Mỹ vẫn 'lên nòng' nếu Syria có đợt tấn công hóa học mới

Chủ Nhật, 15 Tháng Tư 20184:35 SA(Xem: 6689)
Mỹ vẫn 'lên nòng' nếu Syria có đợt tấn công hóa học mới
bbc.com

syria Bản quyền hình ảnh EPA
Image caption Mỹ, Pháp và Anh tuyên bố đã bắn 105 phi đạn trong đêm nhắm vào một số địa điểm ở Syria

Mỹ cảnh báo sẽ tấn công trở lại nếu Syria tiến hành đợt tấn công vũ khí hóa học mới trong lúc một nhà quan sát người Việt bình luận về "cuộc chiến truyền thông" trong cuộc không kích này.

Cảnh báo này được đưa ra sau khi Hoa Kỳ, Anh và Pháp không kích ba nơi tại Syria nhằm đáp trả một vụ tấn công nghi là dùng vũ khí hóa học sát thương ở thị trấn Douma hồi tuần trước.

Syria bác cáo buộc này và nói rằng vụ tấn công đó là do quân nổi dậy bịa đặt.


Một nghị quyết về Syria và lên án cuộc không kích do Hoa Kỳ lãnh đạo do Nga, đồng minh của Syria, đề xuất tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã không được thông qua.

Cuộc không kích là vụ tấn công quan trọng nhất của các cường quốc phương Tây chống lại chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad trong bảy năm nội chiến ở Syria.

Phản ứng trước cuộc không kích

Tại cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 14/4, Nga muốn lên án cuộc không kích của phương Tây.

Đại sứ Nga, Vassily Nebenzia, dẫn lại lời của Tổng thống Vladimir Putin cáo buộc Mỹ và đồng minh "có thái độ xem thường", hành động mà không chờ kết quả của cuộc điều tra vũ khí hóa học trong vụ Douma.


Thanh tra viên của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) hiện đang ở Damascus và sẽ đến Douma vào cuối tuần này.

Ông Nebenzia cáo buộc Mỹ, Anh và Pháp "trắng trợn coi thường luật pháp quốc tế".

Đại sứ Hoa Kỳ Nikki Haley nói cuộc không kích là "có lý do chính đáng, hợp pháp và tương xứng".

p0648pp7

Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Tổng thống Trump: Tấn công nhằm ngăn chặn vũ khí hoá học

Hôm 15/4, Luật sư Vũ Đức Khanh từ Ottawa, Canada, bình luận với BBC: "Ngoài "xung đột quân sự" giữa hai phe đồng minh của Mỹ với Syria đồng minh của Nga, có lẽ chúng ta còn đang chứng kiến một "cuộc chiến tâm lý, tuyên truyên và truyền thông" giữa hai phe này."

"Liệu ai đã nói sự thật và ai mới thật sự thắng trong vụ không kích vừa qua là những câu hỏi lớn mà chưa có câu trả lời của dư luận cộng đồng quốc tế."

"Dường như thế giới đang tiến dần tới chủ nghĩa bưng bít và tuyên truyền một chiều vì những lợi ích cục bộ của phe nhóm mình bất chấp những nguyên tắc cơ bản một nền truyền thông độc lập, tự do và không thiên vị."

"Ngày 7/4/2017, trong khi bắt tay, mở yến tiệc tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Donald Trump làm cả thế giới sửng sốt khi thông báo ông đã ra lệnh không lực Hoa Kỳ oanh kích bầu trời Damascus, Syria."

"Đúng một năm một tuần sau ngày đó, rạng sáng ngày 14/4/2018, ông Trump cũng lên truyền thông thông báo cho thế giới biết rằng ông vừa hạ lệnh cho quân đội Hoa Kỳ hợp tác với hai đồng minh kỳ cựu Anh và Pháp không kích bầu trời Damascus, Syria lần hai."

putin Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Cả tổng thống Nga Putin (trái) và tổng thống Iran Rouhani đều xem Syria là lợi ích cốt lõi

"Câu hỏi đặt ra là liệu những trận không kích như thế này có làm thay đổi cán cân quân sự trên chiến trường Syria?"

"Tôi cho rằng không kích chỉ có tác dụng làm tê liệt kẻ thù trong một thời gian nhất định chứ không thể diệt được kẻ thù."

"Đây có thể chỉ là một cách để dọn đường cho đàm phán lớn hơn giữa một bên Nga và bên kia là Mỹ và đồng minh Nato. Điển hình là trận chiến oanh tạc 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội vào cuối năm 1972 cách đó một tháng ngày ký kết Hiệp định Paris 27/01/1973."

"Trước chiến dịch không kích lần này, ông Trump đã có tuyên bố rằng Mỹ sẽ sớm rút khỏi Syria."

"Vì thực ra, nếu muốn dứt điểm chế độ Al-Assad thì quân đồng minh và Mỹ phải đổ bộ vào Syria hoặc quân nổi dậy đứng lên, hoặc phản quân Syria làm loạn kết liễu chế độ Al-Assad."

"Vì thế cho nên tôi nghĩ rằng có lẽ sau trận không kích này hoặc có thể thêm một vài trận nữa trong những ngày sắp tới, các bên tham chiến sẽ bắt đầu mở ra đàm phán và quân đội Mỹ sẽ bắt đầu rút dần ra khỏi Syria."

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn