Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 27 -3-2023:

Thứ Hai, 27 Tháng Ba 20231:46 SA(Xem: 10457)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất 27 -3-2023:
HoaLuc 2

***********
rfi.fr

Bắc Triều Tiên bắn tên lửa thị uy vào lúc tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Trọng Nghĩa

Vào sáng sớm hôm nay, 27/03/202, Bắc Triều Tiên lại bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn về phía vùng biển phía đông bán đảo Triều Tiên. Vụ bắn tên lửa được tiến hành vào lúc một tàu sân bay Mỹ đã đến vùng bờ biển phía nam của Hàn Quốc để tham gia tập trận trước khi ghé cảng Busan vào ngày mai.

Theo quân đội Hàn Quốc, các tên lửa được bắn đi từ tỉnh Bắc Hwanghae vào lúc 7g47 sáng, giờ địa phương, bay được khoảng 370 km. Tokyo cho biết là cả hai tên lửa dường như đã rơi xuống khu vực bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Vụ phóng tên lửa vào hôm nay diễn ra khi tàu sân bay Mỹ USS Nimitz cùng hải đội tác chiến tháp tùng theo dự kiến ghé một căn cứ hải quân của Hàn Quốc ở thành phố cảng Busan ở miền đông nam vào ngày mai, 28/03.

Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trước ghé Busan, tàu sân bay Mỹ có kế hoạch tập trận chung trên biển với các lực lượng Hàn Quốc vào hôm nay ở ngoài khơi bờ biển phía nam bán đảo Triều Tiên.

Mỹ và Hàn Quốc đã kết thúc cuộc tập trận mùa xuân thường niên Lá Chắn Tự Do 23 vào tuần trước, nhưng vẫn tiếp tục các hoạt động huấn luyện trên thực địa khác, bao gồm các cuộc tập trận đổ bộ có sự tham gia của một tàu đổ bộ tấn công của Mỹ và các cuộc tập trận với tàu sân bay Hoa Kỳ.

Bình Nhưỡng luôn luôn tố cáo các cuộc tập trận Mỹ-Hàn, cho rằng đó là việc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, Hàn Quốc và Hoa Kỳ nói rằng các cuộc tập trận chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ.

Quân đội Hàn Quốc đã "lên án mạnh mẽ" các vụ phóng tên lửa liên tục của Bắc Triều Tiên, xem đấy là hành động khiêu khích nghiêm trọng, vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Seoul đồng thời xác nhận vẫn tiếp tục các cuộc tập trận với Mỹ theo kế hoạch.

Chính phủ Nhật Bản cũng “phản đối mạnh mẽ” Bắc Triều Tiên, cho rằng các vụ phóng tên lửa của nước này đe dọa đến an ninh và hòa bình của Nhật Bản, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Trong một thông cáo, bộ Tư Lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định rằng các vụ phóng tên lửa mới nhất của Bắc Triều Tiên không gây ra mối đe dọa tức thời nào cho Hoa Kỳ hoặc các đồng minh, nhưng cho thấy rõ tác động gây bất ổn của chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp của Bình Nhưỡng.


**********
rfi.fr

Chủ tịch Hạ Viện CH Séc đi Đài Loan bất chấp Trung Quốc phản đối

Trọng Thành

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tiếp chủ tịch Hạ Viện Cộng Hòa Séc hôm nay, 27/03/2023. Lãnh đạo Đài Loan ghi nhận việc chủ tịch Hạ Viện Marketa Pekarova Adamova đến Đài Bắc bất chấp ‘‘áp lực lớn’’.

Theo Reuters, trong buổi tiếp lãnh đạo Hạ Viện CH Séc, tổng thống Thái Anh Văn nhấn mạnh : “Đài Loan và Cộng Hòa Séc đều đã trải qua chế độ độc tài và hiểu sâu sắc rằng dân chủ không đến một cách dễ dàng, vì vậy chúng ta cần trở thành đối tác vững chắc của nhau trên con đường bảo vệ dân chủ và tự do.” Về phần mình, chủ tịch Hạ Viện Pekarova Adamova khẳng định với tổng thống Đài Loan: Cộng Hòa Séc và Đài Loan là đối tác mật thiết.

Chủ tịch Hạ Viện CH Séc đến Đài Loan, trong chuyến công du 5 ngày (từ 25 đến 30/03), dẫn đầu một phái đoàn khoảng 150 người, trong đó có đại diện của khoảng 100 công ty, đại diện giới khoa học, luật gia. Theo AP, chuyến đi tập trung vào việc ‘‘tăng cường hợp tác về thương mại, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa và một số lĩnh vực khác’’.

Trước chuyến công du Đài Loan, lãnh đạo Hạ Viện CH Séc cho biết Trung Quốc đã lên án chuyến đi này. Tổng thống CH Séc Petr Pavel ngay khi vừa đắc cử hồi tháng 1/2023 vừa qua cũng đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt, sau khi có cuộc điện đàm với tổng thống Thái Anh Văn. Quyết định siết chặt quan hệ với Đài Loan của tổng thống CH Séc là một thay đổi lớn so với tổng thống tiền nhiệm, vốn ưu tiên thu hút các đầu tư từ Trung Quốc.

Cộng Hòa Séc, cũng như hầu hết các quốc gia, không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng duy trì nhiều quan hệ không chính thức mật thiết.Đài Loan cũng là nhà đầu tư quan trọng tại Cộng Hòa Séc trong lĩnh vực công ty công nghệ cao.

Chưa có dấu hiệu Trung Quốc ‘‘gia tăng hoạt động quân sự’’

Trước vòng công du Trung Mỹ trong tuần của tổng thống Thái Anh Văn, theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có các hoạt động quân sự bất thường. Thứ trưởng bộ Quốc Phòng Đài Loan Bách Hồng Huy (Po Horng-huei) hôm nay 27/03 cho biết: "Cho đến nay không có dấu hiệu của bất kỳ sự triển khai quân sự đặc biệt nào’’, nhưng Đài Loan phải sẵn sàng cho ‘‘tình huống xấu nhất’’.

Tổng thống Đài Loan dự kiến công du hai nước Trung Mỹ, Guatemala và Belize từ 29/03 đến 07/04. Guatemala và Belize là hai trong số hơn 10 quốc gia còn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Trên đường trở về Đài Loan, bà Thái Anh Văn có kế hoạch gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tại California. Bắc Kinh coi Đài Loan là vùng lãnh thổ ly khai, phản đối mọi cuộc gặp giữa lãnh đạo Đài Loan với các lãnh đạo nước ngoài. Hồi tháng 8 năm ngoái, căng thẳng cao độ tại các vùng biển xung quanh Đài Loan với nhiều cuộc tập trận của Trung Quốc khi lãnh đạo Hạ Viện Mỹ tiền nhiệm Nancy Pelosi ghé thăm hòn đảo
**********
rfi.fr

Phương Tây lên án Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus

Minh Anh

Hôm qua, 26/03/2023, ngay sau thông báo của tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ cho triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, phía Ukraina đã yêu cầu Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp khẩn nhằm chống lại hành động « dọa dẫm hạt nhân » của Nga. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây cũng có phản ứng mạnh mẽ.  

Bộ Ngoại Giao Ukraina ra thông cáo yêu cầu các nước « Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc với tư cách là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc » mở một phiên họp bất thường nhằm « chống lại trò dọa dẫm bắt chẹt hạt nhân của điện Kremlin ». Kiev còn kêu gọi khối G7 và Liên Hiệp Châu Âu gây áp lực với Belarus, hứng chịu « những hậu quả đáng kể » nếu để Nga triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.  

Theo AFP, Đức là nước đầu tiên lên án « một mưu toan đe dọa hạt nhân mới » của Nga, đồng thời khẳng định sẽ « không đổi hướng » trước những lời dọa dẫm theo như lời một quan chức bộ Ngoại Giao Đức, xin ẩn danh. Đây cũng là lập trường của chính quyền Mỹ, thông qua tuyên bố của phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia John Kirby.  

Tại Paris, thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp cũng lên án ý định của chủ nhân điện Kremlin, đồng thời kêu gọi Matxcơva chứng tỏ tinh thần « trách nhiệm được giao phó với tư cách là một Nhà nước có vũ khí hạt nhân và xem xét lại thỏa thuận gây bất ổn này ».   

Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell tỏ ra cứng rắn hơn khi tố cáo Nga « leo thang vô trách nhiệm, và đe dọa an ninh châu Âu ». Ông Borrell cảnh báo Belarus sẽ hứng chịu những trừng phạt mới nếu để cho Nga bố trí vũ khí nguyên tử trên lãnh thổ của mình.   

Về phần mình, Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO -cũng phản đối Nga có « những lời lẽ nguy hiểm và vô trách nhiệm », đồng thời cho biết sẽ theo dõi sát tình hình.  

Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota cho biết thêm :  

« "NATO sẽ cảnh giác và chúng tôi sẽ theo dõi sát tình hình", đây là tuyên bố của phát ngôn viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Bà nói thêm : "Chúng tôi chưa nhận thấy có bất cứ thay đổi nào trong mạng lưới vũ khí hạt nhân của Nga để buộc chúng tôi phải điều chỉnh mạng lưới vũ khí của mình".  

Tổng thống Nga giải thích là đã đưa ra quyết định này vì Luân Đôn sẽ gởi cho Ukraina các loại đạn pháo có chứa uranium nghèo nhưng cũng bởi vì Mỹ, xin trích, "triển khai từ lâu vũ khí hạt nhân chiến thuật của họ trên lãnh thổ các nước đồng minh"  

Nhưng đối với NATO, sự so sánh này là "hoàn toàn sai lạc". Phát ngôn viên của NATO giải thích tiếp : "Nga đã liên tục vi phạm các cam kết làm chủ vũ khí. Nga đã đình chỉ việc tham gia vào hiệp ước mới về giảm vũ khí chiến lược."  

Hiện tại chưa một nước nào mà Ukraina nêu tên có phản ứng gì để đáp trả thông báo của Nga. »
************

Tin tức thế giới 27-3: EU dọa trừng phạt Belarus; TikTok chưa yên sau điều trần ở Mỹ


Nóng chuyện Nga chuyển vũ khí hạt nhân cho Belarus

Tin tức thế giới 27-3: EU dọa trừng phạt Belarus; TikTok chưa yên sau điều trần ở Mỹ - Ảnh 1.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của quân đội Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Phía Nga tuyên bố đã chuyển hệ thống này cho Belarus - Ảnh: AFP

* Mỹ nói Nga chưa chuyển vũ khí hạt nhân tới Belarus. Ngày 26-3, người phát ngôn của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết Mỹ chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga đã di chuyển vũ khí hạt nhân. Trước đó, Matxcơva tuyên bố sẽ đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus, nước láng giềng Ukraine.

Ông Kirby khẳng định Mỹ đang theo sát vụ việc nhưng chưa có mối đe dọa nào khiến Mỹ phải thay đổi thế trận răn đe hạt nhân. 

Ông này cũng đồng thời tiết lộ "không thấy dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin có bất kỳ ý định sử dụng vũ khí hạt nhân bên trong Ukraine".

Theo Điện Kremlin, Nga sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ vận hành hệ thống vũ khí hạt nhân chiến thuật vào ngày 3-4. Việc xây dựng một cơ sở chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật đặc biệt ở Belarus sẽ hoàn tất trước ngày 1-7.

* Ukraine kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp khẩn. Cũng trong ngày 26-3, Bộ Ngoại giao Ukraine đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc tổ chức một cuộc họp khẩn trước việc Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus.

Kiev cũng cáo buộc Nga vi phạm các nghĩa vụ của mình và phá hoại "cơ chế giải trừ vũ khí hạt nhân và hệ thống an ninh quốc tế nói chung". "Chúng tôi kỳ vọng Anh, Trung Quốc, Mỹ và Pháp có hành động hiệu quả để phản ứng với sự đe dọa hạt nhân từ Nga", Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi.

* EU đe dọa trừng phạt Belarus. Người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, tuyên bố Brussels sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus nếu Minsk là nơi sở hữu vũ khí hạt nhân của Nga.

"Việc Belarus cho phép Nga triển khai vũ khí hạt nhân đồng nghĩa với sự leo thang vô trách nhiệm và là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu. Belarus vẫn có thể ngăn chặn điều đó, đó là lựa chọn của họ. EU sẵn sàng đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt tiếp theo", ông Borrell cảnh báo trên Twitter.

Bộ Ngoại giao Lithuania cùng ngày cũng lên tiếng ủng hộ ông Borrell và kêu gọi áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt bổ sung cả Belarus lẫn Nga.

"Belarus, một quốc gia ngày càng mất chủ quyền, đang ủng hộ và giúp đỡ hành động gây hấn của Nga, đồng thời tham gia vào các kế hoạch quân sự của Nga. Đó là một yếu tố rủi ro bổ sung đối với khu vực Baltic", cơ quan ngoại giao Lithuania nêu lập luận.

TikTok vẫn chưa yên sau điều trần

Ngày 26-3, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy tuyên bố Hạ viện sẽ xúc tiến ban hành luật để bảo vệ người Mỹ khỏi các cánh tay nối dài của chính quyền Trung Quốc. 

Tuyên bố của ông McCarthy đề cập trực tiếp đến TikTok, ứng dụng của Trung Quốc có hơn 150 triệu người dùng tại Mỹ.

"CEO của TikTok không thành thật và không thừa nhận điều mà chúng ta biết là sự thật: Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng TikTok", ông McCarthy nêu cáo buộc trên Twitter.

Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew đã xuất hiện trước Hạ viện Mỹ trong khoảng năm tiếng hôm 23-3 và đối diện với nhiều câu hỏi từ các nhà lập pháp Mỹ. Tuy nhiên ông khẳng định TikTok không theo dõi người dùng Mỹ theo yêu cầu của Bắc Kinh.

Tin tức thế giới 27-3: EU dọa trừng phạt Belarus; TikTok chưa yên sau điều trần ở Mỹ - Ảnh 3.

Người biểu tình phản kháng, vùng dậy khi bị lực lượng an ninh Israel xịt vòi rồng để giải tán ngày 26-3 - Ảnh: REUTERS

Biểu tình lớn tại Israel vì kế hoạch cải tổ tư pháp

* Thủ tướng Israel sa thải bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngày 26-3, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, gây ra các cuộc biểu tình rầm rộ với hàng chục ngàn người tham gia ở Tel Aviv và Jerusalem. 

Đám đông tụ tập bên ngoài dinh thự của ông Netanyahu ở Jerusalem, có lúc vượt qua hàng rào an ninh.

Việc sa thải ông Gallant xảy ra chỉ một ngày sau khi ông phản đối chính phủ của ông Netanyahu và kêu gọi dừng một kế hoạch gây nhiều tranh cãi nhằm đại tu hệ thống tư pháp.

Một phần trọng tâm của kế hoạch này là dự luật sẽ thắt chặt kiểm soát chính trị đối với các cuộc bổ nhiệm ngành tư pháp. Theo đó, nó sẽ trao cho cơ quan hành pháp quyền lực lớn trong việc bổ nhiệm các thẩm phán vào Tòa án tối cao.

Nhiều người đã phản đối vì cho rằng Thủ tướng Netanyahu, người đang bị xét xử các cáo buộc tham nhũng, có động cơ chính trị khi cải cách ngành tư pháp.

* Căng thẳng trong nội bộ Israel sắp tới đỉnh điểm?

Cựu bộ trưởng quốc phòng Gallant là thành viên cấp cao nhất trong cùng Đảng Likud của ông Netanyahu phản đối kế hoạch đại tu ngành tư pháp. 

Các cuộc biểu tình ngày càng nhiều quân nhân dự bị của Israel tham gia cũng đang đe dọa an ninh quốc gia của đất nước Do Thái này.

Tại Mỹ, không lâu sau khi ông Netanyahu sa thải bộ trưởng quốc phòng, Tổng lãnh sự Israel tại New York Asaf Zamir cũng tuyên bố từ chức vì "không thể chịu nổi" chính quyền của Thủ tướng Netanyahu. Ông này cũng ám chỉ các động thái của ông Netanyahu là chuyên quyền và phi dân chủ.

* Colombia nhận một phần trách nhiệm vụ ám sát tổng thống Haiti

Ngày 27-3, Tổng thống Colombia Gustavo Petro bất ngờ thừa nhận đất nước của ông phải chịu một phần trách nhiệm về vụ ám sát tổng thống Haiti Jovenel Moise vào tháng 7-2021.

"Đó là vấn đề mà Colombia phải đồng chịu trách nhiệm. Thứ nhất là vì trong quá khứ, chính Haiti đã giúp chúng tôi trở thành một quốc gia, và thứ hai là vì chính lính đánh thuê Colombia đã giết tổng thống Haiti, gây ra một cuộc khủng hoảng thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng mà họ đã trải qua", ông Petro nói với giới truyền thông ở Cộng hòa Dominica.

Ông Moise đã bị một nhóm vũ trang chủ yếu gồm khoảng 20 lính đánh thuê người Colombia bắn chết tại dinh thự của mình ở Port-au-Prince. Vụ ám sát đã làm sâu sắc thêm các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị đầy rẫy tội phạm của Haiti.

"Mã trị liệu" cho người già

an-ui-bang-ngua-1679871452618108303197

Một cụ bà trong viện dưỡng lão ở Ornans (Pháp) đang cho chú ngựa 10 tuổi tên Dounka ăn khi nó đến thăm cơ sở chăm sóc người lớn tuổi.

Cũng giống như bất kỳ động vật nào đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về tâm lý của con người, ngựa không biết phán xét hay có thành kiến khi tiếp xúc với những người tàn tật, bị khiếm khuyết về ngoại hình hay nhận thức. Các cuộc "mã trị liệu" đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới nhưng thường bị giới hạn vì vấn đề chi phí. (Ảnh: AFP)


*************

IMF nói rủi ro đối với sự ổn định tài chính tăng, kêu gọi cảnh giác

Reuters

Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm Chủ nhật nói rằng rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã tăng lên và kêu gọi tiếp tục cảnh giác, dù các nền kinh tế phát triển đã có hành động làm dịu căng thẳng trên thị trường.

Bà Georgieva nhắc lại quan điểm của bà rằng năm 2023 sẽ là một năm đầy thách thức khác, với tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại dưới 3% do hậu quả của đại dịch, chiến tranh ở Ukraine và việc thắt chặt tiền tệ.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc, bà nói rằng ngay cả khi có triển vọng tốt hơn cho năm 2024, tăng trưởng toàn cầu sẽ vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử là 3,8% và triển vọng chung vẫn yếu.

IMF, vốn đã dự đoán mức tăng trưởng toàn cầu là 2,9% trong năm nay, dự kiến sẽ đưa ra dự báo mới vào tháng tới.

Bà Georgieva nói rằng các nhà hoạch định chính sách ở các nền kinh tế phát triển đã phản ứng dứt khoát với các rủi ro đối với sự ổn định tài chính sau sự sụp đổ của ngân hàng nhưng ngay cả như vậy cũng cần phải cảnh giác.

"Vì vậy, chúng tôi tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn tiến và đang đánh giá những tác động tiềm tàng đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và sự ổn định tài chính toàn cầu", bà nói, cho biết thêm rằng IMF đang chú ý đến các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp với mức nợ nần cao.

Bà cũng cảnh báo rằng sự chia rẽ địa kinh tế có thể chia thế giới thành các khối kinh tế cạnh tranh nhau, dẫn đến "sự chia rẽ nguy hiểm khiến mọi người nghèo hơn và kém an toàn hơn".

Bà Georgieva nói rằng sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 5,2% vào năm 2023, mang lại một số hy vọng cho nền kinh tế thế giới, với Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 1/3 tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023
**********

Bộ trưởng Quốc phòng Israel bị cách chức, hàng vạn người xuống đường biểu tình

Văn Khoa

Thủ tướng Netanyahu đưa ra quyết định trên vào ngày 26.3, chưa đầy một ngày sau khi ông Gallant kêu gọi tạm dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi cho đến sau kỳ nghỉ vào tháng tới, với lý do tình trạng hỗn loạn trong quân đội về kế hoạch này, theo AP.

Ông Gallant là thành viên cấp cao đầu tiên của đảng Likud cầm quyền lên tiếng phản đối kế hoạch cải cách tư pháp. Ông đã kêu gọi Thủ tướng Netanyahu loại bỏ những đề xuất đã chia rẽ đất nước, dẫn đến các cuộc biểu tình rầm rộ và làm dấy lên sự bất mãn ngày càng tăng trong quân đội Israel.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel bị cách chức vì phản đối kế hoạch cải cách tư pháp - Ảnh 1.

Ông Yoav Gallant phát biểu tại một cuộc họp báo ở Israel ngày 9.3.2023

Reuters

Ngay sau khi ông Gallant bị cách chức, hàng chục ngàn người Israel xuống đường biểu tình vào tối 26.3 với các báo cáo rằng những người biểu tình đã vi phạm các hàng rào gần nhà của Thủ tướng Netanyahu ở Jerusalem.

Người biểu tình đã chặn đường huyết mạch chính của Tel Aviv, biến đường cao tốc Ayalon thành một biển cờ Israel xanh trắng và đốt một đống lửa lớn giữa đường.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở Beersheba, Haifa và Jerusalem, nơi hàng ngàn người tụ tập bên ngoài tư dinh của ông Netanyahu. Cảnh sát đã xô xát với người biểu tình và phun vòi rồng vào đám đông. Sau đó, hàng ngàn người đã tuần hành từ dinh thự đến Knesset, quốc hội của Israel, theo AP.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel bị cách chức, hàng vạn người xuống đường biểu tình - Ảnh 2.

Cảnh sát và người biểu tình ở Jerusalem ngày 26.3

REUTERS

Động thái mới của Thủ tướng Netanyahu cho thấy ông quyết tâm tiến hành kế hoạch cải cách tư pháp bất chấp việc khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tức giận và gây quan ngại trong các đồng minh của Israel, theo AP.

Tuy nhiên, khi nhiều người xuống đường biểu tình đến khuya 26.3, các bộ trưởng khác của đảng Likud bắt đầu tỏ ý sẵn sàng dừng lại. Bộ trưởng Văn hóa Micky Zohar, thân tín của Thủ tướng Netanyahu, cho hay đảng Likud sẽ ủng hộ ông nếu ông quyết định tạm dừng kế hoạch cải cách tư pháp.

Dự kiến, quốc hội Israel trong tuần này sẽ tiến hành một cuộc bỏ phiếu về phần trọng tâm của kế hoạch cải cách tư pháp. Nếu được thông qua, dự luật này sẽ trao cho liên minh cầm quyền Israel tiếng nói cuối cùng đối với tất cả các cuộc bổ nhiệm tư pháp. Liên minh này cũng tìm cách thông qua những dự luật mà sẽ trao cho quốc hội quyền bác bỏ các quyết định của tòa án tối cao và hạn chế việc tòa án xem xét lại các luật.


************

Chiến sự Ukraine ngày 395: Ông Putin nói phương Tây vượt sâu mọi lằn ranh đỏ

Thụy Miên

Chiến sự Ukraine ngày 395: Tổng thống Putin nói phương Tây vượt sâu mọi lằn ranh đỏ - Ảnh 1.

Vũ khí Nga tại một điểm chưa xác định ở Ukraine

CHỤP TỪ TASS

Tình thế tiếp tục khó khăn ở miền đông

Lực lượng Nga đang gây sức ép và cắt đứt tuyến đường tiếp tế đến Avdiivka, thị trấn ở miền đông và cách TP.Donetsk khoảng 25 km về hướng bắc. Đài CNN dẫn lời một người lính Ukraine tên Maksym Morozov cho biết tình hình ở đây đang khó khăn và số đợt không kích gia tăng so với trước đây.

Theo ông Morozov, phía Nga đang áp dụng chiến thuật "máy nghiền thịt" dọc theo tiền tuyến phía đông, bao gồm Bakhmut và Avdiivka, nhưng tình hình hai thành phố khác nhau.

Xem nhanh: Ngày 395 chiến dịch, ông Putin nói vũ khí hạt nhân Nga sẽ đặt tại Belarus, Ukraine thúc giục chuyển F-16

Những đợt tấn công Bakhmut tiếp diễn như các đợt sóng, trong khi ở Avdiivka, lính Nga được sự hỗ trợ của phương tiện hạng nặng như xe tăng. Bên cạnh đó, trong khi cả hai đều bị bao vây, Avdiivka từ đầu chiến sự luôn trong tình thế ngặt nghèo vì gần TP.Donetsk, nơi Nga đang kiểm soát.

Ở Bakhmut, RIA Novosti cho biết các đơn vị lính đánh thuê Wagner đã tiếp quản hoàn toàn nhà máy luyện kim AZOM ở phía bắc thành phố.

Chiến sự Ukraine ngày 395: Tổng thống Putin nói phương Tây vượt sâu mọi lằn ranh đỏ - Ảnh 2.

Cảnh hoang tàn ở thành phố Vuhledar

AFP/GETTY

Chưa rõ tình trạng chính xác cuộc chiến ở Bakhmut, nhưng nếu thông tin về Wagner được xác nhận, điều này cho thấy Nga tiếp tục đạt được tiến triển bất chấp những tín hiệu mới từ phía Ukraine trong tuần này.

Trong khi đó, một thành phố khác ở Donetsk là Vuhledar "bị san bằng" trước các đợt pháo kích của Nga, theo thông tin từ lực lượng Ukraine. Nga chưa bình luận thông tin này.

Cũng trong ngày 26.3, tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không nước này trong vòng 24 giờ đã bắn hạ 7 tên lửa xuất phát từ Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) và bắn hạn 14 máy bay không người lái Ukraine.

Còn TASS dẫn nguồn tin hành pháp ở tỉnh Tula của Nga cho biết đã có 3 người bị thương trong vụ nổ xảy ra ở thị trấn Kireyevsk của tỉnh này. Phía Nga cho rằng "thủ phạm" là máy bay không người lái Tu-141 Strizh của Ukraine. Tỉnh Tula cách biên giới Nga-Ukraine khoảng 850 km.

Giới hữu trách ở Kireyevsk đã tiếp cận một số mảnh vỡ của máy bay không người lái. Chính quyền Kyiv chưa bình luận về thông tin này.

Khẩu chiến giữa Nga và NATO, EU

Trong lúc chiến sự ở Ukraine tiếp diễn, Tổng thống Putin gọi các nước phương Tây là "những kẻ khởi xướng và xúi giục" dẫn đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Theo ông Putin, phương Tây đã vượt mọi lằn ranh đỏ, thậm chí còn vượt sâu với hành động cung cấp vũ khí cho chính quyền Kyiv. Hiện 3 nước cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự nhiều nhất cho Ukraine là Mỹ, Anh và Ba Lan.

Về phần mình, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua 26.3 chỉ trích Nga có động thái mà họ coi là "nguy hiểm và vô trách nhiệm" khi quyết định đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus.

Chiến sự Ukraine ngày 395: Tổng thống Putin nói phương Tây vượt sâu mọi lằn ranh đỏ - Ảnh 3.

Thủ đô Minsk của Belarus

REUTERS

Tổng thống Putin cho hay việc Nga đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật đến Belarus cũng giống như Mỹ trước đó đặt một số kho vũ khí hạt nhân của mình trên lãnh thổ đồng minh châu Âu.

Tuy nhiên, người phát ngôn NATO Oana Lungescu bác bỏ lập luận trên của chủ nhân Điện Kremlin, đồng thời khẳng định NATO luôn thực thi cam kết quốc tế liên quan đến vấn đề này.

Về phần mình, Cao ủy chính sách đối ngoại EU Josep Borrell thúc giục Belarus không chứa chấp vũ khí hạt nhân Nga, và cảnh báo Minsk có thể đối mặt các lệnh cấm vận gia tăng nếu nhất quyết hợp tác với Nga.

Trong khi đó, Ukraine yêu cầu nhóm họp phiên khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về bước đi mới của Moscow.

Trước câu hỏi về diễn biến ở Belarus, ông John Kirby, người điều phối về chiến lược truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết đến thời điểm hiện tại, Mỹ chưa ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang di chuyển vũ khí hạt nhân.


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn