Tin Tức ngày 12 - 9 -2024

Thứ Năm, 12 Tháng Chín 20245:43 SA(Xem: 1752)
Tin Tức ngày 12 - 9 -2024

HoaLuc 6
*********

FPV cảm tử Hezbollah tấn công căn cứ quân sự Israel, Mỹ áp trừng phạt Lebanon

Tuấn Trần

Video: Hezbollah/ Middle East Observer

Tài khoản mạng xã hội X của trang tin Middle East Observer hôm 11/9 đã trích dẫn đoạn video được nhóm vũ trang Hezbollah đăng tải có nội dung các thành viên nhóm này sử dụng FPV tập kích trang thiết bị bên trong căn cứ quân sự Jal al-Alam của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) gần biên giới với Lebanon.

Theo những hình ảnh từ đoạn video, sự việc trên xảy ra hôm 9/9 khi các thành viên Hezbollah dùng máy bay không người lái (UAV) quan sát cẩn thận một số công trình và xe cộ nằm bên trong căn cứ Jal al-Alam. Sau đó, một chiếc FPV có gắn thuốc nổ đã bay vào căn cứ Jal al-Alam mà không hề bị binh sĩ Israel phát hiện. Sau khi xác định mục tiêu, chiếc FPV liền lao vào một xe quân sự trước sự ngỡ ngàng của hai lính Israel đứng gần đấy.

FPV Israel.jpg
FPV Hezbollah phát nổ bên trong căn cứ Jal al-Alam. Ảnh: Hezbollah/ Middle East Observer

Hiện IDF chưa bình luận về nội dung đoạn video do Hezbollah công bố.

Từ khi Tel Aviv phát động chiến dịch quân sự ở Dải Gaza, khu vực biên giới giữa Israel-Lebanon đã trở thành địa điểm nổ ra các cuộc tập kích trả đũa giữa IDF và nhóm vũ trang Hezbollah. Dữ liệu thống kê được Al Jazeera công bố cho thấy, số tay súng Hezbollah thiệt mạng trong các cuộc xung đột với Israel từ tháng 10 năm ngoái tới nay đã lên tới 476 người. Đối với IDF, số binh sĩ của họ thiệt mạng khi giao tranh với Hezbollah là 25 người.

Mỹ áp trừng phạt lên Lebanon 

Theo trang tin Al Alarabiya, chính quyền Mỹ hôm 11/9 (giờ Washington DC) đã áp một số lệnh trừng phạt nhằm vào Lebanon với lý do Beirut buôn lậu dầu và khí hóa lỏng (LPG) để tài trợ tài chính cho nhóm vũ trang Hezbollah.

Cụ thể, có 3 cá nhân, 5 công ty và 2 tàu chở dầu ở Lebanon bị Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc “sử dụng lợi nhuận từ các chuyến vận chuyển LPG bất hợp pháp tới Syria, để tạo hỗ trợ tài chính cho nhóm vũ trang Hezbollah”.

“Bộ Tài chính Mỹ sẽ tiếp tục phá vỡ mạng lưới buôn lậu dầu mỏ và nhiều mạng lưới tài chính khác hỗ trợ cho năng lực chiến đấu của Hezbollah”, quan chức Bradley Smith thuộc Bộ Tài chính Mỹ cho biết.


***********

Mỹ, Anh viện trợ 1,5 tỉ đô la cho Kiev nhưng chưa quyết định về việc sử dụng tên lửa tầm xa

Thu Hằng

Ukraina đã không nhận được câu trả lời của Mỹ về việc sử dụng tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga. Ngày 11/09/2024, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết vấn đề này sẽ được đề cập trong cuộc gặp giữa hai tổng thống Mỹ và Ukraina tại Washington ngày 13/09.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Khi tiếp hai ngoại trưởng Mỹ và Anh tại Kiev, tổng thống Zelensky đã bày tỏ lòng biết ơn đối với « hai nước đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraina ». Anh và Mỹ thông báo mỗi nước viện trợ thêm cho Ukraina hơn 700 triệu đô la.

Chính quyền Kiev liên tục kêu gọi các đồng minh « nới lỏng các hạn chế trong việc dùng vũ khí phương Tây cung cấp », vì có « sử dụng một số hệ thống thiết bị của Mỹ », để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Anh và một số nước khác ủng hộ, nhưng Mỹ vẫn chưa quyết định. Theo Bloomberg, trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ chính quyền Mỹ, dường như Nhà Trắng muốn tổng thống Zelensky trình bày một chiến lược chi tiết trước khi cho phép.

Thông tín viên RFI Alexander Query tại Kiev tường trình:

Chính quyền Kiev thất vọng vì ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken vẫn không thông báo dỡ bỏ hạn chế về tầm bắn của các tên lửa của Mỹ được gửi cho Ukraina trong khi Kiev vẫn gây áp lực đòi các đồng minh dỡ bỏ những biện pháp này để có thể tấn công vào các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga.

Trong cuộc họp báo tại Kiev, ông Blinken nhắc lại rằng thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ gặp tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington vào thứ Sáu (13/09) để đề cập đến vấn đề này. Ngoại trưởng Mỹ tránh trả lời những câu hỏi liên quan đến tên lửa tầm xa mà chỉ nói : « Hai nhà lãnh đạo của chúng tôi chắc chắn sẽ thảo luận về chủ đề này khi gặp nhau vào thứ Sáu ».

Anh Quốc không thay đổi lập trường về tên lửa Storm Shadows của họ, nhưng tầm bắn của những tên lửa này vẫn bị hạn chế. Ngược lại, ngoại trưởng Anh David Lammy thông báo khoản viện trợ quân sự mới 600 triệu bảng Anh cho Ukraina, tương đương hơn 700 triệu euro. Về phần ngoại trưởng Mỹ, ông thông báo khoản viện trợ 700 triệu đô la sắp tới.

Cả hai nhà ngoại giao đều nhắc đến mối nguy hiểm từ việc Nga mới nhận tên lửa đạn đạo của Iran, trong khi Matxcơva dường như đã nhận 5 triệu quả đạn pháo từ Bắc Triều Tiên. Ngoại trưởng Anh bày tỏ « quan ngại » về sự kiện mà ông đánh giá là một sự « leo thang ». Ông phát biểu : « Chúng tôi rất quan ngại về hành động leo thang mà chúng ta có thể thấy, đặc biệt là từ Iran ».

Cùng ngày trước đó, bên lề hội nghị ngoại giao cấp cao Platform Crimea, tổng thống Zelensky thừa nhận ông không ảo tưởng nhiều về việc dỡ bỏ các hạn chế nói trên. Hội nghị về việc chấm dứt tình trạng sáp nhập bán đảo Crimée, được tổ chức ở Kiev, quy tụ hơn 60 nhà lãnh đạo và quan chức ngoại giao.

Ngoại trưởng Mỹ bàn về hỗ trợ Ukraina với lãnh đạo Ba Lan

Ngày 12/09, ngoại trưởng Mỹ trở lại Vacxava, lần lượt hội đàm với thủ tướng và tổng thống Ba Lan để bàn về hỗ trợ cho Kiev. Dù bị chia rẽ sâu sắc về đối nội, Ba Lan vẫn đoàn kết trong việc giúp đỡ Ukraina và tiếp tục là cửa ngõ trung chuyển quan trọng viện trợ của phương Tây cho Ukraina.

Về tình hình chiến sự, các công trình hạ tầng năng lượng tại vùng Sumy, giáp biên giới với Nga, tiếp tục bị oanh kích. Khoảng 13 người bị thương ở thành phố Konotop trong loạt oanh kích vào sáng sớm 12/09, theo thông báo của chính quyền vùng trên mạng Telegram.


************

Trung Quốc dọa « đập tan » mọi hành động xâm phạm "chủ quyền" ở Biển Đông

Thanh Hà

Một quan chức cao cấp trong quân đội Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh sẽ « đâp tan mọi hành động xâm phạm "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu được đưa ra bên lề Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11, từ ngày 12 đến 14/09/2024.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Hãng tin Pháp AFP trích dẫn lời trung tướng Hà Lôi (He Lei) trong một cuộc tiếp xúc với một số phóng viên quốc tế trưa nay 12/09. Khi đề cập đến tình hình Biển Đông, quan chức này tuyên bố ông « hy vọng Biển Đông sẽ vẫn là một vùng biển hòa bình », nhưng đồng thời khẳng định quân đội Trung Quốc sẵn sàng « đập tan mọi hành động thù nghịch » nhắm vào « lãnh thổ, chủ quyền, lợi ích trên biển ».

Với giọng điệu hù dọa, trung tướng Hà Lôi trực tiếp cảnh cáo Hoa Kỳ : « Nếu như ở hậu trường Mỹ sử dụng những quân cờ, đẩy một số quốc gia lên tuyến đầu hay tự họ bước lên tuyến đầu thì quân đội Trung Quốc « sẽ không ngần ngại » đáp trả đích đáng, « quyết tâm của Trung Quốc mạnh mẽ, không có gì lay chuyển được », nhất là giờ đây Bắc Kinh « đã có những khả năng vững chắc, những phương tiện hiệu quả » để bảo vệ chủ quyền trên bộ và trên biển. Căng thẳng trong vùng biển này có thể được giải quyết hay không là tùy thuộc vào thái độ của Mỹ, theo lời quan chức này.

AFP ghi nhận lời lẽ của trung tướng Hà Lôi nhằm đáp trả việc Mỹ vào tuần trước đã cảnh cáo Trung Quốc trước những tham vọng ở Biển Đông. Thứ trưởng Quốc Phòng Mỹ Michael Chase là một trong số 500 đại biểu tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh.

Tuần trước, Bắc Kinh từng khẳng định « bảo vệ quyền lợi » của nước này một cách « hợp pháp » sau một sự cố mới giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Philippines tại một vùng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Về phía Manila, Philippines vừa kiên quyết bảo vệ chủ quyền vừa tìm kiếm hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế, cụ thể là với sáng kiến tổ chức một hội nghị về Biển Đông bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng này.

Hôm qua 11/09/2024 Trung Quốc và Philippines đã có hai cuộc thảo luận được đánh giá là « thẳng thắn » về bãi cạn Sabina, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Theo các thông tin chính thức, diễn đàn quốc phòng Hương Sơn Bắc Kinh năm nay thu hút hơn 500 đại biểu đến từ trên dưới 90 quốc gia và tổ chức quốc tế. Các giới chức Trung Quốc muốn diễn đàn này cũng phải có tầm mức quan trọng và ảnh hưởng tương tự như diễn đàn an ninh Shangri-La được tổ chức hàng năm tại Singapore.


*************

************

Lòng tin của doanh nghiệp châu Âu vào Trung Quốc thấp kỷ lục

AP

Trung Quốc phải sắp xếp lại ưu tiên về tăng trưởng và cải cách kinh tế, đồng thời phải nâng cao lòng tin của nhà đầu tư bằng cách tạo ra sân chơi bình đẳng cho tất cả các công ty tại Trung Quốc, một nhóm doanh nghiệp châu Âu khuyến nghị hôm 11/9.

Trước tình trạng “lòng tin doanh nghiệp hiện ở mức thấp nhất mọi thời đại” do nhu cầu trong nước tụt hậu và tình trạng dư thừa năng lực sản xuất trong một số ngành, bản báo cáo thường niên về doanh nghiệp châu Âu ở Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh mở cửa nền kinh tế và tạo ra một thị trường tự do hơn để xác định việc phân bổ nguồn lực. Báo cáo cũng khuyến nghị đưa ra các chính sách để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Tỷ suất lợi nhuận ở Trung Quốc bằng hoặc thấp hơn mức trung bình toàn cầu đối với 2/3 số công ty được khảo sát hồi đầu năm, theo báo cáo được Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc công bố hôm 11/9.

Hồi tháng 8, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về thuế quan của Liên hiệp châu Âu đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc.

Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa, rượu mạnh và thịt lợn xuất khẩu của châu Âu.

Các hành động ăn miếng trả miếng làm dấy lên lo ngại rằng chiến tranh thương mại có thể nổ ra.

Nhiều doanh nghiệp châu Âu cho rằng lợi tức đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không đáng để mạo hiểm, do các vấn đề bao gồm suy thoái kinh tế của Trung Quốc và môi trường kinh doanh bị chính trị hóa.

“Đối với một số trụ sở và cổ đông châu Âu, rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc đang bắt đầu vượt quá mức lợi nhuận, một xu hướng sẽ ngày càng gia tăng nếu những mối quan tâm chính về kinh doanh không được giải quyết,” ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên hiệp Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết.

Báo cáo của Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc đề xuất hơn 1.000 khuyến nghị để Trung Quốc giải quyết những thách thức và các vấn đề mà các doanh nghiệp châu Âu hoạt động tại nước này đang gặp phải và thúc đẩy niềm tin của nhà đầu tư.

Trong số đó có lời kêu gọi Trung Quốc chớ trừng phạt các công ty vì hành động của chính phủ nước họ. Những vấn đề khác bao gồm việc đảm bảo rằng các gói chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được tuân thủ bằng cách thực thi và tránh “những thay đổi chính sách thất thường”.

Báo cáo cũng khuyến nghị EU nên chủ động giao tiếp với Trung Quốc và duy trì phản ứng “có chừng mực và tương xứng” khi nảy sinh bất đồng.


************

Thực phẩm gia súc: Côn trùng được sử dụng ngày càng nhiều tại Pháp

Thanh Phương

Trong bối cảnh thế giới ngày càng bị tác động của biến đổi khí hậu kèm theo nguy cơ khủng hoảng lương thực, phải chăng đã đến lúc con người nên tìm một nguồn protein khác thay thế cho thịt cá? Trước mắt, tại những nước như Pháp, côn trùng đang được sử dụng ngày càng nhiều để chế biến thực phẩm cho súc vật.

Tại Triển lãm Nông nghiệp quốc tế Paris tháng 3/2024, một số công ty Pháp đã giới thiệu với giới nông gia những loại thực phẩm cho gia súc được chế biến từ côn trùng, trong đó có công ty Invers, chuyên sản xuất thức ăn cho chó, mèo, chim, gà  làm từ sâu bột.

Trả lời RFI Việt ngữ tại Triển lãm Nông nghiệp Paris, ông Sébastien Crépieux, chủ tịch công ty Invers, cho biết: 

“Hiện nay chúng ta phải nhập vào châu Âu rất nhiều protein, nhất là bột cá, từ các đại dương, hay đậu nành, đến từ những vùng bị phá rừng, tức là những nguồn protein mà đa số là không bền vững. Cụ thể, bột cá được sản xuất từ cá được đánh bắt từ những vùng không có quy định chặt chẽ, ảnh hưởng đến nguồn cá. Đậu nành thì thường được trồng ở những vùng đã bị phá rừng hay đang bị phá rừng.

Ở châu Âu, chúng ta có rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp hoặc chất thải nông nghiệp có thể được dùng để nuôi một súc vật khác đó là côn trùng và những côn trùng này đến lượt mình cũng sẽ trở thành thức ăn cho gia súc.

Công ty chúng tôi nuôi một loại sâu bột gọi là tenebrio molitor sống trong môi trường tự nhiên ở châu Âu và trước đây là sống gần con người, trong các cối xay bột.

Chúng tôi tổ chức giống như là một ngành nông nghiệp riêng biệt. Công ty chúng tôi lo về khâu sinh nở, tức làm cho ấu trùng sinh ra từ loài bọ cánh cứng. Ấu trùng này sẽ được giao cho các nông gia để họ “vỗ béo” trong bốn tuần. Họ có đủ các công cụ để thu hoạch các sâu bột đó và chúng tôi đến lấy đem về các nhà máy chế biến thành một thành phần trong thực phẩm cho chó, mèo, cá hay gà.

Đối với nông gia thì đây một nguồn thu nhập bổ sung rất ổn định, kéo dài suốt năm và không lệ thuộc vào biến đổi khí hậu, vì sâu bọ được nuôi trong những tòa nhà được điều hòa nhiệt độ, bất kể thời tiết bên ngoài thế nào, bên trong nhiệt độ vẫn được giữ nguyên. Cho nên nông gia ai cũng sẵn sàng nhận công việc này.” 

Ông Sébastien Crépieux cho biết hiện nay sản phẩm của công ty Invers chiếm đa số ở Pháp, được bán tại 1.000 cửa hàng trên toàn quốc, hoặc được bán trên Internet. Công ty cũng nhắm tới thị trường ở những nước láng giềng, hiện cũng đang tìm kiếm những thực phẩm bền vững cho gia súc.

Agronutris, cũng là một công ty chuyên về protein côn trùng, nuôi ruồi để làm bột, dầu chế biến thành thức ăn cho súc vật, mới khánh thành một nhà máy tại Rethel, thuộc vùng Ardennes, vào tháng 10/2023.

Trong nhà máy, có khu vực sinh sản ấu trùng của loài ruồi lính đen, có khả năng đẻ từ 800 đến 1000 ấu trùng mỗi tuần. Những con ruồi này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Mỹ, có đặc điểm là phát triển rất nhanh và rất giàu protein và chất béo. Sau khi đẻ, ấu trùng ruồi sống trong hai tuần, trong thời gian đó trọng lượng của chúng tăng lên 10.000. Chúng được cho ăn bằng thức ăn thừa, chẳng hạn như vỏ khoai tây thu được từ ngành công nghiệp thực phẩm. Sau khi được nghiền nát, chúng sẽ được chuyển thành bột và dầu. Mục tiêu của nhà máy Rethel là sản xuất 5.000 tấn protein ruồi mỗi năm. Công ty Agronutris cũng đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai ở Rethel.

Một công ty khác của Pháp là Ynsect thì chế biến thực phẩm gia súc từ bọ hung. Trả lời RFI Việt ngữ tại Triển lãm Nông nghiệp Paris, cô Emma Besnardeau, đại diện công ty Ynsect, cho biết: 

“ Từ 2011, chúng tôi nuôi bọ hung trong các nông trại có cấu trúc “theo chiều đứng” và từ các ấu trùng của chúng, chúng tôi sản xuất dầu ăn và protein để bán cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cho gia súc heo, gà, cá hoặc cho chó, mèo và các thú cưng khác. Chúng tôi cũng lấy phân của côn trùng để chế biến thành phân bón bán cho các nông gia, hoặc bán cho các gia đình để bón cho cây trồng trong vườn.

Không thay thế các nguồn thực phẩm kia, nhưng chúng  tôi đề xuất một con đường khác trước nguy cơ một  cuộc khủng hoảng lương thực và trong bối cảnh chúng ta đang trải qua khủng hoảng về khí hậu. Protein từ côn trùng có thể thay thế thực phẩm hiện nay cho súc vật, thậm chí có thể được dùng trong thực phẩm cho người. Ấu trùng từ loại bọ hung có đến 60% protein, rất tốt cho sức khỏe.

Đó là những giải pháp để nuôi sống hành tinh của chúng ta, nhưng không phá hủy nó, vì nuôi côn trùng là một ngành rất thân thiện môi trường, chẳng hạn như các nông trại nuôi bọ hung phát ra lượng khí thải ít hơn 40% so với các trại nuôi bò, tiêu thụ nước ít hơn 30% so với các trại nuôi heo. Như vậy, nguồn protein từ côn trùng có chất lượng cao về dinh dưỡng, vừa có chất lượng về môi trường.”

Cô Emma Besnardeau giải thích vì sao công ty Ynsect chọn nuôi bọ hung thay vì chọn các loài côn trùng khác:

“Những người sáng lập công ty vào năm 2011 đã chọn loài bọ hung sau khi nghiên cứu khoảng 1.000 loại côn trùng. Có rất nhiều lý do khiến họ chọn loài côn trùng này. Thứ nhất, loài bọ hung không có cánh, không bay được, cho nên dễ nuôi. Thứ hai, chúng sống trong bóng tối. Tiếp đến, bọ hung có giá trị dinh dưỡng rất cao về protein và có lợi cho sức khỏe của các thú cưng, giúp chúng bớt bị các bệnh ngoài da. Loài côn trùng này lại dễ tiêu, nên tránh cho súc vật bị các bệnh đường ruột.

Vào năm 2022, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy là khi giải thích rõ về chất lượng protein của bọ hung, người tiêu dùng dễ chấp nhận cho thú cưng của họ ăn thực phẩm từ protein côn trùng.” 

Ynsect hiện có hai nông trại, một ở Dole, vùng Jura, nông trại thí điểm từ 2015 và một nông trại mới hơn ở Amiens, vùng Haut de France, nông trại chuyên hoàn toàn về thực phẩm gia súc và phân bón. Theo cô Emma Besnardeau, Pháp hiện đứng đầu thế giới về nuôi côn trùng quy mô công nghiệp. 

Nhưng không chỉ dành cho gia súc, côn trùng cũng đang dần trở thành một thức ăn cho con người, một nguồn protein bền vững, thay thế cho thịt cá, theo lời chủ tịch công ty Invers:

“Protein từ côn trùng có chất lượng rất cao, có thể thay thế cho những nguồn protein không bền vững bằng. Người ta vẫn nêu lên việc nuôi gà thịt trong những điều kiện không thể chấp nhận được đối với châu Âu, trong khi ở đây chúng ta có một nguồn protein vừa có chất lượng, vừa bền vững, có thể thay thế các loại thịt khác. Nếu chúng ta biết cách chế biến, nêm nếp, khó mà phân biệt được với thịt heo hay thịt gà.”

Cô Emma Besnardeau, đại diện công ty Ynsect, thì nhìn vấn đề xa hơn:

“Hiện nay, một phần tư nhân loại ăn côn trùng. Tại châu Âu, người dân ăn côn trùng cho đến tận cuối thời Trung Cổ. Nay côn trùng đã biết mất khỏi các bữa ăn, nhưng có thể sẽ trở lại nhưng là dưới dạng bột hoặc dầu trong các thức ăn như thỏi bánh ngũ cốc hơn là dưới dạng nguyên con. Hiện giờ chưa thể tìm thấy côn trùng nguyên con trong các siêu thị, cửa hàng.

Nhưng phải nhìn vấn đề rộng hơn: chúng ta đang trải qua khủng hoảng khí hậu, phải tìm ra các giải pháp. Toàn bộ các tác nhân trong chuỗi cung ứng, các công ty như chúng tôi, các nông gia, các nhà chăn nuôi phải làm việc với nhau để có thể cùng tồn tại trong thế giới mới này mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên của hành tinh chúng ta.”

Theo dự báo của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, ngay từ bây giờ, nhân loại phải tìm ra các giải pháp bền vững để sản xuất ra nhiều lương thực hơn với ít diện tích đất canh tác hơn, ít nguyên liệu hơn, ít nguồn nước hơn và nhất là phải ít gây ô nhiễm hơn.

Cụ thể, đến năm 2050, thế giới phải tăng sản lượng lương thực lên hơn 70% để đáp ứng nhu cầu của nhân loại, trong khi diện tích đất canh tác chỉ tăng thêm 5%. Nhu cầu tiêu thụ protein trên thế giới dự báo sẽ tăng đến 52% trong thời gian từ 2007 đến 2050. Thế mà hiện giờ, 20% lượng cá trên thế giới được dùng làm thực phẩm nuôi cá và các trại chăn nuôi sử dụng đến 70% diện tích đất nông nghiệp của toàn cầu. Rõ ràng là nhân loại không thể tiếp tục làm như hiện nay, mà phải dần dần tìm ra các nguồn thay thế và côn trùng là một con đường thật sự bền vững để sản xuất thực phẩm cho súc vật và cho con người. 


**********

Trung Quốc, Philippines thảo luận về tranh chấp Biển Đông giữa các vụ đụng độ


Video do lực lượng tuần duyên Philippines công bố dường như cho thấy tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đâm vào tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines.
Video do lực lượng tuần duyên Philippines công bố dường như cho thấy tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đâm vào tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines.

Trong lúc Trung Quốc chuẩn bị tổ chức các cuộc đàm phán song phương với Philippines trong tháng này, tranh chấp Biển Đông giữa đôi bên đang mở rộng từ trên biển tới trên không, làm gia tăng nguy cơ đối đầu quân sự, các nhà phân tích cảnh báo.

Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đầu tuần này đăng bài cảnh báo “quan hệ Trung Quốc-Philippines đang đứng trước ngã rẽ” về tranh chấp Biển Đông.

Cảnh báo được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo nói với báo giới hôm 4/9 rằng Bắc Kinh sẽ tổ chức vòng tiếp theo của các cuộc họp Cơ chế Tham vấn Song phương nhằm quản lý sự khác biệt giữa hai nước.

Ông Manalo không cho biết ngày nào các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu trong tháng này, nhưng ông bày tỏ hy vọng rằng hai nước sẽ thảo luận về một vụ va chạm vào cuối tháng 8 khi các tàu của lực lượng tuần duyên đôi bên đụng nhau tại một bãi cạn tranh chấp.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ va chạm đó, mặc dù video do lực lượng tuần duyên Philippines công bố dường như cho thấy tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc đâm vào tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines.

Đây là vụ va chạm thứ hai kiểu này giữa các tàu tuần duyên của đôi bên trong tháng 8 tại bãi cạn này.

Ông Vincent Kyle Parada, nguyên là một nhà phân tích quốc phòng của Hải quân Philippines và là nghiên cứu sinh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết tần suất va chạm trên biển đang thúc đẩy hai bên mở rộng hoạt động trên không.

“Trong vài tuần qua, Trung Quốc đã tích cực tìm cách cản trở các nhiệm vụ tiếp tế cho tàu và thủy thủ đoàn (của Philippines), đến mức sau một lần thất bại chính phủ Philippines đã thông báo rằng các nguồn cung cấp thiết yếu bị nguy cấp,” ông nói với VOA. “Manila đã thành công trong việc tiếp tế cho tàu BRP Teresa Magbanua bằng trực thăng, báo hiệu sự thay đổi khả dĩ (từ trên biển đến trên không).”

Ông Parada nói thêm: “Khả năng chuyển đổi từ nhiệm vụ tiếp tế trên biển sang trên không trong tương lai rõ ràng là một rủi ro vì Trung Quốc cũng đã gia tăng các hoạt động trên không ở Biển Đông.”

“Bắc Kinh sẽ tăng cường hiện diện trên không ở quần đảo Trường Sa và triển khai máy bay chiến đấu tới các đảo nhân tạo của mình trong thời gian dài. Tôi nghĩ mục tiêu thực sự là làm cho các nhiệm vụ tiếp tế trên không trở thành một lựa chọn chính sách vô cùng nguy hiểm đối với Manila. Bằng cách đó, họ hạn chế khả năng của Manila trong việc duy trì sự hiện diện lâu dài tại các vùng lãnh thổ tranh chấp.”

Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Ngoại giao Philippines, chính quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr đã gửi chính phủ Trung Quốc 176 công hàm phản đối ngoại giao. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, khiến họ mâu thuẫn với Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Ông Song Zhongping, một chuyên gia quân sự Trung Quốc và là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Trao đổi Khoa học và Công nghệ Xuanyuan (Hong Kong), cho rằng bất kỳ động thái quân sự nào của Trung Quốc trên không phận Biển Đông đều là do điều mà ông gọi là “sự bành trướng bất hợp pháp” của Philippines.

“Dù là bãi cạn Scarborough, bãi Cỏ Mây hay bãi cạn Sa Bin, tất cả đều là lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc,” ông nói với VOA, nhắc lại tuyên bố của Bắc Kinh. “Nếu Philippines muốn tuần tra hoặc tiếp tế bằng đường không, điều này tự nó đã vi phạm an ninh không phận của Trung Quốc, và Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện các biện pháp nhất định để ngăn chặn.”

Một bài viết công bố hôm 2/9 bởi Viện Sáng kiến Thăm dò Tình hình Chiến lược Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết từ năm 2024, Philippines đã “nhiều lần điều máy bay quân sự xâm nhập các đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa và bãi ngầm Macclesfield” và cũng đã điều máy bay quân sự thực hiện các nhiệm vụ thả hàng và tiếp tế trên biển, cho thấy “xâm nhập không phận đang trở thành một con đường chính để Philippines gây rắc rối ở Biển Đông.”

Bài viết cảnh báo rằng nếu Philippines kiên quyết tiến hành “xâm lấn trên không,” Trung Quốc sẽ phải thực hiện các biện pháp tương ứng, và “một khi có va đụng hoặc thậm chí là va chạm, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với va chạm trên biển.”

Ông Su Tzu-yun, nghiên cứu viên và giám đốc tại Ban Chiến lược và Nguồn lực Quốc phòng ở Đài Loan, cho biết Trung Quốc có khả năng sẽ thực hiện các hành động cưỡng ép trên không, khiến Philippines gặp khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền của mình.

“Trung Quốc trước tiên có thể thực hiện các biện pháp can thiệp, giống như với máy bay quân sự của Mỹ và Úc, và họ sẽ rải pháo sáng nhiệt để gây nhiễu, khiến trực thăng của Philippines không thể tiếp cận được,” ông Su nói với VOA. “Họ có thể sử dụng máy bay phản lực để tạo ra nhiễu động, có nghĩa là họ sử dụng luồng khí từ đuôi máy bay để can thiệp vào trực thăng của Philippines khi đang bay.”

Ông Su cho rằng Bắc Kinh đang thực hiện các hành động nghênh cản quyết liệt hơn vốn làm gia tăng đáng kể nguy cơ xảy ra xung đột ngoài ý muốn.

“Số lượng tàu Trung Quốc đã tăng lên. Thứ hai, cùng với xung đột trước đây giữa Trung Quốc và Philippines trên biển vốn gây thương tích cho tuần duyên Philippines, và bây giờ họ đe dọa sẽ sử dụng các biện pháp mạnh hơn đối với các máy bay của Philippines, nghĩa là họ đang đưa định nghĩa về hoạt động vùng xám tiến gần hơn tới hướng chiến tranh.”

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro vào tháng 8 cho biết Philippines có kế hoạch mua 40 máy bay chiến đấu đa năng mới và phi đạn tầm trung để củng cố phòng thủ lãnh thổ, theo Reuters.

Mỹ hồi tháng 7 đã nhắc lại cam kết bảo đảm an ninh cho Philippines sau các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ tái khẳng định cam kết ‘vững chắc’ đối với Philippines giữa các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một số khu vực tranh chấp ở Biển Đông được cho là giàu dầu khí, và vùng biển này là một tuyến trung chuyển quan trọng cho hàng ngàn tỷ đô la vận chuyển hàng hóa mỗi năm.

Tòa Trọng tài Thường trực liên chính phủ có trụ sở tại The Hague năm 2016 đã ra phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông là “không có cơ sở pháp lý,” điều mà Bắc Kinh đã bác bỏ.


************
rfi.fr

Washington ‘‘chuẩn bị’’ cho phép Ukraina dùng vũ khí do Mỹ cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Trọng Thành

Chính quyền Mỹ hôm qua, 10/09/2024, phát đi nhiều tín hiệu cho thấy Washington có thể sớm cho phép Ukraina sử dụng vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cấp để tấn công các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, như đòi hỏi khẩn thiết của Kiev thời gian gần đây. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Theo AFP, trả lời phỏng vấn báo giới tối hôm qua tại Washington, tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ‘‘đang xem xét vấn đề này’’. Cũng ngày hôm qua, trên Sky News, ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định: ‘‘Chúng tôi không loại trừ việc này’ ’ nhưng nhấn mạnh, Mỹ muốn chắc chắn là việc cho phép phải giúp Ukraina đạt được các mục tiêu mà Kiev đề ra.

Sáng hôm nay, ngoại trưởng Mỹ cùng người đồng cấp Anh, David Lammy, đi tàu hỏa từ Ba Lan đến Kiev. AFP cho hay, ‘‘việc giảm nhẹ các giới hạn trong sử dụng vũ khí của phương Tây cung cấp’’ trong cuộc chiến chống xâm lược Nga là một trọng tâm của chuyến công du của hai lãnh đạo ngoại giao Anh - Mỹ.

Một đòi hỏi chủ yếu của Ukraina là Mỹ cho phép sử dụng các tên lửa chiến thuật ATACMS, có tầm bắn đến 300 km để tấn công các căn cứ trong lãnh thổ Nga. Hồi đầu năm nay, Washington đã cho phép Kiev dùng vũ khí Mỹ cấp để tấn công các mục tiêu sát biên giới.

Truyền thông Anh cho hay, trong cuộc gặp tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu 13/08, thủ tướng Anh Keir Starmer đề nghị Nhà Trắng dỡ bỏ quy định cấm Ukraina sử dụng tên lửa Anh Storm Shadow, do Anh - Pháp hợp tác sản xuất, có tầm bắn đến 550 km, tấn công các mục tiêu trên đất Nga.

Trang mạng Telegraph ngày 10/09 giải thích, việc sử dụng tên lửa Storm Shadow đòi hỏi phải có sự cho phép của Mỹ vì vũ khí này ‘‘được sử dụng với một số hệ thống thiết bị của Mỹ’’.

Theo AFP, việc Mỹ - Anh nối lại các thảo luận về chủ đề này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ phát hiện Iran cung cấp tên lửa cho Nga, gây lo ngại về việc quân đội Nga sử dụng các vũ khí này để tấn công vào các khu vực sâu trong hậu phương Ukraina ở miền tây, cho đến nay vốn tương đối ít bị chiến tranh ảnh hưởng.

Về vấn đề này, một số nhân vật tên tuổi trong phe Cộng Hòa Mỹ, trong đó có chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, Mike McCaul, đã gửi thư đến tổng thống Biden, hối thúc Nhà Trắng sớm ra quyết định. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng Hòa cũng đang rất chia rẽ : Nhiều cộng sự của ứng cử viên tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng buộc Kiev phải nhân nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt chiến tranh, nếu Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử đầu tháng 11/2024.

Theo AFP, điện Kremlin hôm nay cho biết Nga sẽ có phản ứng ‘‘thích hợp’’, nếu Ukraina được các đối tác phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa chống lại lãnh thổ nước này


***********

Anh triệu tập đại biện lâm thời Iran về việc chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga

Reuters

Bộ ngoại giao Anh hôm 11/9 triệu tập đại biện lâm thời Iran, nhà ngoại giao cấp cao nhất của nước này tại London, về việc chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga.

"Hôm nay, phối hợp với các đối tác châu Âu và theo chỉ thị của Bộ trưởng Ngoại giao, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Iran tại London đã được triệu tập đến Văn phòng Ngoại giao, Khối thịnh vượng chung và Phát triển", Bộ ngoại giao Anh cho biết trong một tuyên bố.

"Chính phủ Anh đã nêu rõ rằng bất kỳ việc chuyển giao tên lửa đạn đạo nào cho Nga đều sẽ bị coi là hành động leo thang nguy hiểm và sẽ phải đối mặt với phản ứng đáng kể".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết hôm 10/9 trong chuyến thăm London rằng Nga đã nhận được tên lửa đạn đạo từ Iran và có khả năng sẽ sử dụng chúng trong cuộc chiến tranh ở Ukraine trong vài tuần nữa.

Anh, Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu hôm 10/9 đều lên án động thái này.

Anh đã trừng phạt các cá nhân và tổ chức Iran có liên quan đến việc chế tạo máy bay không người lái và tên lửa, cũng như các tàu chở hàng của Nga mà nước này cho là có liên quan đến việc vận chuyển tên lửa từ Iran đến Nga.


*************

IDF hạ chỉ huy Hezbollah, Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân tới Trung Đông

Tuấn Trần

Thời báo Israel trích thông tin từ IDF viết rằng, việc chỉ huy Qassem al-Shaer bị hạ đã gây ảnh hưởng cho năng lực của Hezbollah trong việc thực hiện các kế hoạch tập kích Israel.

“Chỉ huy Hezbollah Qassem al-Shaer có liên quan tới nhiều cuộc tấn công nhằm vào Israel. Việc hạ sát người này là một đòn giáng vào năng lực của Hezbollah trong việc tiến hành các cuộc tấn công khủng bố từ miền nam Lebanon nhằm vào biên giới phía bắc Israel. Al-Shaer bị hạ tại khu vực gần hồ Qaraoun tại thung lũng Beqaa, nằm cách biên giới Israel khoảng 40km”, thông cáo của IDF viết.

Hezbolla.jpg
Chỉ huy Hezbollah Qassem al-Shaer. Ảnh: Văn phòng truyền thông Hezbollah

Không quân Israel trên mạng xã hội X sau đó đã công bố đoạn video ghi lại cảnh một công trình, nghi là nơi chỉ huy Hezbollah Qassem al-Shaer ẩn náu, hứng chịu đòn không kích từ tiêm kích Israel.

Video: Không quân Israel/Mạng xã hội X

Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân tới Trung Đông 

Giới chức Lầu Năm Góc cho biết, tàu ngầm hạt nhân USS Georgia của Hải quân Mỹ hôm 10/9 đã tới Trung Đông.

“Tàu ngầm USS Georgia đã tới khu vực trách nhiệm của Bộ chỉ huy trung tâm Mỹ (US CENTCOM)”, trang tin Al Alarabiya dẫn lời Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder nói trong cuộc họp báo được tổ chức hôm 10/9 (giờ Washington DC).

Theo Al Alarabiya, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào tháng trước đã ra lệnh điều tàu ngầm USS Georgia tới khu vực Trung Đông giữa lúc Israel đối mặt với nguy cơ hứng đòn tấn công từ Iran và một số lực lượng đồng minh, để trả đũa cho cái chết của nhiều chỉ huy cấp cao Hamas và Hezbollah.


************

Tin thế giới 12-9: Đồng minh chê màn tranh luận của ông Trump; Mỹ lại đối mặt nguy cơ vỡ nợ

NGỌC ĐỨC

Tin thế giới 12-9: - Ảnh 1.

Ông Trump bắt tay bà Harris tại sự kiện tưởng nhớ nạn nhân vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 - Ảnh: AFP

Ông Trump, bà Harris cùng dự lễ tưởng niệm vụ tấn công 11-9

Theo Hãng tin Reuters, ngày 11-9 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó tổng thống Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump cùng tham dự sự kiện tưởng nhớ nạn nhân vụ tấn công khủng bố ngày 11-9-2001 tại thành phố New York.

Sự kiện tưởng nhớ diễn ra chưa đầy một ngày sau khi ông Trump và bà Harris có màn tranh luận nảy lửa trên sóng truyền hình.

Tại thành phố New York, cả ba chính trị gia cùng đứng chung với nhau trong một khung hình. Reuters ghi nhận ông Trump và bà Harris đã bắt tay nhau và có một vài trao đổi ngắn. Trước đó, ông Trump đã rời sân khấu mà không bắt tay bà Harris ngay sau khi buổi tranh luận kết thúc.

Sau lễ tưởng niệm tại New York, ông Biden và bà Harris cùng bay đến thị trấn Shanksville, bang Pennsylvania. Tại đây, cũng vào ngày 11-9-2001, hành khách trên máy bay số hiệu 93 của hãng United Airlines đã khống chế nhóm khủng bố cướp máy bay, lao máy bay này xuống một cánh đồng để đảm bảo phương tiện này không đâm vào mục tiêu khác.

Tại đây, ông Biden phát biểu ngắn về việc nước Mỹ cần lập lại sự đoàn kết lưỡng đảng và tặng chiếc mũ của mình cho một người ủng hộ ông Trump. Người này liền tặng lại tổng thống Mỹ chiếc mũ có in tên ông Trump.

Ông Biden liền đội chiếc mũ đó. Hình ảnh này sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, được đội ngũ tranh cử của ông Trump đăng lại với bình luận: "Cảm ơn vì đã ủng hộ nhé Joe".

Đồng minh, nhà tài trợ cho ông Trump ngán ngẩm về màn tranh luận

Tin thế giới 12-9: - Ảnh 2.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trên sân khấu tranh luận tối 10-9 - Ảnh: AFP

Ngày 11-9, ông Trump tự thưởng cho mình một loạt lời khen có cánh về màn tranh luận hôm 10-9.

Phát biểu trên sóng Đài Fox News, ông khẳng định: "Trong số những buổi tranh luận tốt trước đây của tôi, có lẽ đây là lần tranh luận tốt nhất. Tôi không chắc sẽ có một buổi tranh luận nữa. Tôi không thấy cần lắm, vì chúng ta đã có một tối tuyệt vời".

Tuy nhiên, trái ngược cựu tổng thống, nhiều đồng minh lớn của ông lại phát đi thông điệp không mấy tích cực.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham - đồng minh lớn của ông Trump - công khai chỉ trích màn tranh luận kém cỏi của ứng viên tổng thống là "cơ hội bị bỏ lỡ".

Ông cho rằng ông Trump đã không thể tập trung vào điều cần nói và không nhấn mạnh được những thành tựu đạt được trong thời gian làm tổng thống.

Ông Chris Christie, cựu ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, nhận xét bà Harris đã được chuẩn bị "cực kỳ tốt", trong khi ông Trump lại rõ ràng không.

