết trong tuần sẽ thả thêm 3 con tin Israel đã bị bắt giữ từ tháng 10/2023.


************

Mỹ thông báo triển hạn lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah tại nam Liban

Hoa Kỳ loan báo triển hạn thêm 3 tuần lệnh ngừng bắn giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại nam Liban. Quân đội Israel trên nguyên tắc phải rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Liban theo thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ 27/11/2024, Nhà Trắng chiều qua 26/01/2025, loan báo lệnh ngừng bắn tại Liban có hiệu lực cho đến ngày 18/02/2025.

Damaged houses are seen in southern Lebanon, after the ceasefire between Israel and Hezbollah, as seen from northern Israel, January 13, 2025.
Những căn nhà bị phá hủy ở miền nam Liban. Ảnh chụp ngày 13/01/2025. REUTERS - Shir Torem
Quảng cáo

Thông cáo được đưa ra vào lúc chính quyền Beirut cho biết quân đội Israel sát hại 22 người ở miền nam Liban. Hàng trăm người Liban bị thương trong lúc trên đường trở về nguyên quán. Israel bị tố cáo trì hoãn thực thi những cam kết trong thỏa thuận ngừng bắn với lực lược Hồi giáo Liban Hezbollah được Iran yểm trợ.

Thông tín viên RFI Paul Khalifeh từ Beyrouth tường trình.

« Tình hình vẫn căng thẳng ở miền nam Liban, nơi mà dân cư, vào sáng nay tiếp tục trở về những ngôi làng vẫn còn bị quân đội Israel chiếm đóng. Một số thị trưởng và các giới chức địa phương kêu gọi người dân tập hợp tại các tuyến đường dẫn vào nhiều địa phương, chủ yếu là trong khu vực ở phía giữa và phía đông đường biên giới. Lực lượng Hezbollah hỗ trợ những cuộc tập hợp mà họ gọi là những hành động tự phát. Hôm qua, đám đông đã phá rào vượt vào bên trong những ngôi làng còn bị Israel chiếm đóng, họ cắm cờ của phong trào Hezbollah và giương những bức ảnh chân dung thủ lĩnh Hassan Nasrallah bị Israel sát hại hôm 27/09/2024.

Bị bất ngờ trước những biến cố nói trên, thoạt đầu quân đội Liban đã tìm cách ngăn cản dân chúng tiến về những vùng còn đang bị chiếm đóng. Nhưng rồi lính Liban đã nhập cuộc với quần chúng. Họ đồng hành với người dân Liban, áp tải những người tìm cách trở về nhà dưới các làn đạn của quân đội Israel. Lính Liban đang trên đường được triển khai đến 18 ngôi làng. Sáng nay chính quyền Liban trong thế khó xử do bị kẹt giữa một bên là thông báo của Nhà Trắng, kéo dài thời hạn để quân đội Israel rút lui cho đến tạn ngày 18 tháng 2 và bên kia là quyết tâm của những người dân Liban muốn trở làng cũ » . 


***********

Hà Nội muốn tăng mức phạt trong Nghị định 168 lên từ 1,5 đến hai lần

Chính quyền TP Hà Nội dự định sẽ tăng mức phạt các vi phạm giao thông trong Nghị định 168 với lý do ý thức của người tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế

Motorists wait at a red light at an intersection in Hanoi on January 8, 2025. (Photo by Nhac NGUYEN / AFP)
Motorists wait at a red light at an intersection in Hanoi on Jan. 8, 2025. (Nhac Nguyen/AFP)

Chính quyền TP Hà Nội dự định sẽ tăng mức phạt các vi phạm giao thông trong Nghị định 168 lên thêm từ 1,5 - 2 lần với lý do ý thức của người tham gia giao thông vẫn còn nhiều hạn chế.

Thông tin này được đưa ra sau khi Công an Hà Nội bắt giữ bà Đậu Thanh Tâm - một người chống tham nhũng nổi tiếng trên mạng xã hội - vì đã chỉ trích Nghị định 168 trên mạng xã hội.

Truyền thông Nhà nước hôm 16/1 cho biết UBND TP Hà Nội vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới nâng mức tiền phạt đối với 107 lỗi vi phạm giao thông. Mức phạt mới theo Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 vốn đã cao hơn gấp nhiều lần so với mức phạt cũ và đang vấp phải nhiều phản đối của người dân.

Truyền thông Nhà nước trích nội dung dự thảo nghị quyết mới xác định, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước với diện tích 3.300 km và dân số 8,5 triệu người, la đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Dự thảo nghị quyết xác định, “ý thức của người tham gia giao thông thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, tham gia giao thông theo ý thức chủ quan (ý thức chưa cao, chưa tự giác, cũng như sự am hiểu về pháp luật giao thông còn kém) tình trạng người vi phạm vẫn tiếp diễn, thường lặp lại đối với một số hành vi vi phạm nhất định (không chấp hành vạch kẻ đường, biển báo hiệu, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, sai làn đường,…).”

Chính quyền TP Hà Nội cho rằng, để đảm bảo tình hình trật tự an toàn giao thông ở thủ đô, “cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm” và dự định thực hiện nghị quyết mới vào tháng 7 năm nay.

Bảng mức phạt mới của Hà Nội cho thấy có một số lỗi có mức phạt tăng đáng kể cho xe ô tô so với Nghị định 168 đang gây tranh cãi như: lỗi Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) bị tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h bị tăng từ 12 - 14 triệu đồng lên 24 - 28 triệu đồng.

Theo truyền thông Nhà nước, căn cứ để Hà Nội tăng mức phạt là dựa vào Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 cho phép HĐND thành phó quy định mức tiền phạt cao hơn không quá hai lần so với mức phạt do Chính phủ quy định với một số vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ.

Nghị định 168 của Chính phủ được ban hành vào những ngày cuối tháng 12 năm ngoái và có hiệu lực vào đầu năm nay đang bị nhiều người dân phản đối vì mức phạt quá cao so với thu nhập trung bình của người dân vào khi hạ tầng giao thông của Việt Nam chưa được cải thiện. Điều này đã dẫn đến tình trạng tắc đường liên tục từ đầu năm đến nay ở nhiều thành phố lớn của Việt Nam, bao gồm cả Hà Nội.

Một số người dân cho RFA biết, từ khi Nghị định 168 đi vào hiệu lực, họ gặp nhiều khó khăn khi tham gia giao thông vì tình trạng tắc đường do người dân cẩn trọng hơn. Một số tài xế lái xe đường dài cũng cho RFA biết thu nhập của họ bị giảm đáng kể vì các quy định ngặt nghèo về giờ lái và họ sợ bị phạt.

Chính phủ cho rằng Nghị định 168 đã cho thấy hiệu quả rõ rệt sau ba tuần thực hiện. Các báo trong nước dẫn lời Đại tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết sau ba tuần thực hiện nghị định mới, tai nạn giao thông đường bộ giảm cả ba tiêu chí như số vụ, số người chết và số người bị thương.

Mặt khác, công an cũng đã tiến hành xử phạt hành chính những người dám lên tiếng chỉ trích nghị định này trên mạng xã hội. Hôm 23/1, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ người dân đầu tiên vì đã lên tiếng chỉ trích Nghị định 168 trên Facebook và TikTok.


***********

Chiến tranh Ukraina: Ngoại trưởng các nước Liên Âu họp bàn về triển hạn lệnh trừng phạt Nga

Ngoại trưởng các nước Liên Hiệp Châu Âu hôm nay 27/01/2025 họp tại Bruxelles, Bỉ, để bàn về việc triển hạn các trừng phạt nhắm vào Nga vì xâm lược Ukraina. Lệnh trừng phạt hiện hành của Liên Âu hết hiệu lực vào ngày 31/01. Để triển hạn, Liên Âu cần có đồng thuận của tất các thành viên nhưng hiện giờ, thủ tướng Hungary Viktor Orban, thân cận với Matxcơva, vẫn dọa phủ quyết, nếu Bruxelles không thuyết phục Ukraina mở lại đường ống trung chuyển khí đốt của Nga sang Trung Âu.

From left, Malta's Foreign Minister Ian Borg, European Union foreign policy chief Kaja Kallas, Latvia's Foreign Minister Baiba Braze and Slovakia's Foreign Minister Juraj Blanar speak with each other
Ngoại trưởng các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu họp tại Bruxelles, Bỉ, ngày 27/01/2025. AP - Virginia Mayo
Quảng cáo

Theo AFP, thủ tướng Orban khẳng định : “Việc chúng ta phải gánh chịu hậu quả kinh tế từ các lệnh trừng phạt để giúp Ukraina và phải chịu rắc rối là không thể chấp nhận được. Chúng tôi sẽ không để điều này xảy ra”. Nhưng các nhà ngoại giao cho biết Bruxelles vẫn hy vọng Hungary cuối cùng sẽ chấp nhận bỏ phiếu thuận, nên cho đến giờ vẫn chưa có phương án B nào được cân nhắc. Quả thực, đây không phải lần đầu thủ tướng Viktor Orban dùng chiêu bài “dọa” phủ quyết để đổi lấy sự nhượng bộ của Bruxelles.

Tuy nhiên, một nhà ngoại giao xin ẩn danh nhận định : “Nếu Budapest chặn lệnh trừng phạt, chúng ta sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng cả về nội bộ và việc hỗ trợ cho Ukraina (…) điều này sẽ gây hiệu ứng như một trái bom” trong quan hệ Âu - Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang gây sức ép đòi Nga đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraina.

Từ Budapest, thông tín viên Florence Labruyère giải thích :

“Viktor Orban phản đối việc tự động gia hạn lệnh trừng phạt (của Liên Âu) đối với Matxcơva. Ông nói sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ nhưng đổi lại ông yêu cầu mở lại đường ống dẫn khí đốt đi qua Ukraina. Trước đây, cho dù có chiến tranh, đường ống này vẫn vận hành để chuyển khí đốt của Nga tới Trung Âu và Hungary. Vào cuối tháng 12/2024, Kiev đã đóng đường ống, muốn ngừng thu phí hơn là vận chuyển khí đốt của Nga. Điều này khiến thủ tướng Hungary nổi giận.

Viktor Orban phát biểu : “Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu Ukraina khôi phục hoạt động của đường ống dẫn khí đốt. Việc này không liên quan đến Ukraina, nhưng phục vụ các nước Trung Âu. Nếu Ukraina muốn được giúp đỡ, ví dụ như bằng cách trừng phạt Nga, thì Kiev phải mở lại van đường ống dẫn khí để Hungary có thể nhận được khí đốt của Nga, bởi vì chúng tôi có nhu cầu”.

Thực ra việc đóng đường ống dẫn khí đốt này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến Hungary, bởi đa phần khí đốt của Nga mà Hungary nhập khẩu là qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. Vậy thì tại sao Viktor Orban lại phản đối các biện pháp trừng phạt ? Một số nước cáo buộc ông Orban chơi chiêu bài của điện Kremlin. Thủ tướng Hungary biết rằng ông có thể dùng quyền phủ quyết để đòi Liên Âu nhượng bộ Budapest.

Nhưng dẫu sao đi chăng nữa, việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng cũng làm xáo trộn các lá bài : tổng thống Mỹ đã dọa sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Matxcơva nếu chính quyền Nga không đàm phán để chấm dứt chiến tranh Ukraina”.


**************

Người thứ hai trong năm 2025 bị bắt theo Điều 117 Bộ luật Hình sự

Công an tỉnh Bến Tre vào ngày 25/1 bắt giữ một người với cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước.

Phan Minh Tuan
Công an đọc lệnh khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Phan Minh Tuấn (Công an Bến Tre)

Công an tỉnh Bến Tre vào ngày 25/1 đã bắt giữ một người đàn ông với cáo buộc tội Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Đây là người thứ hai ở Việt Nam bị bắt giữ trong năm nay tại Việt Nam theo điều luật bị quốc tế lên án là mù mờ.

Trang Facebook của Bộ Công an Việt Nam vào cùng ngày cho biết, ông Phan Anh Tuấn, 44 tuổi, thường trú ở TP HCM, khai với công an rằng: “do bức xúc cá nhân, bị kích động bởi xem các video có nội dung xấu của các đối tượng phản động lưu vong và thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật đã làm, phát tán nội dung xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa bàn Bến Tre và một số tỉnh, thành phố khác.”

“Sau khi thực hiện xong tại Bến Tre, do sợ Cơ quan Công an phát hiện nên Tuấn bỏ trốn ra nước ngoài, Công an tỉnh Bến Tre đã phối hợp chặt chẽ với các cục nghiệp vụ của Bộ Công an triển khai đồng bộ các biện pháp công tác, sau gần 03 tuần đã truy tìm, bắt được đối tượng Phan Minh Tuấn.” - theo thông tin từ Facebook của Bộ Công an.

Chính phủ Việt Nam thường áp dụng Điều 117 để bắt giữ và phạt tù những người lên tiếng chỉ trích chính quyền một cách ôn hoà. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi Việt Nam phải bỏ điều luật này.

Trước ông Tuấn, vào ngày 16/1 vừa qua, mục sư Tin Lành Nguyễn Mạnh Hùng cũng bị bắt giữ ở TP HCM theo Điều 117.

Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tổ chức Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), cho rằng vụ bắt giữ mới nhất này là sự chế giễu tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc của Việt Nam.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) vào hồi giữa tháng này đã công bố báo cáo thường niên, đánh giá tình hình nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.

Theo HRW, Việt Nam với ban lãnh đạo mới mà đứng đầu là Tổng bí thư Tô Lâm - cựu Bộ trưởng Công an - đang gia tăng đàn áp nhân quyền. Thống kê của HRW tính đến đầu tháng 12 năm ngoái cho thấy, Việt Nam đang giam giữ hơn 170 tù chính trị.

Hà Nội từ trước đến nay vẫn khẳng định không có tù chính trị mà chỉ có những người vi phạm pháp luật bị bắt giam.


***********

Đức : Hàng chục ngàn người biểu tình phản đối cực hữu để « cứu lấy nền dân chủ »

Một tháng trước cuộc bầu cử Quốc Hội Đức, hôm qua, 25/01/2025, theo cảnh sát Đức hơn 30 000 người đã tham gia vào các cuộc biểu tình tại các thành phố lớn như Berlin và Cologne, để bày tỏ lập trường phản đối phe cực hữu ở Đức, đặc biệt là trước sự lớn mạnh của đảng cực hữu AfD, có thể về thứ hai theo các cuộc thăm dò.

Người biểu tình chống đảng cực hữu Đức AfD tại cổng Brandenburg, Berlin, ngày 25/01/2025.
Người biểu tình chống đảng cực hữu Đức AfD tại cổng Brandenburg, Berlin, ngày 25/01/2025. AP - Ebrahim Noroozi
Quảng cáo

Ban tổ chức biểu tình thì cho biết số người tham gia có thể lên đến 100 000 người. Từ Berlin, thông tín viên Salomé HENON-COHIN gửi về bài phóng sự :

 « Hàng chục ngàn người, nhất là có nhiều gia đình đã tụ họp lại cổng Brandebourg ở thủ đô Berlin, mang theo những tấm bảng thể hiện lập trường chống phe cực hữu. Mia mới 16 tuổi, cô có một thông điệp rõ ràng muốn truyền tải trên tấm biểu ngữ của mình : « Tự Do, Bình Đẳng , và AfD chết tiệt ».

Phần lớn những người biểu tình đều tạo ra mối liên hệ với tình hình ở Hoa Kỳ, như trường hợp của bà Yasmine, 50 tuổi. Bà nói : « Trên tấm biển, tôi viết ‘Hãy để trào lưu chống phát xít lớn mạnh trở lại’, gợi nhớ đến những gì xảy ra tại Hoa Kỳ (qua khẩu hiệu Make America Great Again của Donald Trump), để chúng tôi tiếp tục chiến đấu cho nền dân chủ của mình ».

Ban tổ chức đã yêu cầu những người biểu tình chiếu sáng đèn điện thoại để tạo thành một « biển ánh sáng chống lại phe cực hữu », hoặc giống như tấm biển mà cô Katja ghi : « Hy vọng trong bóng tối ».

Một biểu tượng mà cô Luisa Neubauer, đại diện của phong trào « Thứ Sáu vì tương lai - Fridays for future », đồng tổ chức cuộc biểu tình này cho biết : « Đúng là có một mối nguy hiểm về địa chính trị, nhất là một vở kịch lớn mà Trump cho thế giới xem. Cách tốt nhất để khiến mọi người hiểu rằng vở kịch đó không có gì bí ẩn, là ngừng vỗ tay, và bật đèn lên … »

Elon Musk họp với AfD

Cũng trong ngày hôm qua, bất chấp những cáo buộc can thiệp vào nội bộ chính trị châu Âu, tỷ phú Mỹ Elon Musk đã tham dự một cuộc họp của đảng AfD từ xa, kêu gọi « hãy tự hào vì là người Đức », đồng thời khẳng định ủng hộ đảng cực hữu, bảo thủ, chống nhập cư, cho rằng AfD là « hy vọng tốt nhất cho Đức », cứu lấy nước Đức.

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội dự trù vào cuối tháng Hai tới, đảng Afp được dự báo có thể về nhì, theo các cuộc thăm dò.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Elon Musk gần đây đã nhận phải nhiều chỉ trích vì đã thực hiện một kiểu chào của Đức Quốc Xã, bị tố cáo là « phát xít », trong khi một số khác cho rằng đó chỉ là hành động vụng về của ông chủ Tesla.


***********

Brazil yêu cầu Mỹ giải thích về 'việc đối xử hạ thấp nhân phẩm’ với những người bị trục xuất


Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.
Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva.

Bộ Ngoại giao Brazil có kế hoạch yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ giải thích về “cách đối xử hạ thấp nhân phẩm” đối với những người Brazil trên chuyến bay trục xuất họ, bộ này viết trên X vào tối 25/1.

Hôm 24/1, những người Brazil bị trục xuất từ Hoa Kỳ đã về tới Brazil trong tình trạng bị còng tay. Khi đến nơi, một số hành khách cũng cho biết bị ngược đãi trong suốt chuyến bay, theo các tin tức địa phương.

Chiếc máy bay, vốn chở 88 hành khách Brazil, 16 nhân viên an ninh Hoa Kỳ và 8 thành viên phi hành đoàn, ban đầu dự kiến sẽ đến Belo Horizonte ở tiểu bang Minas Gerais, đông nam Brazil. Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp Brazil, máy bay đã dừng lại đột xuất ở Manaus, thủ phủ của Amazonas, do sự cố kỹ thuật.

Tại đó, các quan chức Brazil đã ra lệnh tháo còng tay và Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã ra chỉ thị cho Không quân Brazil (FAB) thực hiện chuyến bay để hoàn thành hành trình của họ, chính phủ cho biết trong một tuyên bố hôm 25/1.

Theo cảnh sát liên bang Brazil, đây là chuyến bay thứ hai trong năm nay từ Hoa Kỳ, vốn chở những người di cư không có giấy tờ bị trục xuất trở lại Brazil và là chuyến bay đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức.

Các quan chức từ Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ đã được liên lạc để đưa ra bình luận vào cuối ngày 25/1 nhưng không trả lời ngay lập tức.


************

Netanyahu: Pháp đảm bảo các công ty Israel có thể tham gia Triển lãm Hàng không Paris


Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu.

Văn phòng Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm 26/1 cho biết rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đảm bảo với ông rằng các công ty Israel sẽ có thể tham gia Triển lãm Hàng không Paris.

Hai người đã có cuộc điện đàm và lời đảm bảo được đưa ra, theo tuyên bố của văn phòng thủ tướng Israel.

Năm ngoái, các công ty quốc phòng Israel đã bị cấm tham gia một triển lãm công nghiệp quốc phòng được tổ chức tại Paris trong khi ông Macron kêu gọi Israel ngừng một số hoạt động quân sự ở Gaza.

Lệnh cấm này đã dẫn đến căng thẳng trong quan hệ, mặc dù một tòa án Pháp vào tháng 10 năm ngoái đã hủy bỏ lệnh cấm của chính phủ đối với các công ty Israel tham gia một triển lãm vũ khí hải quân gần Paris.

Triển lãm hàng không Paris, vốn được coi là lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần, xen kẽ với triển lãm Farnborough ở Anh.

Triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 16 tháng 6 đến ngày 22 tháng 6.

Các công ty hàng không và quốc phòng hàng đầu trên khắp thế giới thường tham gia cả hai triển lãm.

Một lệnh ngừng bắn phức tạp đạt được trong tháng này giữa Israel và các chiến binh Hamas của Palestine, nhóm mà Israel giao tranh ở Gaza, vẫn tiếp tục được thực hiện.

Nó tương tự như một thỏa thuận ngừng bắn khác đạt được vào năm ngoái giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah của Lebanon.


************

Israel vẫn cản trở người di tản Palestine trở về

Chủ Nhật 26/01/2025 là đúng một tuần thỏa thuận ngưng bắn giữa Israel và Hamas có hiệu lực. Israel đã tạm ngừng các cuộc oanh kích và không còn ngăn cản việc vận chuyển cứu trợ nhân đạo. Nhưng thường dân Palestine tị nạn chiến tranh vẫn gặp khó khăn để trở về nhà trong dải Gaza.

Người Palestine chạy lánh nạn chiến tranh Israel-Hamas, đang chờ tại cửa khẩu để chở về nhà tại bắc dải Gaza, một tuần sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, ngày 26/01/2025.
Người Palestine chạy lánh nạn chiến tranh Israel-Hamas, đang chờ tại cửa khẩu để chở về nhà tại bắc dải Gaza, một tuần sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, ngày 26/01/2025. AP - Jehad Alshrafi
Quảng cáo

Nếu như Hamas đã thả một số con tin theo như thỏa thuận, để đổi lấy tự do cho nhiều tù nhân Palestine, việc hồi hương người tị nạn Palestine – một vế khác trong thỏa thuận – vẫn chưa được thực hiện, do vấp phải sự cản trở từ phía Israel. Hàng triệu người Palestine đang trông chờ được trở về nhà ở phía bắc dải Gaza.

Tường thuật của thông tín viên Rami Al Meghari và Sami Boukhelifa, từ Gaza và Jerusalem :

Rawan và gia đình cô, xuất thân từ khu Shujai’yya ở thành phố Gaza, bắt đầu mất kiên nhẫn, và đang đợi cửa ngõ đi về phía bắc mở lại.

Người phụ nữ trẻ này nói : « Chúng tôi sẽ đi bộ về nhà. Tôi mong thời khắc này từ một tuần nay kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Ngay từ sáng sớm thứ Bảy, gia đình đã dỡ lều và hy vọng dựng lại chúng ở phía bắc trên đống đổ nát của ngôi nhà cũ bị phá hủy ».

Nhưng để có thể đi đến đó, cần phải băng qua Wadi Gaza tức hành lang Netzarim, hiện vẫn do quân đội Israel kiểm soát. Về lý thuyết, lực lượng chiếm đóng sẽ phải rút khỏi chốt chặn này vào Chủ Nhật 26/01. Nhưng Ahcen không chắc chắn về việc rút quân này.

Anh giải thích : « Có khoảng một triệu người di tản đang tìm cách trở ngược về phía bắc và đang bị chặn lại ở đây tại Khan Younès. »

Họ trông chờ đèn xanh của quân đội Israel để có thể đi qua. Nhưng tối hôm qua, quân đội đã nổ súng nhằm đẩy lui đám đông. Nhưng điều đó cũng không làm người thanh niên này nản chí, mong mỏi gặp lại gia đình vẫn còn ở lại thành phố Gaza, mà anh bị chia lìa từ 15 tháng qua.

Anh nói tiếp : « Điều đầu tiên mà tôi làm là sẽ ôm chặt mẹ trong tay, rồi cha tôi, em gái và em trai tôi ».

Tuy nhiên, Israel yêu cầu, « để cho phép sự trở về này, Hamas trước tiên phải thả Arbel Yehud, một con tin thường dân Israel ». Nhưng Hamas cho biết, « người này chỉ sẽ được thả vào tuần tới ».


************

Colombia từ chối hai chuyến bay quân sự chở các di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ


Tổng thống Colombia Gustavo Petro.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro.

Colombia đã từ chối hai máy bay quân sự của Hoa Kỳ, vốn chở các di dân bị trục xuất trong chiến dịch trấn áp các di dân của Tổng thống Donald Trump, một quan chức Hoa Kỳ cho biết, trong trường hợp thứ hai một quốc gia Mỹ Latinh từ chối các chuyến bay trục xuất quân sự của Hoa Kỳ.

Tổng thống Colombia Gustavo Petro lên án việc làm này, nói rằng nó đối xử với các di dân như tội phạm. Trong một bài đăng trên nền tảng X, ông Petro nói rằng Colombia sẽ chào đón các di dân bị trục xuất về nước trên các máy bay dân sự, nói rằng họ nên được đối xử một cách nhân đạo và tôn trọng.

Quyết định của Colombia được đưa ra sau một quyết định của Mexico, quốc gia cũng đã từ chối yêu cầu cho phép một máy bay quân sự của Hoa Kỳ chở các di dân hạ cánh vào tuần trước.

"Hoa Kỳ không thể đối xử với các di dân Colombia như tội phạm", ông Petro viết, lưu ý rằng có 15.660 người Mỹ không có tình trạng nhập cư hợp lệ tại Colombia.

Bình luận của ông Petro làm tăng thêm sự bất bình ngày càng tăng ở Mỹ Latinh khi tân chính quyền mới nhậm chức được một tuần của ông Trump bắt đầu việc trục xuất hàng loạt.

Bộ ngoại giao Brazil đã lên án "hành vi đối xử hạ thấp nhân phẩm" đối với người Brazil sau khi các di dân bị còng tay trên một chuyến bay trục xuất thương mại. Khi đến nơi, một số hành khách cũng cho biết bị ngược đãi trong suốt chuyến bay, theo các bản tin địa phương.

Chiếc máy bay, vốn chở 88 hành khách Brazil, 16 nhân viên an ninh Hoa Kỳ và 8 thành viên phi hành đoàn, ban đầu dự kiến sẽ đến Belo Horizonte ở đông nam Brazil.

Tại đó, các quan chức Brazil đã ra lệnh tháo còng tay và Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã ra chỉ thị cho Không quân Brazil (FAB) thực hiện chuyến bay để hoàn thành hành trình của họ, chính phủ cho biết trong một tuyên bố hôm 25/1.

Đây là chuyến bay thuê bao thương mại thứ hai trong năm nay từ Hoa Kỳ, vốn chở những người di cư không có giấy tờ bị trục xuất trở lại Brazil và là chuyến bay đầu tiên kể từ khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhậm chức, theo cảnh sát liên bang Brazil.

Các viên chức từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Lầu Năm Góc, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.

Việc sử dụng máy bay quân sự Hoa Kỳ để thực hiện các chuyến bay trục xuất là một phần trong phản ứng của Lầu Năm Góc liên quan tới tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về nhập cư của Trump hôm 20/1.

Trong quá khứ, máy bay quân sự Hoa Kỳ đã được sử dụng để di dời các cá nhân từ quốc gia này sang quốc gia khác, giống như trong quá trình rút quân của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan vào năm 2021.

Đây là lần đầu tiên trong thời gian gần đây, máy bay quân sự Hoa Kỳ được sử dụng để đưa các di dân ra khỏi đất nước, một viên chức Hoa Kỳ cho biết. Máy bay quân sự Hoa Kỳ đã thực hiện hai chuyến bay tương tự, mỗi chuyến chở khoảng 80 di dân, đến Guatemala hôm 24/1.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 09 Tháng Ba 20257:27 SA
Thứ Bảy, 08 Tháng Ba 20256:52 SA
Thứ Sáu, 07 Tháng Ba 20255:50 SA
Thứ Năm, 06 Tháng Ba 20256:12 SA
Thứ Tư, 05 Tháng Ba 20254:19 SA
Thứ Ba, 04 Tháng Ba 20256:00 SA
Thứ Hai, 03 Tháng Ba 20253:16 SA
Chủ Nhật, 02 Tháng Ba 20256:55 SA
Thứ Bảy, 01 Tháng Ba 20256:12 SA
Thứ Sáu, 28 Tháng Hai 20254:08 SA
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo