Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 27 -04 -2022

Thứ Năm, 27 Tháng Tư 20234:47 SA(Xem: 1498)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 27 -04 -2022

HoaLuc 5
***************

rfi.fr

Điện đàm Tập-Zelensky: Nga ‘‘ghi nhận’’ nỗ lực của Trung Quốc và lên án Ukraina

Trọng Thành

NGA - TRUNG QUỐC - UKRAINA

Đăng ngày:

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, trong một buổi họp báo ở Matxcơva, Nga, ngày 17/03/2022.
Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, trong một buổi họp báo ở Matxcơva, Nga, ngày 17/03/2022. AP

Cuộc điện đàm giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Ukraina hôm qua 26/04/2023, lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraina, là dịp để điện Kremlin một lần nữa tung ra các chỉ trích dữ dội nhắm vào Ukraina.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova, trong một thông cáo hôm qua, được hãng tin nhà nước Nga Ria Novosti dẫn lại, một mặt ‘‘ghi nhận’’ nỗ lực của Trung Quốc xác lập một ‘‘tiến trình thương lượng’’ nhằm chấm dứt chiến tranh tại Ukraina, mặt khác lên án Ukraina ‘‘phá hoại sáng kiến hòa bình’’.

Thông tín viên Anissa El Jabri tường trình từ Matxcơva:

‘‘Nói rằng Nga hoàn toàn không chờ đợi gì từ nỗ lực đầu tiên này của Trung Quốc là quá nhẹ so với thông điệp từ phía Matxcơva. Lẽ dĩ nhiên, chính quyền Putin đã không kết tội Bắc Kinh, mà hướng những chỉ trích vào Kiev và các đồng minh của Ukraina.

Thông cáo báo chí của bộ Ngoại Giao Nga có đoạn như sau : ‘‘Nhà cầm quyền Ukraina và những thế lực phương Tây hậu thuẫn Kiev đã cho thấy khả năng của họ trong việc phá hoại các sáng kiến hòa bình’’. Matxcơva tiếp tục đổ lỗi cho Kiev, bị cáo buộc đã làm thất bại một nỗ lực nhằm đi đến một hiệp định hòa bình, khi Ukraina và Nga thương lượng tại Thổ Nhĩ Kỳ vào mùa xuân 2022, trong lúc quân đội Nga đang trên đà tiến công tại Ukraina.

Vào thời điểm đó, một trong những điều kiện tiên quyết mà Matxcơva đặt ra trước mọi đàm phán là Kiev phải thừa nhận chủ quyền của Nga đối với tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraina mà Nga sáp nhập. Từ mùa thu năm ngoái, tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức gọi đây là ‘‘các vùng lãnh thổ mới của chúng ta’’. Ukraina muốn giành lại các vùng lãnh thổ này, bao gồm cả bán đảo Crimée, bị Nga sáp nhập năm 2014’’.

Truyền thông nhà nước Nga dẫn lời dân mạng đả kích Kiev

Bên cạnh các lời lẽ lên án chính thức Ukraina từ phía Matxcơva, hãng tin nhà nước Nga Ria Novosti cũng dẫn lại nhiều chỉ trích, nhạo báng từ phía dân mạng trên Twitter, như ‘‘cuối cùng bạn cũng đã phải cầu xin Tập Cận Bình chấp nhận một cuộc điện đàm’’. Trong một cuộc thảo luận khác, một độc giả hỏi: ‘‘Khi nào thì đàm phán hòa bình ?’’. Một người tổng kết: ‘‘Do phương Tây hết tiền, Kiev phải chạy sang phương Đông’’.


***********

rfi.fr

Phương Tây dè dặt hoan nghênh cuộc điện đàm giữa chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Ukraina

Trọng Nghĩa

PHƯƠNG TÂY - TRUNG QUỐC - UKRAINA

Đăng ngày:

Ảnh ghép (từ trái sang phải) : Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ảnh ghép (từ trái sang phải) : Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin. AFP - GENYA SAVILOV,VLADIMIR ASTAPKOVICH,GAVRIIL GRIGOROV

Ngay sau khi có thông tin về cuộc nói chuyện qua điện thoại vào hôm qua, 26/04/2023, giữa chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, lần đầu tiên từ ngày Nga xâm lược Ukraina, giới lãnh đạo phương Tây đã nhanh chóng lên tiếng hoan nghênh sự kiện này, nhưng đồng thời tỏ thái độ dè dặt về khả năng hòa bình sớm trở lại Ukraina.

Là quốc gia đi đầu trong việc giúp Ukraina chống lại cuộc xâm lược của Nga, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên hoan nghênh sự kiện chủ tịch Trung Quốc rốt cuộc đã chấp nhận nói chuyện với tổng thống Ukraina.

Tại Washington, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ John Kirby cho rằng đối thoại mở ra giữa hai lãnh đạo Trung Quốc và Ukraina là “một điều tốt”, cho dù chưa thể biết là “điều đó có thể dẫn đến một sáng kiến, đề xuất hay kế hoạch hòa bình nghiêm túc hay không”.

Lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu Josep Borrell hôm qua cũng hoan nghênh cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai ông Tập Cận Bình và Zelensky, cho đấy là “một bước đầu tiên quan trọng” tiến tới hòa bình, nhưng “không phải là bất kỳ hòa bình nào”, mà phải là “một nền hòa bình công bằng, công nhận các quyền của người dân Ukraina”, cũng như “chủ quyền”“sự toàn vẹn của biên giới” Ukraina.

Tại Paris, bộ Ngoại Giao Pháp cũng đánh giá “tích cực” việc hai ông Tập Cận Bình và Zelensky nói chuyện với nhau, đồng thời nhắc lại rằng chính tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây đã đề nghị chủ tịch Tập Cận Bình sớm đối thoại với người đồng cấp Ukraina.

Theo thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh, một trong những ý nghĩa quan trọng của việc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nói chuyện với ông Zelensky và cử một phái đoàn Trung Quốc qua Ukraina, đó là công nhận rõ ràng chủ quyền và nền độc lập của Ukraina :

Chính quyền Bắc Kinh không thông báo lịch trình chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc qua Ukraina, mà chỉ cho biết trưởng phái đoàn sẽ là ông Lý Huy (Li Hui) cựu đại sứ Trung Quốc ở Nga, một người đã làm việc ở Matxcơva trong 10 năm từ 2009 đến 2019, tức là vào thời điểm cuộc chiến Donbass bắt đầu.

Phái đoàn Trung Quốc cũng sẽ ghé thăm các nước láng giềng của Ukraina, nhưng một lần nữa chính quyền không cho biết thêm chi tiết.

Bắc Kinh như vậy vừa mở cửa đối thoại với Kiev, vừa tránh làm mất lòng đồng minh Nga. Theo lời vụ phó Vụ Á-Âu tại bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Bắc Kinh cam kết thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình một cách vô tư. Ông nói:“Tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau là cơ sở chính trị của quan hệ Trung Quốc-Ukraina. Trung Quốc sẽ kiên quyết thúc đẩy các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến tranh và đạt được ngừng bắn càng sớm càng tốt để tái lập hòa bình.”

Hòa bình thông qua đàm phán và đối thoại, hai từ này đã lại được báo chí chính thức sử dụng rộng rãi sáng nay, tránh dùng từ ngữ “Nga xâm lược” mà chỉ nói đến “cuộc khủng hoảng Ukraina”.

Theo một nhà bình luận trên Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc muốn sử dụng ảnh hưởng của mình trên Kiev và Matxcơva, đồng thời chứng tỏ trách nhiệm của mình với tư cách là một nước lớn.


**********

rfi.fr

Mỹ, Hàn ra "Tuyên bố Washington" tăng cường răn đe hạt nhân với Bắc Triều Tiên

Trần Công

HOA KỲ - HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/04/2023.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) tiếp đồng nhiệm Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 26/04/2023. AP - Andrew Harnik

Hôm qua, 26/04/2023, trong khuôn khổ chuyến viếng thăm cấp nhà nước ở Hoa Kỳ, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng. Sau cuộc họp, hai nhà lãnh đạo đã ra bản "Tuyên bố Washington", tập trung vào chiến lược "răn đe mở rộng" đối với Bắc Triều Tiên.

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

Tuyên bố nhấn mạnh rằng hai nước sẽ họp song phương ngay lập tức nếu Bình Nhưỡng mở một cuộc tấn công hạt nhân, cam kết là liên minh sẽ có phản ứng nhanh chóng và áp đảo bằng mọi phương tiện, bao gồm cả việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đặc biệt nhấn mạnh: "Chế độ Bắc Triều Tiên sẽ kết thúc nếu họ dám mở cuôc tấn công hạt nhân vào Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ".

Liên minh Mỹ - Hàn cũng thành lập Nhóm Tham Vấn Hạt Nhân (NCG) để thảo luận chi tiết về "răn đe mở rộng", đồng thời cam kết triển khai thường xuyên các vũ khí chiến lược của Hoa Kỳ, như tàu ngầm hạt nhân, trên bán đảo Triều Tiên và tăng cường thao dượt trên máy tính, mô phỏng một chiến tranh hạt nhân để tập luyện cách đối phó. Đây được xem một nỗ lực nhằm xoa dịu dư luận Hàn Quốc về vấn đề "chia sẻ hạt nhân". Tuy nhiên, trên thực tế, Washington chưa bao giờ chia sẻ hoặc thảo luận với ai thông tin về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Về mặt kinh tế, hai nước đã nhất trí thiết lập cơ chế "đối thoại về công nghệ thiết yếu và công nghê đang nổi lên", với hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển các công nghệ tiên tiến như chip điện tử, pin, công nghệ sinh học và công nghệ lượng tử trong tương lai.

Trong chuyến đi lần này, tổng thống Yoon Suk Yeol cũng mang về cho Hàn Quốc khá nhiều hợp đồng với tổng trị giá lên tới 5.9 tỷ đô la. Ông cũng đã có cuộc gặp riêng với tỉ phú Elon Musk để kêu gọi đầu tư vào công nghiệp vũ trụ của Hàn Quốc trong tương lai.

Hôm nay, tổng thống Hàn Quốc sẽ có bài phát biểu trước Quốc Hội lưỡng viện Mỹ, ăn trưa với phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Hãng Anh bị phạt nặng vì bán thuốc lá cho Bắc Triều Tiên. Tập đoàn thuốc lá lớn của Anh British American Tobacco (BAT), ngày 25/04/2023 đã chấp nhận trả hơn 600 triệu đô la tiền phạt cho chính quyền Mỹ vì đã vi phạm lệnh trừng phạt, tuồn thuốc lá vào Bắc Triều Tiên trong vòng nhiều năm. Theo bộ Tư Pháp Mỹ, BAT đã mở một hệ thống các chi nhánh phức tạp cùng các công ty bình phong để lách lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên của Mỹ trong khoảng từ 2007 đến 2017. Theo thông cáo của BAT, tập đoàn thuốc lá Anh đã phải chịu phạt hơn 635 triệu đô la, chưa kể các chi phí khác.

(AFP) Chiến tranh Ukraina : Zelensky lên án vụ tấn công « man rợ » của Nga. Tối qua, 25/04/2023, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã lên án một vụ tấn công « man rợ » của quân Nga vào một viện bảo tàng ở Kupiansk, miền đông bắc Ukraina, khiến hai người chết và 10 người bị thương. Ông Zelensky xem đây là một « tội ác chiến tranh » mới của Nga.

(AFP) Anh, Đức chặn máy bay Nga trên vùng biển Baltic. Hôm nay, 26/04/2023, không quân Đức thông báo các chiến đấu cơ Eurofighter của Đức và Anh đã chặn 3 phi cơ do thám quân sự của Nga bay trong không phận quốc tế trên vùng biển Baltic. Chiến đấu cơ của Anh và Đức đã hành động như vậy trong khuôn khổ công tác khối NATO giám sát không phận bên trên các nước Baltic.

(AFP) – Nga trả đũa ngoại giao Na UyHôm nay, 26/04/2023, Nga thông báo trục xuất 10 nhà ngoại giao Na Uy để trả đũa hành động Oslo trục xuất 15 nhân viên sứ quán Nga tại Na Uy vì nghi ngờ làm gián điệp. Trong thông cáo, bộ Ngoại Giao cho biết, ngày 26/04 đã triệu mời đại sứ Na Uy, Bobert Kvile, để thông báo quyết định trục xuất nói trên, đồng thời bày tỏ « phản đối gay gắt » việc các nhà ngoại giao Nga bị Oslo trục xuất.  

(FranceInfo) Nga thay đổi sách giáo khoa giải thích lý do xâm lược Ukraina. Một chương mới về cuộc chiến tranh tại Ukraina sẽ được bổ sung vào các sách giáo khoa của các học sinh trung học Nga để lý giải vì sao « chiến dịch quân sự đặc biệt là không thể tránh khỏi ? ». Với bậc học thấp hơn, cuộc chiến tranh Ukraina không được đề cập đến nhưng một số nội dung lịch sử ở giai đoạn Đại chiến thế giới thứ 2 và sự ra đời của nước Nga sẽ được viết lại. Chẳng hạn, chương nói về Liên Xô tấn công Phần Lan cũng được giải thích là « không thể tránh khỏi » vì mối đe dọa Phần Lan.

(AFP) – Cựu tổng thống Donald Trump bị cáo buộc cưỡng dâm từ thập niên1990. Một phiên tòa dân sự với cáo buộc ông Donald Trump phạm tội cưỡng hiếp và vu khống đã mở ra tại New York ngày 25/04/2023, theo đơn kiện của cựu nữ nhà báo E.Jean Carroll, về những vụ việc xảy ra từ giữa thập kỷ 1990 mà cựu tổng thống Mỹ đã dứt khoát phủ nhận. Phiên tòa sẽ kéo dài từ 5 đến 10 ngày, trong đó tòa sẽ nghe nhiều nhân chứng. Từ năm 2019, E. Jean Carroll và các luật sư của bà khẳng định cựu tổng thống Mỹ đã lôi bà vào buồng thử quần áo trong cửa hàng Bergdorf Goodman ở New York « sờ soạng và cưỡng dâm bà ». Tuy nhiên, bà không nhớ cụ thể ngày tháng chỉ áng chừng vào « mùa xuân 1996 ».


**************
voatiengviet.com

Cựu giáo sư Harvard bị tuyên án vì khai gian mối quan hệ với Trung Quốc

Reuters

Một cựu giáo sư Đại học Harvard ngày 26/4 bị kết án sáu tháng quản thúc tại gia vì đã nói dối về mối quan hệ của ông với một chương trình tuyển dụng do Trung Quốc điều hành, các công tố viên cho biết.

Ông Charles Lieber, một nhà khoa học nano nổi tiếng và là cựu chủ tịch khoa hóa học của Harvard, đã được miễn thời gian ngồi tù trong bản án do Thẩm phán liên bang Mỹ Rya Zobel tuyên bố ở Boston sau khi ông bị kết tội vào tháng 12 năm 2021.

Ông Lieber bị kết án hai ngày tù - thời gian mà ông đã thụ án sau khi bị bắt - và nửa năm quản thúc tại gia với khoản tiền phạt 50.000 đô la, các công tố viên nói.

Ông cũng bị kết án hai năm giám sát và bồi thường cho Sở Thuế vụ số tiền 33.600 đô la, theo các công tố viên.

Ông Lieber, người đang chiến đấu với căn bệnh ung thư, phủ nhận có hành vi sai trái.

Một bồi thẩm đoàn liên bang đã kết tội ông khai man với chính quyền, khai gian thuế và không báo cáo tài khoản ngân hàng Trung Quốc trong một vụ án phát sinh từ vụ án “Sáng kiến Trung Quốc” của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.

Vụ này đánh dấu một chiến thắng quan trọng đối với các công tố viên theo đuổi các vụ án phát sinh từ Sáng kiến này, được đưa ra vào năm 2018 dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa khi đó nhằm chống lại hoạt động gián điệp kinh tế và trộm cắp nghiên cứu bị nghi ngờ của Trung Quốc.

Bộ Tư pháp dưới thời Tổng thống Dân chủ Joe Biden vào tháng 2/2022 đã chấm dứt “Sáng kiến Trung Quốc” sau một số vụ truy tố thất bại và những lời chỉ trích rằng sáng kiến này làm nguội lạnh nghiên cứu và thúc đẩy sự thiên vị đối với người châu Á, mặc dù Bộ cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi các vụ kiện về các mối đe dọa an ninh quốc gia do Trung Quốc gây ra.

Các vụ thất bại bao gồm một vụ khác ở Boston, trong đó các công tố viên vào tháng 1/2022 đã hủy bỏ cáo buộc đối với giáo sư Gang Chen của Viện Công nghệ Massachusetts vì che giấu mối quan hệ của ông với Trung Quốc khi tìm kiếm tiền tài trợ.

Các công tố viên cáo buộc rằng ông Lieber, trong quá trình tìm kiếm giải thưởng Nobel, vào năm 2011 đã đồng ý trở thành một “nhà khoa học chiến lược” tại Đại học Công nghệ Vũ Hán ở Trung Quốc và thông qua đó đã tham gia vào một đợt tuyển dụng của Trung Quốc có tên là Chương trình Ngàn Nhân tài.

Trung Quốc đã sử dụng chương trình đó để tuyển dụng các nhà nghiên cứu nước ngoài để chia sẻ kiến thức của họ với nước này. Việc tham gia không phải là một tội, nhưng các công tố viên cho rằng ông Lieber đã nói dối về vai trò của mình trong chương trình khi trả lời thắc mắc từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nơi đã trao cho ông 15 triệu đô la tài trợ nghiên cứu.

Các công tố viên cho biết trường đại học Vũ Hán đã đồng ý trả cho ông tới 50.000 đô la mỗi tháng cộng với 158.000 đô la chi phí sinh hoạt, và ông được trả bằng tiền mặt và tiền gửi vào tài khoản ngân hàng Trung Quốc.

Các công tố viên cho biết ông Lieber đã không báo cáo tiền lương của mình trong tờ khai thuế thu nhập năm 2013 và 2014 và trong hai năm không báo cáo tài khoản ngân hàng.


*********

Tin tức thế giới 27-4: Mỹ đảm bảo bảo vệ Hàn Quốc; MiG-3 của Nga rơi


Tin tức thế giới 27-4: Mỹ đảm bảo bảo vệ Hàn Quốc; MiG-3 của Nga rơi - Ảnh 1.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay khi kết thúc cuộc họp báo chung ở Vườn Hồng của Nhà Trắng, thủ đô Washington, Mỹ, ngày 26-4 - Ảnh: REUTERS

* Hàn Quốc, Mỹ chia sẻ kế hoạch ngăn chặn mối đe dọa từ Triều Tiên

Ngày 26-4, Mỹ cam kết cung cấp cho Hàn Quốc cái nhìn sâu sắc hơn về kế hoạch hạt nhân của nước này đối với bất kỳ cuộc xung đột nào với Triều Tiên, giữa bối cảnh lo ngại về kho vũ khí ngày một mở rộng của Bình Nhưỡng.

Tại cuộc họp báo chung, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol thông báo ông và Tổng thống Mỹ Biden đã thống nhất về các bước tăng cường khả năng phòng thủ của Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa do Triều Tiên gây ra.

Bên cạnh đó, ông Biden một lần nữa nhắc lại lời đề nghị tổ chức các cuộc đàm phán ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên về các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

* Không có đột phá về thỏa thuận ngũ cốc

Theo Hãng tin Reuters, ngày 27-4, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc cho biết "không đạt được tiến triển thực sự" nào trong việc giải quyết các vấn đề mà Matxcơva đưa ra liên quan đến thỏa thuận ngũ cốc ở biển Đen.

Trong khi đó, Ukraine cáo buộc Nga chặn đường đi của 4 tàu chở ngũ cốc từ các cảng biển Đen.

Ngoài ra, Điện Kremlin từng nhiều lần nói rằng thỏa thuận sẽ không được gia hạn sau thời hạn ngày 18-5, trừ khi phương Tây loại bỏ những trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga.

Tin tức thế giới 27-4: Mỹ đảm bảo bảo vệ Hàn Quốc; MiG-3 của Nga rơi - Ảnh 3.

Tổng thống Ukraine Zelensky điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Kiev - Ảnh: REUTERS

* Ông Zelensky nói đã thảo luận về "hòa bình công bằng và bền vững" với ông Tập

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã thảo luận về các cách "hợp tác khả thi để đạt được hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraine" trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26-4.

Theo Reuters, ông Zelensky nói cuộc điện đàm với ông Tập "dài và có ý nghĩa". 

Giới quan sát bình luận: điều này cho thấy Kiev đánh giá cao tầm quan trọng của cơ hội mở ra mối quan hệ gần gũi hơn với người bạn quyền lực nhất của Nga, tức Trung Quốc.

* Máy bay chiến đấu Nga rơi ở vùng phía bắc Murmansk

Hãng tin TASS trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga cho hay một máy bay chiến đấu MiG-31 của Nga đã rơi xuống khu vực phía bắc thành phố Murmansk hôm 26-4.

"Chiếc máy bay bị rơi ở một khu vực không có người ở", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

TASS cũng cho hay các phi công đã thoát ra ngoài và an toàn.

* Cảnh sát Trung Quốc thẩm vấn nhân viên của công ty tư vấn Mỹ

Ngày 26-4, một phát ngôn viên của công ty tư vấn quản lý Mỹ Bain & Company tại Thượng Hải thông báo cảnh sát Trung Quốc đã đến văn phòng của họ và thẩm vấn nhân viên ở đó.

"Chúng tôi đang hợp tác phù hợp với chính quyền Trung Quốc. Tại thời điểm này, chúng tôi không có bình luận gì thêm", người này nói với Reuters.

Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải chưa trả lời các yêu cầu bình luận.

Tin tức thế giới 27-4: Mỹ đảm bảo bảo vệ Hàn Quốc; MiG-3 của Nga rơi - Ảnh 5.

Nhiều công chức đình công ở Ottawa, Canada - Ảnh: REUTERS

* Canada gọi việc đình công là "không thể chấp nhận được"

Ngày 26-4, Bộ Tài chính Canada tuyên bố công đoàn đại diện cho khoảng 155.000 nhân viên Chính phủ Canada đình công đang đưa ra những yêu cầu "không thể chấp nhận được".

Cuộc đình công của các nhân viên chính phủ liên bang, do Liên minh Dịch vụ công Canada đại diện, đã bước sang ngày thứ tám trong ngày 26-4. Vụ việc ảnh hưởng đến các dịch vụ từ khai thuế đến gia hạn hộ chiếu.

Ngoài ra, chủ tịch Liên minh Chris Aylward kêu gọi Thủ tướng Justin Trudeau tham gia vào các cuộc đàm phán.

* Bộ Thương mại Mỹ nói các công ty công nghệ đám mây Trung Quốc có thể gây đe dọa an ninh

Ngày 26-4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết các công ty điện toán đám mây của Trung Quốc như Huawei Cloud và Alibaba Cloud có thể gây ra mối đe dọa đối với an ninh của Mỹ.

Một ngày trước đó, 9 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã thúc giục chính quyền của ông Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đơn vị công nghệ đám mây của Huawei Technologies, Alibaba Cloud và các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác của Trung Quốc.

Họ cũng muốn ông Raimondo thêm các công ty vào danh sách chịu áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Chim cánh cụt giỡn nước

Ngày 25-4 hàng năm là Ngày chim cánh cụt thế giới, ngày để nhắc mọi người nhớ tới loài chim sống dưới nước đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân khác đang đe dọa môi trường sống và nguồn thức ăn của chúng. Trong hình, một con chim cánh cụt gentoo đang nhảy nước ở đảo Wiencke tại Nam Cực - Ảnh: GETTY

Ngày 25-4 hằng năm là Ngày Chim cánh cụt thế giới, ngày để nhắc mọi người nhớ tới loài chim sống dưới nước đặc biệt này, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và một số nguyên nhân khác đang đe dọa môi trường sống và nguồn thức ăn của chúng. Trong ảnh: một con chim cánh cụt gentoo đang nhảy nước ở đảo Wiencke tại Nam Cực - Ảnh: GETTY


************

Chủ tịch Tập điện đàm với Tổng thống Zelensky

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiến hành điện đàm vào chiếu 26.4, theo đề nghị của ông Zelensky. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên được công khai giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ hồi tháng 2 năm ngoái.

Chiến sự ngày 427: Lãnh đạo Trung Quốc, Ukraine nói gì trong cuộc điện đàm đầu tiên? - Ảnh 1.

Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Zelensky

AFP, REUTERS

Theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc điện đàm, Chủ tịch Tập cho biết Trung Quốc đã luôn đứng về phía hòa bình và lập trường cốt lõi của Bắc Kinh là thúc đẩy hòa đàm. Theo nhà lãnh đạo, đối thoại và đàm phán là cách duy nhất để chấm dứt khủng hoảng ở Ukraine, và Trung Quốc sẽ cử một đặc phái viên về vấn đề Á-Âu đi đến các nước, bao gồm Ukraine, để trao đổi với các bên liên quan về một giải pháp chính trị cho xung đột.

Trên Twitter, ông Zelensky cho biết ông "đã có một cuộc điện đàm dài và ý nghĩa" với ông Tập. Trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo sẽ góp phần "tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của quan hệ song phương", theo tổng thống Ukraine.

Mỹ hoan nghênh cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Ukraine và Trung Quốc. "Chúng tôi nghĩ đó là chuyện tốt. Giờ đây, tôi chỉ là không biết liệu cuộc điện đàm có dẫn tới một chuyển biến, kế hoạch hoặc đề xuất nào về hòa bình hay không", ông John Kirby, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói với báo giới, theo Reuters.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết Moscow ghi nhận "sự sẵn sàng của Trung Quốc trong nỗ lực thiết lập một tiến trình đàm phán", khi bình luận về cuộc điện đàm giữa ông Tập và ông Zelensky. Tuy nhiên, bà cáo buộc Ukraine từ chối "bất kỳ sáng kiến hợp lý nào nhằm đạt được một giải pháp chính trị và ngoại giao", theo hãng tin TASS.

Ukraine cũng đã bổ nhiệm đại sứ mới của nước này tại Trung Quốc, Pavlo Riabikin.


*********

Chiến sự đến tối 26.4: Ukraine tìm cách kiểm soát tuyến tiếp tế ở Bakhmut

Đông A

Chiến sự đến tối 26.4: Ukraine tìm cách kiểm soát tuyến tiếp tế ở Bakhmut - Ảnh 1.

Các quân nhân Ukraine tham gia một cuộc tập trận ở vùng Zhytomyr gần biên giới Ukraine với Belarus vào ngày 25.4

REUTERS

Tranh chấp ở Bakhmut

Báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh ngày 26.4 nhận định tại các quận phía tây của thành phố Bakhmut thuộc vùng Donetsk, các cuộc giao tranh "quy mô lớn, tầm ngắn" giữa các lực lượng Ukraine và Nga vẫn tiếp diễn.

"Một diễn biến quan trọng trong tuần qua là giao tranh ở ngoại ô thị trấn, đặc biệt là gần làng Khromove, khi Ukraine tìm cách duy trì quyền kiểm soát tuyến đường tiếp tế 0506", Bộ Quốc phòng Anh viết trong bản cập nhật tình báo mới nhất.

Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 426 có diễn biến gì nóng?

Đường 0506, con đường nông thôn nhỏ nối các thị trấn Chasiv Yar và Khromove, đã trở thành tuyến tiếp tế quan trọng cho lực lượng phòng thủ của Ukraine. Các tuyến đường tiếp tế khác cho Bakhmut có thể trở nên bất tiện hơn do lầy lội.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích tình báo nguồn mở Phần Lan Emil Kastehelmi, đường 0506 đã không thường xuyên được lực lượng Ukraine sử dụng trong vài tuần kể từ ngày 21.4. Một con đường khác vào Bakhmut, vẫn chính thức nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, là con đường T0504 nằm ở phía nam đi qua Ivanivske.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết các tuyến phòng thủ của Ukraine ở thành phố Bakhmut hiện được kết hợp vào một khu vực phòng thủ lớn hơn nhiều, bao gồm thị trấn Chasiv Yar ở phía tây.

Trong bản cập nhật sáng ngày 26.4, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết quân đội Nga đang tập trung tiến hành cuộc tấn công ở các khu vực Bakhmut, Avdiivka và Marinka. Quân đội Ukraine đã đẩy lùi 39 cuộc tấn công của Nga ở những khu vực này trong 24 giờ trước đó.

Nga cáo buộc phương Tây biến Ukraine thành 'bãi rác phóng xạ' với đạn uranium nghèo

Theo Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng Nga cũng đã "không thành công" trong việc tấn công các khu định cư Khromove, Bohdanivka và Klishchiivka.

Nga chưa lên tiếng về các thông tin trên.

Nga không thấy tương lai của thỏa thuận ngũ cốc

Theo The Guardian, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow không thấy "kết quả" của hiệp ước với Liên Hiệp Quốc nhằm hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga, đồng thời cáo buộc các nước phương Tây đã gây ra tình trạng bế tắc.

Nga đã tuyên bố rằng trừ khi trở ngại đối với việc xuất khẩu các mặt hàng của Nga bị hủy bỏ, họ sẽ không đồng ý gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Biển Đen của Ukraine.

Trong một cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc, ông Lavrov đã ca ngợi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và người đứng đầu trung tâm viện trợ Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths vì nỗ lực của họ nhằm "đạt được thỏa thuận với các quốc gia đã công bố các lệnh trừng phạt bất hợp pháp đối với Nga".

Năm ngoái, Nga đã ký một thỏa thuận, trong đó Liên Hiệp Quốc đồng ý giúp cố gắng loại bỏ mọi trở ngại đối với xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của nước này. Mặc dù những mặt hàng xuất khẩu đó không phải chịu lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga, Moscow cho biết các hạn chế về thanh toán, hậu cần và bảo hiểm là một rào cản đối với việc xuất khẩu các lô hàng.

Máy bay quân sự Nga bị chiến đấu cơ NATO chặn

Theo AFP, không quân Đức thông báo trên Twitter rằng các chiến đấu cơ Eurofighter của lực lượng này và Anh đã được lệnh xuất kích để nhận diện 3 máy bay quân sự tại biển Baltic trong ngày 26.4.

"Hai chiếc Su-27 Flanker và một chiếc Il-20 từ Nga đã bay trong không phận quốc tế trên biển Baltic mà không bật bộ thu phát tín hiệu", Không quân Đức cho biết.

Đức tham gia tuần tra theo dõi không phận tại các nước Baltic (Estonia, Latvia và Lithuania) theo nhiệm vụ của NATO do các nước này không có chiến đấu cơ. Hoạt động tuần tra của NATO tại đây được triển khai từ năm 2004.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga trong ngày 26.4 cũng thông báo hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 của quân đội đã hoàn tất chuyến bay hơn 14 giờ tại không phận quốc tế ở biển Barents và biển Na Uy.


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn