• Tác giả, Tessa Wong
  • Vai trò, Phóng viên Kỹ thuật số châu Á, BBC News

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở thành phố Samarkand (Uzbekistan) vào ngày 16/09/2022

Trong năm ngoái, Phương Tây đã cố gắng thu phục Trung Quốc, giúp họ chấm dứt cuộc chiến tranh Ukraine. Hiện nay, Bắc Kinh đã đưa ra phản hồi chắc chắn nhất - và đó không phải là điều mà nhiều người ở Phương Tây mong muốn.

Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã tiến hành 'đắc nhân tâm', khởi đầu với chuyến công du châu Âu của cựu Ngoại trưởng Vương Nghị và kết thúc với buổi chào đón nồng ấm của Tổng thống Vladimir Putin tại Moscow.

Bắc Kinh đã công bố không chỉ một mà là hai tài liệu về lập trường của mình - tài liệu đầu tiên là giải pháp của Trung Quốc cho cuộc chiến tranh và tài liệu còn lại là phác thảo một kế hoạch cho nền hòa bình thế giới.

Hai tài liệu này phần lớn chỉ nêu lại các luận điểm mà Trung Quốc đã tuyên bố hồi năm ngoái, kêu gọi việc tôn trọng chủ quyền (cho Ukraine) và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia (cho Nga) trong khi phản đối việc sử dụng các lệnh trừng phạt đơn phương (từ Mỹ).

Phương Tây có thể không ấn tượng, nhưng thuyết phục họ có thể không bao giờ là mục tiêu chính của Bắc Kinh.

Đầu tiên, Bắc Kinh rõ ràng đang tìm cách định vị chính mình là một nhà thực thi hòa bình toàn cầu. Một gợi ý rõ ràng về ai đang thật sự cố gắng 'đắc nhân tâm' nằm trong một tài liệu, khi Trung Quốc đề cập tham gia chung với Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ - gọi chung là Nam Bán cầu (Global South).

Trong khi rao giảng về một tầm nhìn thay thế cho trật tự thế giới do Mỹ dầu đầu, Trung Quốc đang dụ dỗ phần còn lại của thế giới, vốn đang quan sát cách phương Tây xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine.

Nhưng một mục tiêu khác là phát đi một thông điệp rõ ràng dành cho Mỹ.

"Có một nhân tố phản kháng," Alexander Korolev, một chuyên gia về quan hệ Trung-Nga từ Đại học New South Wales nói. "Điều này đang phát đi tín hiệu: "Nếu chuyện trở nên xấu xí giữa chúng ta, tôi phải có ai đó để đi đến. Nước Nga không cô độc, điều này có nghĩa là tôi sẽ không cô độc khi có một cuộc đối đầu... đừng cảm thấy thoải mái khi bắt nạt tôi."

Thời gian, theo giới quan sát, là một món quà trao đi miễn phí. Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị đánh dấu với một cấp độ thấp mới, ảnh hưởng từ vụ khinh khí cầu tình nghi do thám. Một số người đã đặt câu hỏi lý do vì sao Trung Quốc lại tiến hành thúc đẩy ngoại giao mạnh mẽ cho một nền hòa bình Ukraine, chỉ vào lúc này.

"Trung Quốc có những cơ hội to lớn để thể hiện sự lãnh đạo, quốc gia này đã được mời đến sớm nhằm đóng góp cho việc chấm dứt chiến tranh... Nếu mục tiêu là thật sự cho thấy hình ảnh một nhà lãnh đạo toàn cầu, bạn không phải ngồi trên hàng rào trong một năm và cố gắng phô diễn một màn nhảy múa ngoại giao," Tiến sĩ Korolev nói.

Cũng có một mục tiêu thứ ba, và điều này có thể thấy được trong chuyến đi của ông Vương Nghị.

Thông qua việc thăm Pháp, Đức, Ý và Hungary, nơi có những nhà lãnh đạo mà Trung Quốc nhận định có lập trường ít cứng rắn hơn về Nga, ông Vương đã dò xét ý kiến để xem liệu Trung Quốc có thể lôi kéo một số nước của châu Âu vào quỹ đạo của mình hay không.

Bắc Kinh thấy có sự "hội tụ lợi ích hợp lý" với những quốc gia này, theo ông Trương Hân, một chuyên gia về kinh tế chính trị quốc tế từ Đại học Sư phạm Hoa Đông (Trung Quốc). "Trung Quốc tin là Mỹ có sức mạnh bá chủ, và phần lớn trật tự thế giới xuyên Đại Tây Dương có thể hưởng lợi từ việc tách rời khỏi hệ thống đó."

Chụp lại video,

Bốn cách cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm thay đổi thế giới

Thế nhưng liệu Trung Quốc sẽ thành công cho mục tiêu cụ thể đó hay không còn là câu hỏi. Theo các nhà ngoại giao, bài phát biểu của ông Vương Nghị tại Hội nghị An ninh Munich khi ông chỉ trích Mỹ đã không làm tốt tại căn phòng có đầy những đồng minh mạnh nhất của mình chỉ khiến các động cơ thật sự của Trung Quốc càng bị mất niềm tin.

Chuyến công du của ông Vương "là một sự thúc đẩy rất công khai để nói rằng: Chúng tôi không muốn gặp vấn đề với châu Âu, chúng tôi có vấn đề với Mỹ, chúng tôi có thể giải quyết chuyện với quý vị, những người châu Âu và quý vị cần hiểu là Mỹ đang đưa quý vị đến một con đường đầy rắc rối", Andrew Small, nhà nghiên cứu cấp cao chuyên về quan hệ châu Âu-Trung Quốc từ trung tâm nghiên cứu German Marshall Fund nói.

"Nhưng tôi nghĩ ở đa số các nước châu Âu, thông điệp này không được đón nhận nhiều."

Câu hỏi chính hiện nay là liệu Bắc Kinh có làm đúng với tuyên bố thực thi hòa bình khi quốc gia này đang ngày càng gần gũi với Nga.

Mỹ đã cảnh báo hồi tuần này rằng Trung Quốc đang cân nhắc cung cấp vũ khí sát thương cho Nga, và các công ty Trung Quốc đã cung cấp công nghệ có chức năng sử dụng kép, không sát thương - một loại có thể được sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự, như drone và các chất bán dẫn.

Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước điều này. Nhưng đằng sau cuộc họp kín, ông Vương đã nói rõ với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell là Trung Quốc sẽ không cung cấp vũ khí cho Nga.

Vương Nghị và Vladimir Putin

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón cựu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow

Theo ông Borrell, thì ông Vương đã hỏi: "Tại sao ông lại cho thấy sự quan ngại đối với việc tôi có thể cung cấp vũ khí cho Nga trong khi ông lại cung cấp vũ khí cho Ukraine?" Đây là một câu nói mang tính tiết lộ, theo giới quan sát, cho thấy Bắc Kinh vẫn thật sự tin rằng Phương Tây phải bị lên án về việc 'đổ thêm dầu vào lửa' cho cuộc chiến tranh Ukraine.

"Gửi vũ khí đến bất kỳ bên tham chiến nào cũng được xem là một sự leo thang - và đây là lập trường của nhà nước Trung Quốc cho đến nay," Tiến sĩ Trương cho biết.

Cũng có sự hoài nghi là Bắc Kinh sẽ cung cấp vũ khí cho Moscow, đi ngược lại với những lợi ích của Trung Quốc.

Động thái như vậy sẽ bị các bên khác xem là một sự leo thang chiến tranh rõ ràng, và sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt và nền thương mại với Phương Tây bị gián đoạn - ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc trong bối cảnh EU và Mỹ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu.

Điều này cũng làm gia tăng căng thẳng toàn cầu đáng kể và có thể đẩy các đồng minh của Mỹ ngày càng gần hơn với Mỹ, ngăn chặn các mục tiêu của Bắc Kinh trong việc dụ dỗ một số quốc gia khi muốn tăng sự thách thức nhằm vào Mỹ.

Điều có thể xảy ra hơn, theo giới quan sát, là Bắc Kinh sẽ tiếp tục hoặc thậm chí tăng cường sự hỗ trợ gián tiếp, như tăng cường thương mại để cung cấp nguồn sống tài chính cho Moscow, và bỏ phiếu trắng đối với các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow.

Họ cũng có thể thậm chí cung cấp thêm công nghệ sử dụng kép thông qua quốc gia thứ ba như Iran hoặc Bắc Hàn, theo Tiến sĩ Small, nhằm để họ có thể hỗ trợ "theo cách có thể bác bỏ nhất có thể".

Thế nhưng khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn thì vấn đề cung cấp vũ khí sát thương sẽ trỗi dậy, ông cảnh báo.

"Chưa có câu hỏi về điều đáng kể nào mà Trung Quốc có thể được yêu cầu thực hiện, bởi vì trước đây Nga không cần được cung cấp thêm," Tiến sĩ Small nói. "Nhưng họ cũng đang đánh vào điểm liên kết này. Trung Quốc sẽ sẵn sàng nói với Nga là sẽ không thực hiện điều đó được trong bao lâu?"

Vài ngày trước khi cuộc xâm lược Ukraine nổ ra, ông Tập Cận Bình và ông Vladimir Putin đã tuyên bố họ có "một tình hữu nghị không giới hạn".

Một năm sau, Trung Quốc phải trả lời câu hỏi sẽ đi bao xa cho người bạn đặc biệt của mình.