"Bất kỳ ai chịu trách nhiệm giúp ông Trump chuẩn bị cho buổi tranh luận cần bị sa thải. Ông ta làm không tốt chút nào", ông Christie tuyên bố trên Đài ABC.

Theo Reuters, ít nhất sáu nhà tài trợ và ba cố vấn của ông Trump thừa nhận rằng bà Harris đã thắng thế trong hầu hết thời gian tranh luận vì ông Trump không thể phát đi thông điệp của mình.

Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát quy mô nhỏ với 10 cử tri chưa quyết định bầu ai, Reuters lại ghi nhận sáu người khẳng định sẽ bầu ông Trump hoặc ngả về ông. Chỉ ba người khẳng định sẽ ủng hộ bà Harris và người còn lại vẫn chưa ngả về bên nào.

Mỹ lại đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tin thế giới 12-9: - Ảnh 3.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson - Ảnh: AFP

Ngày 11-9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã hủy kế hoạch biểu quyết về dự luật ngân sách tạm thời cho năm tài khóa 2025.

Ông Johnson cho biết: "Hôm nay không có bầu bán gì, vì chúng tôi đang trong quá trình xây dựng sự đồng thuận tại quốc hội. Chúng tôi phải làm việc đó với quyền đa số mỏng manh tại Hạ viện và đó là việc chúng tôi phải làm".

Ông Johnson cũng khẳng định các nghị sĩ Đảng Cộng hòa sẽ làm việc từ nay đến hết tuần để xây dựng dự luật có thể giành đủ số phiếu để được lưỡng viện thông qua.

Hồi tháng 3, sau sáu tháng tranh cãi gay gắt, Hạ viện do ông Johnson lãnh đạo cuối cùng cũng thông qua được bản dự luật ngân sách cho năm tài khóa 2024 được Thượng viện và Nhà Trắng ủng hộ, cứu nước Mỹ khỏi cảnh vỡ nợ công.

Tuy nhiên, đạo luật trên sắp sửa hết hiệu lực khi năm tài khóa 2024 kết thúc vào ngày 30-9. Điều này đồng nghĩa Washington cần thông qua dự luật ngân sách năm 2025 trước ngày 1-10.

Nếu không, các hoạt động của chính phủ liên bang sẽ lần lượt phải bị đình chỉ vì không còn ngân sách vận hành.

Mỹ - Anh bỏ ngỏ chuyện cho Ukraine tấn công đất Nga

Tin thế giới 12-9: - Ảnh 4.

Lực lượng Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga ở Donetsk ngày 2-9 - Ảnh: AFP

Ngày 11-9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp của Anh David Lammy đã đến Kiev để thảo luận về các mục tiêu chiến tranh của Ukraine và những biện pháp hỗ trợ hai nước này có thể đưa ra.

Ông Blinken chia sẻ với báo chí sau khi kết thúc các buổi hội đàm: "Chúng tôi đã thảo luận nhiều việc, trong đó có việc dùng vũ khí tầm xa (để tấn công lãnh thổ Nga). Một số đầu việc khác đang tiến triển tốt. Như đã nói từ đầu, tôi sẽ báo cáo những gì đã thảo luận về cho Tổng thống Biden".

Ông Lammy cũng phát biểu trong buổi họp báo chung cùng ông Blinken và Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha: "Chúng tôi đang lắng nghe cẩn thận và dĩ nhiên thảo luận về nhiều vấn đề, bao gồm việc trang bị quân sự đảm bảo Ukraine chiến thắng (Nga)".

Ngoại trưởng Anh cho biết các cuộc thảo luận về vấn đề sử dụng vũ khí tầm xa có thể còn kéo dài nhiều tuần nữa. Điều này có thể làm phật lòng nhiều quan chức Ukraine mong mỏi phương Tây từ bỏ nỗi lo chọc giận Matxcơva khi cho phép Kiev dùng vũ khí do mình viện trợ tấn công lãnh thổ Nga.

Nhiều tháng qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã liên tục kêu gọi các nước đồng minh cho nước này dùng tên lửa tầm xa mình được phương Tây hỗ trợ đánh sâu vào đất Nga để phá hoại khả năng tấn công của quân đội Nga.

Cùng trong buổi họp báo trên, ông Biden tuyên bố gói viện trợ mới trị giá 700 triệu USD của Mỹ cho Ukraine. Ông Lammy cũng cho biết London sẽ viện trợ 600 triệu bảng Anh (781 triệu USD) thêm cho Kiev.

Cựu nhân viên CIA đi tù 10 năm vì làm gián điệp cho Trung Quốc

Ngày 11-9, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Alexander Yuk Ching Ma, 71 tuổi, đã bị tuyên án tù 10 năm sau khi thừa nhận có tội với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.

Ông Ma làm việc tại Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) từ năm 1982 đến 1989. Tháng 3-2001, ông cùng một người họ hàng cũng là nhân viên CIA khác tuồn "một lượng lớn" thông tin quốc phòng mật của Mỹ cho nhân viên tình báo Trung Quốc. Đổi lại, hai người nhận 50.000 USD.

Di cư

Tin thế giới 11-9: Ông Biden 'mách nước' cho bà Harris đấu ông Trump; Israel bao vây đoàn xe LHQ - Ảnh 1.

Người nhập cư nhồi nhét trên một thuyền hơi với hy vọng vượt qua eo biển Manche để xin tị nạn đến châu Âu - Ảnh: REUTERS


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Bảy, 26 Tháng Mười 20245:34 SA
Thứ Sáu, 25 Tháng Mười 20244:28 SA
Thứ Năm, 24 Tháng Mười 20246:46 SA
Thứ Tư, 23 Tháng Mười 20246:20 SA
Thứ Ba, 22 Tháng Mười 20247:14 SA
Thứ Hai, 21 Tháng Mười 20246:29 SA
Chủ Nhật, 20 Tháng Mười 20246:47 SA
Thứ Bảy, 19 Tháng Mười 20245:42 SA
Thứ Sáu, 18 Tháng Mười 20245:36 SA
Thứ Năm, 17 Tháng Mười 20246:40 SA
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo