Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 26 -05 -2022

Thứ Sáu, 26 Tháng Năm 20237:50 SA(Xem: 1508)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 26 -05 -2022
HoaLuc 6********
voatiengviet.com

Nga triệu tập các nhà ngoại giao Mỹ để phản đối phát biểu của ông Sullivan về Crimea

Reuters

Bộ Ngoại giao Nga triệu tập các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 26/5 để phản đối phát biểu của cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan thuộc Nhà Trắng. Nga cáo buộc rằng ông Sullivan "ủng hộ về thực chất cho việc tấn công" vào Crimea.

Bán đảo trên Biển Đen này bị Nga chiếm từ tay Ukraine và đơn phương sáp nhập hồi năm 2014, nhưng quốc tế công nhận đó là lãnh thổ của Ukraine.

Bộ Ngoại giao Nga nói: “Đã đến lúc Washington phải biết rằng bất kỳ hình thức gây hấn nào đối với Nga sẽ liên tục bị đáp trả ở mức độ mạnh mẽ nhất có thể”.

Bộ không nói cụ thể là họ phản đối lời phát biểu nào của ông Sullivan, nhưng có thể có liên quan là cuộc phỏng vấn của CNN hôm 21/5, trong đó, đáp lại câu hỏi liệu Ukraine có nên sở hữu vũ khí có thể tấn công các mục tiêu của Nga ở Crimea hay không, ông Sullivan trả lời:

"Có. Chúng tôi chưa đặt ra những hạn chế đối với việc Ukraine có thể tấn công vào lãnh thổ của chính họ bên trong các đường biên giới được quốc tế công nhận”.

"Những gì chúng tôi đã nói là chúng tôi sẽ không cho phép Ukraine với vũ khí, khí tài của Mỹ, của phương Tây, tấn công Nga. Và chúng tôi tin rằng Crimea là của Ukraine".

Nga cho biết đã xảy ra một loạt các cuộc oanh kích bằng máy bay không người lái và các cuộc tấn công trong lãnh thổ được quốc tế công nhận của Nga trong những tuần gần đây, bao gồm cả một cuộc đột kích xuyên biên giới hôm 23/5 ở khu vực Belgorod mà họ quy trách nhiệm cho các chiến binh Ukraine. Kyiv nói họ không liên quan gì đến vụ đó.

(Reuters)


********
rfi.fr

Washington cảnh cáo Kiev không sử dụng thiết bị quân sự Mỹ trên đất Nga

Minh Anh

Chính quyền Biden hôm qua, 25/06/2023, nhắc lại lập trường không ủng hộ việc Kiev sử dụng thiết bị quân sự do Mỹ viện trợ để tấn công vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.  

Đăng ngày:

2 phút

Ảnh minh họa: Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, ngày 19/12/2001, tại căn cứ của Lực lượng Phòng không Quốc gia ở South Burlington, Hoa Kỳ.
Ảnh minh họa: Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ, ngày 19/12/2001, tại căn cứ của Lực lượng Phòng không Quốc gia ở South Burlington, Hoa Kỳ. AP - Toby Talbot

Trả lời kênh truyền hình Mỹ CNN, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của Nhà Trắng, ông John Kirby, một lần nữa nói rõ là Mỹ « không khuyến khích hay cho phép (…) một thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất được sử dụng để tấn công trên lãnh thổ Nga ». 

Phát biểu này của ông Kirby được đưa ra sau vụ nhiều quân nhân người Nga chiến đấu bên cạnh Ukraina đã xâm nhập vào vùng Belgorod của Nga, giáp biên giới với Ukraina. Nhiều tường thuật báo chí tiết lộ một số phương tiện quân sự như Humvee và MaxxPro do Mỹ sản xuất và viện trợ cho Ukraina đã được tìm thấy ở Nga. Nhà Trắng cho biết đã mở điều tra về những thông tin này.  

Nga tiếp tục oanh kích vào Ukraina

Về tình hình chiến sự, Ukraina loan báo từ 22 giờ hôm qua đến 5 giờ sáng hôm nay, 26/05/2023, Nga đã liên tục nã 17 tên lửa và 31 drone, trong đó có 23 chiếc do Iran sản xuất, nhắm vào thủ đô Kiev, thành phố Dnipro và nhiều vùng phía đông. Không quân Ukraina khẳng định đã bắn hạ 10 tên lửa Nga được bắn đi từ vùng biển Caspi.  

Các vụ bắn phá vào ban đêm của Nga đã đánh sập một bệnh viện, khiến ít nhất một người chết và 15 người khác bị thương ở Dnipro, đồng thời làm hư hại nhiều trang thiết bị tại một kho trữ nhiên liệu ở vùng Kharkiv. 

Theo Reuters, trong tháng Năm này, Nga đã gia tăng các cuộc tấn công Ukraina bằng tên lửa và drone, chủ yếu nhắm vào các cơ sở hậu cần và hạ tầng vào lúc quân đội Ukraina chuẩn bị phản công. 

Tuy nhiên, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley, hôm qua cảnh báo : Nga không thể thắng cuộc chiến chỉ bằng con đường quân sự, nhưng Ukraina cũng khó thể nhanh chóng đẩy lùi tất cả lực lượng Nga ra khỏi lãnh thổ. Ông nói rõ : « Điều đó có nghĩa là chiến sự vẫn tiếp diễn, các cuộc giao tranh sẽ rất đẫm máu và sẽ rất khó khăn. Đến một thời điểm nào đó, cả hai bên hoặc sẽ phải đàm phán, hoặc phải có được một kết quả quân sự. » 


******
rfi.fr

Biển Đông: Tàu Trung Quốc vẫn không rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Trọng Nghĩa

BIỂN ĐÔNG - VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Chỉ 24 tiếng đồng hồ sau khi Hà Nội lên tiếng đòi Bắc Kinh rút tàu của Trung Quốc khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, Bắc Kinh  hôm nay, 26/05/2023, đã bác bỏ yêu cầu của phía Việt Nam, cho rằng tàu Trung Quốc chỉ hoạt động “bình thường” trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Ảnh tư liệu chụp ngày 15/05/2014: Tàu Hải cảnh Trung Quốc ( trắng ) và tàu cảnh sát biển Việt Nam ( xanh lơ ) đối đầu nhau tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông.
Ảnh tư liệu chụp ngày 15/05/2014: Tàu Hải cảnh Trung Quốc ( trắng ) và tàu cảnh sát biển Việt Nam ( xanh lơ ) đối đầu nhau tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở Biển Đông. AP - Hau Dinh

Theo hãng tin Anh Reuters, trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, khi trả lời câu hỏi về việc Hà Nội yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển của Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định: “Các tàu liên quan của Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động bình thường trong phạm vi quyền tài phán” của Trung Quốc. Phát ngôn viên này không ngần ngại đe dọa Việt Nam, khi cho biết là Bắc Kinh đã duy trì liên lạc với các bên liên quan và sẽ bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình.

Theo ghi nhận của Reuters, vào hôm qua, 25/05, Hà Nội đã có một tuyên bố công khai hiếm hoi tố cáo tàu khảo sát Trung Quốc Hướng Dương Hồng 10, cùng các tàu hộ tống bao gồm tàu Hải Cảnh và tàu cá, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh rút các tàu này ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Thu Hằng, Trung Quốc phải tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Reuters trích dẫn ông Ray Powell, người đứng đầu Dự Án Myoushu của Đại Học Mỹ Stanford về Biển Đông, cho biết là tàu Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 07/05 vừa qua gần các lô dầu khí mà Việt Nam cùng với Nga khai thác.

Theo ông Powell, hôm qua, ngay khi bị Việt Nam yêu cầu rời đi, tàu Trung Quốc đang ở khu vực lô 129, do Vietgazprom điều hành. Hôm nay, Trung Quốc vẫn phớt lờ yêu cầu của Việt Nam, tàu Hướng Dương Hồng và 5 tàu hộ tống lại đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, gần các lô khí đốt mà các công ty Nga khai thác. Đội tàu Trung Quốc đã bị 2 tàu kiểm ngư của Việt Nam theo sát ở khoảng cách 200-300 mét.

Cũng theo Reuters, dữ liệu của nhóm Dự Án Đại Ký Sự Biển Đông, một tổ chức phi lợi nhuận độc lập, cho thấy là kể từ ngày 07/05, tàu nghiên cứu của Trung Quốc, đôi khi được hàng chục tàu hộ tống, đã di chuyển phần lớn qua lô khí đốt 04-03, do Vietsopetro, một liên doanh giữa Zarubezhneft và PetroVietnam, vận hành.

Tàu Trung Quốc cũng thường xuyên đi qua các lô 132 và 131 mà Việt Nam đã cấp phép cho Vietgazprom, một liên doanh giữa tập đoàn Nga Gazprom và PetroVietnam. Đây là hai lô mà Trung Quốc cho là nằm trong vùng biển của họ và đã cho đấu thầu để cấp phép khai thác.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


************

Nga nói Kiev đứng sau vụ tập kích Điện Kremlin, Ukraine tính phản công ở Bakhmut


“Rốt cuộc, đơn vị nào của Ukraine đã thực hiện vụ tập kích UAV vào Điện Kremlin không có gì khác biệt. Chúng tôi biết rằng chính quyền Kiev đứng đằng sau vụ việc đó. Chúng tôi biết điều đó, và đang thực hiện công việc của mình dựa trên điều này”, hãng tin CNN dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo được tổ chức tại Moscow, Nga hôm nay.

kremlin-1169
Phần mái bên trái của Điện Kremlin, nơi hứng chịu vụ tập kích hôm 3/5. Ảnh: Reuters

Theo CNN, tuyên bố trên của ông Peskov được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Mỹ giấu tên hôm 24/5 tiết lộ với tờ New York Times rằng, vụ UAV tập kích Điện Kremlin có thể được thực hiện bởi đơn vị tình báo hoặc lực lượng đặc biệt của Ukraine. Tuy vậy, tình báo Mỹ chưa thể xác định cụ thể đơn vị Ukraine nào đứng sau vụ việc.

Cũng theo những người này, khả năng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và các quan chức cấp cao trong chính quyền Kiev biết trước về vụ tập kích này là rất thấp. 

Trong khi đó, cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak trong một thông cáo đưa ra hôm nay tái khẳng định rằng Kiev “chẳng làm gì với một cuộc tấn công kỳ lạ và vô nghĩa đến vậy”, đồng thời bác bỏ những thông tin được tờ New York Times công bố trước đó. 

Ukraine tính phản công ở Bakhmut

Cố vấn của người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, ông Yan Gagin hôm nay cho biết, quân đội Ukraine có vẻ như đang tính mở một cuộc phản công để giành lại quyền kiểm soát thành phố Bakhmut.

“Ở gần thành phố Charsiv Yar và một số hướng khác, chúng tôi đã quan sát nhân lực và khí tài của đối phương đang được tập hợp. Có vẻ như các lực lượng vũ trang Kiev sẽ tổ chức các cuộc tấn công nhằm giành lại quyền kiểm soát Bakhmut. Tôi tin như thế. Dù vậy, các cuộc phản công đó vẫn mang một dấu hỏi lớn về tính thành công, bởi không chỉ Bakhmut mà tất cả những con đường tới đó đều được pháo binh và không quân Nga kiểm soát”, hãng tin TASS dẫn lời ông Gagin nói.

Hiện quân đội Ukraine chưa bình luận về nhận định trên của quan chức DPR.


********
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) - Vinfast phải thu hồi số xe đầu tiên xuất sang Mỹ sau cảnh báo an toàn của chính quyền Mỹ. Nhà sản xuất xe điện của Việt Nam hôm nay 25/05/2023 thông báo như trên, chưa đầy 2 tuần sau khi VinFast cho biết sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ thông qua việc hợp nhất với công ty Black Spade Acquisition Co. Theo Cơ quan Quản lý An toàn Đường bộ Hoa Kỳ (NHTSA), VinFast VF8 có lỗi phần mềm về hiển thị thông tin an toàn trên màn hình và như vậy có thể xảy ra sự cố trên đường. Tổng cộng, 999 xe VinFast VF 8 trong lô xe đầu tiên xuất sang Mỹ bị thu hồi lần này. Hơn 700 trong tổng số 999 xe vẫn nằm ở hãng và chưa được giao cho khách hàng hoặc cho đội xe dịch vụ.

(Reuters) - Việt Nam: « Thánh rắc hành » Bùi Tuấn Lâm bị kết án 5 năm 6 tháng tù. Sau phiên xử ngày 25/05/2023, công an thành phố Đà Nẵng cho biết ông Bùi Tuấn Lâm, 39 tuổi, bị kết tội « sản xuất, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước ». Tháng  11/2021, ông Lâm đăng trên Facebook cá nhân Peter Lam Bui một đoạn video rắc hành vào bát bún bò bắt chước động tác « Salt Bae » đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ. Video này trở nên nổi tiếng vì trước đó có một đoạn video bộ trưởng Công An Việt Nam Tô Lâm được « Thánh rắc muối » đưa xiên thịt bò vào miệng tại nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp này tại Luân Đôn. 

(Reuters) - Trung Quốc cắm phao « điều hướng » ở Biển Đông. Ba pháo mới được cắm ở quanh quần đảo Trường Sa sau khi Philippines cũng cắm phao tương tự vào đầu tháng. Ngày 24/05/2023, bộ Giao Thông Trung Quốc biết ba phao này được cắm gần đá Cá Nhám (Irving Reef), đá Ba Đầu (Whisun Reef) và đá Ga Ven (Gaven Reef) thuộc quần đảo Trường Sa nhằm « bảo đảm an toàn lưu thông và các chiến dịch hàng hải »

(AFP) - NATO thừa nhận các thành viên vẫn bị chia rẽ về việc thâu nhận Ukraina. Thông báo của tổng thư ký Jens Stoltenberg được đưa ra ngày 24/05/2023. Một nhà ngoại giao của NATO cho biết các cuộc thương lượng đang diễn ra để xây dựng nền tảng cho một thỏa hiệp về việc gia nhập của Ukraina. Một khả năng được nói tới là NATO đưa ra bảo đảm về an ninh cho Kiev như từng làm với Thụy Điển, nước mà hồ sơ gia nhập khối này vẫn đang bị Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary chặn lại.

(AFP) - Số người Nga di cư sang Phần Lan năm 2022 đạt mức cao kỷ lục tính từ 3 thập niên trở lại đây. Theo số liệu được Cơ quan thống kê Phần Lan công bố vào hôm 24/05/2023, tổng cộng 6.003 người Nga đã rời bỏ đất nước sang Phần Lan định cư trong năm ngoái. Như vậy là di dân đến Phần Lan đông nhất là từ Nga, sau đó là người Thụy Điển, Ấn Độ, Estonia và Philippines. Trung bình từ năm 1990, số người Nga nhập cư hàng năm vào Phần Lan là dưới 3.100 người.

(Reuters) - Iran khẳng định phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo. Theo thông báo hôm nay 25/05/2023 của Teheran, tên lửa có tầm bắn 2.000 km và Iran sẽ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa « phòng thủ » bất chấp sự phản đối của Âu - Mỹ. Iran là một trong các nước có chương trình tên lửa lớn nhất Trung Đông. Teheran từng khẳng định sở hữu các loại tên lửa có thể bắn đến Israel và các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực. 

(AFP) - Đức mở chiến dịch lớn chống một phong trào sinh thái cực đoan. Ngày 24/05/2023, cảnh sát Đức đã mở chiến dịch nhắm vào tổ chức Dernière Generation (Thế hệ cuối cùng), tác giả của nhiều hành động bất tuân dân sự gây tranh cãi. Viện Công tố Munich cho biết các nhà chức trách « đã khám xét 15 địa điểm trên khắp lãnh thổ ». Bẩy thành viên của nhóm từ 22 đến 38 tuổi đã bị nhắm đến trong cuộc điều tra này. Họ bị cáo buộc đã « quảng cáo trên Internet » và « tổ chức quyên góp » 1,4 triệu euro để tiến hành các hoạt động bất hợp pháp. 

(AFP) – The Queen của làng nhạc rock Mỹ Tina Turner qua đời. Tina Turner vừa từ trần hôm 24/05/2023 tại Thụy Sĩ, thọ 83 tuổi. Trong hơn nửa thế kỷ, Tina Turner nổi tiếng với rất nhiều ca khúc từ What's Love Got To Do With It hay The Best. Bà cũng đã chinh phục giới yêu điện ảnh nhờ bản nhạc đi kèm với bộ phim James Bond Golden Eye. Ngoài đời, nghị lực của Tina Turner là một tấm gương khiến cả thế giới ngưỡng mộ : Bà đã tự tìm cho mình một chỗ đứng riêng trên sân khấu nghệ thuật sau nhiều năm nấp dưới bóng của người chồng vũ phu là Ike Turner. Tina Turner là một trong những nghệ sĩ đầu tiên tố cáo tình trạng phụ nữ bị bạo hành


**********

Tin tức thế giới 26-5: Ông Biden khẳng định Mỹ không vỡ nợ


Tổng thống Joe Biden tin rằng sẽ đạt được thỏa thuận để ngăn Mỹ vỡ nợ - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Joe Biden tin rằng sẽ đạt được thỏa thuận để ngăn Mỹ vỡ nợ - Ảnh: REUTERS

Mỹ sẽ không vỡ nợ

Sau các cuộc đàm phán "hiệu quả" với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25-5 bắn tín hiệu gần đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công trước hạn chót ngày 1-6. "Sẽ không có vỡ nợ", Hãng tin AFP dẫn lời ông Biden nói. Còn giám đốc truyền thông Nhà Trắng Ben LaBolt tuyên bố đàm phán "đang tiến gần đến thỏa thuận".

Dù vậy, Tổng thống Mỹ thừa nhận vẫn còn sự bất đồng về vấn đề cắt giảm chi tiêu. "Tôi không cho rằng gánh nặng nên đè lên vai tầng lớp trung lưu và lao động Mỹ", ông Biden nói. Trong khi đó, ông McCarthy khẳng định sẽ không chấp nhận giải pháp tăng thuế đối với doanh nghiệp và người giàu để giảm nợ. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc", lãnh đạo của phe Cộng hòa nói, cho rằng hai bên vẫn chưa đạt thỏa thuận.

Phe Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ đang muốn cắt giảm chi tiêu 130 tỉ USD để đồng ý tăng trần nợ công hiện lên đến 31.400 tỉ USD. 

Theo Hãng tin Reuters, thỏa thuận giữa Cộng hòa và Dân chủ có thể bao gồm giới hạn chi tiêu của chính phủ trong các chương trình giáo dục, nhà ở. Ngoài ra, phe Cộng hòa cũng muốn siết chặt yêu cầu đối với người nhận trợ cấp, thu hồi số tiền hỗ trợ đại dịch COVID-19 chưa được sử dụng.

Bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải thông qua lưỡng viện trong Quốc hội Mỹ. Hạ viện Mỹ chính thức bước vào kỳ nghỉ 10 ngày đến 4-6 dù ông McCarthy nói rằng các nghị sĩ sẽ được triệu tập nếu cần bỏ phiếu. 

Bộ Tài chính Mỹ mới đây cho biết họ sẽ bán bớt khoảng 119 tỉ USD nợ khi đến ngày 1-6, có nghĩa hạn chót có thể được dời lại để các bên có thêm đàm phán.

*Mỹ trừng phạt lãnh đạo tập đoàn đánh thuê Wagner ở Mali vì tiếp tay cho chiến sự Ukraine. Trong tuyên bố ngày 25-5, Bộ Tài chính Mỹ cho rằng ông Ivan Aleksandrovich Maslov góp phần mở rộng sự hiện diện của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner ở Mali và nhiều nơi khác ở châu Phi. 

"Tập đoàn Wagner có thể đang cố gắng che đậy nỗ lực mua thiết bị quân sự để sử dụng ở Ukraine, bao gồm thông qua qua Mali và các quốc gia khác mà họ có chỗ đứng," Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Ông Yevgeny Prighozin, lãnh đạo tập đoàn đánh thuê Nga Wagner, phát biểu tại Bakhmut trong video phát ngày 25-5 - Ảnh: REUTERS

Ông Yevgeny Prighozin, lãnh đạo tập đoàn đánh thuê Nga Wagner, phát biểu tại Bakhmut trong video phát ngày 25-5 - Ảnh: REUTERS

*Tập đoàn Wagner chuyển giao thành phố Bakhmut cho quân chính quy Nga. Ông Yevgeny Prighozin, lãnh đạo tập đoàn đánh thuê Nga tham chiến ở Ukraine, cho biết từ ngày 25-1 lực lượng tập đoàn này sẽ rút về phía sau sau khi hơn 20.000 quân Wagner đã thiệt mạng để chiếm Bakhmut. Phía Ukraine nói Wagner đã giao lại các tiền đồn ở ngoại ô Bakhmut nhưng vẫn duy trì bên trong thành phố.

Nga nói rằng việc chiếm Bakhmut sẽ tạo bàn đạp tiến công ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, Kiev khẳng định vẫn đang chiến đấu và dồn lực lượng lượng Nga vào trong thành phố. 

Tướng Mỹ giải thích lý do bây giờ Washington mới gửi máy bay F-16 cho Ukraine

Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Mark Milley, nhận định Nga sẽ không thể chiến thắng ở Ukraine nhưng cuộc chiến sẽ không sớm kết thúc.

Sau khi rót hàng chục tỉ USD hỗ trợ và nhiều vũ khí vào Ukraine, Washington mới đây tuyên bố ủng hộ việc chuyển máy bay chiến đấu F-16 cho Kiev. Ngày 25-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các bên ủng hộ Ukraine đã thảo luận về việc đào tạo phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, bao gồm F-16.

Tướng Milley cho biết việc Mỹ thay đổi lập trường là vì việc gửi máy bay chiến đấu cho Ukriane quá sớm trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột sẽ khiến Kiev không có đủ nguồn lực để xây dựng quân đội. "Cần có thời gian để xây dựng lực lượng không quân (Ukraine) đạt quy mô cần thiết", Hãng tin AFP dẫn lời tướng Mỹ nói. Dù vậy, ông khẳng định Mỹ sẽ không để Ukraine dùng vũ khí do Washington cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga.

*Nga tự tin khi Ukraine muốn ám sát ông Putin. Sau khi lãnh đạo cơ quan tình báo quân đội Ukraine, ông Vadym Skibitsky, lên báo Die Welt của Đức nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đứng đầu danh sách ám sát của Kiev, người phát ngôn Điện Kremlin đáp trả: "Hãy tin tôi, cơ quan an ninh của chúng tôi biết nhiệm vụ của họ và biết họ đang làm gì". 

Tổng thống Nga Vladimir Putin là mục tiêu ám sát hàng đầu của Ukraine - Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin là mục tiêu ám sát hàng đầu của Ukraine - Ảnh: AFP

Không chỉ ông Putin, Kiev còn liệt kê những cái tên khác như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, lãnh đạo Yevgeny Prigozhin của tập đoàn đánh thuê Wagner.

Mưu sinh

Một ngư dân đang ngồi sửa lại tấm lưới trên sông Casamance ở Ziguinchor, Senegal hôm 16-5. (Muhamadou Bittaye/AFP/Getty Images)

Một ngư dân đang ngồi sửa lại tấm lưới trên sông Casamance ở Ziguinchor, Senegal hôm 16-5. (Muhamadou Bittaye/AFP/Getty Images)


*********
voatiengviet.com

Hàn Quốc phóng tên lửa không gian tự chế tạo đưa vệ tinh vào quỹ đạo

Reuters

Bộ trưởng khoa học của Hàn Quốc cho biết tên lửa không gian do nước này tự sản xuất trong nước lần đầu tiên đưa một vệ tinh đạt chuẩn thương mại vào quỹ đạo hôm thứ Năm 25/5, là bước đột phá trong tham vọng cạnh tranh trong cuộc đua vũ trụ với các nước láng giềng châu Á.

Tên lửa Nuri phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Naro ven biển miền nam Hàn Quốc lúc 6h24 chiều, giờ địa phương (9h24, giờ chuẩn quốc tế GMT), trong lần phóng thứ ba sau khi có trục trặc kỹ thuật khiến việc phóng bị hủy bỏ một ngày trước đó.

Bộ trưởng Khoa học Lee Jong-ho cho hay trong số 8 vệ tinh được tên lửa mang lên, vệ tinh thương mại chính đã liên lạc với một trạm cơ sở ở Nam Cực sau khi tách thành công khỏi tên lửa.

6 vệ tinh dạng khối lập phương khác cũng đã được triển khai, nhưng Bộ Khoa học Hàn Quốc cho biết họ vẫn đang kiểm tra xem một vệ tinh dạng khối còn lại có được thả ra một cách bình thường hay không.

Tổng thống Yoon Suk Yeol nói rằng cuộc phóng này đưa Hàn Quốc vào danh sách 7 quốc gia hàng đầu đã đưa các vệ tinh sản xuất nội địa lên quỹ đạo bằng các phương tiện phóng không gian được chế tạo trong nước.

“Điều này sẽ thay đổi mạnh mẽ cách thế giới nhìn nhận công nghệ khoa học vũ trụ và ngành công nghiệp tiên tiến của Hàn Quốc”, ông Yoon nói.

Cuộc phóng hôm 25/5 được thiết kế để lần đầu tiên đặt một vệ tinh thương mại lên tên lửa, sau cuộc thử thứ hai hồi tháng 6 năm ngoái đã đưa thành công các vệ tinh giả vào quỹ đạo.

Tên lửa KSLV-II Nuri 3 tầng là phương tiện phóng vũ trụ được chế tạo trong nước đầu tiên của Hàn Quốc và chỉ sử dụng công nghệ tên lửa của nước này. Dự kiến sẽ có thêm ba cuộc phóng nữa vào năm 2027.

Nuri là thành phần chính trong các kế hoạch đầy tham vọng của Hàn Quốc nhằm khởi động chương trình không gian non trẻ và thúc đẩy tiến bộ về mạng 6G, vệ tinh do thám và thậm chí cả tàu thăm dò mặt trăng.

Seoul cũng có kế hoạch phóng vệ tinh quân sự, nhưng họ loại trừ việc sử dụng Nuri làm vũ khí dưới bất cứ hình thức nào.

(Reuters)


********

Cổng khu vực dinh Thủ tướng bị xe lao vào, Anh nâng báo động khủng bố lên 'đáng kể'

Một chiếc xe đã lao vào cổng bảo vệ nơi ở và làm việc của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trên Phố Downing, đúng vào thời điểm ông có mặt bên trong.

Cổng khu vực dinh Thủ tướng bị xe lao vào, Anh nâng báo động khủng bố lên đáng kể - Ảnh 1.

Cảnh sát Anh bao vây chiếc xe sau vụ va chạm - Ảnh: The Guardian

Vụ lao xe ở Anh xảy ra chỉ vài ngày sau khi một chiếc xe tải lao vào hàng rào an ninh Nhà Trắng (Mỹ). Cảnh sát Anh chưa đưa ra bất kỳ chi tiết nào về động cơ của nghi phạm vừa bị bắt.

"Vào khoảng 16h20, một chiếc ô tô đã va chạm với cổng trước của Phố Downing. Các sĩ quan có vũ trang đã bắt giữ một người đàn ông tại hiện trường vì nghi ngờ có hành vi phạm tội và lái xe nguy hiểm", cảnh sát cho biết trong một tuyên bố. 

"Không có báo cáo về bất kỳ thương tích", thông báo cho biết thêm. Cảnh sát đã dựng rào chắn, phong tỏa một con đường chạy ngang Phố Downing sau vụ việc. 

Đoạn phim truyền hình của BBC cho thấy chiếc xe tiến đến hàng rào Phố Downing với tốc độ thấp. Một nhân chứng cho biết nghi phạm là người da trắng, khoảng 50 tuổi.

"Rất nhiều trẻ em bỏ chạy và cảnh sát bắt đầu chĩa súng vào người bên trong", anh Simon Parry, một người đang biểu tình đối diện Phố Downing và chứng kiến vụ việc, cho biết.

Tờ The Guardian dẫn các nguồn tin tiết lộ Thủ tướng Rishi Sunak đang ở trong văn phòng ở số 10 Phố Downing khi chiếc xe húc vào cổng. Hiện nhà lãnh đạo Anh đã rời khỏi Phố Downing, ngay sau khi xảy ra sự việc.

Mức độ đe dọa khủng bố hiện tại ở Anh đã được nâng lên mức "đáng kể". Theo Hãng tin Reuters, cấp độ này có nghĩa là một cuộc tấn công được coi là có thể xảy ra.

Phố Downing chỉ dài khoảng 200m, cách tòa nhà Quốc hội vài phút đi bộ. Khu phố này được bảo vệ nghiêm ngặt, là nơi đặt dinh Thủ tướng Anh và một số cơ quan chính phủ khác.

Cổng khu vực dinh Thủ tướng bị xe lao vào, Anh nâng báo động khủng bố lên đáng kể - Ảnh 2.

Hàng rào trên Phố Downing, ngăn cách người dân tiếp cận và bảo vệ nơi ở của thủ tướng Anh - Ảnh: AFP


***********

Chiến sự đến tối 25.5: Nga đặt tên lửa hạt nhân ở Belarus, Wagner rút khỏi Bakhmut

Đông A

Chiến sự đến tối 25.5: Nga đặt tên lửa hạt nhân ở Belarus, Wagner rút khỏi Bakhmut - Ảnh 1.

Một quân nhân Ukraine di chuyển dọc theo chiến hào gần thành phố tiền tuyến Bakhmut vào ngày 23.5

REUTERS

Nhóm Wagner rút khỏi Bakhmut

Theo Reuters, người đứng đầu nhóm lính đánh thuê Nga Wagner Yevgeny Prigozhin ngày 25.5 đăng video thông báo Wagner đã bắt đầu rút khỏi thành phố Bakhmut và chuyển các vị trí tại đó cho lực lượng chính quy Nga.

"Chúng tôi đang rút các đơn vị khỏi Bakhmut. Từ 5 giờ ngày 25.5 đến ngày 1.6, hầu hết các đơn vị sẽ rút lui về các căn cứ ở phía sau. Chúng tôi đang bàn giao vị trí của mình cho quân đội", ông Prigozhin nói.

Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 455 có diễn biến gì nóng?

Trong video, ông Prigozhin mặc trang phục chiến đấu và đứng bên cạnh một khu dân cư đã bị hư hại. Trước đó, ông Prigozhin ngày 20.5 đã tuyên bố giành được quyền kiểm soát Bakhmut.

Thủ lĩnh Wagner cũng cho biết lực lượng này sẽ sẵn sàng quay trở lại Bakhmut nếu quân đội chính quy Nga không thể kiểm soát được tình hình.

Việc Wagner bàn giao các vị trí tại Bakhmut cho quân đội Nga đã được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar xác nhận. Bà Maliar cho biết Nga đã thay thế các đơn vị Wagner bằng binh sĩ chính quy ở ngoại ô Bakhmut, tuy nhiên các lực lượng Wagner vẫn còn bên trong thành phố.

Ukraine bắn hạ gần 40 UAV Nga

Reuters dẫn lại tuyên bố của quân đội Ukraine ngày 25.5 cho biết lực lượng nước này đã bắn hạ 36 máy bay không người lái (UAV) Nga phóng trong các cuộc tấn công đêm qua nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng và cơ sở quân sự.

Ukraine có nói quá về năng lực phòng không?

Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, đây là một "đêm khó chịu". Tuy nhiên, ông Zelensky cũng khen ngợi lực lượng phòng không.

"Nga đã sử dụng 36 chiếc UAV Shahed. Không chiếc nào đạt được mục tiêu. Cảm ơn lực lượng phòng không đã có độ chính xác 100%", ông Zelensky viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Nhà chức trách Kyiv cũng cho biết thủ đô Ukraine đã bị tấn công bởi nhiều đợt UAV nhưng tất cả đều bị bắn hạ. Đây là vụ tấn công thứ 12 vào Kyiv trong tháng này.

Nga triển khai tên lửa hạt nhân ở Belarus

Hãng thông tấn TASS đưa tin Nga và Belarus ngày 25.5 đã ký một thỏa thuận chính thức hóa việc triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ Belarus.

"Trong bối cảnh leo thang cực kỳ nghiêm trọng các mối đe dọa ở biên giới phía tây của Nga và Belarus, quyết định được đưa ra là áp dụng các biện pháp đối phó trong lĩnh vực hạt nhân-quân sự", Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.

Siêu tàu sân bay Mỹ đến Na Uy tập trận, Ukraine không thể vào NATO ngay

Ông Shoigu nói Moscow sẽ giữ quyền kiểm soát vũ khí và mọi quyết định về việc sử dụng chúng.

Theo ông Shoigu, tên lửa Iskander-M, có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, đã được bàn giao cho lực lượng vũ trang Belarus và một số máy bay Su-25 đã được chuyển đổi để có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.

"Các quân nhân Belarus đã được huấn luyện tại các trung tâm huấn luyện của Nga", Bộ trưởng Shoigu nói thêm.

Ông Shoigu cũng cho biết các thỏa thuận đã ký với Belarus bao gồm thủ tục thiết lập một "cơ sở lưu trữ vũ khí hạt nhân đặc biệt trên lãnh thổ Belarus".

Vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại vũ khí năng suất thấp hơn được tạo ra để sử dụng trên chiến trường, trái ngược với vũ khí chiến lược có khả năng quét sạch cả một thành phố. Nga không tiết lộ nước này có bao nhiêu vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Đại tá Ukraine bác thông tin lính Nga trang bị kém

Việc triển khai tên lửa lần đầu tiên được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố vào tháng 3. Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, ông Putin đã nhiều lần nói rằng Nga sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần để bảo vệ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của mình.

Vào thời điểm đó, NATO cho biết liên minh không thấy cần phải điều chỉnh quan điểm hạt nhân của mình. Tuy vậy, NATO nói rằng luận điệu về hạt nhân của ông Putin là "nguy hiểm và vô trách nhiệm".


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn