Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 24 -04 -2022

Thứ Hai, 24 Tháng Tư 20234:27 SA(Xem: 4824)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 24 -04 -2022
HoaLuc 1
*************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

QUỐC TẾ - TIN VẮN

Đăng ngày:

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI

(AFP) – Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu kêu gọi 27 nước thành viên huy động Hải Quân tuần tra chung tại eo biển Đài Loan. Trả lời báo Le Journal Du Dimanche ngày 23/04/2023 Josep Borrell giải thích tình hình tại khu vực này « ảnh hưởng đến châu Âu về mặt kinh tế, thương mại và cả trong lĩnh vực công nghệ cao ». Do vậy Liên Âu cần đóng góp vào nỗ lực bảo vệ tự do lưu thông hàng hải, tại một khu vực mang tính « sống còn » đối với châu Âu.

(AFP) – Phó chủ tịch Ủy Ban Bầu Cử Miến Điện bị bắn chết. Quân đội Miến Điện cáo buộc phong trào mang tên Lực Lượng Tự Vệ Nhân Dân là thủ phạm vụ giết hại ông Sai Kyaw Thu hôm 22/04/2023.  Phong trào này được hình thành từ tháng 2/2021 phản đối cuộc đảo do quân đội tiến hành, lật đổ chế dộ dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

(Reuters) – Con trai phát ngôn viên của phủ tổng thống Nga, từng chiến đấu tại mặt trận Ukraina trong hàng ngũ Wagner. Nikolai Peskov, 33 tuổi, con trai ông Dmitri Peskov, phát ngôn viên của tổng thống Putin hôm 22/04/2023 trả lời báo Komsomolskaya Pravda tiết lộ, anh từng giấu nhẹm danh tính, gia nhập hàng ngũ của lực lượng lính đánh thuê Wagner, sang Ukraina chiến đấu. Nikolai nói rõ anh đã « tự nguyện thi hành nghĩa vụ » và thân phụ anh « hãnh diện về quyết định này ».

(AFP) – Nhóm G7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Ukraina. Trong một thông cáo, được công bố sau hai ngày họp ở Miyazaki, Nhật Bản, các bộ trưởng Nông Nghiệp thuộc nhóm G7 đã mạnh mẽ ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Ukraina. Thông cáo cũng lên án Nga sử dụng lương thực như là phương tiện để làm mất ổn định tình hình địa chính trị. G7 sẽ hỗ trợ Ukraina tái thiết, đồng thời đào tạo rà phá mìn tại các vùng đất canh tác nông nghiệp. Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina được ký với Nga vào tháng 7/2022, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, cho phép Ukraina xuất khẩu hơn 27 tấn ngũ cốc từ một số cảng ở Biển Đen, sẽ hết hạn vào ngày 18/05. Nga từ chối gia hạn thỏa thuận này.

(AFP) – Nhiều người Tây Tạng tập họp ở Paris ủng hộ đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi ngài bị chỉ trích vì một video gây tranh cãi. Trong video được loan truyền trên mạng xã hội, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng đã yêu cầu một cậu bé « mút » lưỡi của mình. Hành động này đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Trong cuộc biểu tình trước văn phòng của đài truyền hình France Télévision hôm 22/04/2023, tại Paris, Pháp, 6 hiệp hội của công đồng người Tây Tạng đã tố cáo các phương tiện truyền thông không thực hiện đúng công việc của nhà báo và đã tiếp tay cho tuyên truyền của Trung Quốc.

(AFP) – Twitter áp đặt dấu tích xanh « xác minh tài khoản » mà không cần sự đồng ý. Trong hai ngày 21 và 22/04/2023 nhiều tài khoản của các nhân vật nổi tiếng như, Stephen King hay Donald Trump hoặc của một số hãng truyền thông tự hiện dấu tích xanh, trong khi họ không trả phí, theo như quy định mới của Twitter. Ông chủ Elon Musk cho biết đã trả phí cho một số tài khoản để có tích xanh này.

(AFP) – Bầu cử ở Kosovo bị cộng đồng người Serbia tẩy chay. Sau các cuộc đụng độ năm 2022 nhiều người Serbia miền bắc Kosovo, trong hàng ngũ công chức, thẩm phán, cảnh sát đã từ chức để phản đối chế độ Pristina. Cuộc bầu cử được chính quyền Kosovo tổ chức ngày hôm nay, 23/04/2023, nhằm thiết lập lại bộ máy chính quyền địa phương, đã bị cộng đồng người Serbia tẩy chay. Trong 19 phòng bỏ phiếu, 13 trong số đó là những khu vực có tới 95 % cử tri là người Serbia. Tỷ lệ cử tri đi bầu chỉ khoảng 10 %. Nhiều người Serbia phản đối đi bầu vì như vậy là công nhận Nhà nước Kosovo. Serbia ủng hộ quyết định tẩy chay cuộc bầu cử này mà Belgrade cho là không dân chủ và không hợp pháp.


************
rfi.fr

Tổng thống Hàn Quốc thăm Mỹ nhằm tăng cường quan hệ song phương đối phó với Bắc Triều Tiên

Trần Công

MỸ - HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (P) cùng phu nhân Kim Keon Hee, lên đường đi Mỹ, sân bay quân sự Seoul ở Seongnam, Hàn Quốc, 24/04/2023.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (P) cùng phu nhân Kim Keon Hee, lên đường đi Mỹ, sân bay quân sự Seoul ở Seongnam, Hàn Quốc, 24/04/2023. © Lim Hun-jung / AP

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay, 24/04/2023, lên đường đi Washington mở chuyến viếng thăm Hoa Kỳ trong bối cảnh hai đồng minh tăng cường quan hệ trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. 

Từ Seoul, thông tín viên Trần Công tường trình :

«  Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của tổng thống Yoon Suk Yeol đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh Hàn - Mỹ và là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Hàn Quốc từ 12 năm qua. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng là lãnh đạo ngoại quốc thứ hai mở chuyến viếng thăm cấp nhà nước dưới thời chính quyền Joe Biden sau tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo lịch trình, tổng thống Hàn Quốc và Mỹ sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh vào ngày 26/04/2023. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng sẽ có bài phát biểu trước Quốc Hội lưỡng viện Hoa Kỳ.

Cuộc họp thượng đỉnh Hàn - Mỹ lần này sẽ đề cập đến việc tăng cường khả năng răn đe mở rộng với Bắc Triều Tiên, và bàn về khả năng Washington cung cấp vũ khí hạt nhân, nếu mối đe dọa hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên xảy ra. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thảo luận về an ninh kinh tế trong lĩnh vực chất bán dẫn cũng như trong các ngành công nghệ pin, ô tô điện và công nghệ sinh học. Tháp tùng tổng thống Yoon Suk Yeol trong chuyến đi lần này có 122 doanh nhân, trong đó có lãnh đạo các tập đoàn lớn như Samsung, SK, Hyundai, và nhiều tập đoàn khác.

Cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra trong bối cảnh quan hệ của liên minh Hàn-Mỹ đang vướng phải nhiều tranh cãi như việc Washington bị nghi nghe lén đồng minh cũng như việc Seoul vẫn để ngỏ vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraina ».


***********

Chiến sự ngày 424: Ukraine tới tả ngạn sông Dnipro; Wagner muốn dừng tiến công

Vi Trân

Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) của Mỹ trích dẫn các blogger quân sự Nga cho biết quân đội Ukraine đã thiết lập các vị trí ở phía đông (tả ngạn) sông Dnipro, gần thành phố Kherson. Ukraine giành lại thành phố Kherson ở hữu ngạn sông Dnipro vào cuối năm ngoái và lực lượng Nga rút qua bờ bên kia.

Việc xâm nhập khu vực nói trên có thể là bước đầu tiên hướng tới nỗ lực đánh bật quân Nga khỏi các vị trí mà họ đang sử dụng để pháo kích và bắn vào Kherson. Các cuộc tấn công qua bên kia sông cũng có thể báo hiệu cuộc phản công mùa xuân đã được dự kiến của Ukraine.

Xem nhanh: Ngày 423 chiến dịch, rộ chuyện xe tăng Nga; ô tô Trung Quốc gặp thời nhờ cấm vận phương Tây

Phát ngôn viên Natalia Humenyuk của quân đội Ukraine từ chối bình luận về thông tin lực lượng đã thiết lập vị trí ở bên kia sông Dnipro. Bà nói rằng chiến dịch quân sự cần được giữ bí mật và sẽ công bố thông tin khi được phép, theo CNN.

Chiến sự ngày 424: Ukraine tiến sang tả ngạn sông Dnipro; Wagner muốn dừng tiến công - Ảnh 1.

Pháo binh Ukraine gần Bakhmut ngày 22.4

AFP

Giới chức chính quyền và quân đội Ukraine trong vài tháng qua tuyên bố sẽ tấn công giành lại miền nam khi điều kiện sẵn sàng.

Phía Nga cũng chưa bình luận gì về thông tin nói trên. 

Trong một diễn biến khác, trang The Kyiv Independent ngày 23.4 đưa tin rằng ông Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga, đang kêu gọi Moscow tập trung vào việc giữ vững các tiền tuyến hiện tại, thay vì tìm cách tiến lên giành quyền kiểm soát thêm.

Tình báo Mỹ từ tháng 1 đã nhận định khó giữ Bakhmut, Ukraine nên rút quân

Ông Prigozhin không phải muốn Nga kết thúc chiến sự và đàm phán với Ukraine như một số nguồn tin Nga và phương Tây tiết lộ, mà đề xuất của ông nhằm đề phòng cuộc phản công mà Kyiv đang chuẩn bị.

Mỹ không cấp visa cho phóng viên, Nga tuyên bố sẽ 'không quên'

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 23.4 cho biết Mỹ đã không cấp visa (thị thực) cho các nhà báo tháp tùng Ngoại trưởng Sergei Lavrov đến New York để dự cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nga tiếp nhận vị trí chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong tháng 4. Trong thời gian này, Ngoại trưởng Lavrov sẽ chủ trì các cuộc họp, sắp tới là ngày 24 và 25.4.

"Chúng tôi sẽ không quên, không tha thứ cho việc này. Nước tự nhận mình là mạnh nhất, thông minh nhất, tự do nhất và công bằng nhất đã phát hoảng và thực hiện một điều ngớ ngẩn", ông Lavrov nói.

Mỹ cảnh báo Nga không tiếp cận "công nghệ hạt nhân nhạy cảm" trong nhà máy Zaporizhzhia

Hãng TASS dẫn lời các nhà báo Nga cho biết đại sứ quán Mỹ tại Moscow vẫn chưa trả hộ chiếu lại cho họ. Một nguồn ngoại giao Nga cảnh báo rằng các nhà báo Mỹ cũng có thể sẽ phải đối diện với động thái tương tự từ Nga sau vụ việc lần này. Trong khi đó, nghị sĩ Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban quốc tế của Duma Quốc gia (hạ viện Nga) tuyên bố vụ việc này là lý do để dời trụ sở Liên Hiệp Quốc sang một nước khác.

Phía Mỹ chưa bình luận gì về vụ việc.

Đại sứ Trung Quốc gây tranh cãi vì phát ngôn

Estonia, Latvia và Lithuania (Litva) đã yêu cầu lời giải thích từ Bắc Kinh, sau khi một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đặt câu hỏi về chủ quyền của các quốc gia từng thuộc Liên Xô.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài TF1 của Pháp phát sóng ngày 21.4, Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã cho rằng các nước cộng hòa nằm trong Liên Xô cũ "không có tư cách, tư cách có hiệu lực trong luật pháp quốc tế, bởi vì không có thỏa thuận quốc tế nào để cụ thể hóa tư cách quốc gia có chủ quyền của họ".

Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Đại sứ Lư đã trả lời quanh co khi được hỏi liệu Crimea có phải là một phần của Ukraine hay không. "Điều đó phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề", ông Lư nói. Khi bị nhà báo Darius Rochebin của đài TF1 tiếp tục vặn hỏi, đại sứ Trung Quốc nói vấn đề "không đơn giản như vậy" và Crimea "ngay từ đầu đã thuộc về Nga".

Ukraine, một nước cũng từng thuộc Liên Xô, cũng đã phản ứng về phát ngôn của đại sứ Trung Quốc. Cố vấn tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak nói rằng tư cách của các nước từng thuộc Liên Xô "được ấn định trong luật quốc tế". "Thật lạ lùng khi nghe một phiên bản vô lý về 'lịch sử của Crimea' từ đại diện của một nước quá thận trọng về lịch sử hàng ngàn năm của họ", ông Podolyak nói, ám chỉ Trung Quốc.

Cao ủy phụ trách đối ngoại Josep Borrell của Liên minh châu Âu (EU) ngày 23.4 cho rằng bình luận của đại sứ Lư là "không thể chấp nhận" và EU mong đó không phải là chính sách chính thức của Trung Quốc, theo AFP.


***********
voatiengviet.com

Cựu Tổng thống Nga: Moscow sẽ hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc nếu G7 cấm xuất khẩu

Reuters

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev hôm Chủ nhật nói rằng nếu G7 cấm xuất khẩu sang Nga thì Moscow sẽ đáp trả bằng cách chấm dứt thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen, vốn cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin tuần trước, trích dẫn các nguồn tin chính phủ Nhật Bản, rằng các quốc gia thuộc Nhóm G7 đang xem xét lệnh cấm xuất khẩu gần như hoàn toàn sang Nga. Nga đã nhiều lần đe dọa hủy bỏ việc tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc, vốn sẽ hết hạn vào ngày 18/5.

G7 được cho là đang thảo luận về việc đảo ngược cách tiếp cận trừng phạt của mình để hàng xuất khẩu sang Nga sẽ tự động bị cấm trừ khi chúng có trong danh sách các sản phẩm được phép vận chuyển đến nước này. Theo khuôn khổ hiện tại, hàng hóa được phép bán sang Nga trừ khi chúng được đưa hẳn vào danh sách đen.

Ông Medvedev, một đồng minh lâu năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin, là phó chủ tịch của ông Putin tại Hội đồng An ninh có ảnh hưởng và đứng đầu một ủy ban chính phủ về sản xuất vũ khí cho cuộc chiến ở Ukraine.

Moscow đã nhiều lần phản đối các điều khoản của thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen – vốn là bước đột phá ngoại giao quan trọng duy nhất trong cuộc xung đột kéo dài 14 tháng ở Ukraine.

Nga cho biết sẽ rút khỏi sáng kiến này trước hạn chót là ngày 18 tháng 5 nếu phương Tây không dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga.

Trong một thông cáo, các bộ trưởng nông nghiệp của nhóm G7 hôm Chủ nhật kêu gọi "gia hạn, thực hiện đầy đủ và mở rộng" thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.


************
voatiengviet.com

Ký giả tường thuật cho Ban tiếng Azerbaijan của đài VOA bị thương ở Ukraine

VOA News

Hai ký giả thuật cho Ban tiếng Azerbaijan của VOA, Idrak Jamalbeyli và Seymur Shikhaliyev, đã bị trúng mảnh đạn hôm thứ Bảy vì bẫy mìn do binh lính Nga để lại phát nổ trong khi họ đưa tin trong chiến hào mà Nga từng đào gần làng Myrne ở vùng Mykolaiv của Ukraine.

Các tình nguyện viên Ukraine đang chỉ cho ký giả Jamalbeyli và Shikhaliyev các chiến hào rộng lớn do quân đội Nga đào trong khu vực thì vụ nổ xảy ra do một bẫy mìn mà những người lính Nga đã rời đi để lại.

Jamalbeyli bị thương bởi một mảnh đạn ở một chân, và một cánh tay của Shikhaliyev cũng bị trúng mảnh đạn.

Cả hai đều đang hồi phục và họ không bị thương nặng.

Một trong những tình nguyện viên Ukraine cũng bị thương nhẹ trên mặt.


************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 424, 23-04-2023


cau_31 

1. Quân Ukraina đã bất ngờ vượt sông Dnipr và chiếm được làng Dachy ở bờ đông, ngay cạnh thành phố Kherson, khiến quân Nga phải rút lui về bờ đông sông Konka, một nhánh nhỏ của sông Dnipr ở cạnh đó. Trạm tiền tiêu đã được thiết lập.

Có cả phim cho thấy xuồng máy của Ukraina cập cảng và lính Ukraina đổ bộ:

Tuy nhiên, mọi vui mừng vẫn có thể là quá sớm, khi đây chỉ là "vùng đệm” giữa hai bên trong thời gian qua, quân Nga cũng không lập trận địa cố thủ kiên cố tại khu vực này.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công nhận thông tin:

Các vị trí mà quân Ukraina đang đóng giữ ở bờ đông sông Dnipr:

Trận địa kiên cố đầu tiên của quân Nga là ở Olesky, thị trấn nằm cách Kherson 5 km, nơi Nga đã chuẩn bị cả một hệ thống công sự phòng thủ kiên cố. Quân Nga vẫn đang trấn giữ khu vực này.

Chiến sự bắt đầu diễn ra tại đây. Nguồn Pháp cũng khẳng định thông tin:

Phía Ukraina không đưa ra bất cứ bình luận gì, thậm chí còn đề nghị truyền thông kiên nhẫn và đưa tin chậm để bảo đảm an toàn cho những người lính đang chiến đấu:

Trước đó, quân Nga đã phá nát cầu Antonovsky khi tháo chạy khỏi Kherson. Đồng thời cho biết: quân Ukraina đã bắn 60 quả đạn pháo vào Nova Kakhovka gần đó, là trọng trấn chính của phía Nga tại chiến trường này.

Đáp lại, quân Nga pháo kích vào những làng mạc dọc theo bờ tây sông Dnipr:

Liên tiếp tấn công hơn 30 ngôi làng:

Phía Nga ráo riết gài mìn, xây dựng các công trình phòng thủ trên toàn tỉnh Zaporizhzhia:

Drone Ukraina thả lựu đạn đúng vào chỗ chứa đạn của Nga:

Nga sử dụng đạn nhiệt áp TOS-2 Tosochka bắn trả:

2. Phía Nga đang bắt cả sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hay cao đẳng phải nhập ngũ, ngay cả ở các trường danh giá như Đại học Moscow.

Bộ Quốc phòng Anh đã công nhận thông tin là "Putin sẽ tuyển thêm 400.000 lính nữa” chứ không phải 147.000 nghĩa vụ quân sự như tuyên bố ban đầu.

Ngay cả những người nước ngoài mang quốc tịch Uzbekistan cũng bị gọi đi lính:

3. Quân Nga tổ chức 2 cuộc phản công ở chiến trường Svatove-Kreminna, 1 theo hướng Kupyansk, 1 vào làng Bilohorivka nhưng không thu được kết quả:

Phim từ phía Nga:

Trên thực tế, không có gì thay đổi nhiều trên chiến trường này trong vài tháng qua:

4. Phim trực tiếp từ sở chỉ huy Ukraina ở Bakhmut, cho thấy thành phố tan nát như trong một bộ phim về ngày tận thế:

Con đường tiếp tế cho Bakhmut tuy lầy lội nhưng vẫn thông suốt:

Region drogi 00506 do Bachmutu oraz ataki artylerii i dronów na pozycje rosyjskie. Można zauważyć sporo ciał zabitych żołnierzy. Obecnie siły UA miały odrzucić wojska rosyjskie od drogi na około 800 metrów. pic.twitter.com/U0av1fFgMm

— Artur Micek (@Artur_Micek) April 23, 2023

Phía Nga cho rằng quân Ukraina đã rời khỏi khu vực trung tâm Bakhmut, cố thủ ở quận phía tây:

…dọc theo khu vực đường tàu hỏa. Nhưng như vậy, phim của Nga hôm qua khoe rằng: đã chiếm được nhà ga xa lửa Bakhmut có thể là quá sớm. Nguồn khác của Nga cũng cho rằng "vẫn đang chiến đấu xung quanh khu vực nhà ga”.

Nhưng chính các nguồn Nga lại mâu thuẫn với nhau:

Chiến sự vẫn tiếp tục, hai bên giành nhau từng tòa nhà:

Những người lính Ukraina bị thương tại bệnh viện dã chiến bên trong Bakhmut:

5. Quân Nga liên tục phản công ở Avdiivka, phía nam Bakhmut, với hy vọng chiếm lại được vị trí đã mất:

ISW cho rằng chiến sự ở đây đang ác liệt hơn cả ở Bakhmut:

Tổng kết tình hình chiến sự quanh Avdiivka 6 tháng qua:

Ngay cả nguồn Nga cũng công nhận là đang "mắc kẹt” tại khu vực này:

Phim từ phía Nga:

Xe tăng Nga trúng tên lửa:

Pháo binh Ukraina bắn trúng lính Nga:

6. Đã có phim quay trực tiếp cảnh máy bay Su-34 của Nga ném nhầm 2 quả bom xuống thành phố Belgorod của Nga. May cho dân thường là một quả đã không nổ.

Quite a couple of days in the Russian city of Belgorod. First a Su-34 fighter jet accidentally bombs the city (see video). Now 3000 residents are being evacuated from their homes after another “aircraft bomb” (this one unexploded) is discovered in the same area. pic.twitter.com/E6SfcoQxqp

— Steve Rosenberg (@BBCSteveR) April 22, 2023

7. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, các chỉ huy Nga đang cố gắng thuyết phục Putin ngừng mọi cuộc tấn công để tập trung vào phòng thủ, thậm chí vì việc đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Shoigu và chỉ huy trưởng Wagner Pigozhin đã "làm lành” với nhau. Nhưng Putin không đồng ý và muốn quân đội tiếp tục phải tấn công.

8. Trước ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ý Guido Crosetto, rằng Ukraina nên có một cuộc đàm phán với Nga với sự trung gian của Trung Quốc, thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Ukraina Oleksy Danilov trả lời: "Mục tiêu của kẻ xâm lược là phá hủy toàn bộ Ukraina, thế nên mọi đàm phán hòa bình lúc này chỉ có lợi cho Nga. Không cần phải đàm phán gì cả, hay đưa cho chúng tôi thật nhiều vũ khí. Vũ khí là thứ trung gian tốt nhất mà phía Nga có thể hiểu được, để mà đối thoại”, thể hiện quyết tâm chiến đấu tới cùng của phía Ukraina.

Mọi thứ đang bắt đầu, Ukraina cố gắng lên.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 23.04.2023


***********

Tin tức thế giới 24-4: Người nước ngoài tháo chạy khỏi Sudan; 16 người Việt kịp rời đi


Tin tức thế giới 24-4: Người nước ngoài tháo chạy khỏi Sudan; 16 người Việt kịp rời đi - Ảnh 1.

Người dân Jordan ở Sudan sau khi được sơ tán về nước - Ảnh: REUTERS

* Các nước liên tục sơ tán công dân khỏi Sudan

Các lực lượng vũ trang của Mỹ và Anh trước đó đã sơ tán nhân viên đại sứ quán khỏi Sudan. Thủ tướng Justin Trudeau cho biết Canada cũng đã rút các nhà ngoại giao của mình và đang cố gắng hỗ trợ nhân viên địa phương.

Một số quốc gia khác cũng gấp rút đưa công dân của họ đến nơi an toàn khi các phe phái quân sự đối địch giao tranh dữ dội ở thủ đô Khartoum của Sudan ngày 23-4. 

Ai Cập, Ấn Độ, Nigeria và Libya nằm trong số các nước cho biết đang làm việc để đưa người dân của họ về nước.

Tây Ban Nha đã sơ tán nhân viên ngoại giao và công dân cũng như các công dân EU và khối Mỹ Latin khác khỏi Sudan, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cho biết ngày 23-4.

Cuộc giao tranh nổ ra cách đây 8 ngày giữa quân đội và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo, giết chết 420 người và khiến hàng triệu người Sudan mắc kẹt không được tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

Một số công dân nước ngoài bị thương, trong đó có một người Pháp khi đoàn xe sơ tán của nước này bị tấn công. Hiện các bên ở Sudan đang đổ lỗi cho nhau.

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21-4, 16 thuyền viên Việt Nam trên một con tàu ở Sudan đã rời khỏi nước này. Hiện chỉ còn một công dân mang hai quốc tịch Việt Nam - Úc đang ở thủ đô Khartoum.

* Căng thẳng lại bùng lên giữa hai nước thuộc Liên Xô (cũ)

Ngày 23-4, Azerbaijan thông báo đã thiết lập một trạm kiểm soát trên tuyến đường bộ duy nhất đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh

Chính quyền Azerbaijan bình luận chốt tại cầu Hakari là "cần thiết" để chống lại việc Armenia sử dụng con đường này vận chuyển vũ khí.

Armenia lập tức phản đối, cho rằng đây là hành vi vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn năm 2020. Armenia cũng yêu cầu Nga đứng ra phân xử, với tư cách là bên làm trung gian hòa giải giữa hai nước.

Chính phủ Mỹ cũng cho biết họ "quan ngại sâu sắc" về việc Azerbaijan thiết lập trạm kiểm soát, cho rằng điều đó làm suy yếu các nỗ lực hướng tới hòa bình trong khu vực.

Nagorno-Karabakh được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng 120.000 cư dân của nó chủ yếu là người dân tộc Armenia và đã tách khỏi Azerbaijan trong một cuộc chiến vào đầu những năm 1990.

Tin tức thế giới 24-4: Người nước ngoài tháo chạy khỏi Sudan; 16 người Việt kịp rời đi - Ảnh 4.

Bản đồ địa lý Armenia, Azerbaijan và khu vực Nagorno-Karabakh

* Mỹ mặc cả với Hàn Quốc về lệnh cấm chip của Trung Quốc

Theo tờ Financial Times, Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc thúc giục các nhà sản xuất chip của nước này, trong đó có Samsung, không lấp đầy bất kỳ khoảng trống thị trường nào ở Trung Quốc nếu Bắc Kinh cấm nhà sản xuất chip bộ nhớ Micron của Mỹ.

Cơ quan quản lý không gian mạng của Trung Quốc trước đó thông báo sẽ tiến hành đánh giá an ninh mạng đối với các sản phẩm do Micron bán trong nước. 

Đáp lại, Micron nói rằng họ đang hợp tác với Chính phủ Trung Quốc và hoạt động của họ ở Trung Quốc là bình thường.

Thông tin được hé lộ ngay trước thềm chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.

* Giáo hoàng Francis muốn về thăm quê sau 10 năm

Trong cuộc phỏng vấn với tờ La Nacion của Argentina, Giáo hoàng Francis đã chia sẻ về cảm xúc nhung nhớ quê hương và tiết lộ dự định về thăm vào năm 2024. 

Giáo hoàng đã không về thăm quê hương Argentina kể từ khi ông đến Vatican một thập kỷ trước.

* Đoàn di cư gây áp lực để vào Mỹ

Hàng ngàn người di cư, trong đó đa số là từ khu vực Mỹ Latin và một số nước châu Á, đã lên kế hoạch kéo về thủ đô Mexico City của Mexcio để gây áp lực lên cả Mỹ và Mexico tiếp nhận họ tị nạn.

Những người này đã bị mắc kẹt suốt nhiều tháng tại thành phố Tapachula của Mexico giáp biên giới Guatemala. 

Chạy trốn bạo lực và nghèo đói ở Trung Mỹ, hàng ngàn người di cư cùng nhau đi bộ để đến Mexico mỗi năm. Họ băng qua một số bang với hy vọng tìm được con đường hợp pháp vào Mỹ.

Những nồi cơm cứu đói

goc-anh-24-4-16822920774572120201496

Các tình nguyện viên của một tổ chức phi chính phủ ở Cape Town, Nam Phi chuẩn bị 181 nồi thức ăn dành cho các hộ gia đình kém may mắn, nhân dịp kết thúc tháng Ramadan của người Hồi giáo hôm 21-4. (Ảnh: REUTERS)


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn