Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 23 -04 -2022

Chủ Nhật, 23 Tháng Tư 20231:14 CH(Xem: 4190)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 23 -04 -2022


HoaLuc 8

**************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 424, 23-04-2023


cau_31 

1. Quân Ukraina đã bất ngờ vượt sông Dnipr và chiếm được làng Dachy ở bờ đông, ngay cạnh thành phố Kherson, khiến quân Nga phải rút lui về bờ đông sông Konka, một nhánh nhỏ của sông Dnipr ở cạnh đó. Trạm tiền tiêu đã được thiết lập.

Có cả phim cho thấy xuồng máy của Ukraina cập cảng và lính Ukraina đổ bộ:

Tuy nhiên, mọi vui mừng vẫn có thể là quá sớm, khi đây chỉ là "vùng đệm” giữa hai bên trong thời gian qua, quân Nga cũng không lập trận địa cố thủ kiên cố tại khu vực này.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công nhận thông tin:

Các vị trí mà quân Ukraina đang đóng giữ ở bờ đông sông Dnipr:

Trận địa kiên cố đầu tiên của quân Nga là ở Olesky, thị trấn nằm cách Kherson 5 km, nơi Nga đã chuẩn bị cả một hệ thống công sự phòng thủ kiên cố. Quân Nga vẫn đang trấn giữ khu vực này.

Chiến sự bắt đầu diễn ra tại đây. Nguồn Pháp cũng khẳng định thông tin:

Phía Ukraina không đưa ra bất cứ bình luận gì, thậm chí còn đề nghị truyền thông kiên nhẫn và đưa tin chậm để bảo đảm an toàn cho những người lính đang chiến đấu:

Trước đó, quân Nga đã phá nát cầu Antonovsky khi tháo chạy khỏi Kherson. Đồng thời cho biết: quân Ukraina đã bắn 60 quả đạn pháo vào Nova Kakhovka gần đó, là trọng trấn chính của phía Nga tại chiến trường này.

Đáp lại, quân Nga pháo kích vào những làng mạc dọc theo bờ tây sông Dnipr:

Liên tiếp tấn công hơn 30 ngôi làng:

Phía Nga ráo riết gài mìn, xây dựng các công trình phòng thủ trên toàn tỉnh Zaporizhzhia:

Drone Ukraina thả lựu đạn đúng vào chỗ chứa đạn của Nga:

Nga sử dụng đạn nhiệt áp TOS-2 Tosochka bắn trả:

2. Phía Nga đang bắt cả sinh viên vừa tốt nghiệp đại học hay cao đẳng phải nhập ngũ, ngay cả ở các trường danh giá như Đại học Moscow.

Bộ Quốc phòng Anh đã công nhận thông tin là "Putin sẽ tuyển thêm 400.000 lính nữa” chứ không phải 147.000 nghĩa vụ quân sự như tuyên bố ban đầu.

Ngay cả những người nước ngoài mang quốc tịch Uzbekistan cũng bị gọi đi lính:

3. Quân Nga tổ chức 2 cuộc phản công ở chiến trường Svatove-Kreminna, 1 theo hướng Kupyansk, 1 vào làng Bilohorivka nhưng không thu được kết quả:

Phim từ phía Nga:

Trên thực tế, không có gì thay đổi nhiều trên chiến trường này trong vài tháng qua:

4. Phim trực tiếp từ sở chỉ huy Ukraina ở Bakhmut, cho thấy thành phố tan nát như trong một bộ phim về ngày tận thế:

Con đường tiếp tế cho Bakhmut tuy lầy lội nhưng vẫn thông suốt:

Region drogi 00506 do Bachmutu oraz ataki artylerii i dronów na pozycje rosyjskie. Można zauważyć sporo ciał zabitych żołnierzy. Obecnie siły UA miały odrzucić wojska rosyjskie od drogi na około 800 metrów. pic.twitter.com/U0av1fFgMm

— Artur Micek (@Artur_Micek) April 23, 2023

Phía Nga cho rằng quân Ukraina đã rời khỏi khu vực trung tâm Bakhmut, cố thủ ở quận phía tây:

…dọc theo khu vực đường tàu hỏa. Nhưng như vậy, phim của Nga hôm qua khoe rằng: đã chiếm được nhà ga xa lửa Bakhmut có thể là quá sớm. Nguồn khác của Nga cũng cho rằng "vẫn đang chiến đấu xung quanh khu vực nhà ga”.

Nhưng chính các nguồn Nga lại mâu thuẫn với nhau:

Chiến sự vẫn tiếp tục, hai bên giành nhau từng tòa nhà:

Những người lính Ukraina bị thương tại bệnh viện dã chiến bên trong Bakhmut:

5. Quân Nga liên tục phản công ở Avdiivka, phía nam Bakhmut, với hy vọng chiếm lại được vị trí đã mất:

ISW cho rằng chiến sự ở đây đang ác liệt hơn cả ở Bakhmut:

Tổng kết tình hình chiến sự quanh Avdiivka 6 tháng qua:

Ngay cả nguồn Nga cũng công nhận là đang "mắc kẹt” tại khu vực này:

Phim từ phía Nga:

Xe tăng Nga trúng tên lửa:

Pháo binh Ukraina bắn trúng lính Nga:

6. Đã có phim quay trực tiếp cảnh máy bay Su-34 của Nga ném nhầm 2 quả bom xuống thành phố Belgorod của Nga. May cho dân thường là một quả đã không nổ.

Quite a couple of days in the Russian city of Belgorod. First a Su-34 fighter jet accidentally bombs the city (see video). Now 3000 residents are being evacuated from their homes after another “aircraft bomb” (this one unexploded) is discovered in the same area. pic.twitter.com/E6SfcoQxqp

— Steve Rosenberg (@BBCSteveR) April 22, 2023

7. Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW, các chỉ huy Nga đang cố gắng thuyết phục Putin ngừng mọi cuộc tấn công để tập trung vào phòng thủ, thậm chí vì việc đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Shoigu và chỉ huy trưởng Wagner Pigozhin đã "làm lành” với nhau. Nhưng Putin không đồng ý và muốn quân đội tiếp tục phải tấn công.

8. Trước ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ý Guido Crosetto, rằng Ukraina nên có một cuộc đàm phán với Nga với sự trung gian của Trung Quốc, thư ký Ủy ban An ninh Quốc gia Ukraina Oleksy Danilov trả lời: "Mục tiêu của kẻ xâm lược là phá hủy toàn bộ Ukraina, thế nên mọi đàm phán hòa bình lúc này chỉ có lợi cho Nga. Không cần phải đàm phán gì cả, hay đưa cho chúng tôi thật nhiều vũ khí. Vũ khí là thứ trung gian tốt nhất mà phía Nga có thể hiểu được, để mà đối thoại”, thể hiện quyết tâm chiến đấu tới cùng của phía Ukraina.

Mọi thứ đang bắt đầu, Ukraina cố gắng lên.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 23.04.2023


*************

Ukraina : Tổng thống Zelensky ban hành đạo luật xóa dấu tích Nga khỏi nơi công cộng

RFI

Tối 21/04/2023, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã ký ban hành đạo luật cấm các tên các danh nhân hay sự kiện liên quan đến lịch sử Nga xuất hiện tại các nơi công cộng của Ukraina. Đây là một bước trong tiến trình phi địa danh Nga ở Ukraina, đã khá phổ biến từ sau cuộc cách mạng Cam 2014 và được thúc đẩy mạnh từ khi Nga phát động cuộc xâm lược Ukraina hồi tháng 2/2022.

Thông tín viên Stéphane Siohan tại Kiev tường trình :

Từ đầu cuộc chiến tranh trên quy mô lớn, nhiều tượng đài tưởng niệm các danh nhân Nga như nữ hoàng Catherine II ở Odessa, đã bị tháo dỡ và nhiều đường phố cũng bị đặt lại tên. Nhưng cho đến nay, các sáng kiến như vậy vẫn do chính quyền địa phương và hội đồng nhân dân quyết định.

Từ giờ trở đi, việc loại bỏ tên địa danh có gốc gác Nga là một chính sách của Nhà nước Ukraina.

Luật mới cấm các tên gọi hay các danh hiệu mang biểu tượng nước Nga như các địa điểm, thành phố, mốc thời gian hay các sự kiện lịch sử hoặc các danh nhân văn hóa...Cơ quan lập pháp chỉ được làm việc này theo đòi hỏi của nhân dân.

Hồi tháng Giêng năm nay, một kiến nghị của công dân đã thu thập được hơn 100 nghìn chữ ký đòi đặt lại tên quảng trường Lev Tolstoy,  một trong số các quảng trường chính ở thủ đô Kiev, thành quảng trường các « Anh Hùng Ukraina ».

Sắp tới, trạm tàu điện ngầm «  tình hữu nghị các dân tộc », một dấu tích khẩu hiệu tuyên truyền thời Liên Xô sẽ được đặt lại tên gốc theo khu phố.

Đạo luật do tổng thống Volodymyr Zelensky ký ban hành hôm qua sẽ có hiệu lực trong 3 tháng nữa. Cũng cần phải nhắc lại, tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của chính ông Zelensky. Sau đó các hội đoàn sẽ có 6 tháng để giải tỏa khỏi các nơi công cộng những biểu tượng Nga.


*************
rfi.fr

Mỹ, Pháp sơ tán nhân viên ngoại giao và kiều dân khỏi Sudan

Thanh Hà

PHÁP - MỸ - SUDAN

Đăng ngày:

Hình minh họa: Cột khói bốc lên tại sân bay quốc tế của thủ đô Khartoum, do giao tranh giữa các phe tại Sudan, ngày 20/04/2023.
Hình minh họa: Cột khói bốc lên tại sân bay quốc tế của thủ đô Khartoum, do giao tranh giữa các phe tại Sudan, ngày 20/04/2023. © AFP

Nội chiến tại Sudan-châu Phi bước sang tuần lễ thứ nhì, làm hơn 420 người chết, 3.700 người bị thương. Paris ngày 23/04/2023 thông báo khởi động chiến dịch sơ tán cấp tốc các công dân Pháp và nhân viên ngoại giao. Sứ quán Mỹ tại thủ đô Khartoum « tạm ngừng hoạt động », tổng thống Biden ra lệnh cho quân đội đưa nhân viên tòa đại sứ đến những nơi an toàn.

Theo một số nguồn tin thông thạo được AFP trích dẫn, bộ Ngoại Giao Pháp đã « khởi động » chiến dịch sơ tán các công dân và « nhân viên ngoại giao của Pháp và cả của một số quốc gia đối tác đồng minh ». Paris được cả hai lực lượng của quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự bảo đảm an toàn cho chiến dịch « sơ tán khoảng 250 công dân Pháp khỏi Sudan »

Từ ngày 1504/2023 Sudan lâm vào một cuộc nội chiến giữa một bên là quân đội chính quy do tướng Abdel Fattha Al Burhane chỉ huy và bên kia là lực lượng bán quân sự FSR do tướng Mohammet Hamdan Daglo –biệt danh Hemedti lãnh đạo. Hemedti từng là nhân vật số hai của tướng Burhane.

Tại Washington tổng thống Joe Biden hôm qua 22/04/2023 đã « yêu cầu quân đội mở chiến dịch sơ tán nhân viên của chính phủ Mỹ khỏi Khartoum ». Theo lời một quan chức cao cấp của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, « chưa đầy 100 » nhân viên ngoại giao, Mỹ tại Sudan đã được « chuyển đi bằng trực thăng ». Tuy nhiên trước mắt Washington chưa tính đến khả năng sơ tán « hàng trăm công dân Hoa Kỳ đang sống tại Sudan ».

Hãng  tin AP ghi nhận sáng Chủ Nhật 23/04/2023, ít nhất trong khoảng một giờ đồng hồ nhiều chuyến trực thăng của đặc nhiệm Hoa Kỳ đưa nhân viên tòa đại sứ Mỹ ra khỏi thủ đô Khartoum. Washington huy động 100 quân nhân và ba trực thăng loại MH-47 trong đợt sơ tán lần này. Nhân viên ngoại giao Mỹ được đưa đến Ethiopia. Từ nhiều ngày qua, Lầu Năm Góc đã điều một số quân nhân đến Djibouti để chuẩn bị cho chiến dịch nói trên. Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ và lãnh đạo lực lượng quân sự của Mỹ tại Châu Phi duy trì liên lạc với cả hai phe của tướng Burhane và Hemedti trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch sơ tán các công dân Mỹ trong những giờ qua. Washington tuy tiên bác bỏ tin là đã được lực lượng bán quân sự do tướng Hemedti lãnh đạo « hỗ trợ » nhằm đưa nhân viên sứ quán Hoa Kỳ đến một nơi an toàn.

Xung đột vẫn diễn ra khốc liệt tại thủ đô của Sudan hôm nay. 5 triệu dân ở Khartoum bị mất điện, mất nước từ nhiều ngày qua. Hệ thống điện thoại và internet thường xuyên bị đứt quãng. Dân chúng bắt đầu thiếu lương thực. Tình hình có nguy cơ xấu đi thêm một khi mà các công dân nước ngoài rời khỏi thành phố này. Tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới báo động « tình hình tại chỗ là một tai họa »
************
rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

QUỐC TẾ - TIN VẮN

Đăng ngày:

Tin tổng hợp.
Tin tổng hợp. © RFI

( AFP ) - Việt Nam bị tố cáo bắt cóc một blogger ở Thái Lan. Hôm nay, 21/04/2023, tổ chức nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch tố cáo Việt Nam đã bắt cóc ở Thái Lan một blogger chỉ trích chế độ Hà Nội. Ông Thái Văn Đường đã trốn qua Thái Lan vào năm 2019 để tránh bị chính quyền Việt Nam bắt giữ và đang được hưởng quy chế tị nạn tại đây. Nhưng vào tuần trước blogger này đã mất tích. 

( AFP ) - Chiến sự tiếp diễn ở Sudan. Hôm nay, 21/04/2023, các trận giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn ở Sudan giữa quân đội chính quy và lực lượng bán quân sự, mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi ngưng bắn nhân ngày lễ kết thúc tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Chiến sự bắt đầu từ ngày 15/04 cho đến nay đã khiến hơn 400 người chết và hơn 3.500 người bị thương. Hoa Kỳ vừa thông báo triển khai binh lính đến vùng này để nếu cần sẽ di tản nhân viên sứ quán Mỹ ở Khartoum. Hàn Quốc và Nhật Bản hôm nay cũng thông báo điều máy bay quân sự đến Sudan để di tản các công dân của họ.

( AFP ) - Singapore xử tử một người vì tội buôn bán cần sa. Một công dân Singapore sẽ bị xử tử bằng cách treo cổ vào thứ tư tuần tới, 26/04, chỉ vì tội tham gia mưu toan buôn bán 1kg cần sa. Thông báo này đã được gởi đến gia đình tử tù và được các tổ chức nhân quyền đăng trên các mạng xã hội hôm nay. Ân Xá Quốc Tế đã lên án quyết định “cực kỳ tàn nhẫn” này. Singapore hiện là một trong những quốc gia có luật chống ma túy khắt khe nhất, chỉ cần buôn bán nữa ký cần sa là có thể lãnh án tử hình. 

(AFP) - Bắc Triều Tiên bác bỏ kêu gọi của nhóm G7 về phi hạt nhân hóa. Hôm nay, 21/04/2023, Bắc Triều Tiên đã bác bỏ lời kêu gọi của các ngoại trưởng nhóm G7 không tiến hành thêm các vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo mới. Ngoại trưởng Choe Son Hui nhắc lại quy chế cường quốc hạt nhân là “vĩnh viễn và không thể đảo ngược”. 

(AFP) - Nhật Bản công bố bản án đầu tiên trong vụ bê bối tham nhũng lớn của Thế Vận Hội Tokyo 2020. Cựu chủ tịch 84 tuổi của công ty Nhật Bản Aoki Holdings tài trợ cho Thế Vận Hội Olympic Tokyo 2020 vào hôm nay 21/04/2023 đã bị tuyên án 30 tháng tù treo về tội hối lộ để được chọn làm đối tác chính thức của Olympic Tokyo. Đây là bản án đầu tiên được tuyên bố trong vụ án tham nhũng cực lớn liên quan đến sự kiện này, dính líu đến nhiều công ty Nhật Bản. Vụ việc thậm chí còn ảnh hưởng đến đơn của thành phố Sapporo (miền bắc Nhật Bản) xin đăng cai tổ chức Thế Vận Hội mùa đông 2030.

(AFP) - Brazil sắp trở thành nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Sản lượng ngô tại Brazil dự kiến ​​năm 2023 này sẽ đạt 124,9 triệu tấn (tăng 10,4% so với năm ngoái), một kỷ lục sẽ đưa nước này vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia xuất khẩu ngô hàng đầu thế giới, một vị trí mà Brazil chỉ đạt được duy nhất một lần trước đây vào năm 2013. Sản lượng. Theo bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, Brazil có thể xuất khẩu 52 triệu tấn ngô trong năm nay, tăng mạnh so với mức 31,9 triệu tấn vào năm 2022, và soán ngôi Hoa Kỳ, quốc gia có xuất khẩu dự kiến ​​là 49 triệu tấn.

(AFP) - Chiến đấu cơ Nga để “rơi” bom đạn xuống thành phố Belgorod sát Ukraina làm 2 người bị thương. Theo Bộ Quốc Phòng Nga, một chiến đấu cơ Su-34 của Quân Đội Nga khi bay qua Belgorod vào ngày 20/04/2023, đã bất ngờ để đạn rơi xuống dưới. Chính quyền Thành phố cho biết một vụ nổ dữ dội đã xẩy ra, để lại một hố sâu lớn và làm 2 thường dân bị thương. Các hãng thông tấn Nga cho biết thêm rằng vụ việc xảy ra lúc 10:15 tối giờ địa phương.

(JDD) - Pháp: Một nhóm dân biểu độc lập đệ trình dự luật hủy bỏ luật cải cách hưu trí. Nhóm dân biểu độc lập LIOT ((Libertés, Indépendants, Outre-mer et territoires) trong Quốc Hội Pháp vào hôm qua, 19/04/2023, đã đệ trình một dự thảo luật nhằm mục đích rất đơn giản là hủy bỏ luật cải cách hưu trí mà tổng thống Pháp vừa ban hành. Nội dung dự luật khá ngắn gọn, chỉ bao gồm 2 điều khoản, nhưng sẽ lại làm rung chuyển Hạ Viện Pháp một lần nữa. 


***********

Ukraina « ngày dài nhất », cuộc phản công sẽ định hình lại châu Âu

Thụy My

The Economist nhận định « Cuộc phản công sắp tới của Ukraina có thể định hình quốc gia này và cả châu Âu ». Kết quả cuộc tổng tiến công mùa xuân của Ukraina có thể được quyết định trong 24 giờ đầu tiên, theo Courrier International. L’Express cho rằng sử sách sẽ ghi lại tên Vladimir Putin trong danh sách các nhà độc tài khát máu, và kẻ thừa kế của Stalin một ngày nào đó sẽ phải trả lời trước tòa án quốc tế : không thể dung thứ cho việc xâm lược một nước khác.

Thời cơ để Kiev phản công

Hàng vạn chiến sĩ Ukraina đang chuẩn bị vào chiến dịch : kiểm tra các trang bị, viết những lá thư có thể là cuối cùng…Người ta không thể biết được khi nào và ở đâu, nhưng Kiev sắp sửa tung ra đợt phản công đã lên kế hoạch từ lâu ; chống lại quân xâm lăng đã chiếm đóng bất hợp pháp gần 1/5 lãnh thổ và cướp đi rất nhiều sinh mạng. Có lẽ thời cơ chưa bao giờ thuận lợi cho Ukraina đến thế.

Quân địch đã yếu đi, trong hai tháng cố sức chiếm Bakhmut, mấy chục ngàn lính Nga đã bỏ mạng và đến nay Matxcơva vẫn chưa thay thế được. Vladimir Putin thông qua một luật mới để đưa đến nhiều bia đỡ đạn hơn, nhưng còn nhiều tháng nữa những tân binh kém may mắn của ông ta mới có thể xung trận. Kiev đã nhận được nhiều vũ khí theo tiêu chuẩn NATO : xe tăng, hỏa tiễn có độ chính xác cao, những khẩu pháo hỏa lực mạnh, hàng triệu viên đạn. Những chiến đấu cơ được gởi sang, nhưng chỉ từ Ba Lan và Slovakia.

Ukraina có thể làm gì để tận dụng lợi thế ? Theo The Economist, cần phải cố đánh gãy, hoặc ít nhất làm ngưng lưu thông trên chiếc cầu Kertch nối Crimée với Nga, niềm tự hào của Putin. Không còn cây cầu này, bán đảo bị Nga chiếm năm 2014 sẽ trở nên rất dễ tổn thương.

Tái chiếm Crimée để tạo lợi thế đàm phán

Chiến trường rất yên tĩnh trong 5 tháng qua, kể từ khi Kiev đẩy lùi quân Nga qua bên kia sông Dniepr ở Kherson tháng 11/2022. Đây là điều không tốt cho Kiev vì nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột đóng băng, trước một đường ranh đầy thách thức ở miền nam và miền đông. Bên cạnh đó còn mất hầu hết lối ra biển, vấn đề lớn cho một quốc gia lệ thuộc vào xuất khẩu. Tốt nhất là bước vào cuộc đàm phán trong tương lai với lợi thế về Crimée.

Tuy nhiên rủi ro cũng rất lớn. Kiev chỉ có một số ít hỏa tiễn địa-không để đối phó với các oanh tạc cơ Nga. Dọc theo hầu hết chiến tuyến, Matxcơva đã cho đào vô số chiến hào và bố trí những chướng ngại vật kiên cố loại được gọi là « răng rồng ». Lực lượng tấn công phải đông đảo hơn nhiều so với quân phòng thủ, và Ukraina chỉ có thể tập trung binh sĩ tại một số khu vực hạn chế. Dù có xuyên thủng được hàng phòng ngự của địch cũng phải rất thận trọng, kể cả nguy cơ bị bao vây. Tuần báo cho rằng Kiev và phương Tây cần chuẩn bị cho một kết quả khiêm tốn, thậm chí tệ hại. Ngay cả nếu phá vỡ được cầu Kertch, chưa chắc Putin chịu ngồi vào bàn thương lượng, ông ta hy vọng kéo dài cuộc chiến để các nước ủng hộ Ukraina phải chán nản.

Các đối tác của Kiev cũng không nên cho rằng cuộc phản công sắp tới sẽ là trận cuối cùng, mà cần hỗ trợ cho những đợt tấn công khác. Và để răn đe Putin, cũng phải làm cho ông ta hiểu rằng phương Tây sẽ còn hỗ trợ Kiev trong nhiều năm tới. Mỹ và Anh (kể cả Nga) đã cam kết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraina hồi năm 1994, nhưng lại chẳng làm gì cả khi Putin trắng trợn chiếm Crimée năm 2014. Những bảo đảm sắp tới phải rất thiết thực.

24 giờ đầu của chiến dịch : « Ngày dài nhất » cho Ukraina

Courrier International dịch bài viết của tạp chí Mỹ Foreign Policy nhận xét, kết quả cuộc tổng tiến công mùa xuân của Ukraina sẽ được quyết định trong 24 giờ đầu, có thể đánh dấu một bước ngoặt cho cuộc chiến. Đây sẽ là « ngày dài nhất » của quân đội Ukraina, như tên siêu phẩm nổi tiếng của Hollywood về cuộc đổ bộ lên Normandie. Giải pháp duy nhất để tránh một cuộc chiến tranh tiêu hao là đánh phủ đầu làm tê liệt đầu não địch, gieo rắc kinh hoàng khiến quân Nga tháo chạy. Bất ngờ chiến thuật, chỉ huy sát sao trên trận địa và tinh thần binh sĩ là những yếu tố sống còn trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu tiên.

Tờ báo thử đề nghị kịch bản : những đoàn xe thiết giáp Ukraina đột phá vào nhiều phòng tuyến Nga, nhanh chóng đánh tập hậu và đe dọa các sở chỉ huy, trung tâm tiếp liệu, gây hoảng loạn và làm tê liệt quân Nga. Đó là tình hình từng diễn ra trong đợt tấn công thần tốc ở Kharkiv tháng 9/2022. Lúc đó pháo được Ukraina dội ồ ạt, chỉ huy tan rã, viện binh Nga không kịp đến, chỉ trong 10 ngày Kiev tái chiếm được 6.000 kilomet vuông. Lần này Kiev cũng phải giấu thật kỹ ý đồ tấn công, bảo đảm rằng địa điểm được chọn có thể bị chọc thủng nhanh để thâm nhập sâu hơn, chiếm các trục đường quan trọng.

Xe tăng, Himars… bơm hơi để đánh lừa quân Nga

Chiến tranh còn là mưu mẹo. The Economist giải thích « Ukraina đã dùng xe tăng và những khẩu pháo giả để lừa địch như thế nào ». Từ đầu cuộc chiến cả hai bên đều vận dụng những thủ thuật để đánh lừa các phương tiện thám sát vốn ngày càng hiện đại hơn. Quân đội Nga nhiều lần loan báo đã phá hủy các khẩu pháo phản lực Himars có tầm bắn chính xác đến 100 kilomet do Mỹ viện trợ, còn Ukraina khẳng định loại vũ khí đáng sợ này vẫn nguyên vẹn. Dường như cả hai đều có lý, vì có cả một đội Himars giả làm bằng gỗ đặt trên xe tải.

Ngay từ Đệ nhất Thế chiến, khi những chiến xa bắt đầu xuất hiện, đã có những mô hình được căng trên khung gỗ để gây nhầm lẫn. Nhưng ngày nay với các drone và vệ tinh, cần phải tinh tế hơn. Tổ chức phi chính phủ Povernys Jyvym của Ukraina, có tên tiếng Anh là « Come Back Alive » (Trở về an toàn) từ 2018 đã cung cấp cho các chiến binh những vũ khí bơm hơi, loại dùng để tập trận. So với các khẩu pháo giả bằng gỗ phải dùng nhiều mảnh ghép lại và đặt trên xe tải, loại bằng nylon rất nhẹ, có thể đặt gọn trong một túi ba lô. Một kỹ sư làm việc cho công ty Inflatech của Cộng hòa Sec cho biết : « Chỉ cần gắn ống bơm vào là 10 phút sau đã có được một chiếc xe tăng ».

Chiến xa, pháo, súng máy…hầu như đều có thể nhái dưới dạng bơm hơi. Người Nga cũng có tiếng về nghệ thuật ngụy trang maskirovka : một nhà máy khinh khí cầu làm ra những mô hình tiêm kích bơm hơi xếp thành hàng để tạo hình ảnh một căn cứ không quân. Quân đội Ukraina trông cậy vào những vũ khí giả để đối phó với việc drone Lancet của Nga tấn công vào pháo binh của mình. Những drone này có giá 50.000 đô la, còn một khẩu đại bác M777 của Mỹ trị giá đến 4 triệu đô. Lừa địch đánh vào đồ giả, không chỉ tránh được thiệt hại, mà còn làm kẻ thù kiệt quệ về kinh tế.

« Bị cáo Putin, đứng dậy ! »

Liên quan đến Nga, L’Express dùng câu nói thường lệ của quan tòa để làm tựa đề bài xã luận « Bị cáo Putin, hãy đứng dậy ! ». Mọi người đều nhớ rõ những hình ảnh khủng khiếp của cuộc xâm lăng Ukraina. Những xác chết nằm rải rác trên những con đường thành phố Bucha : quân Nga đã thảm sát trên 400 nạn nhân vào tháng 3/2022. Những em bé bị giết chết trong nhà hát ở Mariupol, dù chữ « trẻ em » được viết rất lớn bằng tiếng Nga nhưng vẫn bị oanh tạc…Một loạt những thảm kịch ghê tởm gây phẫn nộ. Bị cáo Putin, hãy trả lời, vì chính ông chủ điện Kremlin từ hai thập niên đã đẩy đất nước mình vào cuộc chiến, ra lệnh cho quân đội phải đè bẹp Ukraina

Diễn tiến tiếp theo thì như chúng ta đã biết : một dân tộc đã đứng lên kháng chiến, lòng can đảm của tổng thống Volodymyr Zelensky, mười bốn tháng chiến tranh, những ngôi làng bị san bằng, chiến tuyến đóng băng, những xác lính, các trẻ em bị đưa sang Nga…Sử sách ghi đầy tên những bạo chúa. Không còn nghi ngờ gì nữa, Putin, kẻ thừa kế của Stalin, cũng sẽ xuất hiện trong danh sách các nhà độc tài khát máu.

Liệu như vậy có đủ làm dịu cơn giận dữ của thân nhân các nạn nhân, và tất cả những ai mong đợi một sự hòa hợp tại một phần châu Âu đã bị nhấn chìm trong máu lửa ? Phải chăng đã đến lúc điệu tổng thống Nga ra trước tòa án quốc tế, như cựu tổng thống Serbia Slobodan Milosevic hay Charles Taylor của Liberia ? Lệnh truy nã của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) là lời đáp đầu tiên, tuy nhiên chỉ mang tính biểu tượng. Rõ ràng Putin là tội phạm, nhưng ông ta trú ẩn trong pháo đài Kremlin.

Không dung thứ việc kéo quân xâm lược nước khác

Trong tác phẩm « Vladimir Putin, bản cáo trạng », cựu bộ trưởng tư pháp Robert Badinter 95 tuổi của Pháp cho rằng phiên tòa khó thể diễn ra khi Putin còn là tổng thống nước Nga. Tuy nhiên cần phải thu thập mọi bằng chứng để chuẩn bị cho ngày ông ta phải trả lời về những tội ác của mình, theo mô hình Nuremberg. Tại hội nghị Yalta năm 1945 khi Đệ nhị Thế chiến sắp kết thúc, người Mỹ đã thúc giục mở phiên tòa xử những lãnh đạo của Đức quốc xã. Stalin cho rằng một viên đạn vào đầu là đủ, còn Churchill do dự, rốt cuộc đã đồng ý với Roosevelt. Chính vào lúc đó khái niệm tư pháp quốc tế xét xử các tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại ra đời.

Cũng trên L’Express, giáo sư luật Philippe Sands kêu gọi « Không nên từ bỏ những thành tựu của tòa án Nuremberg ». Điều mỉa mai của lịch sử là khi thương lượng để thành lập tòa án này, chính Liên Xô đã đề nghị « tội chống lại hòa bình », nhưng các đồng minh bác bỏ. Nay thì tội xâm lược đã được nhìn nhận là một trong bốn tội ác quốc tế, bên cạnh tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại và tội diệt chủng.

Ông cho rằng chúng ta đang ở vào một thời điểm quan trọng. Sau khi tấn công Gruzia, Chechnya, Crimée, Syria, Putin nghĩ rằng phương Tây sẽ tiếp tục nhắm mắt làm ngơ. May thay, ông ta đã lầm. Giáo sư Sands nhấn mạnh, cần phải gởi đi thông điệp : việc tấn công quân sự một quốc gia khác sẽ không được dung thứ, và sẽ bị truy tố hình sự cá nhân, đến tận cấp cao nhất !

« Putin đã chết về mặt chính trị »

Dân biểu châu Âu Bernard Guetta trên L’Obs cho rằng « Chúng ta cần phải nói chuyện với người Nga », nhưng không phải với Vladimir Putin vì ông ta đã « chết về mặt chính trị ». Theo ông Guetta, Liên Hiệp Châu Âu (EU) không còn giống như cách đây 5 năm, vì ông Trump, Covid và Putin. Donald Trump đặt điều kiện cho việc bảo vệ châu Âu, đại dịch thúc đẩy 27 nước thành viên cùng đứng ra vay 750 tỉ euro, và chưa đầy một năm sau, Putin đưa quân vào Ukraina khiến EU viện trợ vũ khí cho Kiev. Châu Âu bước vào giai đoạn thứ ba trong lịch sử châu lục với tốc độ nhanh đến chóng mặt.

Tác giả bài viết cũng là cựu nhà báo, tin rằng Nga sẽ không thắng được cuộc chiến này, trước sau gì cũng bại trận và chế độ sẽ thay đổi. Nếu chiến tranh với Ukraina kéo dài thêm một, hai năm, Liên bang Nga có thể bắt đầu tan rã. Ẩn số khác là hai láng giềng Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ của Nga. Trong khi chờ đợi, nên trao đổi với giới tinh hoa của Nga – trí thức, giới đại học, khoa học, kỹ nghệ, để chứng tỏ rằng đất nước họ có thể có một tương lai khác hơn là làm thân chư hầu cho Bắc Kinh.

Thế giới tương lai có bao nhiêu cực ?

Trên bình diện địa chính trị, L’Obs đặt vấn đề « Có bao nhiêu cực trong thế giới ngày mai ? ». Đơn cực, lưỡng cực hay đa cực ? Câu trả lời còn tùy thuộc vào cục diện quốc tế một khi tiếng súng đã im tại Ukraina.

Chúng ta đã biết về thời kỳ tương đối ngắn của một thế giới đơn cực, sau khi bức tường Berlin sụp đổ và Liên Xô tan rã. Thời điểm lịch sử này khiến siêu cường Mỹ một mình lãnh đạo, thế giới tương đối hòa bình. Liệu có thể quay lại thế đơn cực với chiến thắng của Ukraina được Mỹ dẫn dắt, Nga và Trung Quốc yếu đi ? Một số người ở Washington đã mơ đến. Nhưng số khác ở Bắc Kinh mơ kịch bản ngược lại : Trung Quốc sẽ thống trị vì Mỹ bị xuống sức, còn Matxcơva thì đã thành chư hầu.

Thế giới lưỡng cực thì chúng ta đã quen thuộc trong thời gian dài chiến tranh lạnh, với hai khối đối nghịch về ý thức hệ, kinh tế và quân sự. Không cần phải tưởng tượng nhiều cũng biết Washington và Bắc Kinh sẽ là trung tâm, phần còn lại của thế giới buộc phải « chọn phe » hay cố gắng tỏ ra « không liên kết » - một tư thế ngày càng khó giữ thăng bằng. Điều này đang diễn ra trong lãnh vực công nghệ.

Đa cực có vẻ là một thế giới lý tưởng, trong đó nhiều « cực » chung sống hòa bình. Nhưng muốn vậy cần phải có vài phép lạ ngoại giao, và xử lý khôn ngoan hồi kết của chiến tranh Ukraina, nhưng các yêu cầu này có lẽ là quá nhiều. Emmanuel Macron khi từ chối việc châu Âu « theo đuôi » Mỹ là quá vụng về trong lúc Hoa Kỳ đóng vai trò sống còn với Kiev, và số phận Đài Loan không thể là vật trao đổi với Bắc Kinh để làm nổi lên « cực » châu Âu.

Ma túy từ Nam Mỹ bắt đầu tràn sang Pháp

Le Point kỳ này quan tâm đến chi tiêu công của Pháp, chạy tựa « Họ đã làm gì với tiền của dân » : luôn chi ra nhiều hơn nhưng dịch vụ công ngày càng kém. Courrier International tổng hợp báo chí các nước, cho rằng tổng thống Pháp Emmanuel Macron cô đơn hơn bao giờ hết sau vụ cải cách hưu trí và quan điểm về Đài Loan. L’Express đưa lên trang nhất chân dung cựu bộ trưởng tư pháp Robert Badinter với dòng tít lớn « Nga xâm lăng : Chúng ta đã quên mất kiểu chiến tranh này được kết thúc như thế nào ». Tuần báo Anh The Economist giải thích « Làm thế nào lo lắng một cách khôn ngoan về trí thông minh nhân tạo ».

Trong lãnh vực xã hội, L’Obs báo động nạn buôn lậu cocain từ Nam Mỹ lan rộng tại châu Âu, đi kèm với tình trạng tội phạm, tham nhũng, và nước Pháp cũng không ngoại lệ. Tuần báo điều tra về tệ nạn được các thẩm phán gọi là « dịch hạch trắng ». Từ nhiều năm qua, một « đợt sóng thần trắng » tràn vào châu Âu, khiến một số chính khách ở Bỉ và Hà Lan coi là « khủng bố ma túy ». Một ký cocain mua với giá 1.500 đến 3.500 euro tại Nam Mỹ, khi đến tay người tiêu dùng có giá tối thiểu 65.000 euro. Món lợi nhuận khổng lồ khiến các băng đảng tội phạm gia tăng bạo lực. Tại Pháp, số « hàng trắng » tịch thu được đã tăng gấp 5 lần so với cách đây 10 năm, và 80 % số vụ thanh toán có liên quan đến ma túy.


*************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 423, 22-04-2023


15

1. Ba ngày sau tuyên bố « quân đội Ukraina bắt đầu phản công trên chiến trường Donbass » của thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraina Anna Malyar, điều dễ thấy nhất là sự lo lắng từ phía Nga về đợt phản công, khi trở thành đề tài chính trên mọi kênh truyền thông – được công nhận bởi Vladimir Milov, cựu đại biểu Quốc hội Nga.

Một điều khác hẳn trước, là bộ máy tuyên truyền Nga không còn cười nhạo thông báo phản công của phía Ukraina như họ từng làm trước đó ở Kherson. Cựu tổng thống Nga Medvedev còn tiếp tục: « Các phóng viên Đức Die Welt cảnh báo kẻ đứng đầu phát xít tại Ukraina (Tổng thống Zelenski) đừng có phạm sai lầm như Đức quốc xã đã mắc phải ở Stalingrad », mặc nhiên coi cuộc phản công sẽ là « hiển nhiên ».

Nguồn Nga chuyển sang tuyên truyền rằng phía Nga đang « chiến thắng » trong cuộc chiến này, khi quân Nga chiếm được 20% lãnh thổ Ukraina và 90% Bakhmut. Nhưng qua đó lại công nhận việc lính Nga đi xâm lược, đồng thời thừa nhận Crimea, Donetsk, Lugansk… là lãnh thổ của Ukraina:

Tướng cựu giám đốc CIA, cựu chỉ huy trưởng quân đội Mỹ ở Irak và Afganistan David Petraeus, cho rằng thời điểm này vẫn chưa phải lúc: « Tôi nghĩ rằng các cuộc tấn công sẽ xảy ra cuối mùa xuân, đầu mùa hè, với sự phối hợp của các vũ khí hạng nặng do phương Tây cung cấp. Điều tối quan trọng sẽ là công tác hậu cần, cung cấp đạn, thực phẩm, nhiên liệu, nước và y tế.

Quân đội Nga không còn nhiều quân lính được huấn luyện tốt, trang bị cũng tệ hơn quân đội Ukraina và phía Ukraina sẽ sử dụng những phương pháp khác hẳn những thứ mà mà phía Nga có thể dự đoán. Nhất là kiểu chiến thuật hiện tại mà Nga đang sử dụng là tấn công trực diện, thường tổn thất rất lớn về người. Ukraina chắc chắn sẽ sử dụng các vũ khi tầm xa mà họ mới được viện trợ. »

Bảy tháng trước đây, chính ông cũng là chuyên gia thông báo việc: « Putin đang thua trận » trước khi quân Ukraina phản công tại Kherson.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công nhận rằng đã có những cuộc phản công từ phía Ukraina « về cả tấn công lẫn phòng thủ », nhưng chưa nói tới kết quả.

Sự vội vã trong quân đội Nga có thể thấy ngay cả trong việc không quân Nga ném bom « nhầm » xuống chính thành phố Belgorod của họ, bên trong lãnh thổ nước Nga, khoảng 40 km cách biên giới. Chiều thứ Năm, 20-04-2023, máy bay Su-34 đã thả bom xuống một khu dân cư trong thành phố này của Nga, làm hai người bị thương, phá hủy nhiều căn hộ và xe cộ, để lại một hố bom rộng chừng 20 mét.

Chính quyền Nga sau đó đã thừa nhận sự việc này:

Phía Nga sau đó đã phải sơ tán 3.000 người ra khỏi 17 khu nhà, ngoài ra còn tìm thấy trái bom thứ hai, may mà chưa nổ. Loại bom được xác định là FAB-500

2. Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công bố về một thành công của quân đội Ukraina ở Avdiivka, khi giành lại được làng Pervomaiske, nhưng không đưa gì cụ thể hơn.

Chỉ biết rằng ngay sau đó, quân Nga đổ xô về đây với hy vọng tái chiếm:

…biến nơi này thành chiến trường trọng điểm mấy ngày qua, chiến sự còn lớn hơn ở Bakhmut:

Chưa hết, không quân Nga tổ chức ném bom dọc theo chiến tuyến:

Tỉ lệ bom FAB-500 của Nga không nổ có vẻ khá nhiều, khi một quả khác không nổ được quay ở Avdiivka:

Việc ném bom bừa bãi khiến một nghĩa địa ở Chasiv Yar, gần Bakhmut, cũng là mục tiêu:

Phim từ nguồn Nga:

Phía Nga lại đưa tin về một cuộc tấn công "để tiếp tục bao vây Avdiivka”, tuy không đưa ra được bằng chứng nào, nhưng dường như đang tìm mọi cách để dập tắt mọi tin chiến thắng từ phía Ukraina:

…sau đó tung ra hàng loạt các phim chiến trường, như muốn khẳng định « mọi thứ đều đang ổn » :

…thậm chí cả phim « bắt được 8 người lính Ukraina » :

Nguồn từ phía Ukraina hoàn toàn yên lặng, chỉ có phim hai người lính Ukraina trong một chiến hào lầy lội:

…hay đơn giản thế này:

3. Để trả đua tuyên bố « phản công », phía Nga liên tiếp dùng drone tự sát Shahed mua của Iran tấn công các thành phố của Ukraina, trong đó có Kyiv, lần đầu sau 25 ngày qua. Tuy nhiên, phòng không Ukraina ngày càng tỏ ra hiệu quả, khi bắn hạ 21/26 chiếc vào ngày 20-4 và 8/12 vào ngày 21-4. Như thường lệ, « chiến thuật » của Putin là khủng bố dân thường.

4. Chiến trường Svatove-Kreminna vẫn tiếp tục yên tĩnh, quân Nga tổ chức 2 cuộc tấn công thăm dò theo hướng Kupyansk và khu rừng gần Kreminna, nhưng không có kết quả gì – theo ISW.

Phía Ukraina cũng tổ chức 2 cuộc phản công đáp trả:

Nguồn Nga liên tục đưa các phim « tiêu diệt quân Ukraina » :

…nhưng các nguồn đều không có ngày:

Một cây cầu bị pháo binh Nga phá hủy cùng việc sử dụng một xe chứa đầy thuốc nổ :

5. Chỉ còn các nguồn Nga đưa tin chi tiết là chính, nên rất khó để nắm chính xác tình hình bên trong Bakhmut:

…nhưng có thể thấy mọi việc phức tạp và xảy ra rất nhanh, cũng không thể biết chính xác bên nào đang làm chủ khu vực nào. Phía Ukraina vừa đưa một phim về chiến sự xảy ra ở khu vực nhà máy tại Bakhmut, mà trên lý thuyết, 2 tuần trước quân Nga tuyên bố đã làm chủ được khu vực này.

Bản đồ từ ISW:

Ngày nào Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố về « chiến thắng » tại đây, nhưng sự thật là đã 3 tháng rồi qua, từ ngày tiến vào thành phố, họ vẫn không sao đánh bật được quân đội Ukraina ra khỏi khu vực này, dù có lợi thế hơn hẳn về hỏa lực và quân số:

Trong vòng gần 2 tháng qua, kể từ khi chiếm được toàn bộ phía đông thành phố, quân Nga vẫn tiếp tục loay hoay ở khu trung tâm, với tốc độ tiến công vài khu phố trong 1 tuần.

Quân đội Nga tại nhà ga xa lửa, đúng hơn, những gì còn lại của nhà ga xe lửa Bakhmut:

Phim khác từ phía Nga:

Bên trong thành phố phim từ phía Ukraina:

ทหารยูเครนในเมือง Bakhmut ใช้อาคารพลเรือนเพื่อจุดประสงค์ทางทหาร pic.twitter.com/a0U5bx8uFs

— 🇹🇭 มณีแดง 🇹🇭 (@EVILSAGAGemini) April 22, 2023

Một phim khác từ phía Ukraina được xác định vị trí, cho thấy chiến sự vẫn loanh quanh khu trung tâm:

Phía Nga đang có những « lắp ghép » khác thường, khi đem súng cối (nguyên cả bánh) đặt lên xe bọc thép, rồi tự khen trên truyền hình là « sáng tạo »:

Phía Ukraina cũng đặt pháo lên xe tải, nhưng nhìn có vẻ chắc chắn hơn:

Bên ngoài Bakhmut, quân Ukraina có vẻ hoạt động mạnh, khi liên tiếp có phim về các chiến hào của Nga bị chiếm:

Số lượng đạn được sử dụng tại đây là kinh khủng:

Phía Ukraina cho thấy các con đường quanh thành phố tuy vẫn còn lầy lội, nhưng đã khá lên rất nhiều và vẫn thông suốt:

6. Chiến trường Zaporizhzhia cũng chưa có thay đổi gì nhiều:

Nguồn Nga liên tục thông báo về các địa điểm có thể trở thành mục tiêu chính của phía Ukraina trong vài ngày tới:

…và nã pháo dọc theo chiến trường, phá hủy nhà dân:

Liên tiếp các vụ tai nạn về khi di chuyển vũ khí của Nga, mà nguyên nhân chung là lái xe say rượu. Hết hệ thống phòng không TOR-M2 bị lật:

…lại đến S-400 lao xuống ruộng:

Lính Nga thậm chí dùng súng bắn chết cả chó sủa khi đi tuần ngang qua:

7. Mỹ đã quyết định cung cấp xe tăng Abrams cho phía Ukraina và việc huấn luyện sẽ được bắt đầu ngay « trong thời gian tới » :

…dự tính mùa hè những xe tăng này sẽ có mặt trên chiến trường:

Có thể thấy việc tuyên bố « bắt đầu phản công ở Donbass » của phía Ukraina gần như là một đòn cân não quân Nga trên chiến trường. Bất kể nơi nào có một cuộc tấn công của phía Ukraina, chỉ huy Nga sẽ lập tức dồn quân lại đó, để « ngăn chặn chiến thắng ». Điều này có tác dụng tức thời, ngắn hạn, nhưng về lâu dài, việc bị điều động liên tục cũng như suốt ngày chạy loanh quanh bịt chỗ nọ, chỗ kia sẽ lại chính là điểm yếu của phía Nga mà quân đội Ukraina có thể lợi dụng, để « giương đông kích tây » như họ đã làm tại Izium.

Với hơn 2.000 km chiến trường, quân Nga sẽ khó để có thể điều động liên tục, rồi kết quả lại như ở Kherson, chịu không nổi, phải bỏ về. Chưa biết phía Ukraina sẽ dùng những chiến thuật gì sắp tới, nhưng chắc chắn là sẽ không đơn giản và không bắt đầu bằng những trận đánh lớn, trực diện « kiểu Nga », mà sẽ khiến phía Nga phải giật mình rồi lúng túng mà đối phó với đủ loại chiến thuật « không giống ai » – cá nhân mình tin như vậy.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 22.04.2023


************

Tin thế giới 23-4: Brazil mâu thuẫn với châu Âu về Ukraine


Tin thế giới 23-4: Brazil mâu thuẫn với châu Âu về Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (trái) gặp Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa tại Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 22-4 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Brazil mâu thuẫn với châu Âu về vấn đề Ukraine. Tổng thống Luiz Inacio Lula da Silva đang tìm cách khôi phục quan hệ ngoại giao cho Brazil, sau 4 năm bị cô lập dưới thời người tiền nhiệm cực hữu Jair Bolsonaro, nhưng đã bộc lộ căng thẳng với phương Tây về vấn đề Ukraine.

Ngày 22-4, ông Lula một lần nữa kêu gọi giải pháp đàm phán giữa Nga và Ukraine sau hơn một năm chiến sự. Tổng thống Brazil đã khiến Ukraine tức giận khi nói rằng Kiev phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến và Brazil không tham gia cùng các nước phương Tây trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Matxcơva hoặc cung cấp đạn dược cho Kiev.

"Mặc dù chúng tôi lên án hành vi vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc xung đột", ông Lula phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa ở Lisbon. "Brazil không muốn tham gia vào cuộc chiến này. Brazil muốn kiến tạo hòa bình".

Trong khi đó, Tổng thống Bồ Đào Nha Sousa nói rằng đất nước của ông nghĩ khác. Trong khi ông Lula tin rằng con đường dẫn đến hòa bình là đàm phán, thì Bồ Đào Nha nghĩ rằng hòa bình nếu muốn khả thi thì Ukraine trước tiên phải có quyền đáp trả.

Bồ Đào Nha là thành viên sáng lập NATO và là một trong những nước châu Âu đầu tiên cung cấp xe tăng cho Kiev.

Tai nạn chết người

* Ô tô lao vào đám đông ở Pháp. 10 người bị thương và bốn người bị thương nặng sau khi một chiếc ô tô lao vào đám đông tại lễ hội thả diều quốc tế ở miền bắc nước Pháp, ngày 22-4.

Theo Hãng tin AFP, tài xế đã lớn tuổi và mất kiểm soát phương tiện trước khi đâm vào người đi bộ tại thị trấn ven biển Berck-sur-Mer.

Những người bị thương nặng nhất là 4 phụ nữ, trong đó có 2 người tuổi cao 75 tuổi và 82 tuổi.

Lễ hội thả diều được tổ chức hằng năm, kéo dài nhiều ngày, thu hút hàng trăm ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới.

* Cháy nhà hàng ở Tây Ban Nha. Hai người chết và 12 người bị thương trong vụ hỏa hoạn tại một nhà hàng ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, ngày 22-4.

Ngọn lửa bùng lên tại Burro Canaglia Bar & Bistro, một nhà hàng Ý ở khu phố trung tâm Salamanca.

Thị trưởng Madrid cho biết một trong hai người thiệt mạng là nhân viên nhà hàng, người còn lại là khách hàng.

Một nhân chứng nói với tờ El Pais rằng ngọn lửa bùng lên sau khi một người phục vụ nướng bánh pizza, ngọn lửa quá to đã đốt cháy trần và tường.

Làn sóng biểu tình, đình công

Tin thế giới 23-4: Brazil mâu thuẫn với châu Âu về Ukraine - Ảnh 2.

Người biểu tình phản đối Thủ tướng Benjamin Netanyahu và cuộc cải cách tư pháp của chính phủ tại Tev Aviv, Israel, ngày 22-4 - Ảnh: REUTERS

* Hàng chục ngàn người Israel tuần hành phản đối cải cách tư pháp. Đường phố thành phố Tel Aviv đông dân thứ hai Israel ngày 22-4 chật kín bởi sự hiện diện của hàng chục ngàn người phản đối cải cách tư pháp của chính phủ.

Các cuộc biểu tình vẫn diễn ra hằng tuần, bất chấp Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 27-3 tuyên bố "tạm dừng", nhằm đàm phán về cuộc cải cách đang gây chia rẽ đất nước.

Đề xuất cải cách bao gồm cắt giảm thẩm quyền của Tòa án Tối cao và trao cho các chính trị gia nhiều quyền hơn trong việc lựa chọn thẩm phán. Người dân coi đề xuất này là cuộc tấn công vào nền dân chủ, trong khi chính phủ lập luận thay đổi là cần thiết để tái cân bằng quyền lực giữa lập pháp và tư pháp.

* Hàng ngàn người biểu tình ở miền Nam nước Pháp nhằm phản đối xây đường cao tốc. Người biểu tình cho rằng việc xây cao tốc sẽ gây ô nhiễm, làm Trái đất nóng lên và đe dọa đa dạng sinh học.

Cuộc biểu tình diễn ra ở vùng Tarn, ngày 22-4, thu hút khoảng 8.200 người, trong khi con số chính quyền công bố là 4.500 người.

Họ diễu hành dưới cơn mưa ngắt quãng dọc theo tuyến cao tốc đề xuất sẽ nối hai thành phố phía nam là Toulouse và Castres. Họ mang theo nhiều tấm bảng kêu gọi "ít năng lượng hơn, ít ô tô hơn và ít cao tốc hơn".

Julien Bayou, một nhà lập pháp ủng hộ môi trường, cho biết đường cao tốc dự kiến xây đã lỗi thời.

Nghị sĩ Sandrine Rousseau cho rằng dự án này có từ những năm 1990, khi con người chỉ có thể di chuyển bằng ô tô trên đường cao tốc.

Nhiều người cho rằng con đường cao tốc dài 53km sẽ dẫn đến mất đất canh tác và ảnh hưởng đa dạng sinh học.

Tháng trước, ở miền nam cũng nổ ra biểu tình phản đối xây dựng cơ sở trữ nước, dẫn đến đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát.

* Chính phủ Đức đạt thỏa thuận tăng lương cho người lao động sau đình công. Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser cho biết người lao động đã đồng ý thỏa thuận tiền lương, chấm dứt việc đình công gây gián đoạn giao thông trên toàn quốc.

Trước đó, theo Đài DW của Đức, nhân viên tại 3 sân bay của nước này đã đình công kể từ ngày 20-4, khiến khoảng 700 chuyến bay bị hủy. Theo Hiệp hội Sân bay Đức (ADV), ít nhất 100.000 hành khách bị ảnh hưởng bởi sự kiện này.

Trong hơn 3 tháng rưỡi đầu năm 2023, hơn 900.000 hành khách đã buộc phải đổi lịch bay hoặc thậm chí hủy chuyến do các cuộc đình công mà Công đoàn Verdi tổ chức.

Ngoài đình công ở sân bay, Công đoàn vận tải và đường sắt Đức EVG cũng kêu gọi đình công trên toàn quốc ngày 21-4, ảnh hưởng đến khoảng 50 công ty, bao gồm Công ty điều hành đường sắt quốc gia Deutsche Bahn.

Khô hạn ở Tây Ban Nha

Đây là khung cảnh ghi nhận ở hồ chứa nước Sau ở Catalonia, cách Barcelona khoảng 100km về phía bắc. Chính quyền sở tại tuần này cảnh báo Barcelona và cả một vùng rộng lớn xung quanh, nơi cư trú của khoảng 6 triệu dân, có thể đối mặt với việc khan hiếm nước trong nhiều tháng tới - Ảnh: AP

Đây là khung cảnh ghi nhận ở hồ chứa nước Sau ở Catalonia, cách Barcelona khoảng 100km về phía bắc. Chính quyền sở tại tuần này cảnh báo Barcelona và cả một vùng rộng lớn xung quanh, nơi cư trú của khoảng 6 triệu dân, có thể đối mặt với việc khan hiếm nước trong nhiều tháng tới - Ảnh: AP


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn