Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 13 - 8 -2024

Thứ Ba, 13 Tháng Tám 20241:43 SA(Xem: 758)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 13 - 8 -2024

Hoaluc 3
*************

Với Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý nghĩa gì?

Bình luận của Blogger Trần Hiếu Chân

Bên cạnh bận tâm lớn nhất là chuẩn bị Hội nghị Trung ương tháng 10 và lo nhân sự cho Đại hội 14, liệu tân TBT—CTN Tô Lâm có cho khởi tố vợ chồng Nguyễn Xuân Phúc như tin đồn?

Sáng 6/8/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Lãnh đạo chủ chốt (LĐCC) đã họp để đánh giá kết quả công tác tháng 7 và nhiệm vụ tháng 8, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước (TBT—CTN) Tô Lâm. Theo báo Điện tử Chính phủ, sau khi Lãnh đạo chủ chốt và Thường trực Ban Bí thư thảo luận, TBT—CTN Tô Lâm kết luận một số nhiệm vụ toàn Đảng và hệ thống chính trị phải tập trung, giải quyết trong thời gian tới (1). Theo cách đưa tin, có thể hình dung 6 nhân vật trong ảnh của Phiên họp LĐCC được chia làm 3 thành phần: Thứ nhất là các đồng chí trong “Tứ trụ”, mà hiện thời chỉ còn “Tam trụ”, vì TBT đã kiêm luôn CTN, ông Phạm Minh Chính là Thủ tướng Chính phủ và ông Trần Thanh Mẫn là Chủ tịch Quốc hội. Thứ hai là Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư. Và thành phần thứ ba là bộ phận giúp việc, gồm hai Thượng tướng Công an Nguyễn Duy Ngọc và Tô Ân Xô. 

Vũ Hồng Văn và “Bộ Hưng Yên” 

Giới quan sát chú ý đến tuyên bố và hành động của TBT—CTN Tô Lâm. Ông đề cập nhiều đề tài trong cuộc họp, nhưng nhấn mạnh nhiệm vụ trung tâm là cần “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo!” TBT tiếp tục chỉ đạo công tác nhằm bảo đảm tốt nhất đối với Hội nghị lần thứ 10 BCHTƯ và chuẩn bị Đại hội lần thứ 14 theo đúng lộ trình (2) . Nhưng đâu phải đến bây giờ, mà cách đây nhiều năm, đặc biệt từ 10 tháng trước đây, ông Tô Lâm đã tính xa chuyện “kiện toàn các chức danh lãnh đạo” một cách vô tiền khoáng hậu. Ngày 30/10/2023, dưới sự “yểm trợ” của Tô Lâm, bấy giờ là Bộ trưởng Công an (BTCA), Ban bí thư đã điều Thiếu tướng Vũ Hồng Văn, em vợ (cũ) của ông, về công tại UBKTTƯ (3), để ngày 8/8/2024 vừa qua, Bộ Chính trị  lại chuẩn y tiếp Vũ Hồng Văn giữ chức Phó Chủ nhiệm cơ quan này (4), và theo tin tức nội bộ, ông Văn sẽ thay Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú. Mối quan hệ “tương sinh – tương khắc” giữa Bộ Công an và UBKTTƯ, tạo nên sự hài hòa, giúp điều chỉnh, giữ cho sự cân bằng không bị phá vỡ giữa một siêu Bộ của chính phủ và một Ban quan trọng của Đảng, cho thấy tầm nhìn xa của ngài BTCA. 

Tại buổi lễ chúc mừng Thiếu tướng Vũ Hồng Văn nhận nhiệm vụ mới, BTCA Tô Lâm đã nhấn mạnh việc điều động này là xuất phát từ “yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và kiện toàn cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương” (5). Nhưng Vũ Hồng Văn là ai? Theo tiểu sử trên trang Quốc hội, ông Văn sinh năm 1976, đã công tác trong Bộ Công an từ năm 1995, kinh qua nhiều chức vụ gồm: phó chính ủy, phó tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an; giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ thuộc Bộ Công an (6). Nhưng theo một nguồn tin nội bộ, Vũ Hồng Văn là lính nghĩa vụ chuyển ngạch quân nhân chuyên nghiệp, ông đã vượt khung kịch trần thiếu tá để lên đến hàm cấp tướng (7). 

Nhưng trong các “cú bẻ lái” trước đó, phải kể đến việc CTN Tô Lâm, thông qua một Hội nghị nội bộ của Bộ Công an đã ép được Bộ Chính trị phải đề cử Thượng tướng Lương Tam Quang giữ ghế BTCA. Việc ông Quang chưa vào Bộ Chính trị mà đã thăng tiến lên làm BTCA là điều chưa từng có từ sau 1975. “Cú xáo bài” có một không hai này diễn ra chiều 06/6/2024, khi CTN Tô Lâm đã trao Quyết định bổ nhiệm Lương Tam Quang giữ chức vụ BTCA (8). Quyết định này đã vô hiệu hóa Quyết định số 439 do Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký 22/5/2024 về việc giao cho Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành BCA (9). Như vậy, không chỉ Bộ trưởng – Thượng tướng Lương Tam Quang; mà cả Phó Chủ nhiệm – Thiếu tướng Vũ Hồng Anh; tân Thứ trưởng BCA – Trung tướng Phạm Thế Tùng và Chánh Văn phòng BCHTƯ – Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, tất cả đều có gốc gác từ “Tiểu Kinh đô” Hưng Yên của Tô Đại tướng. Sau kỷ nguyên “Thanh hóa hóa” thời cố TBT Lê Khả Phiếu, giờ đây, trước mắt “Bộ Hưng Yên” sẽ lãnh đạo Bộ Chính trị! 

vhvan-1723107904212662584588.jpg
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tân TBT—CTN sẽ “đốn cả trụ”?

 Phát biểu sáng 3/8/2024, ngày ông Tô Lâm được Trung ương bầu làm Tổng bí thư của Đảng, tân CTN—TBT cam kết sẽ tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng của người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Ngay trong cùng ngày, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và ba Ủy viên Trung ương ĐCSVN đã phải thôi chức do có sai phạm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN cùng một lúc có đến 4 Ủy viên đương chức bị loại khỏi BCHTƯ trong dó có một Bí thư Trung ương kiêm Phó Thủ tướng (10). Cũng giống như các trường hợp bị kỷ luật gần đây, các Ủy viên Trung ương này được cho là đã “tự đệ đơn xin nghỉ, vì nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân”. Tại cuộc họp báo hôm 3/8 sau khi được bầu làm Tổng bí thư, ông Tô Lâm đã khẳng định rằng ông sẽ tiếp tục công tác phòng, chống tham nhũng một cách mạnh mẽ, với phương châm như cũ là ‘không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực’, theo tường thuật của báo chí trong nước (11). 

Với cái chết đầy bất ngờ của Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cộng đồng mạng rộ lên tin đồn có liên quan đến vợ chồng cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và vợ là Trần Thị Nguyệt Thu. Tờ Thời Báo từ Đức loan tin vợ chồng ông Phúc bị cấm xuất cảnh, vì có liên quan đến việc nhận hối lộ từ bà Trương Mỹ Lan và từ Việt Á. Ông Vũ Tiến Lộc hồi bấy giờ là người dắt mối cho ông Phúc và bà Lan phát triển mối quan hệ lợi ích. Ông Lộc được bà Lan nhiều lần nhờ chuyển tiền và quà cho ông Phúc. Theo trang mạng này, ông Vũ Tiến Lộc có thể đã tự sát sau lần gặp Nguyễn Xuân Phúc mới đây, vì biết mình sẽ “lành ít dữ nhiều”, nếu không lánh đi đâu đó một thời gian, theo lời khuyên của ông Phúc (12). Ông Phúc được cho là sẽ bị khởi tố vì tội nhận hối lộ, còn bà vợ ông vì tội lũng đoạn thị trường chứng khoán. Tài liệu cho thấy từ 2016 – 2020, bà Thu đã thu lợi 12.000 tỷ đồng (khoảng 500 triệu USD). Còn ông Phúc thì chưa rõ là đã được hưởng lợi bất chính và nhận hối lộ bao nhiêu. 

Nếu tân TBT—CTN cho “bộ đôi củi gộc” Phúc – Thu vào lò, mũi tên của Tô Đại tướng sẽ găm được nhiều đích. Thứ nhất, người đứng đầu ĐCS vừa trúng cử sẽ được lòng đại bộ phận dân chúng, vốn oán hận ngút trời, vì Đảng/Nhà nước đến tận bây giờ vẫn chưa chịu công bố ai là “trùm cuối” của các vụ đại án rúng động toàn quốc. Thứ hai, Tô Đại tướng sẽ ghi điểm tuyệt đối cho tuyên bố hôm 3/8 và những tuyên bố trước đó rằng, ông sẽ chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ... xử một vụ, cảnh tỉnh cả vùng”. Thứ ba, dự luận xã hội cho rằng, cố TBT Nguyễn Phú Trọng trước đây cùng tuyên bố như ông Tô Lâm. Tuy nhiên, ông Trọng vẫn chừa ra một số “vùng né”, đó là, ngoại trừ trường hợp Đinh La Thăng, Đảng các ông vẫn chưa dám truy tố hình sự các Ủy viên Bộ Chính trị và các thành viên trong “Tứ Trụ”; nay Tô Đại tướng sẽ nêu gương, nói đi đôi với làm. Nếu không, một sự bất tín, vạn sự bất tin!


***********

Nữ tỷ phú Nguyễn Phương Thảo thua kiện phải đối diện khoản bồi thường 270 triệu USD

2024.08.07

Nữ tỷ phú Nguyễn Phương Thảo, cựu chủ tịch hãng hàng không VietJet, thua trong vụ kiện liên quan việc thuê bốn máy bay Airbus của  FitzWalter Capital thuộc quyền sở hữu cựu giám đốc hãng Macquarie, ông Ben Brazil.

Mạng báo Financial Review tại Úc loan tin ngày 5/8 cho biết bà Nguyễn Phương Thảo và hãng hàng không VietJet đang phải đối mặt với khoản tiền bồi thường 270 triệu USD trong vụ kiện tụng này.

Tin nói trong tuần này Thẩm phán Tòa Thượng thẩm Anh tại London Simon Picken công bố phát hiện có lợi cho FitzWalter Capital của ông Ben Brazil. Theo đó VietJet trong nhiều năm đã tiến hành và phối hợp đạo diễn một chiến dịch tại Việt Nam nhằm can thiệp vào nỗ lực của FitzWalter Capital trong việc đòi lại 4 chiếc máy bay Airbus.

Vào tháng 2 vừa qua, sau khi FitzWalter Capital đưa vụ việc ra một tòa án ở Anh và tòa yêu cầu hãng hàng không này không được có các hành vi can thiệp vào việc trả máy bay, VietJet lên tiếng phản bác tuyên bố rằng “Các luật sư của VietJet đã khẳng định cam kết của hãng trong việc tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý và tôn trọng các phán quyết của các toà án và các quy định liên quan.”

Trong tuyên bố của mình, VietJet viện dẫn Công ước và Nghị định thư Cape Town quy định việc đăng ký quốc tịch và đăng ký các quyền đối với tàu bay và cho rằng đây chính là yếu tố khiến các máy bay của FitzWalter vẫn còn bị giữ lại.

VietJet cho biết một toà án ở Anh hồi tháng 8/2023 đã bác bỏ yêu cầu của FitzWalter đề nghị VietJet hỗ trợ xuất khẩu tàu bay vì FitzWalter không có căn cứ pháp lý cho việc hỗ trợ này.

Theo tuyên bố của VietJet, vụ tranh chấp phát sinh trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, khi các thành phố bị giới nghiêm và ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề. Trong giai đoạn đó, các hợp đồng thuê tàu bay dài hạn và ổn định của Việt bị đột ngột chuyển giao từ bên cho thuê gốc sang cho FitzWalter mà không có sự đồng ý của hãng hàng không VietJet.

Hãng tin Reuters hôm 6/4/2023 cho biết, Nhóm Công tác Hàng không (AWG) có trụ sở ở Anh cho biết nhóm này đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi này sau khi một toà án ở Hà Nội chặn việc thu hồi các máy bay do chậm trễ thanh toán tiền thuê.

Nhóm Công tác Hàng không không cho biết tên cụ thể hãng hàng không nào liên quan đến vụ việc nhưng một phiên bản cập nhật về cảnh báo trên mạng của tổ chức này có đường link dẫn đến tệp có tên “Cập nhật số 1 về VietJet”.

Mạng báo Công thương thuộc Bộ Công thương Việt Nam vào ngày 7/8 loan dẫn phản hồi của hãng hàng không VietJet đối với thông tin hãng này bị tuyên thua kiện trong vụ kiện với FitzWater Capital tại Anh Quốc.

Theo đó VietJet sẽ kháng cáo, tin tưởng công lý sẽ thắng và phán quyết cuối cùng dự kiến vào năm 2025 sẽ có lợi cho hãng hàng không này.

Mạng báo Công thương dẫn nguyên văn lời của đại diện VietJet : “Các luật sư của hãng nhận thấy một số hiểu lầm trong phản ánh ban đầu của tòa án về các sự kiện và tình tiết quan trọng của vụ việc, và chúng tôi tin rằng sự thật sẽ được chứng minh trong thời gian tới".

Nhóm luật sư bào chữa cho VietJet phản đối những cáo buộc cản trở quyền sở hữu hay xuất khẩu máy bay. Nhóm này lập luận rằng FitzWalter Capital có hành vi trục lợi trong thời gian thế giới chống đại dịch COVID-19 là không phù hợp với nguyên tắc thiện chí và tập quán thương mại trong lĩnh vực tài trợ máy bay.


**********
rfa.org

Tân Tổng bí thư ĐCSVN Tô Lâm sẽ công du Trung Quốc vào tuần tới


Tổng bí thư (TBT) , Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm sẽ công du Trung Quốc vào tuần tới. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong cương vị TBT Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) của ông này.

Reuters loan ngày 12/8 dẫn ba nguồn tin thông thạo về chuyến công du của ông Tô Lâm như vừa nêu. Hai quan chức Việt Nam và một nhà ngoại giao tại Hà Nội không muốn nêu danh vì chuyến đi chưa được chính thức công bố. Tuy nhiên cả ba cho biết cụ thể ông Tô Lâm có kế hoạch đến Trung Quốc vào ngày 18/8. Trong hai ngày sau đó ông Tô Lâm sẽ hội kiến TBT, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, rồi có những cuộc gặp với những quan chức Trung Quốc khác.

Cả Bộ Ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đều không trả lời yêu cầu bình luận về tin vừa nêu mà Reuters gửi đến.

Theo Reuters, động thái công du Trung Quốc đầu tiên trong cương vị tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm khẳng định mối quan hệ gần gũi giữa hai lân bang theo chủ nghĩa Cộng sản Trung Hoa, Việt Nam.

Hai nước có mối quan hệ kinh tế, thương mại phát triển tốt; mặc dù đôi lúc có xung đột về lãnh hải tại Biển Đông.

Vào tháng 7 vừa qua, ông Tô Lâm đã công du Lào và Campuchia trong cương vị chủ tịch nước Việt Nam. Trước đó vào tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hà Nội có hội kiến chủ tịch Tô Lâm, và vào tuần qua, sau khi được đưa lên chức vị tổng bí thư, ông Tô Lâm đã điện đàm với ông Putin.


*********

Cuộc đột kích ở Kursk giúp Ukraine nắm thế chủ động ở tiền tuyến

Hoài Linh

chiến dịch ở Kursk

Trang Pravda dẫn lời các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho hay, kể từ cuối năm ngoái, Nga giữ thể chủ động liên tục trên toàn bộ khu vực diễn ra các hoạt động chiến đấu. Điều này cho phép Moscow đặt ra các điều khoản giao tranh, gồm cả địa điểm, thời gian và cường độ các hoạt động quân sự tại Ukraine. Sự thống trị này buộc Ukraine phải tập trung nguồn lực vào các chiến lược phản ứng và phòng thủ. 

Tuy nhiên, chiến dịch của Ukraine tại vùng Kursk của Nga đã phá vỡ động lực này, buộc Kremlin và giới lãnh đạo quân đội Nga phải phản ứng bằng cách tái triển khai quân đội và nguồn lực để chống lại bước tiến của Ukraine tại Kursk. 

Dù vậy, các lực lượng Nga đã kiềm chế, không mở các cuộc tấn công trực tiếp tại Kursk. Thay vào đó, Nga tận dụng lợi thế chiến lược bao trùm của mình để duy trì sức ép đối với Ukraine, tìm cách ngăn cản các lực lượng Ukraine củng cố nhân lực và thiết bị cho các cuộc phản công tiềm tàng. Cùng lúc, Nga dàn dựng một nhịp độ giao tranh được kiểm soát nhằm đảm bảo khả năng duy trì các cuộc tấn công liên tiếp.  

Các chuyên gia ISW đánh giá, chiến dịch đột kích của Ukraine ở vùng Kursk và các cuộc xâm nhập xuyên biên giới có thể xảy ra tiếp theo của Kiev buộc Kremlin và Bộ chỉ huy quân đội Nga phải đưa ra quyết định về việc có nên coi đường biên giới dài hàng nghìn kilomet với vùng đông bắc của Ukraine là tiền tuyến hợp pháp mà Nga cần bảo vệ không, thay vì coi đó là một khu vực không có hoạt động chiến đấu như họ từng làm kể từ mùa thu năm 2022. 

Theo ISW, trong khi Nga đầu tư mạnh vào việc xây dựng công sự dọc theo biên giới quốc tế, nước này vẫn chưa phân bổ đủ nhân sự và thiết bị cần thiết để bảo vệ hiệu quả tuyến phòng thủ này.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 15 Tháng Chín 20243:43 SA
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 20247:13 SA
Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20244:39 SA
Thứ Năm, 12 Tháng Chín 20245:43 SA
Thứ Tư, 11 Tháng Chín 20244:57 SA
Thứ Ba, 10 Tháng Chín 20245:56 SA
Thứ Hai, 09 Tháng Chín 20244:00 SA
Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 20246:52 SA
Thứ Bảy, 07 Tháng Chín 20245:22 SA
Thứ Sáu, 06 Tháng Chín 20246:15 SA
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo