Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 18 - 7 -2024: Nguyễn Phú Trọng đã chết

Thứ Năm, 18 Tháng Bảy 20244:17 CH(Xem: 1587)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhát 18 - 7 -2024: Nguyễn Phú Trọng đã chết



HoaLuc 5

**************

TBT Nguyễn Phú Trọng đã chết

Tin mới nhất từ nguồn tin nội bộ:

Ông Trọng chết sáng nay 18/7/2024, lúc 1:30 giờ.

Từ ngày mai 19/7 sẽ hoãn tất cả các chương trình văn hóa nghệ thuật trên cả nước để chuẩn bị Quốc tang.

Ban Tuyên giáo TW đã chuẩn bị tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng và bản tin thông

 báo.
***********

rfi.fr

Việt Nam: Chủ tịch nước Tô Lâm thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành Đảng

Trọng Thành

Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam hôm nay, 18/07/2024, ra thông báo cho biết tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngừng điều hành các công việc của Đảng vì lý do sức khỏe, và chỉ định chủ tịch nước Tô Lâm thay thế. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

2 phút

Theo thông báo của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong thời gian vừa qua đã ‘‘vừa điều hành công việc, vừa điều trị, chăm sóc sức khỏe’’, nhưng hiện tại ông Trọng cần được ‘‘tập trung điều trị tích cực’’. Vì vậy, Bộ Chính Trị quyết định ‘‘phân công’’ ông Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước, ‘‘chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư’’.

Thông báo của Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam không cho biết chủ tịch nước Tô Lâm sẽ đảm trách nhiệm vụ này trong thời hạn bao lâu, cũng như không giải thích lý do gì khiến tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ‘‘tập trung điều trị tích cực’’.

Nguyên bộ trưởng Công An Tô Lâm, 67 tuổi, trở thành chủ tịch nước Việt Nam từ tháng 5/2024, được giới quan sát xem như ứng cử viên hàng đầu vào chức vụ lãnh đạo Đảng, vị trí được coi là có quyền lực nhất tại Việt Nam.

Trả lời AFP, nhà nghiên cứu Benoît de Tréglodé, giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu chiến lược của Trường Quân sự Pháp IRSEM, nhấn mạnh việc chủ tịch nước được giao nhiệm vụ điều hành Đảng là ‘‘một thắng lợi hoàn toàn’’ của ông Tô Lâm. Nhà nghiên cứu Pháp dự đoán thời gian đảm nhiệm quyền lãnh đạo Đảng của ông Tô Lâm có thể sẽ kéo dài đến Đại hội lần tới, dự kiến diễn ra năm 2026.

Ông Nguyễn Phú Trọng, 80 tuổi, làm tổng bí thư từ năm 2011. Trong thời gian gần đây, có nhiều tin đồn cho rằng, do sức khỏe suy yếu, ông Trọng không thể tiếp tục nắm quyền đến Đại hội Đảng 2026.


************

Tuyên bố của Việt Nam về đệ trình thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở giữa Biển Đông

Tuyên bố nhấn mạnh việc nộp đệ trình nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông, mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng theo Điều 76 UNCLOS.

Toàn cảnh sự kiện ngày 17-7 tại New York (Mỹ) - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Toàn cảnh sự kiện ngày 17-7 tại New York (Mỹ) - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Ngày 17-7 giờ địa phương (rạng sáng 18-7 theo giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông (VNM‑C).

Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã long trọng tuyên bố về sự việc. Tuổi Trẻ Online đăng toàn văn tuyên bố như sau:

1. Là quốc gia lục địa tiếp giáp với Biển Đông và là quốc gia thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), căn cứ vào các quy định liên quan của UNCLOS và phù hợp với điều kiện địa lý tự nhiên của mình, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, khoa học để khẳng định Việt Nam có quyền có thềm lục địa tự nhiên mở rộng ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.

Năm 2009, Việt Nam đã hoàn thành hai đệ trình quốc gia: đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực bắc Biển Đông (VNM‑N), đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông (VNM‑C); đồng thời hợp tác cùng Malaysia xây dựng đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với khu vực nam Biển Đông.

Tháng 5-2009, Việt Nam đã nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực bắc Biển Đông và cùng với Malaysia nộp đệ trình chung Ranh giới thềm lục địa mở rộng đối với khu vực nam Biển Đông.

Trong công hàm gửi CLCS khi đó, Việt Nam đã khẳng định sẽ nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông vào thời điểm sau (nêu tại công hàm số CLCS.37.2009.LOS ngày 11-5-2009 của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc gửi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc).

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (trái) và đại diện CLCS - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (trái) và đại diện CLCS - Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp

2. Sau khi một số quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông đã nộp các đệ trình riêng của mình từ năm 2019 đến nay, việc Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông là nhằm bảo đảm các quyền hợp pháp của Việt Nam đối với phần thềm lục địa mở rộng của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông mà Việt Nam hoàn toàn có quyền được hưởng phù hợp với Điều 76 của UNCLOS.

Việt Nam khẳng định việc Việt Nam nộp đệ trình tại khu vực giữa Biển Đông không ảnh hưởng đến việc phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS.

3. Nhân dịp này, Việt Nam khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông được xác lập phù hợp với UNCLOS.

Đồng thời, Việt Nam cam kết sẵn sàng giải quyết và kiểm soát các tranh chấp, bất đồng về chủ quyền lãnh thổ liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các tranh chấp về phân định biển giữa Việt Nam và các quốc gia ven biển liên quan ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, đồng thời cùng các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không và phát triển bền vững ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.


**************

Liên minh cực hữu Những Người Ái Quốc vì Châu Âu không giành được ghế phó chủ tịch Nghị Viện Châu Âu

Anh Vũ

Ngày 16/07/2024, tại Strasbourg, Nghị Viện Châu Âu đã bầu bà Roberta Metsola làm chủ tịch. 14 chức danh phó chủ tịch được phân bổ cho các nhóm đảng phái để bầu chọn. Tuy nhiên liên minh cực hữu mang tên Những Người Ái Quốc vì Châu Âu – Patriotes pour l'Europe, do chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc, Jordan Bardella, lãnh đạo đã thất bại khi không giành được ghế phó chủ tịch Nghị Viện, vì bị các đảng khác ngăn chặn.

Đăng ngày:

2 phút

Đặc phái viên RFI, Julien Chavanne, tại Strasbourg ghi nhận :

Nói một cách hợp lý, hai chức danh phó chủ tịch Nghị Viện là dành cho họ. Với 84 nghị sĩ châu Âu, nhóm nghị sĩ Những Người Ái Quốc vì Châu Âu giờ đây là lực lượng chính trị hàng thứ 3 tại Nghị Viện. Nhưng các đảng khác đã phối hợp với nhau ngăn chặn nhóm này.

David Cormand, nghị sĩ đảng Môi Sinh nói : « Nguyên tắc ở đây là các nghị sĩ quyết định ai sẽ đại diện cho họ. Tôi không mong muốn nghị viện của chúng ta được đại diện bởi những người cực hữu. Họ có đủ phiếu để được bầu, như vậy tốt thôi, họ là những nghị sĩ, nhưng chỉ dừng lại ở đó thôi. Không có chuyện họ đại diện cho chúng tôi ở các vị trí lãnh đạo. »

Nhóm Những Người Ái Quốc vì Châu Âu, bao gồm đảng Tập Hợp Dân Tộc (Pháp), đảng Fidesz của thủ tướng Hungary Victor Orban và đảng Vox của Tây Ban Nha, đã đề nghị ông Fabrice Leggeri ứng viên chức phó chủ tịch Nghị Viện

Với nghị sĩ của đảng Tập Hợp Dân Tộc, Nghị Viện Châu Âu đã không tôn trọng lá phiếu của người dân châu Âu, « tôi nghĩ đây là sự thoái hóa dân chủ. Tôi cho rằng đây là cách để khơi dậy tư tưởng bè phái. Một số người, theo cách nói y tế, vẫn cứ coi chúng tôi như là một thứ bệnh tật, họ đang cách ly chúng tôi. Họ mơ được làm như thế. »

Vành đai ''cách ly y tế'' này dù sao cũng khá linh hoạt. Nhóm nghị sĩ cực hữu CRE, đảng của thủ tướng Ý Giorgia Meloni được đánh giá là có thể tiếp xúc được, đã giành được hai ghế phó chủ tịch.

*************

Ukraina đổi chiến lược "vừa đánh vừa đàm" với Nga vì nhiều đồng minh phương Tây bị khủng hoảng ?

Thu Hằng

Sau hai năm gạt Nga ra bên lề do thất bại của cuộc đàm phán không chính thức ở Thổ Nhĩ Kỳ, mùa xuân 2022, cũng như không mời Nga tham dự Thượng đỉnh về Hòa Bình cho Ukraina, tổ chức ở Thụy Sĩ, tháng 06/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky giờ đây muốn mời Nga tham dự Thượng đỉnh lần thứ hai, tổ chức tháng 11 năm nay. Nga tỏ ra dè chừng nhưng không bác bỏ. Phải chăng Ukraina muốn « vừa đánh vừa đàm » trong bối cảnh không thuận lợi về quân và ngoại giao ?

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

Lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, tổng thống Zelensky « dịu giọng ». Trả lời họp báo ngày 15/07, khi đề cập đến hội nghị vì hòa bình nguyên thủ Ukraina cho rằng nên có sự tham dự của « đại diện phía Nga » mà không đặt ra bất kỳ điều kiện tiên quyết nào, ví dụ yêu cầu quân Nga rút hết khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Ukraina.

Thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraina lần thứ nhất đã không mang lại kết quả cụ thể, ngoài những lời động viên, hứa sát cánh và hỗ trợ Ukraina. Theo giới phân tích, điều này dễ hiểu vì Nga, bên tham chiến trực tiếp, không có mặt và nhiều đối tác của Nga không tham dự.

Ukraina : Nạn nhân của các đấu đá chính trị ở nhiều nước đồng minh

Chỉ trong vòng một tháng, cục diện chính trị ở những nước ủng hộ chủ chốt bị xáo trộn theo hướng bất lợi cho Kiev. Pháp rơi vào khủng hoảng chính trị từ sau cuộc bầu cử Hạ Viện đầu tháng 07, và hiện nay gần như vô chính phủ. Sẽ không có một quyết định nào về viện trợ cho Ukraina được đưa ra từ nay cho ít nhất đến hết Thế Vận Hội. Liên Hiệp Châu Âu có Nghị Viện mới với phe cực hữu thân Nga và phản đối viện trợ cho Ukraina chiếm nhiều ghế hơn.

Hoa Kỳ vừa trải qua cú sốc sau vụ ám sát hụt cựu tổng thống Donald Trump. Ông được đảng Cộng Hòa chính thức đề cử ra tranh chức tổng thống, với số phiếu gần như tuyệt đối. Việc ông lựa chọn thượng nghĩ sĩ trẻ J. D. Vance của bang Ohio, liên danh phó tổng thống thể hiện rõ ý định đoạn tuyệt với chính sách trợ giúp hào phóng cho Ukraina. Tại Hội Nghị An ninh Munich tháng 02/2024, thượng nghị sĩ Vance thẳng thừng phản đối viện trợ quân sự cho Ukraina và đe dọa châu Âu không nên trông đợi vào Mỹ để bảo vệ lục địa. Đương kim tổng thống Joe Biden, người ủng hộ mạnh mẽ Ukraina, đang phải đối mặt với những lời kêu gọi rút lui khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng vì tình trạng sức khỏe.

Phương Tây tiếp tục ủng hộ chính trị và quân sự cho Ukraina được bao lâu trong bối cảnh khủng hoảng nội bộ như vậy ? Một số nhà phân tích, được AP trích dẫn ngày 16/07, cho rằng « hai đến ba tháng tới rất có thể là những tháng khó khăn nhất trong năm nay đối với Ukraina ».

Viện trợ vũ khí bị chậm vì khủng hoảng chính trị

Ukraina cần tới 25 hệ thống phòng không Patriot để bảo vệ toàn bộ không phận, nhưng sắp tới chỉ nhận được 4 hệ thống từ Mỹ và các đồng minh. Kho đạn dược bị tiêu hao cũng cần thời gian để được bổ sung trong khi vũ khí, khí tài lại là yếu tố giúp Ukraina kháng cự phần nào trên chiến trường. Chỉ riêng khoảng thời gian 6 tháng chậm viện trợ từ phía Mỹ đã giúp Nga mở thêm mặt trận ở vùng Kharkiv, đông bắc Ukraina, trong khi vẫn duy trì áp lực ở vùng Donetsk miền đông và Zaporijjia ở miền nam. Gần 20% diện tích Ukraina hiện bị Nga chiếm giữ.

Để kéo dài thời gian trong khi chờ đợi tiếp viện, Ukraina đổi sang chiến lược phòng thủ « đàn hồi », có nghĩa là buộc quân Nga phải tiêu hao lực lượng để chiếm được một số địa phương. Nhưng theo giới phân tích, đây không phải là chiến lược « khôn ngoan » vì tổng thống Putin tự tin rằng cuộc chiến tiêu hao sẽ làm nhụt chí phương Tây gửi hàng chục tỉ đô la viện trợ cho Kiev, trong khi Nga không tiếc tiền và nhân mạng để quyết tâm giành chiến thắng.

Ngày 15/07, khi được hỏi về phát biểu của tổng thống Ukraina, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller nhắc lại « nếu họ (Ukraina) muốn mời Nga họp thượng đỉnh, chúng tôi (Hòa Kỳ) sẽ ủng hộ họ ». Nhưng nếu nhìn vào phát biểu ngày 15/07 của tổng thống Zelensky, không có chuyện « đình chiến » trong « kế hoạch » cho « hòa bình công bằng » ở Ukraina. Ông nhấn mạnh vào ba chủ đề lớn : an ninh năng lượng của Ukraina, tự do lưu thông ở Biển Đen - vấn đề quan trọng đối với xuất khẩu của Ukraina và trao đổi tù binh.

Điện Kremlin chưa chính thức trả lời nhưng theo giới quan sát, hiện giờ rất khó hình dung ra được viễn cảnh hòa bình vì các điều kiện mà Nga và Ukraina đưa ra quá khác nhau.


************

Israel tấn công trung tâm Gaza, đưa xe tăng vào phía bắc Rafah

Reuters

Lực lượng Israel đã tấn công các khu vực ở trung tâm Dải Gaza hôm thứ Tư, giết chết ít nhất 9 người Palestine, theo các quan chức y tế, trong khi xe tăng của Israel thực hiện một cuộc tiến công hạn chế sâu hơn vào phía nam Rafah.

Trong một cuộc không kích của Israel vào khoảng nửa đêm vào một ngôi nhà ở Al-Zawyda ở trung tâm Dải Gaza, 8 người đã thiệt mạng, theo lời các quan chức y tế. Một cuộc tấn công khác giết chết một người đàn ông ở trại Nuseirat, một trong 8 trại tị nạn của khu vực này, nơi 23 người đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel vào một trường học một ngày trước.

Người dân cho biết xe tăng của Israel cũng pháo kích vào khu vực phía đông của trại Al-Bureij và Al-Maghazi ở trung tâm khu vực. Một cuộc không kích đã phá hủy một nhà thờ Hồi giáo, vẫn theo lời các cư dân.

Trong khi đó ở Rafah, xe tăng đã tiến hành đột kích ở phía bắc thành phố trước khi rút lui, một chiến thuật mà lực lượng Israel đã sử dụng ở các khu vực khác trước khi thực hiện các cuộc tấn công sâu hơn. Xe tăng đã hoạt động ở hầu hết các khu vực trong thành phố kể từ tháng 5, mặc dù chưa tiến sâu vào các quận phía bắc.

Các nhân viên y tế cho biết một cuộc tấn công của Israel đã giết chết hai người ở Rafah hôm thứ Tư, trong khi người dân cho biết lực lượng này đã cho nổ tung hàng chục ngôi nhà.

Quân đội Israel nói họ đang “tiếp tục hoạt động hoạt động chính xác, dựa trên thông tin tình báo ở khu vực Rafah”. Họ nói đã loại bỏ “ổ khủng bố” và một bệ phóng được sử dụng để bắn vào quân đội.

Quân đội Israel cũng cho biết các cuộc không kích đã tấn công 25 mục tiêu trên khắp Dải Gaza trong ngày qua và quân đội vẫn tiếp tục hoạt động ở khu vực trung tâm, bao gồm cả việc dỡ bỏ các công trình dùng để quan sát binh lính.

Chín tháng sau cuộc chiến, các chiến binh Palestine do nhóm Hồi giáo Hamas lãnh đạo vẫn có thể tấn công lực lượng Israel bằng tên lửa chống tăng, đạn cối và đôi khi bắn hàng loạt tên lửa vào Israel.

Israel thề sẽ tiêu diệt Hamas sau khi phiến quân của lực lượng này giết chết 1.200 người và bắt hơn 250 con tin trong một cuộc tấn công vào các cộng đồng miền nam Israel vào ngày 7/10, theo thống kê của Israel.

Hôm thứ Ba, quân đội nói họ đã loại bỏ một nửa ban lãnh đạo cánh quân sự của Hamas, với khoảng 14.000 chiến binh bị giết hoặc bị bắt kể từ khi bắt đầu chiến tranh.

Cơ quan y tế Gaza cho biết ít nhất 38.000 người Palestine đã thiệt mạng trong cuộc tấn công trả đũa của Israel kể từ đó. Israel cho biết 326 binh sĩ của họ đã thiệt mạng ở Gaza.

Hamas phủ nhận tội ác chiến tranh

Những nỗ lực ngoại giao của các nhà hòa giải Ả Rập nhằm ngăn chặn tình trạng thù địch, được Mỹ hậu thuẫn, dường như đang bị trì hoãn, nhưng các quan chức từ tất cả các bên cho biết họ sẵn sàng đàm phán thêm, bao gồm cả Israel và Hamas, các bên đã đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc hiện tại.

Một thỏa thuận sẽ nhắm mục tiêu chấm dứt chiến tranh và thả các con tin Israel ở Gaza để đổi lấy nhiều người Palestine đã bị Israel bỏ tù.

Hôm thứ Tư, Israel đã thả 13 người Palestine bị giam giữ trong cuộc tấn công quân sự ở Gaza, Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine cho biết trong một tuyên bố. Các tù nhân được trả tự do đã được chuyển đến một bệnh viện ở trung tâm Dải Gaza để điều trị.

Nhiều người trong số hàng trăm người Palestine được Israel thả trong những tháng qua đã cáo buộc lực lượng Israel ngược đãi và tra tấn. Hiệp hội Tù nhân Palestine cho biết gần 20 người Palestine đã chết trong trại giam của Israel sau khi bị giam giữ từ Gaza. Israel phủ nhận cáo buộc tra tấn.

Trong khi đó, trong một báo cáo công bố hôm thứ Tư, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói cánh quân sự của Hamas, Lữ đoàn Qassam và ít nhất bốn nhóm vũ trang Palestine khác “đã phạm nhiều tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người đối với dân thường trong vụ tấn công ngày 7/1/2023 ở miền nam Israel”.

Theo kết quả điều tra, những hành vi này bao gồm “các cuộc tấn công có chủ ý và bừa bãi nhằm vào dân thường và các vật thể dân sự; cố ý giết người bị giam giữ; đối xử tàn ác và vô nhân đạo khác; bạo lực tình dục và dựa trên giới tính; bắt giữ con tin; cắt xẻo và tước đoạt thi thể; sử dụng cơ thể người làm lá chắn; và cướp bóc”.

Đáp lại, Hamas bác bỏ “những lời lẽ dối trá và thành kiến trắng trợn” ngả về phía Israel và yêu cầu Tổ chức Theo dõi Nhân quyền rút lại báo cáo và xin lỗi.

“Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã sử dụng toàn bộ câu chuyện của Israel và rời xa phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như quan điểm pháp lý trung lập, và trở nên giống một tài liệu tuyên truyền của Israel hơn”, Hamas nói trong một tuyên bố.


***********

Nga tố Ukraine tấn công khu vực biên giới bằng 5 máy bay không người lái

VOA News

Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư nói lực lượng phòng không của nước này đã phá hủy 5 máy bay không người lái của Ukraine, bao gồm các cuộc tấn công vào khu vực Bryansk, Belgorod và Voronezh.

Các quan chức ở Bryansk và Voronezh cho biết trên Telegram rằng không có thương vong hay thiệt hại nào do máy bay không người lái bị bắn rơi.

Tại vùng Kursk của Nga, giáp phía đông bắc Ukraine, Thống đốc Alexey Smirnov cho biết một máy bay trực thăng của Ukraine đã tấn công một trạm cứu hỏa, làm một người bị thương và gây hư hỏng nhiều ô tô.

Quân đội Ukraine hôm thứ Tư cho biết họ đã phá hủy 4 máy bay không người lái trinh sát của Nga.

Lực lượng không quân Ukraine cho biết các cuộc tấn công trên không của Nga còn bao gồm các tên lửa nhắm vào khu vực Odesa và Kherson.

Thống đốc Kherson Oleksandr Prokudin hôm thứ Tư cho biết trên Telegram rằng các cuộc tấn công của Nga trong ngày qua đã làm ít nhất 7 người bị thương và gây hư hại hơn 20 tòa nhà dân cư.

Các quan chức ở khu vực Kharkov hôm thứ Tư cũng báo cáo thiệt hại về các tòa nhà dân cư do pháo kích của Nga.

Serhiy Lysak, thống đốc vùng Dnipropetrovsk của Ukraine, cho biết trên Telegram rằng Nga đã tấn công khu vực này bằng hỏa lực pháo binh và máy bay không người lái cảm tử, nhưng không có báo cáo về thương tích.

*************

Nga và Ukraine tiến hành trao đổi tù binh lần thứ ba trong những tháng gần đây

VOA

Nga và Ukraine đã trao đổi 95 tù nhân chiến tranh mỗi nước vào thứ Tư (17/7), trong vụ trao đổi mới nhất sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đóng vai trò trung gian, Bộ Quốc phòng Nga và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết.

Bộ Quốc phòng Nga, trong một tuyên bố trên ứng dụng nhắn tin Telegram, cho biết các binh sĩ Nga trở về sẽ được bay tới Moscow để kiểm tra y tế và phục hồi thể chất và tâm lý.

Bộ này nói rằng những người lính được giải thoát đã phải đối mặt với “mối nguy hiểm chết người” khi bị Ukraine giam cầm.

Tổng thống Ukraine Zelenskyy cho biết các tù nhân Ukraine được trả tự do là thành viên của lực lượng vũ trang Ukraine, lực lượng vệ binh quốc gia và lực lượng biên phòng.

Ông Zelenskyy cảm ơn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vì đã giúp đỡ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi.

Đây là vụ trao đổi tù nhân thứ ba trong vòng bảy tuần qua.

Trong cuộc trao đổi mới nhất diễn ra vào tháng 6 và cũng được tạo điều kiện bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga và Ukraine mỗi bên đã trao trả 90 tù nhân.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Chủ Nhật, 15 Tháng Chín 20243:43 SA
Thứ Bảy, 14 Tháng Chín 20247:13 SA
Thứ Sáu, 13 Tháng Chín 20244:39 SA
Thứ Năm, 12 Tháng Chín 20245:43 SA
Thứ Tư, 11 Tháng Chín 20244:57 SA
Thứ Ba, 10 Tháng Chín 20245:56 SA
Thứ Hai, 09 Tháng Chín 20244:00 SA
Chủ Nhật, 08 Tháng Chín 20246:52 SA
Thứ Bảy, 07 Tháng Chín 20245:22 SA
Thứ Sáu, 06 Tháng Chín 20246:15 SA
VIDEO HNPD
Video HNPD 

"Vietnam ! Việtnam !", tài liệu được giải mã. (phụ đề Việt ngữ)

          (muốn phóng hình lớn, click vào ô vuông bên phải phía dưới khung hình)



n đài VOA (Bấm để xem thêm)
Giao Kèo
Web tham khảo