Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 06 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )

Thứ Năm, 06 Tháng Mười 20229:12 SA(Xem: 1932)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 06 -10-2022 ( Cập nhật liên tục )
DungCoUDep

**************

Triều Tiên tập trận ném bom sau khi phóng tên lửa đạn đạo

Reuters

Hàn Quốc đã điều động chiến đấu cơ sau khi máy bay chiến đấu của Triều Tiên tập trận ném bom hôm 6/10, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, trong lúc các chiến hạm đồng minh có các cuộc tập trận phòng thủ tên lửa và Bình Nhưỡng thực hiện vụ phóng mới nhất trong chuỗi các cuộc phóng tên lửa đạn đạo.

Cuộc tập trận ném bom hiếm hoi gồm ít nhất 8 máy bay chiến đấu và 4 máy bay ném bom của Triều Tiên đã khiến Hàn Quốc phải triển khai 30 chiến đấu cơ. Các chiến đấu cơ tập trung đông đúc ở hai bên đường biên giới được vũ trang dày đặc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về một loạt các vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn xuống biển hôm 5/10 về hướng Nhật Bản, chỉ một giờ sau khi Triều Tiên lên án Mỹ tái bố trí một tàu sân bay đến khu vực, và một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York.

Triều Tiên đã phóng khoảng 40 tên lửa trong năm nay, bao gồm cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn nhất của nước này và dường như đã sẵn sàng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017, các quan chức ở Seoul và Washington cho biết.

Các vụ phóng hôm 5/10 diễn ra sau khi tàu sân bay USS Ronald Reagan trở lại vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp để đáp lại các vụ thử gần đây của Bắc Triều Tiên.

Đây là vụ phóng tên lửa thứ sáu trong 12 ngày và là lần đầu tiên kể từ khi Triều Tiên bắn tên lửa tầm trung (IRBM) qua Nhật Bản hôm 4/10, khiến Hàn Quốc và Mỹ cùng nhau tập trận tên lửa.

Vụ phóng được Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc và chính phủ Nhật Bản thông báo.

“Đây là lần thứ sáu trong thời gian ngắn, chỉ tính những lần từ cuối tháng 9,” Thủ tướng Nhật Fumio Kishida nói với các phóng viên. “Điều này tuyệt đối không thể dung thứ.”

Vụ phóng diễn ra sau khi Triều Tiên lên án Mỹ vì đã nói chuyện với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về ‘các biện pháp phản công chính đáng’ của Bình Nhưỡng đối với các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ, cho thấy các vụ phóng của Bình Nhưỡng là phản ứng đối trước động thái quân sự của đồng minh.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng lên án Washington vì đã tái bố trí tàu sân bay ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, nói rằng việc này đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định tình hình.

Tàu sân bay và nhóm tác chiến đi cùng đã đột ngột được tái triển khai để đáp trả vụ phóng IRBM của Triều Tiên trên bầu trời Nhật Bản.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã lên án vụ phóng hôm 6/10 là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là mối đe dọa đối với các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, người này nói thêm rằng Washington cam kết chọn cách tiếp cận ngoại giao và kêu gọi Triều Tiên tham gia đối thoại.

Trước đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc và Nga dung dưỡng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bằng cách chặn các nỗ lực tăng cường trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Bình Nhưỡng vì các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Kishida đã nhất trí trong một cuộc điện đàm hôm 6/10 rằng cần gửi thông điệp rõ ràng đến Triều Tiên rằng sự khiêu khích của họ sẽ mang lại hậu quả, văn phòng ông Yoon cho biết
**************
voatiengviet.com

Đại hội đồng LHQ sắp bỏ phiếu lên án Nga sáp nhập đất Ukraine, Moscow đề nghị bỏ phiếu kín

Reuters

Nga đang vận động cho một cuộc bỏ phiếu kín thay vì biểu quyết công khai khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc gồm 193 thành viên tuần tới xem xét việc lên án động thái của Moscow sáp nhập bốn vùng lãnh thổ Ukraine sau khi dàn dựng cái mà Moscow gọi là trưng cầu dân ý.

Ukraine và các đồng minh đã lên án các cuộc bỏ phiếu ở Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia là bất hợp pháp và mang tính ép buộc. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc do phương Tây soạn thảo sẽ lên án “cái gọi là cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp” của Nga và “âm mưu sáp nhập bất hợp pháp” các khu vực “trưng cầu dân ý”.

Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vassily Nebenzia viết trong một bức thư gửi các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc rằng: “Đây rõ ràng là một diễn tiến khiêu khích và mang tính chính trị hóa nhằm làm sâu sắc thêm sự chia rẽ trong Đại hội đồng và khiến các thành viên xa cách nhau hơn”.

Ông cho rằng cần phải bỏ phiếu kín vì cuộc vận động hành lang của phương Tây làm cho “có thể sẽ rất khó để các lập trường được bày tỏ công khai.” Các nhà ngoại giao cho biết Đại hội đồng có thể sẽ phải biểu quyết công khai về việc có tổ chức bỏ phiếu kín hay không.

Nga đã phủ quyết một nghị quyết tương tự trong Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên vào tuần trước.

Nga không kiểm soát hoàn toàn bất kỳ tỉnh nào trong số 4 tỉnh của Ukraine mà Moscow tuyên bố đã sáp nhập, và các lực lượng Ukraine đã chiếm lại hàng nghìn dặm vuông lãnh thổ kể từ đầu tháng 9.

Các động thái tại Liên hiệp quốc phản ánh những gì đã xảy ra vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea của Ukraine. Tại Hội đồng Bảo an, Nga đã phủ quyết dự thảo nghị quyết phản đối cuộc trưng cầu dân ý về tình trạng của Crimea và kêu gọi các nước không công nhận nghị quyết đó.

Đại hội đồng sau đó đã thông qua một nghị quyết tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý của Nga là không hợp lệ với 100 phiếu thuận, 11 phiếu chống và 58 phiếu trắng chính thức, và hai chục nước không tham gia.

Nga đang cố gắng giảm sự cô lập quốc tế của mình sau khi gần 3/4 Đại hội đồng bỏ phiếu khiển trách Moscow và yêu cầu Nga rút quân trong vòng một tuần sau cuộc xâm lược ngày 24/2 vào nước láng giềng Ukraine.

Trước cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng hồi tháng 4 để đình chỉ Nga tham gia Hội đồng Nhân quyền, Moscow cảnh báo các nước rằng việc bỏ phiếu đồng ý hoặc bỏ phiếu trắng sẽ bị coi là “không thân thiện” với Nga và mối quan hệ của nước đó với Nga sẽ lãnh hậu quả.


************

New York Times: Ukraine đứng sau vụ ám sát con gái triết gia Nga, Kiev phủ nhận

TUOI TRE ONLINE

New York Times: Ukraine đứng sau vụ ám sát con gái triết gia Nga, Kiev phủ nhận - Ảnh 1.

Nhà báo Darya Dugina, con gái một đồng minh của ông Putin, nhà dân tộc chủ nghĩa Aleksandr Dugin - Ảnh: SKY NEWS

Bà Darya Dugina là con gái triết gia Aleksandr Dugin, có quan hệ thân cận với Tổng thống Vladimir Putin. Bà thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe hơi hồi tháng 8 vừa rồi. 

Tuy nhiên, nguồn tin không tiết lộ cá nhân nào đã cho phép tiến hành vụ ám sát, ai thực hiện hoặc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có phê duyệt nhiệm vụ này hay không. 

Nguồn tin khẳng định Mỹ không hề liên quan đến vụ ám sát, không hỗ trợ hay cung cấp thông tin tình báo và không được báo trước về vụ việc. Hơn nữa nếu biết trước, Mỹ sẽ phản đối việc làm này.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, phía Mỹ đã khiển trách và cảnh báo quan chức Ukraine. Mỹ thất vọng khi Kiev đã không minh bạch thông tin với Washington về các kế hoạch quân sự của họ, đặc biệt là trên lãnh thổ Nga.

Tuần trước, báo cáo đánh giá sâu về sự liên quan của Ukraine trong vụ ám sát được chia sẻ trong nội bộ Chính phủ Mỹ. Trong đó, giới tình báo lo ngại một chiến dịch bí mật như vậy có thể mở rộng xung đột.

Mỹ nhận định những vụ ám sát như vậy dù có giá trị biểu tượng cao nhưng ít tác động trực tiếp đến kết quả trên thực địa, và có thể khiến Nga đáp trả bằng các cuộc tấn công nhằm vào quan chức cấp cao Ukraine.

Trong khi đó, Ukraine liên tục phủ nhận có liên quan đến vụ ám sát. Khi được hỏi về báo cáo của tình báo Mỹ, ông Mikhail Podoliak, cố vấn của Tổng thống Zelensky, khẳng định Ukraine "không liên quan gì đến việc này".

Ông Podoliak cho rằng "bất kỳ vụ ám sát nào trong thời chiến ở các quốc gia đều có một số ý nghĩa thực tế", nhưng "một người như bà Dugina không phải là mục tiêu chiến lược với Ukraine".

Nga đã cho điều tra hình sự về vụ việc và gọi vụ gài bom xe dẫn đến cái chết của nạn nhân là hành động khủng bố. Nhà báo Darya Dugina thiệt mạng ngay lập tức khi vụ nổ xảy ra ở quận Odintsovo, một khu vực giàu có ở ngoại ô Matxcơva.

Cơ quan tình báo Nga (FSB) cho rằng chính cơ quan tình báo Ukraine đứng đằng sau vụ ám sát bà Dugina.

Trong thông cáo đưa ra một ngày sau vụ ám sát, FSB cho rằng các đặc vụ Ukraine đã thuê một phụ nữ Ukraine, nhập cảnh vào Nga hồi tháng 7, để tiếp cận nơi bà Dugina sinh sống. Người  này đã bỏ trốn khỏi Nga sau vụ đánh bom.

73% người Mỹ ủng hộ chính phủ tiếp tục hỗ trợ Ukraine

Theo thăm dò mới nhất của Reuters/Ipos, 73% người Mỹ đồng ý rằng Mỹ nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine, bất chấp những cảnh báo của Nga rằng họ có thể tận dụng kho vũ khí hạt nhân của mình.

Người Mỹ ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều bày tỏ sự đồng tình. Song, phía Dân chủ thể hiện sự ủng hộ cao hơn (81%) so với phía Cộng hòa (66%).

Trong cuộc thăm dò được tiến hành trong hai ngày 4 và 5-10, 66% số người được hỏi khuyến khích Washington nên tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine, tăng từ 51% trong một cuộc thăm dò tương tự vào tháng 8 vừa qua.

Cho đến nay, chính quyền của Tổng thống Biden đã cung cấp hơn 16,8 tỉ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine, kể từ khi Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" hôm 24-2.

Ngày 4-10, ông Biden đã hứa cung cấp cho Kiev gói hỗ trợ mới trị giá 625 triệu USD.

Ngoài ra, cuộc thăm dò cũng ghi nhận 58% người Mỹ sợ rằng đất nước của họ đang tiến tới chiến tranh hạt nhân với Nga, và 65% lo ngại rằng chiến tranh có thể leo thang, nếu Ukraine được cung cấp vũ khí tầm xa hơn.

Theo kết quả thăm dò, chỉ có một số ít người Mỹ cho rằng các vấn đề của Ukraine không phải là việc của Mỹ và Mỹ không nên can thiệp. 35% bày tỏ ủng hộ quan điểm này, giảm so với 40% vào tháng 8-2022.


***********

Diễn biến vụ xả súng tại nhà trẻ Thái Lan


Có 34 người đã thiệt mạng, gồm cả 22 trẻ em, trong một vụ xả súng và đâm chém xảy ra tại một trường mẫu giáo ở phía đông bắc Thái Lan. Kẻ tấn công là một cựu cảnh sát.

Tờ The Guardian dẫn lời cảnh sát và giới chức địa phương cho biết, có khoảng 30 em nhỏ ở nhà trẻ khi tay súng đi vào đây lúc 12h30 trưa nay (6/10), đúng giờ ngủ trưa của các em. Nạn nhân nhỏ nhất mới 2 tuổi. Vào thời điểm vụ tấn công xảy ra, trường học có ít học sinh hơn thường lệ. 

Jidapa Boonsom, một quan chức quận làm việc tại văn phòng gần đó cho biết: "Tay súng đã đi tới trường mẫu giáo vào giờ trưa và bắn 4 hoặc 5 nhân viên tại đây trước", trong số các giáo viên có một người đang mang thai 8 tháng. "Ban đầu, mọi người nghĩ đó là tiếng nổ của pháo hoa", cô Boonsom nói. Tiếp đó, tên này đi vào căn phòng nơi có các em nhỏ đang ngủ và dùng dao giết hại các em. 

thu-pham-1235

Chakkraphat Wichitvaidya, một cảnh sát quận cho hay, năm ngoái, đối tượng trên bị cảnh sát sa thải vì liên quan tới thuốc phiện. 

Các video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, các tấm vải che thi thể các em nhỏ tại trường mẫu giáo ở thị trấn Uthai Sawan, tỉnh Nong Bua Lamphu, cách thủ đô Bangkok khoảng 500km. 

thai-lan-1233
Vụ tấn công xảy ra khi các em nhỏ đang ngủ trưa. Ảnh: The Guardian
Cảnh sát địa phương cho biết, kẻ tấn công được trang bị súng ngắn, súng lục và một con dao. Tên này đã rời khỏi hiện trường trên một chiếc xe. Tờ Daily News đưa tin, sau khi chạy trốn, tên này trở về nhà giết vợ con và tự vẫn.
*************

Rộ tin Pháp triển khai điệp viên ở Ukraine


Truyền thông Pháp dẫn nguồn tin tình báo giấu tên cho biết, hàng chục nhân viên thuộc Tổng cục An ninh Đối ngoại (DGSE) đã được triển khai tới Ukraine.

“Kể từ khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra, đã có khoảng 50 nhân viên thuộc DGSE được triển khai tới Ukraine. Những nhân viên tình báo này đã thực hiện nhiều loại nhiệm vụ khác nhau, trong đó bao gồm cả cung cấp ảnh vệ tinh tình báo cho Kiev”, nguồn tin giấu tên nói với phóng viên tờ Le Figaro của Pháp.

untitled-257
Ảnh minh họa: AP

“Ngoài ra, những điệp viên trên cũng hoạt động với một số trang thiết bị viện trợ cho Ukraine, có khả năng bao gồm cả pháo tự hành Caesar”, nguồn tin nói thêm.

Tới nay, giới chức Pháp và Ukraine chưa đưa ra bình luận về thông tin được tờ Le Figaro công bố.

Hãng tin RT của Nga nhận định, Pháp là một trong những quốc gia phương Tây viện trợ vũ khí quân sự và kinh tế nhiều nhất cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột bùng nổ. Ngoài những cỗ pháo tự hành bánh lốp Caesar, Paris trong nhiều tháng qua đã viện trợ thêm cho quân đội Ukraine một số loại khí tài như tên lửa chống tăng MILAN, đạn pháo cỡ 155mm và xe bọc thép VAB.

putin-837
***************
rfi.fr

Bắc Triều Tiên bắn thêm 2 tên lửa đáp trả Mỹ và Hàn Quốc

Thu Hằng

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại thêm căng thẳng. Hôm nay, 06/10/2022, Bình Nhưỡng lại bắn hai tên lửa về phía biển Nhật Bản. Như vậy là chỉ cách nhau hai ngày, Bắc Triều Tiên hai lần bắn tên lửa nhằm đáp trả « các biện pháp trả đũa » của Seoul và Washington và các cuộc tập trận Mỹ - Hàn. 

 Thông tín viên RFI Trần Công tường trình từ Seoul:

« Vào lúc 6 giờ sáng hôm nay, Bắc Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) về phía đông bắc của biển Nhật Bản. Đây là một mục tiêu mới của Bắc Triều Tiên, thay vì đảo Risom như thường lệ. Hai tên lửa này cũng được bắn từ một địa điểm mới là Samseok, một khu vực nằm ở phía đông sân bay Sunan, khá xa khu vực trung tâm của Bình Nhưỡng. Đây cũng được xem là điều bất thường trong lần phóng này của Bắc Triều Tiên. 

Ngoài mục tiêu thị uy và đáp lại việc Mỹ đưa tàu sân bay Reagan quay trở lại Hàn Quốc, vụ phóng tên lửa hôm nay còn gửi một thông điệp mới đến chính quyền Seoul: kể cả khi sân bay Sunan bị tấn công phủ đầu, nếu chiến tranh xảy ra, Bắc Triều Tiên vẫn có thể phản công từ những vị trí khác.

Theo tính toán, hai loại tên lửa được bắn lần này là KN-23 và KN-24, với tầm bắn của cả hai đều được ghi nhận là tăng so với các lần bắn trước đây và bao phủ được toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc. Điều này cho thấy Bắc Triều Tiên đang theo đuổi việc cải tiến các loại tên lửa và toàn bộ Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với tên lửa tầm ngắn của Bắc Triều Tiên nếu chiến tranh xảy ra. 

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã họp khẩn cấp với Ủy ban Thường Vụ Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) để thảo luận về các biện pháp đối phó. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân khẳng định rằng thế trận phòng thủ liên hợp sẽ được củng cố hơn nữa để đối phó với bất kỳ đe dọa nào đến từ Bắc Triều Tiên. Ông lên án vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên là một thách thức không thể coi thường đối với cộng đồng quốc tế ». 

Theo AFP, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngay lập tức lên án vụ thử tên lửa lần thứ 6 chỉ trong vòng hai tuần, xem đây là « điều hoàn toàn không chấp nhận được ».

Vụ bắn tên lửa sáng 06/10 diễn ra chỉ ít giờ sau cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, được triệu tập theo đề nghị của Pháp, Anh, Albania, Na Uy và Ireland, bàn về vụ thử tên lửa trước đó của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, theo AFP, các nước trong Hội đồng vẫn bị chia rẽ. Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ « đầu độc » môi trường an ninh trong vùng Đông Á với « các cuộc tập trận do Mỹ và nhiều nước khác trong vùng tiến hành ». Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield lên án « nỗ lực hiển nhiên của Trung Quốc và Nga để thưởng cho những hành động xấu » của Bắc Triều Tiên. Bà kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng.

Nhà phân tích Soo Kim của tổ chức nghiên cứu và tham vấn Rand Corporation dự báo Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục thử tên lửa, vì « vào thời điểm này, đối với ông Kim Jong Un, lùi bước hoặc dừng các hành động gây hấn có thể sẽ gây phản tác dụng đối với các lợi ích của ông ấy. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực và tài chính đã đổ vào những vụ thử vũ khí này ».


*****************
rfi.fr

Quân Ukraina tiếp tục đà tiến ở miền nam, Nga sáp nhập nhà máy hạt nhân Zaporijjia

Thu Hằng

Thêm ba ngôi làng (Novovoskressenske, Novogrygorivka và Petropavlivka) ở tỉnh Kherson, miền nam, đã được quân đội Ukraina giải phóng chỉ riêng ngày hôm qua, 05/06/2022, theo thông báo của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky. Ông khẳng định “đà tiến vẫn được duy trì”.

Ở mặt trận miền đông, thống đốc Ukraina của tỉnh Luhansk khẳng định “cuộc phản công giờ chính thức bắt đầu. Nhiều địa phương đã được giải phóng”, sau khi quân đội Ukraina chọc thủng được một tuyến phòng thủ của Nga. Trong khi đó, ở tỉnh Donetsk lân cận, Matxcơva khẳng định đã “oanh kích ồ ạt” khu vực gần thành phố Lyman (tỉnh Donetsk) vừa mới được Kiev chiếm lại, gây thiệt hại nặng nề cho quân Ukraina. Ông Dmitri Peskov, người phát ngôn của điện Kremlin, tuyên bố Matxcơva sẽ “chiếm lại” những vùng đất đã bị mất.

Trước đó, Nga đã dùng máy bay không người lái do Iran sản xuất để tấn công một doanh trại ở Bila Tserkva, ngoại ô thủ đô Kiev. Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tại Kiev cho biết cụ thể :

« Hai giờ sáng qua, 12 máy bay không người lái tự sát đã bay trên thành phố Bila Tserkva, nơi có doanh trại quân đội, cách phía nam thủ đô Kiev 90 km. Sáu chiếc đã bị lực lượng phòng không Ukraina bắn hạ, nhưng 6 chiếc còn lại đã rơi trong khu chỉ huy của lữ đoàn cơ động 72, nằm ở trung tâm thành phố. Thiệt hại rất lớn : ít nhất 5 tòa nhà bị phá hủy, nhưng chỉ có một người lính bị thương trong vụ tấn công.

Quan sát bước đầu tại chỗ cho thấy vụ tấn công được tiến hành bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất. Trên các mảnh vỡ, người ta có thể đọc được chữ « Geran-2 », tên của những chiếc máy bay không người lái loại Shahed-136 trong quân đội Nga.

Từ nhiều tuần qua, vài trăm chiếc máy bay không người lái tự sát dường như đã được cung cấp cho quân đội Nga, và đã được sử dụng ở Odessa và Mykolaiv. Những thiết bị này rất khó bị hệ thống phòng không phát hiện và giúp cho quân đội Nga tiếp tục tấn công cách xa chiến tuyến và tiết kiệm được tên lửa hành trình loại Calibre mà dường như Nga đã sử dụng hơn 60% số lượng có sẵn ».

Ngày 05/10/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin trấn an là tình hình quân sự sẽ « ổn định » ở bốn vùng lãnh thổ Ukraina vừa bị sáp nhập, dù quân Nga chịu nhiều tổn thất và bị quân Ukraina đẩy lui trên chiến trường. Ông Putin cũng khẳng định quân đội Nga sẽ « phát triển một cách hòa bình » những vùng chiếm từ Ukraina. Cùng ngày, tổng thống Nga cũng ký sắc lệnh chiếm quyền sở hữu nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia. Trước đó, giám đốc người Ukraina của nhà máy đã bị quân Nga bắt giữ, nhưng đã được thả sau đó.

Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc Tế AIEA thông báo bắt đầu chuyến công du Kiev và Matxcơva. Theo ông Rafael Grossi, « chưa bao giờ » việc lập « một vùng an toàn quanh nhà máy » lại cấp thiết như hiện nay.

Sáng 06/10, thành phố Zaporijjia, cách nhà máy điện hạt nhân khoảng 60 km, do Ukraina kiểm soát, lại bị tấn công. Theo thống đốc tỉnh, quân Nga đã tiến hành 7 cuộc tấn công, nhắm vào « các tòa nhà cao tầng », khiến 2 người thiệt mạng và ít nhất 5 người vẫn bị kẹt trong đống đổ nát.


*************
rfi.fr

Quan chức Nga: Quân đội phải ''ngừng lừa dối'' công luận về những thất bại ở Ukraina


Phát biểu trên kênh Telegram, hôm qua, 05/10/2022,  chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng tại Viện Duma ( Hạ Viện Nga ), tướng Andreï Kartapolov tuyên bố đã đến lúc quân đội Nga phải « ngừng nói dối » công luận về những thất bại quân sự tại Ukraina. Ông tuyên bố « dân Nga không ngu dốt », đã đến lúc quân đội Nga phải nói thật về những thất bại trên chiến trường Ukraina, vì nói « một phần sự thật » chỉ càng hủy hoại uy tín của quân đội.

Trong những ngày qua, chính quyền Kiev liên tục thông báo giải phóng nhiều vùng lãnh thổ ở khu vực miền đông và miền nam. Tại miền đông bắc Ukraina, quân đội Nga gặp khó khăn và đã phải tháo chạy khỏi phần lớn khu vực Kharkiv. 

Từ thủ đô Matxcơva thông tín viên Anissa El Jabri giải thích thêm về những lời lẽ hết sức cứng rắn của chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện Nga :

Andreï Kartapolov nguyên là một sĩ quan trong quân đội và ông hiện đang điều hành Ủy Ban Quốc Phòng tại viện Duma. Nói cách khác, tiếng nói của ông rất có trọng lượng. Tướng Kartapolov đã chọn phát biểu qua kênh Telegram của Vladimir Soloviov, một nhà tuyên truyền với gần 1,3 triệu người theo dõi. Soloviov cũng là một nhân vật nổi tiếng trên đài truyền hình của Nga. Trả lời phỏng vấn trên kênh này, Kartapolov đã không khoan nhượng.

Ông tuyên bố : « Việc đầu tiên cần làm là ngừng nói dối. Đất nước của chúng ta lâm nguy. Kẻ thủ đã hiện diện trên lãnh thổ của chúng ta, không chỉ tại các vùng lãnh thổ vừa mới sáp nhập vào nước Nga, mà ngay cả ở biên giới phía tây. Hầu như tất cả các ngôi làng sát đường biên giới, trong vùng Belgorod, đều đã bị phá hủy. Ai cũng có thể biết được những thông tin đó, khi nghe thống đốc Belgorod, hay các phóng viên chiến trường tường thuật trên kênh Telegram. Nhưng bộ Quốc Phòng thì vẫn giữ nguyên giọng điệu trong các bản báo cáo hàng ngày. Điều đó ai cũng có thể biết được ».

Chiều qua, tổng thống Vladimir Putin vừa tuyên bố « hy vọng » tình hình sẽ ổn định tại các vùng lãnh thổ vừa sáp nhập vào nước Nga. Lời lẽ này như một mệnh lệnh và cũng là một lời đe dọa. Cùng lúc ông Putin đã thăng hàm thượng tướng cho lãnh đạo Cộng hòa Tchetchenia, Ramzan Kadyrov. Đây là cấp bậc cao thứ ba trong hàng ngũ quân đội Nga sau cấp đại tướng và nguyên soái. Ramzan Kadyrov cũng mới vừa chỉ trích mạnh mẽ Alexandre Lapine, phụ trách chiến dịch quân sự tại khu vực Lyman, vừa bị quân đội Ukraina chiếm lại. Cuối tuần qua, Kadyrov đã mạnh mẽ chỉ trích Alexandre Lapine là « kẻ bất tài ».


************

Ukraine tuyên bố bắt đầu giải phóng Lugansk

Tỉnh trưởng Lugansk thuộc chính quyền Ukraine tuyên bố quân đội đã giành lại một số khu vực ở tỉnh này từ tay lực lượng Nga.

"Chiến dịch giải phóng Lugansk chính thức bắt đầu. Một số khu vực đã được giải phóng khỏi quân đội Nga. Tất cả lính Nga đều nhận ra họ không thể tránh khỏi cuộc phản công và họ đang bị đánh bại", tỉnh trưởng Lugansk Serhiy Gaidai thuộc chính quyền Ukraine phát biểu trên truyền hình quốc gia hôm 5/10.

Gaidai kêu gọi cư dân đã sơ tán khỏi Lugansk hồi đầu năm chưa vội trở về, cam kết sẽ thông báo thời gian người dân có thể quay lại. Theo ông, cư dân ở các khu vực đang do lực lượng Nga kiểm soát cũng nên sơ tán khỏi chiến tuyến hoặc tìm nơi trú ẩn.

Trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh cho thấy quân đội Ukraine đang ở ngôi làng thuộc Lugansk, sau khi tiến qua từ tỉnh Donetsk lân cận. Trong bức ảnh là các binh sĩ vũ trang cầm cờ Ukraine, đứng quanh tấm biển chỉ đường ở làng Hrekivka.

Nga kiểm soát gần như toàn bộ tỉnh Lugansk sau khi hai thành phố chiến lược Severodonetsk và Lysychansk thất thủ hồi tháng 7.

Nga đã tuyên bố sáp nhập tỉnh này cùng ba vùng khác ở Ukraine là Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson. Quân đội Ukraine gần đây đạt bước tiến ở tỉnh Kharkov và sau đó giành lại thành phố chiến lược Lyman ở Donetsk, tạo đà để phản công vào Lugansk.

Đà thọc sâu của quân đội Ukraine ở Lugansk sau khi chiếm được Lyman. Đồ họa: Guardian.

Đà thọc sâu của quân đội Ukraine ở Lugansk sau khi chiếm được Lyman. Đồ họa: Guardian.

Ngọc Ánh (Theo CNN)


**************

Tin thế giới 6-10: Máy bay không người lái của Iran tấn công Kiev; Mỹ nói OPEC+ 'thông đồng' với Nga


Tin thế giới 6-10: Máy bay không người lái của Iran tấn công Kiev; Mỹ nói OPEC+ thông đồng với Nga - Ảnh 1.

Bản tin về việc Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo bay ngang Nhật Bản tại một nhà ga ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 4-10 - Ảnh: REUTERS

* Triều Tiên lại bắn tên lửa đạn đạo. Theo Hãng tin Yonhap, tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Pyongyang về phía bờ biển phía đông, sau cuộc tập trận tên lửa chung của Hàn Quốc và Mỹ.

Đây là vụ phóng tên lửa thứ 6 của Triều Tiên trong vòng 12 ngày và là vụ đầu tiên kể từ khi Triều Tiên bắn một tên lửa tầm trung vào Nhật Bản vào ngày 4-10.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Hamada Yasukazu cho biết một tên lửa của Triều Tiên bay ở độ cao 100km, tầm bắn 350km, trong khi tên lửa còn lại bay ở độ cao 50km và tầm bắn là 800km.

* Mỹ chỉ trích Nga, Trung Quốc tạo điều kiện cho Bình Nhưỡng. Ngày 5-10, Mỹ cáo buộc Trung Quốc và Nga tạo điều kiện cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bằng cách bảo vệ Bình Nhưỡng khỏi các nỗ lực tăng cường các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.

"CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã được hưởng sự bảo vệ toàn diện từ hai thành viên này của hội đồng này. Nói tóm lại, hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an đã tạo điều kiện cho Kim Jong Un", Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho biết.

Chứng khoán Mỹ giảm sâu trong ngày 5-10, kết thúc đợt tăng mạnh nhất trong vòng 2 ngày kể từ năm 2020.

Chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 0,14%, trong khi S&P 500 mất 0,2% và Nasdaq Composite giảm 0,25%.

Chỉ số toàn cầu MSCI, theo dõi cổ phiếu ở 45 quốc gia, đã giảm 0,12%.

Trong khi đó, giá dầu bước sang ngày tăng thứ 3 liên tiếp, chạm mức cao nhất trong vòng 3 tuần sau khi OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu còn 2 triệu thùng/ngày.

Dầu thô Brent tăng 1,7%, ở mức 93,37 USD/thùng. Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) tăng 1,4%, lên 87,76 USD/thùng.

Giá vàng giao ngay được giao dịch ở mức 1.716,89 USD/ounce, giảm khoảng 0,54%.

* Nga nói có thể cắt giảm nguồn cung nếu EU áp trần giá năng lượng. Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga có thể cắt giảm sản lượng khai thác dầu, để bù đắp những tác động tiêu cực từ mức giá trần do phương Tây áp đặt.

Theo Hãng tin TASS, ông Novak cho biết Nga sẽ sản xuất 530 triệu tấn dầu (tương đương 10,6 triệu thùng/ngày) trong năm 2022 và 490 triệu tấn vào năm 2023.

Ông nói rằng Nga sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu thông qua một tuyến đường ống Nord Stream 2 nếu cần thiết.

* Mỹ chỉ trích OPEC+ "thông đồng" với Nga. Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết quyết định cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày của OPEC+ cho thấy rõ rằng nhóm này đang "thông đồng" với Nga. OPEC+ là liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và một số nhà sản xuất bên ngoài, trong đó có Nga.

Trong một thông báo khác cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi chính quyền của ông và Quốc hội tìm cách thúc đẩy sản xuất năng lượng của Mỹ, cũng như giảm bớt sự kiểm soát của OPEC đối với giá năng lượng sau đợt cắt giảm sản lượng "thiển cận" của nhóm này.

Tin thế giới 6-10: Máy bay không người lái của Iran tấn công Kiev; Mỹ nói OPEC+ thông đồng với Nga - Ảnh 3.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre - Ảnh: REUTERS

* Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập đại sứ Thụy Điển vì xúc phạm lãnh đạo trên truyền hình. Theo Reuters, Ankara đã triệu tập đại sứ Thụy Điển vì "nội dung xúc phạm" Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được phát sóng trên kênh truyền hình dịch vụ công của Thụy Điển.

Thụy Điển và Phần Lan đã nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào đầu năm nay. Hiện 28 trong số 30 quốc hội của các quốc gia thành viên NATO đã thông qua đơn đăng ký, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phản đối.

Theo Hãng tin Anadolu, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập Đại sứ Thụy Điển Staffan Herrstrom để khẳng định "cách thể hiện và hình ảnh xấu xí, không phù hợp" về ông Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ là không thể chấp nhận được.

* Máy bay không người lái Iran lần đầu tấn công khu vực Kiev. Hàng chục lính cứu hỏa đã lao vào chữa cháy một thị trấn gần thủ đô Kiev của Ukraine. Quan chức địa phương cho rằng những đám cháy này bởi đạn dược từ máy bay không người lái do Iran sản xuất gây ra.

Thống đốc vùng Kiev Oleksiy Kuleba cho biết 6 máy bay không người lái đã tấn công một tòa nhà trong đêm ở Bila Tserkva, cách thủ đô khoảng 75km về phía nam.

Tin thế giới 6-10: Máy bay không người lái của Iran tấn công Kiev; Mỹ nói OPEC+ thông đồng với Nga - Ảnh 4.

Một tòa nhà bị hư hại bởi cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Nga, mà chính quyền địa phương cho là do Iran chế tạo, ở Bila Tserkva, vùng Kiev, Ukraine ngày 5-10 - Ảnh: REUTERS

* Đức hỗ trợ hóa đơn năng lượng cho người hưu trí. Nội các Đức đã thông qua khoản trợ cấp thanh toán một lần trị giá 300 euro cho tất cả những người hưu trí, nhằm giảm gánh nặng cho các hóa đơn năng lượng đang tăng giá.

Phát biểu sau cuộc họp nội các ngày 5-10, Bộ trưởng Lao động Đức Hubertus Heil cho biết khoản hỗ trợ 300 euro sẽ được thanh toán một lần trước ngày 15-12. Đây được xem như một phần của gói cứu trợ năng lượng thứ ba của Đức.

* Chủ tịch EC đề xuất phương án giới hạn giá khí đốt. Trong tuần này, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ đề xuất với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cách thức giới hạn giá khí đốt nhằm kiềm chế giá năng lượng leo thang.

Trong bức thư gửi tới các nhà lãnh đạo EU hôm 5-10, chủ tịch EC đã đưa ra các đề xuất để thảo luận tại cuộc họp ở Praha vào ngày 7-10 tới. Người đứng đầu EC đề nghị xem xét giới hạn giá khí đốt trong tương quan với trung tâm giao dịch TTF của Hà Lan. Mức giới hạn như vậy sẽ là một giải pháp tạm thời trong khi EU làm việc về một tiêu chuẩn giá khí đốt mới.

Đường đến trường

Goc anh ngay 5

Các em học sinh đang băng qua một đoạn nước nông của con sông sau khi rời ngôi trường tiểu học gần đó ở làng Siron, tỉnh Aceh, Indonesia - Ảnh: Chaideer Mahyuddin/AFP/Getty Images


***********

Uy lực hàng không mẫu hạm mới nhất của Mỹ USS Gerald R. Ford


Theo giới chức Mỹ, tàu sân bay mới nhất và tiên tiến nhất của họ, chiếc USS Gerald R. Ford (CVN-78) vừa rời cảng Norfolk thuộc bang Virginia để bắt đầu sứ mệnh đầu tiên.

Trang quân sự Naval News cho biết, tàu sân bay USS Gerald R. Ford trong thời gian tới sẽ tham gia tập trận cùng các quốc gia đồng minh ở Bắc Mỹ và châu Âu.

“Việc triển khai chiếc Gerald R. Ford sẽ là cơ hội để Hải quân Mỹ và các quốc gia khác thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng nhau tập trận và huấn luyện tại Đại Tây Dương. Đồng thời, chúng tôi sẽ thử nghiệm các công nghệ tiên tiến được lắp đặt trên con tàu này”, Phó Đô đốc Daniel Dwyer, chỉ huy Hạm đội 2 của Mỹ nói.

uss-gerald-r-ford-1-1435
Tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: Naval Post

USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Gerald R. Ford được Mỹ chế tạo và đưa vào biên chế từ năm 2017, để thay cho chiếc Enterprise (CVN-65) đã lỗi thời. Tàu có chiều dài 337m; sườn ngang rộng nhất là 76m; mớn nước 12m. Trọng tải tối đa tàu này lên tới 100.000 tấn.

uss-gerald-r-ford-2-1437
Thiết kế tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: naval-technology.com

Tàu cần tới 2 lò phản ứng hạt nhân Bechtel A1B PWR để hoạt động. Vận tốc tàu có thể đạt 56 km/h.

Do tác chiến trên biển, nên USS Gerald R. Ford được trang bị nhiều loại radar tầm xa có thể phát hiện các mục tiêu trên biển hoặc trên không. Chẳng hạn, loại radar AN/SPY-3 được lắp trên tàu có thể theo dõi được mục tiêu đối phương ở khoảng cách 320km.

uss-gerald-r-ford-3-1438
Tháp chỉ huy trên tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: seaforces.org 

Các hệ thống vũ khí phòng thủ được lắp đặt trên USS Gerald R. Ford khá đa dạng với ba hệ thống Phalanx CIWS bao gồm pháo sáu nòng M61A1 Vulcan cùng radar điều khiển hỏa lực; hai hệ thống Mk 29 chứa các tên lửa Sea Sparrow; hai hệ thống tên lửa phòng không RIM-116.

uss-gerald-r-ford-4-1439
Trung tâm điều phối chiến đấu trên tàu USS Gerald R. Ford. Ảnh: seaforces.org 

Tuy nhiên, điều làm nên sức mạnh của USS Gerald R. Ford lại nằm ở số lượng máy bay nó có thể mang theo, khi khoang thân trong của tàu có thể chứa tới 75 tiêm kích và trực thăng các loại.


*************

Ukraine tiến công dồn dập, bắt đầu chiến dịch giải phóng tỉnh miền Đông

Thành Đạt

Ukraine tiến công dồn dập, bắt đầu chiến dịch giải phóng tỉnh miền Đông - 1

Lực lượng Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Reuters).

"Chiến dịch giải phóng Lugansk đã chính thức bắt đầu. Một số khu định cư đã được giải phóng khỏi quân đội Nga. Tất cả lính Nga đều nhận ra rằng một cuộc phản công (của Ukraine) là không thể tránh khỏi và họ đang bị đánh bại", Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự Ukraine ở tỉnh Lugansk, phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia hôm 5/10.

Ông Hayday kêu gọi những người dân đã sơ tán khỏi Lugansk từ đầu năm nay không vội trở về lúc này.

"Tôi muốn kêu gọi mọi người trước tiên đừng vội mang đồ đạc trở về. Chúng tôi sẽ thông báo cho các bạn biết chính xác khi nào có thể quay lại và ở đâu. Điều cần thiết là các lực lượng vũ trang Ukraine phải đẩy tiền tuyến ra xa hơn, chỉ khi đó mới có thể tiến vào một số khu định cư nhất định. Các vùng lãnh thổ phải được rà phá bom mìn", ông Hayday nói thêm.

Quan chức Ukraine cũng kêu gọi cư dân ở các khu vực đang do Nga kiểm soát ở Lugansk nên sơ tán khỏi chiến tuyến hoặc tìm nơi trú ẩn.

Các bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy quân đội Ukraine đang ở một ngôi làng thuộc Lugansk, sau khi băng qua khu vực Donetsk lân cận. Đây là lần đầu tiên kể từ giai đoạn đầu của cuộc xung đột vào tháng 3, quân đội Ukraine tiến vào Lugansk.

Ukraine tiến công dồn dập, bắt đầu chiến dịch giải phóng tỉnh miền Đông - 2

Khu vực miền Đông Ukraine (Ảnh: CNBC).

Sau khi giành lại thành phố chiến lược Lyman thuộc tỉnh Donetsk ở miền Đông vào cuối tuần qua, các lực lượng Ukraine tiếp tục cuộc phản công, tiến vào khu vực Lugansk lân cận. Nga hiện kiểm soát gần như toàn bộ vùng Lugansk. Các lực lượng Ukraine đã giải phóng làng Bilohorivka ở Lugansk vào cuối tháng 9.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/10 xác nhận quân đội Nga và lực lượng thân Nga ở Donbass đã rút khỏi các vị trí phòng thủ ở Lyman. Thống đốc Lugansk tuyên bố việc giải phóng thành phố Lyman ở vùng Donetsk là một trong những yếu tố quan trọng để Ukraine tiếp tục giải phóng vùng Lugansk.

Ukraine đang tiến hành phản công Nga trên toàn tuyến và tuyên bố giành được một số khu vực quan trọng trong bối cảnh Nga đang thực hiện các thủ tục sáp nhập 4 vùng lãnh thổ ở Ukraine, bao gồm Lugansk và Donetsk.

Tổng thống Volodymyr Zelensky ngày 4/10 tuyên bố tuyên bố quân đội Ukraine giải phóng hàng chục thị trấn ở miền Nam và miền Đông, trong đó có các khu vực Kherson, Kharkov, Lugansk và Donetsk, đồng thời tiếp đà phản công mạnh mẽ trên khắp lãnh thổ.

Cố vấn của tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, cũng xác nhận lực lượng vũ trang nước này "đang giải phóng các thành phố và thị trấn theo mọi hướng", bao gồm Lugansk, Kharkov.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/10 đã ký thành luật các hiệp ước về việc sáp nhập Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như các vùng Kherson và Zaporizhzhia ở Ukraine vào Nga.  Đây là thủ tục cuối cùng để đưa các vùng lãnh thổ trên trở thành một phần lãnh thổ của Nga, tuy nhiên chính quyền Ukraine không công nhận việc sáp nhập này, tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ
************

Mỹ nói tên lửa HIMARS viện trợ cho Ukraine có tầm bắn tới Crimea

Đức Hoàng

Mỹ nói tên lửa HIMARS viện trợ cho Ukraine có tầm bắn tới Crimea - 1

Mỹ đã viện trợ và cam kết viện trợ cho Ukraine hàng chục hệ thống hỏa lực phóng loạt HIMARS (Ảnh: Wikipedia).

Laura Cooper, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề Nga, Ukraine và châu Âu, cho hay các hệ thống hỏa lực HIMARS mà Washington cung cấp cho Kiev "có thể tiếp cận phần lớn các mục tiêu, bao gồm cả Crimea".

"Chúng tôi đánh giá rằng với khả năng hiện có của các tên lửa GMLRS sử dụng trên HIMARS, các vũ khí này có thể tiếp cận phần lớn các mục tiêu trên chiến trường (của Nga)", bà Cooper cho biết.

Theo quan chức Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tới nay đã cam kết viện trợ an ninh hơn 17.5 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi ông Biden nhậm chức, trong đó có 16,8 tỷ USD kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2.

Phát biểu của bà Cooper diễn ra trong bối cảnh, truyền thông Mỹ dẫn các nguồn thạo tin trong chính quyền nước này cho biết, Ukraine dường như đã gửi cho Mỹ danh sách đầy đủ về những mục tiêu của Nga mà họ dự định có thể nhắm tới.

Đây được xem là nỗ lực để thuyết phục chính phủ Tổng thống Mỹ Joe Biden cấp cho Ukraine các vũ khí tầm xa, uy lực hơn, ví dụ như tên lửa ATACMS sử dụng trên hệ thống hỏa lực HIMARS.

ATACMS là tên lửa đất đối đất có tầm bắn 300km, gấp 4 lần các tên lửa GMLRS mà Mỹ đang cấp cho Ukraine để sử dụng trên hệ thống HIMARS, với tầm tấn công 70-80km.

Mỹ trước đó nhiều lần từ chối đề nghị từ Ukraine nhằm cấp cho Kiev các tên lửa tầm xa hơn.

Hồi tháng 7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay, nước này sẽ không cung cấp ATACMS cho Ukraine vì lo ngại chúng sẽ được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Nga, diễn biến có thể làm leo thang xung đột và có khả năng dẫn đến Thế chiến III.

Việc Ukraine gửi danh sách mục tiêu Nga cho Mỹ được xem là động thái nhằm bảo đảm Kiev sẽ không sử dụng vũ khí của Washington tấn công vào trong lãnh thổ Nga, theo giới quan sát.

Trong phát biểu gần đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc rằng, Mỹ đã trở thành một bên trong cuộc xung đột ở Ukraine vì ồ ạt gửi vũ khí cho Kiev.

Crimea hiện được xem là khu vực chiến lược của Nga trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thành phố cảng Sevastopol thuộc Crimea là nơi đồn trú Hạm đội Biển Đen của Nga và được coi là một căn cứ quân sự quan trọng với Moscow. 

Năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau một cuộc trưng cầu dân ý. Sau khi sáp nhập Crimea, Nga đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường và mạng lưới điện, đồng thời triển khai nhiều khí tài quân sự đến đây, biến Crimea thành trung tâm hậu cần quân sự cho các lực lượng của Nga. 

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters tháng trước, khi được hỏi liệu Ukraine có thể giành lại bán đảo Crimea hay không, Tổng thống Zelensky nói: "Không có lựa chọn nào khác, không có giải pháp nào khác: Chúng tôi phải giải phóng lãnh thổ (của Crimea)".

Các tuyên bố gần đây của Ukraine về kế hoạch giành lại bán đảo làm dấy lên đồn đoán rằng Crimea có thể trở thành mặt trận khốc liệt tiếp theo giữa Nga và Ukraine.


***************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn