Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -06 -2023

Thứ Hai, 05 Tháng Sáu 20234:18 SA(Xem: 1512)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 05 -06 -2023
HoaLuc 2
************
voatiengviet.com

Đặc phái viên của Giáo hoàng đến Ukraine thực hiện sứ mệnh hòa bình

Reuters

Hồng y người Ý Matteo Zuppi, được Giáo hoàng Phanxicô giao nhiệm vụ thực hiện một sứ mệnh hòa bình nhằm cố gắng giúp chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, vừa đến Kyiv vào thứ Hai (5/6) trong chuyến đi hai ngày để tìm hiểu tình hình, theo Reuters.

Vatican công bố chuyến thăm của ông Zuppi, mà nhiều nhà quan sát coi là một nỗ lực khó khăn, trong một tuyên bố ngắn. Vatican cho biết mục đích chính là “lắng nghe cẩn thận các nhà chức trách Ukraine về những cách thức khả thi để đạt được một nền hòa bình công bằng và hỗ trợ các cử chỉ nhân đạo có thể giúp giảm bớt căng thẳng”.

Không rõ liệu ông Zuppi, tổng giám mục vùng Bologna và là người đứng đầu Hội đồng Giám mục Ý, có gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hay không.

Ông Zelenskiy gặp Giáo hoàng Phanxicô tại Vatican vào ngày 13/5 và sau đó tỏ ra lạnh nhạt với triển vọng của bất kỳ sáng kiến nào của giáo hoàng sẽ đặt Ukraine ngang hàng với Nga, nước đã xâm chiếm nước láng giềng vào ngày 24/2/2022.

Hồng y Zuppi, 67 tuổi, nói với các phóng viên vào tháng trước rằng ông không thấy trước một cuộc hòa giải theo đúng nghĩa của từ này nhưng ông sẵn sàng “làm bất cứ điều gì” để giúp xoa dịu căng thẳng.

Ông nói: “Chúng ta không thể chứng kiến một cuộc chiến tranh mà không nói rằng ít nhất chúng ta đang ở gần các nạn nhân và tìm mọi cách có thể để giảm bớt hậu quả.

Tại cuộc gặp vào tháng 5, ông Zelenskiy yêu cầu giáo hoàng ủng hộ kế hoạch hòa bình của Kiev, mà ông Zelenskiy nhiều lần nói rằng không sẵn sàng đàm phán.

Kế hoạch này kêu gọi khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, rút quân đội Nga và chấm dứt chiến sự, và khôi phục biên giới quốc gia của Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 26/5, giáo hoàng bỏ qua vấn đề này, nói rằng việc Nga cuối cùng trao trả các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng là một “vấn đề chính trị” cần được giải quyết bởi cả hai bên.

Các nhà ngoại giao nói rằng Ukraine cũng sẽ rất hài lòng với ý tưởng tổ chức cuộc gặp giữa ông Zuppi và ông Zelenskiy và sau đó nữa là một cuộc gặp giữa ông Zuppi và Tổng thống Nga Vladimir Putin trên cùng một máy bay.

“Không thể có sự bình đẳng giữa một bên là nạn nhân và một bên là kẻ xâm lược,” ông Zelenskiy nói sau cuộc gặp ngày 13/5 với Giáo hoàng.

Tuyên bố của Vatican đề cập đến “các cử chỉ nhân đạo” hôm 5/6 dường như ám chỉ đến yêu cầu của Kyiv - và sự sẵn lòng của Vatican - giúp đỡ hồi hương trẻ em Ukraine.

Kyiv ước tính gần 19.500 trẻ em đã được đưa đến Nga hoặc Crimea do Nga chiếm đóng kể từ tháng 2/2022, điều mà Kyiv lên án là trục xuất bất hợp pháp.


***********
bbc.com

Úc và Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ ngoại giao trong 'vài tháng tới'


Thăm HN, thủ tướng Úc thưởng thức bia hơi, bánh mì và chờ ngoại giao Úc-Việt nâng tầm trong 'vài tháng tới'

Thủ tướng Anthony Albanese và Thủ tướng Phạm Minh Chính

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ 'Đối tác chiến lược' giữa Úc và Việt Nam

Thủ tướng Anthony Albanese mong muốn đưa quan hệ hai nước lên mức cao nhất là 'Đối tác chiến lược toàn diện' trong chuyến công du hai ngày đến Việt Nam, kết thúc vào hôm nay.

Cho đến nay, Việt Nam chỉ mới thiết lập quan hệ 'Đối tác chiến lược toàn diện' với Trung Quốc (năm 2008), Nga (năm 2012).

Năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm thiết lập quan hệ 'Đối tác chiến lược' giữa Úc và Việt Nam.

Trước chuyến thăm của Thủ tướng Albanese, Toàn quyền Úc, David Hurley cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng Tư.

Quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia phát triển mạnh, khi Úc và Việt Nam đều nằm trong top 10 đối tác thương mại hàng đầu của đôi bên.

Việt Nam và Úc đã thông qua 'Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế năm 2021, cũng như cơ hội hợp tác mới trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và khai khoáng, nhất là đất hiếm.

Triển vọng 'rất sáng sủa'

Nam vì sự thân thiện của nhà lãnh đạo Úc.

Ông Albanese trên Twitter, "99% bia Việt Nam được ủ từ đại mạch Úc, và nhiều chiếc bánh mì của Việt Nam cũng làm từ lúa mì Úc. Bánh mì và bia thậm chí ngon hơn khi biết rằng chúng được làm từ lúa mì và đại mạch Úc."

Từ năm 2022, trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ, Việt Nam và Úc đã đạt được đồng thuận về việc nâng cấp quan hệ hai nước lên thành đối tác chiến lược toàn diện trong dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nghĩa là trong năm 2023 này.

Từ Úc, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải, từ Đại học Queensland bình luận triển vọng nâng cấp quan hệ giữa hai nước trong năm nay là "rất sáng sủa", và có ba căn cứ để ông đưa ra nhận định này.

"Thứ nhất, Việt Nam và Úc đã nhất trí nâng cấp quan hệ trong năm 2023. Thứ hai, Thủ tướng Albanese đã phát biểu tại Hà Nội rằng hai thủ tướng đã bàn việc nâng cấp quan hệ sẽ diễn ra sớm nhất có thể để gửi đi tín hiệu về lòng tin của hai nước với nhau như là những đối tác hàng đầu và với tư cách là những người bạn trường tồn cùng nhau. Thứ ba, Thủ tướng Albanese đã mời Thủ tướng Phạm Minh Chính sang thăm Úc trong năm 2023 và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhận lời", ông nói với BBC News Tiếng Việt.

Nhà nghiên cứu Hạnh Nguyễn, từ Viện Pacific Forum, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Đại học Quốc gia Úc nhận định Việt Nam và Úc có quan hệ song phương tốt và không vấp nhiều vấn đề bất đồng lớn.

"Do đó, tôi nghĩ việc nâng cấp quan hệ chỉ là vấn đề thời gian, có thể là vào năm 2024 nhân dịp Commemorative Summit hoặc nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Úc trong năm nay", bà Hạnh Nguyễn cho biết.

Từ đầu năm nay, đã có dự đoán từ các chuyên gia về việc nâng cấp quan hệ song phương sẽ diễn ra hoặc trong chuyến thăm của Thủ tướng Albanese sang Việt Nam, hoặc trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Úc. Thế nhưng tuyên bố nâng cấp đã không diễn ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Albanese lần này đến Việt Nam.

"Điều này có nghĩa là việc nâng cấp được trông đợi sẽ diễn ra trong chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sang Úc. Vì quan hệ đặc biệt và ý nghĩa của việc nâng cấp quan hệ, tôi cho rằng Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ sang thăm Úc vào mấy tháng tới. Còn việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 50 năm quan hệ đối thoại Úc và ASEAN vào tháng 3 năm 2024 là một việc khác. Tôi không nghĩ là hai bên muốn kết hợp hai việc làm một", Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải cho biết.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Albanese trên Twitter, "99% bia Việt Nam được ủ từ đại mạch Úc, và nhiều chiếc bánh mì của Việt Nam cũng làm từ lúa mì Úc. Bánh mì và bia thậm ngon hơn khi biết rằng chúng được làm từ lúa mì và đại mạch Úc."

'Nhất quán' về Biển Đông

Phát biểu trong họp báo chung với Thủ tướng Úc, người đồng cấp Việt Nam, Phạm Minh Chính tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo hòa bình, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Hai bên cũng nhắc lại sự cần thiết hải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Khi trả lời câu hỏi của báo chí, Thủ tướng Albanese nói "chúng ta cần đảm bảo rằng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển được áp dụng. Chúng ta cần đảm bảo rằng mọi hoạt động, hàng hải và hàng không trong khu vực, đều hoạt hoạt động một cách an toàn", và "chúng tôi ủng hộ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Chúng tôi ủng hộ tự do hàng hải ở Biển Đông, và chúng tôi nhất quán về vấn đề này cả trong quan điểm và hành động".

Úc được đánh giá đang muốn làm 'tan băng' trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau ba năm căng thẳng thương mại khi Bắc Kinh ban hành các lệnh cấm chính thức hoặc không chính thức, trị giá hàng tỷ USD nhằm vào mặt hàng từ Canberra như than đá, lúa mì, rượu vang, tôm hùm liên quan đến cuộc điều tra nguồn gốc Covid từ thời cựu Thủ tướng Scott Morrison.

Ngày 02/06, phát biểu trong phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore, ông Anthony Albanese nói "Chúng tôi có mối quan hệ cải thiện với Trung Quốc, chúng tôi muốn hợp tác ở nơi nào có thể với Trung Quốc".

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá về sự tan băng ngoại giao giữa hai nước xuất phát từ cả Úc và Trung Quốc vì có lợi cho cả hai bên.

"Cách tiếp cận của chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Albanese thận trọng và có cân nhắc, mềm dẻo hơn nên bên ngoài cho là chỉ có Úc muốn tan băng. Chính phủ Úc đã nhiều lần nói họ sẽ hợp tác với Trung Quốc ở những điểm có thể hợp tác và vẫn bày tỏ quan điểm ở những vấn đề cần phải thể hiện."

"Tôi lấy ví dụ mặc dù Úc muốn cải thiện quan hệ thương mại với Trung Quốc, nhưng yêu cầu Trung Quốc trước hết phải bãi bỏ áp đặt thương mại. Họ mềm dẻo nhưng có nguyên tắc, chứ không phải sẵn sàng từ bỏ lợi ích và nguyên tắc. Tôi cho rằng Úc giờ đây đã có nhận thức khác về Trung Quốc. Úc không còn đơn thuần quan hệ với Trung Quốc chỉ vì lợi ích thương mại, mà giờ đây quan hệ với Trung Quốc còn là vấn đề an ninh quốc gia. Sự thay đổi về nhận thức này phù hợp với sự thay đổi và trỗi dậy không hòa bình của chính Trung Quốc", nhà khoa học chính trị từ Đại học Queensland cho biết thêm.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngày 02/06, phát biểu trong phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La tại Singapore, ông Anthony Albanese nói "Chúng tôi có mối quan hệ cải thiện với Trung Quốc, chúng tôi muốn hợp tác ở nơi nào có thể với Trung Quốc"

Nhà nghiên cứu Hạnh Nguyễn nhận định dựa trên phát biểu của Thủ tướng Albanese tại Đối thoại Shangri-La năm 2023, có thể thấy chính quyền của ông sẽ theo đuổi một chính sách "có phần cân bằng hơn" so với người tiền nhiệm Scott Morrison, nhất là trong quan hệ với Trung Quốc.

"Điều này không có nghĩa là Úc sẽ chấp nhận hay không có phản ứng đối với các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, vì nước này vẫn tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh khác của Mỹ như Nhật Bản và Philippines, như cuộc gặp gần đây giữa bộ trưởng quốc phòng của bốn nước này bên lề Đối thoại Shangri-La. Úc và Nhật Bản trong hai năm vừa qua cũng ký kết hai thỏa thuận hợp tác quốc phòng và an ninh. Cách tiếp cận của Úc với Trung Quốc sẽ trở nên linh hoạt hơn, vì dù sao Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Úc."

"Trong bối cảnh này, Việt Nam nên tiếp tục tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng với Úc, nhất là trong các lĩnh vực như tăng cường năng lực hàng hải giúp nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam để đối phó với các thách thức an ninh hàng hải, bao gồm cả việc Trung Quốc thường xuyên cử tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông", bà Hạnh Nguyễn nói với BBC News Tiếng Việt.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá chính sách của Úc về Biển Đông sẽ "vẫn nhất quán" dù mối quan hệ sẽ nồng ấm hơn với Trung Quốc.

"Điều này có lợi cho cả Úc, vì Biển Đông đóng vai trò quan trọng cho thương mại của Úc. Nếu có sự thay đổi nào trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông của Úc thì đó chỉ là sự thay đổi trong cách thể hiện quan điểm. Chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Albanese có cách tiếp cận thận trọng và phản ứng nhẹ nhàng hơn, không gay gắt như chính phủ tiền nhiệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là Úc thiếu sự nhất quán và quyết đoán trong vấn đề Biển Đông", Tiến sĩ Hồng Hải cho biết.

'Không áp đặt' trong nhân quyền

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Albanese và người đồng cấp Việt Nam, Phạm Minh Chính tại trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations International School - UNIS) ở Hà Nội vào ngày 04/06

Liên quan vụ ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc 73 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt vào năm 2019, và đang thụ án 12 tù giam vì bị kết tội có liên quan đến tổ chức Việt Tân, ông Albanese nói hôm 03/06 sẽ hối thúc phía Việt Nam trong các cuộc họp, theo ABC News.

"Úc luôn luôn đề cập đến vấn đề nhân quyền cho công dân Úc, và chúng tôi đề cập đến một cách thích hợp và mang tính ngoại giao để cố gắng đảm bảo một kết quả tích cực," ABC News dẫn lời ông Albanese.

Đối thoại nhân quyền lần thứ 18 giữa Việt Nam và Úc đã diễn ra vào ngày 24/04 tại Hà Nội. Theo tuyên bố từ phía Úc thì hai bên đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và chân thành liên quan đến nhiều vấn đề.

Thủ tướng Úc đã công bố gói hỗ trợ 105 triệu AUD cho Việt Nam để chống biến đổi khí hậu. Ông tuyên bố "Úc và Việt Nam cam kết phối hợp cùng nhau để giải quyết các thách thức trong tương lai, bao gồm khủng hoảng khí hậu. Úc cam kết trở thành một siêu cường năng lượng tái tạo và ủng hộ các đối tác trong khu vực khi họ chuyển sang net zero [cắt giảm khí thải xuống gần bằng không]."

Gần đây đã xảy ra vụ bắt giữ liên tiếp những nhà hoạt động môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán với quốc tế để nhận được 15,5 tỷ USD tài trợ để thực hiện chuyển đổi từ điện than sang năng lượng sạch. Nhà hoạt động Hoàng Minh Hồng, người sáng lập tổ chức CHANGE là cá nhân mới nhất bị bắt giữ.

Trong khi đó, nhà hoạt động Đặng Đình Bách đã tuyên bố "tuyệt thực đến chết trong tù", ông Mai Phan Lợi, ông Bạch Hùng Dương đang thụ án, bà Ngụy Thị Khanh vừa được trả tự do.

Mặc dù nước Úc không trong nằm danh sách quốc gia trong gói tài trợ (Just Energy Transition Partnership - JETP) hơn 15 tỷ USD dành cho Việt Nam nhưng BBC News Tiếng Việt đặt câu hỏi cho các chuyên gia rằng liệu nước Úc sẽ vẫn kiên trì đối thoại với phía Hà Nội thay cho áp lực, hoặc có khả năng Úc sẽ sử dụng đòn bẩy ngoại giao giữa môi trường và nhân quyền hay không.

Trước câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải đánh giá nước Úc lâu nay "vẫn có cách tiếp cận tôn trọng và không áp đặt" trong vấn đề nhân quyền và sẽ tiếp tục xu hướng này.

"Có thể vấn đề nhân quyền được nêu ra trong quan hệ song phương, chẳng hạn như hai bên cũng mới tổ chức đối thoại nhân quyền lần thứ 18, nhưng sẽ không có việc làm tổn hại uy tín của nhau. Tôi nghĩ, cách tiếp cận như vậy là phù hợp và thỏa đáng. Tại sao hai nước là đối tác chiến lược của nhau, xem nhau là bạn bè, mà có vấn đề khác biệt lại không thể ngồi lại với nhau để trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và lắng nghe để cùng giải quyết. Tôi tin vào cách tiếp cận đối thoại, và chính Thủ tướng Albanese cũng ủng hộ việc đối thoại trong giải quyết sự khác biệt", ông cho biết
*********
rfi.fr

Nga thông báo đẩy lui cuộc “tấn công quy mô lớn” của Ukraina

Hôm nay, 05/06/2023, Nga xác nhận đã đẩy lùi một “cuộc tấn công quy mô lớn” của Ukraina trong vùng Donbass trong khi từ nhiều tháng nay, Kiev cho biết đang chuẩn bị cuộc phản công lớn nhằm giành lại lãnh thổ.

Đăng ngày:

1 phút

Lực lượng Ukraina nổ súng vào vị trí của Nga tại mặt trận Bakhmut, gần Klischiivka, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraina. Ảnh chụp từ màn hình video do quân đội Ukraina cung cấp  ngày 04/06/2023.
Lực lượng Ukraina nổ súng vào vị trí của Nga tại mặt trận Bakhmut, gần Klischiivka, tỉnh Donetsk, miền đông Ukraina. Ảnh chụp từ màn hình video do quân đội Ukraina cung cấp ngày 04/06/2023. via REUTERS - 3RD ASSAULT BRIGADE / UKRAINIAN

Theo thông cáo hôm nay của bộ Quốc Phòng Nga, được AFP trích dẫn, “ sáng ngày 04/06, kẻ thù đã mở cuộc tấn công lớn trên 5 khu vực mặt trận về hướng nam của vùng Donetsk... tuy nhiên kẻ thù đã không đạt được mục đích, và chúng đã thất bại”.

Thông cáo không nêu cụ thể vị trí giao tranh nhưng kèm theo một video quay từ trên cao cho thấy nhiều xe bọc thép được cho là của quân đội Ukraina bị phá hủy. Phía Nga cũng khẳng định đã tiêu diệt được 250 quân của Ukraina trong đợt tấn công này.

Vẫn theo thông cáo, tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Valéri Guerassimov, “ vào  thời điểm này, đang có mặt  tại một trong những sở chỉ huy tiền phương ”.

Trong khi đó, quân đội Ukraina đã huy động 6 tiểu đoàn bộ binh cơ giới và hai tiểu đoàn xe tăng chi viện cuộc tấn công này.

Tại phía nam Ukraina, một quan chức Nga trong vùng chiếm đóng Zaporijjia, cũng xác nhận sáng hôm nay quân đội Ukraina đã tấn công  quy mô lớn vào các vị trí của Nga.

Kiev chưa lên tiếng về những thông tin đưa ra từ phía Nga. Trong khi đó, Reuters cho biết tư lệnh lục quân Ukraina Oleksandr Syrkyi hôm nay thông báo trên mạng Telegram, các đơn vị của Ukraina tiếp tục tiến trên mặt trận Bakhmut, thành phố mới đây đã rơi vào tay Nga sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt, gây tổn thất nặng  nề cho cả hai bên.


************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) – Nga cấm nhà báo phương Tây tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Quốc Tế St Petersburg. Điện Kremlin ngày 03/06/2023 cho biết phóng viên từ “các quốc gia không thân thiện” sẽ không được phép đến tận nơi theo dõi đưa tin về sự kiện thường được gọi là « Davos của Nga ». Từ ngữ « các quốc gia không thân thiện » là một định nghĩa được Nga sử dụng để mô tả những nước đã trừng phạt nước này trong cuộc chiến ở Ukraina, chủ yếu là các nước phương Tây ? Được tổ chức từ năm 1997, các nhà báo phương Tây chưa từng bị cấm đến theo dõi diễn đàn này.

(AFP) - Nga : Thống đốc vùng Belgorod kêu gọi thường dân di tản khỏi các khu vực bị oanh kích. Lời kêu gọi của thống đốc Viatcheslav Gladkov, được đưa ra hôm nay 04/06/2023. Theo ông, trong đêm qua rạng sáng nay, các đợt oanh kích mới nhắm vào thành phố Chekekino và Volokonovski, vùng Belgorod sát biên giới Ukraina, đã gây ra nhiều thiệt hại, nhưng không có ai bị thương. Thành phố Chekekino, 40.000 dân, trong tuần qua đã trúng hàng trăm đạn pháo, khiến nhiều người chết và hàng ngàn người phải đi sơ tán.

(AFP) - Nga : Lính đánh thuê Wagner sẵn sàng đi bảo vệ vùng biên giới Belgorod. Prigojine, chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner của Nga, hôm 03/06/2023 khẳng định sẵn sàng điều quân đến vùng biên giới, những nơi đã hứng chịu nhiều đợt tấn công và oanh kích trong những ngày gần đây. Ông Prigojine lên án bộ tham mưu quân sự Nga “nhường” các vùng lãnh thổ ở Belgorod cho đối thủ. Chủ nhân công ty lính đánh thuê Wagner nhấn mạnh sẽ triển khai quân đến Belgorod mà không cần chờ lời mời hay bất kỳ sự cho phép nào, nhưng ông đòi hỏi được cấp đạn dược vì binh lính Wagner không thể tay không chiến đấu.

(Reuters) – Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố nội các mới bao gồm toàn những nhân vật mới nắm các vị trí chủ chốt. Đáng chú ý nhất trong thành phần chính phủ được loan báo ngày 03/06/2023, là việc nhà kinh tế học Mehmet Simsek được cử làm bộ trưởng Tài Chính và Ngân Khố. Từng giữ chức bộ trưởng tài chính và sau đó là phó thủ tướng từ năm 2009 đến 2018, ông Simsek rất được giới chuyên môn đánh giá cao. Việc bổ nhiệm ông có thể đánh dấu sự trở lại của Thổ Nhĩ Kỳ với chính sách kinh tế và tiền tệ phù hợp hơn với quy luật của thị trường tài chính, sau nhiều năm điều hành các vấn đề của đất nước một cách không chính thống.

(Reuters) - Serbia : Hàng chục ngàn người biểu tình ở Beograd phản đối chính phủ. Cuộc biểu tình lần thứ 5 do phe đối lập tổ chức đợt này đã diễn ra vào hôm qua 03/06/2023. Sau hai vụ xả súng khiến 18 người chết hồi đầu tháng 05/2023, chính quyền của tổng thống Alexander Vucic bị người dân lên án là đã "nuôi dưỡng tâm lý bạo lực", không kìm hãm sự kích động và thù hận trên các phương tiện truyền thông. Người biểu tình đặc biệt đòi bộ trưởng Nội Vụ và lãnh đạo tình báo Serbia từ chức.

(Reuters) - Iran tuyên bố sẽ sớm thành lập liên minh hải quân với các quốc gia vùng Vịnh để đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Truyền thông Teheran hôm 03/06/2023 loan báo tư lệnh hải quân Iran, Shahram Irani, cho biết Iran, Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrain, Qatar, Irak, Pakistan và Ấn Độ có kế hoạch thành lập một liên minh hải quân, nhưng không nêu chi tiết hình thức liên minh. Theo quan chức Iran, các nước trong khu vực đều đã nhận ra chỉ có sự hợp tác mới mang lại an ninh.


**********

Thủ tướng Anh chuẩn bị thăm Mỹ

Lam Vũ

Thủ tướng Anh chuẩn bị thăm Mỹ - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc gặp hồi tháng 4.2023

REUTERS

"Mỹ là đồng minh thân cận nhất của chúng tôi. Chúng tôi là đối tác ưu tiên hàng đầu của nhau về mọi mặt, từ việc đảm bảo an toàn cho người dân đến phát triển kinh tế… Đó là lý do tại sao việc Thủ tướng của Anh tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ và chân thành với Tổng thống của Mỹ lại rất quan trọng - trong mọi vấn đề toàn cầu, bạn sẽ thấy chúng tôi sát cánh bên nhau", Reuters dẫn lời ông Sunak nói trong tuyên bố ngày 3.6.

Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Sunak tại Mỹ trên cương vị Thủ tướng Anh. Nhà lãnh đạo dự kiến thảo luận với Tổng thống Biden về việc cải thiện quan hệ kinh tế và duy trì hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Song hai bên sẽ không có cuộc đàm phán nào về một thỏa thuận thương mại tự do chính thức.


**********
voatiengviet.com

Giáo hoàng cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ

Reuters

Giáo hoàng Francis hôm Chủ nhật cho biết rằng ông cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn tàu hỏa ở Ấn Độ khiến ít nhất 275 người thiệt mạng.

Đây là vụ tai nạn đường sắt tồi tệ nhất ở nước này trong hơn hai thập kỷ.

Vụ tai nạn xảy ra hôm thứ Sáu, khi một đoàn tàu chở khách đâm vào một đoàn tàu chở hàng đang đỗ, trật khỏi đường ray và đâm vào một đoàn tàu chở khách khác đi ngược chiều gần quận Balasore ở bang Odisha, miền Đông nước này.

Số người chết, ước tính trước đó là 288, đã được điều chỉnh giảm xuống hôm Chủ nhật sau khi người ta phát hiện ra rằng một số thi thể đã được đếm hai lần, theo một tuyên bố của Thủ hiến bang Odisha Pradeep Jena với hãng tin ANI.

Quan chức này cho biết rằng con số này khó có thể tăng lên.

Tuy nhiên, có gần 1.200 người bị thương.


***********
voatiengviet.com

Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy nhanh đàm phán nhằm giải quyết bất đồng quân sự

Reuters

Phát biểu tại hội nghị an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nói rằng Nhật Bản và Hàn Quốc hôm Chủ nhật đã nhất trí nhanh chóng giải quyết các bất đồng về các cuộc chạm trán quân sự trong quá khứ, vốn được coi là cản trở hợp tác an ninh chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Ông Yasukazu Hamada đã hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Jong-sup trong khuôn khổ hội nghị an ninh hàng đầu châu Á.

"Chúng tôi đã thảo luận về các vấn đề đang chờ xử lý" và đồng ý "đẩy nhanh các cuộc đàm phán, bao gồm các bước để ngăn chặn sự tái diễn" của sự cố radar năm 2018, ông Hamada nói với các phóng viên sau cuộc họp.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với Hàn Quốc", ông nói.

Trong vụ việc năm 2018, Seoul đã bác bỏ cáo buộc của Tokyo rằng một tàu khu trục Hàn Quốc đã bật radar điều khiển hỏa lực nhắm mục tiêu vào một máy bay trinh sát của Nhật Bản, gây ra tranh chấp cản trở mối quan hệ của hai nước láng giềng châu Á.

Khi được hỏi về vấn đề này, ông Lee nói với các phóng viên rằng ông và ông Hamada "đã đồng ý giải quyết vụ đó bắt đầu bằng các cuộc đàm phán cấp làm việc", với trọng tâm là đưa ra các biện pháp để ngăn chặn sự tái diễn.

Ông Lee và ông Hamada đã lên án vụ phóng vệ tinh thất bại của Triều Tiên hôm thứ Tư tuần trước là "vi phạm nghiêm trọng" các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc cấm tất cả các vụ phóng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.

Hai bộ trưởng đã nhất trí về sự cần thiết của hợp tác an ninh song phương và với đồng minh chung của họ là Hoa Kỳ để kiềm chế các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên cũng như thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ổn định hơn, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Ông Hamada cho biết rằng ông và ông Lee đã nhất trí về tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ.


*********

Tin tức thế giới 5-6: Nga xác nhận Ukraine bắt đầu phản công quy mô lớn


Tin tức thế giới 5-6: Nga xác nhận Ukraine bắt đầu phản công quy mô lớn - Ảnh 1.

Các quân nhân Ukraine dùng lựu pháo tự hành Caesar bắn về phía quân Nga gần thành phố Avdiivka ở khu vực Donetsk, đông Ukraine hôm 31-5 - Ảnh: REUTERS

Cuộc phản công của Ukraine là tin tức thế giới nổi bật

* Bộ Quốc phòng Nga: Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công quy mô lớn. Theo Đài Russia Today của Nga, sáng sớm 5-6, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các lực lượng Ukraine đã tấn công quân Nga dọc theo 5 khu vực thuộc tiền tuyến ở vùng Donbass và đây là một phần trong "cuộc tấn công quy mô lớn" của Kiev.

Bộ Quốc phòng Nga nói rằng Ukraine đã phát động cuộc tấn công này vào hôm 4-6, với việc sử dụng sáu tiểu đoàn cơ giới và hai tiểu đoàn xe tăng. 

"Ukraine đã không đạt được mục tiêu của mình và đã không thành công" - Bộ Quốc phòng Nga nói.

Hãng tin Reuters cho biết họ không thể xác minh ngay lập tức tuyên bố của Nga.

* Nga đánh chặn loạt drone tập kích bán đảo Crimea. Ngày 4-6, phía Nga tuyên bố đã ngăn  chặn chín máy bay không người lái (drone) trên bán đảo Crimea và một chiếc drone trên thị trấn nhỏ Sudzha ở vùng Kursk (phía tây Nga). 

Gần đây các cuộc tấn công gần như diễn ra hằng ngày bên trong lãnh thổ Nga hoặc trên các vùng lãnh thổ mà Matxcơva kiểm soát, theo Hãng tin Reuters.

Giới chức Nga cho biết không có thương vong trong các cuộc tấn công bằng drone vào ngày 4-6. 

Tại thành phố Dzhankoi thuộc Crimea (Nga sáp nhập năm 2014), cửa sổ của một số ngôi nhà đã bị vỡ. 

Khoảng 50 người trong khu vực đã phải sơ tán khi một chiếc drone chưa phát nổ được tìm thấy gần nhà dân.

Trong khi đó, Ukraine hầu như chưa bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Nga và trên các phần lãnh thổ của Ukraine đang bị Nga kiểm soát.

* Ông Zelensky nói Nga đang "né" các lệnh trừng phạt về vũ khí. Ngày 4-6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang sử dụng một mạng lưới các nhà cung cấp để trốn tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế vốn được đưa ra để ngăn Matxcơva sản xuất tên lửa và các loại vũ khí khác, theo Hãng tin Reuters.

Trong bài phát biểu qua video, ông Zelensky cho biết các quốc gia và công ty này (không nêu tên) đang giúp Nga có được công nghệ với trọng tâm là sản xuất tên lửa. 

Được biết, Nga đã phóng hàng trăm tên lửa vào các mục tiêu Ukraine kể từ tháng 10 năm ngoái.

Tin tức thế giới 5-6: Nga xác nhận Ukraine bắt đầu phản công quy mô lớn - Ảnh 3.

Khói bốc lên trên các tòa nhà sau một cuộc tấn công từ trên không, trong cuộc đụng độ giữa Các lực lượng hỗ trợ nhanh và quân đội Sudan, ở phía bắc Khartoum, Sudan hôm 1-5 - Ảnh: REUTERS

Các tin tức thế giới khác

* Giao tranh leo thang ở thủ đô của Sudan sau khi lệnh ngừng bắn hết hiệu lực. Giao tranh gia tăng tại một số khu vực ở thủ đô Khartoum của Sudan vào ngày 4-6 sau khi thỏa thuận ngừng bắn hết hạn. Các nhà hoạt động cho biết một đợt bạo lực mới bùng phát ở bang Bắc Darfur của Sudan đã khiến ít nhất 40 người thiệt mạng, theo Hãng tin Reuters.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bắt đầu có hiệu lực vào ngày 22-5 và hết hạn vào tối 3-6. Với việc Saudi Arabia và Mỹ làm trung gian, thỏa thuận ngừng bắn này đã làm giảm căng thẳng một chút và cho phép tiếp cận nhân đạo với quy mô hạn chế.

* Saudi Arabia tuyên bố cắt giảm mạnh sản lượng dầu mỏ vào tháng 7. Theo Hãng tin Reuters ngày 4-6, Saudi Arabia nói rằng nước này sẽ cắt giảm sâu sản lượng dầu mỏ vào tháng 7 tới dựa trên thỏa thuận của nhóm OPEC+ nhằm hạn chế nguồn cung vào năm 2024 khi họ tìm cách đẩy giá dầu vốn đang giảm.

Bộ Năng lượng Saudi Arabia thông tin sản lượng dầu mỏ của nước này sẽ giảm xuống còn 9 triệu thùng/ngày trong tháng 7-2023, giảm so với mức 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5-2023 và là mức giảm lớn nhất trong nhiều năm.

* Gần 80 nữ sinh bị đầu độc, nhập viện ở Afghanistan. Theo Hãng tin AP, các quan chức giáo dục địa phương thông tin gần 80 nữ sinh đã bị đầu độc và phải nhập viện trong hai vụ tấn công riêng biệt tại các trường tiểu học ở miền bắc Afghanistan.

Đây được cho là vụ tấn công nhắm vào nữ sinh quy mô như vậy đầu tiên kể từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan vào tháng 8-2021 và hạn chế các quyền của phụ nữ, trẻ em gái Afghanistan.

Các cuộc tấn công diễn ra ở tỉnh Sar-e-Pul vào hôm 3 và 4-6. Một quan chức giáo dục cho biết người dàn dựng vụ đầu độc có tư thù, nhưng không nói rõ chi tiết.

Thời trang không rác thải

Các người mẫu trình diễn trong

Các người mẫu trình diễn trong "Triển lãm thời trang không rác thải" ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 4-6-2023. Buổi trình diễn thời trang ủng hộ không rác thải được tổ chức ngay trước Ngày Môi trường thế giới, rơi vào ngày 5-6 - Ảnh: XINHUA


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn