Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 30 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

Thứ Sáu, 30 Tháng Chín 20223:42 CH(Xem: 2344)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 30 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
ChienTranhUHiHoa.Dep
***************
voatiengviet.com

Mỹ chế tài Nga vì sáp nhập các khu vực của Ukraine

AP

Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu 30/9 ra quyết định trừng phạt hơn 1.000 cá nhân và công ty liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine của Nga, bao gồm cả Thống đốc Ngân hàng Trung ương và gia đình của các thành viên Hội đồng An ninh, sau khi Tổng thống Vladimir Putin ký các hiệp ước sáp nhập các vùng bị chiếm đóng của Ukraine vào Nga bất chấp luật quốc tế.

Bộ Ngân khố đã chỉ định hàng trăm thành viên của cơ quan lập pháp Nga, các nhà lãnh đạo cơ sở hạ tầng tài chính và quân sự của nước này và các nhà cung cấp vào các lệnh trừng phạt. Bộ Thương mại đã thêm 57 công ty vào danh sách vi phạm kiểm soát xuất khẩu và Bộ Ngoại giao đã thêm hơn 900 người vào danh sách hạn chế visa.

Tại Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy nói nước ông đang nỗ lực “tăng tốc” để gia nhập liên minh quân sự NATO.

Tổng thống Joe Biden nói về các bước đi của ông Putin: “Đừng nhầm lẫn: Những hành động này không có tính hợp pháp.”

Ông nói những trừng phat tài chánh mới sẽ làm tổn thương những người và công ty bên trong và bên ngoài Nga “cung cấp hỗ trợ chính trị hay kinh tế cho những nỗ lực bất hợp pháp nhằm thay đổi tình trạng của lãnh thổ Ukraine”

“Tôi mong muốn được ký luật do Quốc hội chuyển sang sẽ cung cấp thêm 12 tỷ đô la hỗ trợ Ukraine,” ông nói.

Mỹ và Liên hiệp châu Âu đang đẩy mạnh cường độ trừng phạt sau khi Nga tuyên bố động viên thêm 300.000 quân tham gia cuộc xâm lược Ukraine và ông Putin phê chuẩn kết quả của “cuộc trưng cầu dân ý” sáp nhập do Điện Kremlin dàn dựng mà Kyiv và phương Tây gọi là các cuộc bầu cử giả hiệu.

Ông Putin cảnh báo rằng Nga sẽ không bao giờ từ bỏ các khu vực đã sáp nhập —Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia — và sẽ bảo vệ chúng như một phần lãnh thổ có chủ quyền của mình.

Cả hai viện của Quốc hội Nga sẽ họp vào tuần tới để thông qua các hiệp ước cho các khu vực gia nhập Nga.

Bộ trưởng Ngân khố Janet Yellen nói, “Chúng tôi sẽ không đứng nhìn Putin cố gắng sáp nhận các phần đất của Ukraine một cách gian lận.”

“Bộ Ngân khố và chính phủ Hoa Kỳ đang thực hiện hành động sâu rộng ngày hôm nay để tiếp tục làm suy yếu tổ hợp công nghiệp quân sự vốn đã xuống cấp của Nga và làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh bất hợp pháp của nước này”.

Ngoại trưởng Antony Blinken nói Hoa Kỳ “dứt khoát bác bỏ nỗ lực gian lận của Nga nhằm thay đổi biên giới của Ukraine được quốc tế công nhận”.

Ông nói: “Đây là một sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.”

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cũng đã nói chuyện với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Nội dung cuộc trò chuyện đã phát hoạ “cam kết vững chắc của Hoa Kỳ và NATO đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”.

Các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ và Cộng hòa trong tuần này cáo buộc chính quyền Biden đã cam kết nhiều hơn khả năng cung cấp về độ hiệu quả và nhanh chóng đối với các vòng chế tài ban đầu nhắm vào nước Nga và làm tổn hại khả năng của Putin trong việc duy trì cuộc chiến tại Ukraine.

Bị thúc ép bởi các nhà lập pháp trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để xác định các chế tài có thể buộc chấm dứt cuộc xâm lược của Nga, trợ lý Bộ trưởng Ngân khố Elizabeth Rosenberg, một trong những kiến trúc sư chịu trách nhiệm hoạch định kế hoạch chế tài, cho biết Mỹ phải tập trung trên hết vào việc kiềm chế lượng dầu kỷ lục và lợi nhuận từ khí đốt của Nga, vốn là những thứ giúp Nga vượt qua các đòn trừng phạt tài chính của thế giới và tiếp tục chiến tranh.

Mỹ và các đồng minh châu Âu đang gấp rút hoàn tất thỏa thuận về một biện pháp mà họ hy vọng sẽ thực hiện được mục tiêu đó và mang lại cú đấm hạ gục đã hứa hẹn từ lâu đối với nền kinh tế Nga: Đặt giá trần lên dầu xuất khẩu bằng đường hàng hải của Nga, điều đó sẽ ảnh hưởng lên giá dầu mà ông Putin có thể bán trên thị trường toàn cầu.

Các quan chức Bộ Ngân khố và Ngoại giao cũng đang kêu gọi gia tăng các chế tài đối với các nhà cung cấp vũ khí và công nghệ cao của Nga. Họ nói rằng cùng nhau, các biện pháp trừng phạt trong hai lĩnh vực đó có thể làm cho khả năng tài trợ cho cuộc chiến tại Ukraine trở nên không bền vững.

Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu đã áp đặt các chế tài tài chính đáng kể đối với Nga, giới lãnh đạo và các nhà tài phiệt giàu có gắn liền với Putin.

Các đồng minh đã tấn công vào lượng dự trữ của Ngân hàng Trung ương, vốn là nền tảng cho nền kinh tế Nga; đồng thời ngăn cản nhiều ngân hàng Nga tham gia mạng lưới tài chính toàn cầu quan trọng, SWIFT.

Trong khi đó, chiến tranh đang có tác động tàn khốc đối với nền kinh tế toàn cầu và đã góp phần làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng và lương thực trên toàn thế giới.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tuần này cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ mất 2,8 nghìn tỷ đô la sản lượng vào năm 2023 vì chiến tranh.


************

Ukraine nộp đơn xin gia nhập NATO

Tổng thống Zelensky ký đơn xin gia nhập NATO và yêu cầu liên minh nhanh chóng kết nạp Ukraine, sau khi Nga sáp nhập 4 tỉnh nước này.

"Chúng tôi đã chứng minh khả năng đáp ứng của mình đối với các tiêu chuẩn của liên minh. Chúng tôi thực hiện bước đi mang tính quyết định với việc ký đơn xin nhanh chóng gia nhập NATO", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/9 cho biết.

Tuyên bố được ông Zelensky đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin thông báo Nga sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugasnk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền đông và miền nam Ukraine. Ông Putin sau đó ký thỏa thuận sáp nhập với lãnh đạo thân Nga tại các tỉnh này, đồng thời hối thúc Ukraine ngừng hoạt động quân sự và quay lại bàn đàm phán.

Tuy nhiên, ông Zelensky từ chối đàm phán với Nga khi Tổng thống Putin còn tại vị. "Ukraine sẽ không tổ chức bất cứ cuộc đàm phán nào khi ông Putin vẫn là Tổng thống Liên bang Nga. Chúng tôi sẽ đàm phán với tổng thống mới", ông Zelensky khẳng định.

Nga chưa bình luận về tuyên bố của Tổng thống Ukraine. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay quyết định kết nạp Ukraine sẽ cần đến sự đồng thuận của tất cả thành viên trong khối.

Tổng thống Ukraine phát biểu tại diễn đàn Chiến lược châu Âu Yalta ở Kiev ngày 10/9. Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine phát biểu tại diễn đàn Chiến lược châu Âu Yalta ở Kiev ngày 10/9. Ảnh: AFP

Ukraine theo đuổi tư cách thành viên NATO là một trong những lý do dẫn đến cuộc xung đột với nước láng giềng Nga hiện nay. Ukraine đã đưa mục tiêu này vào hiến pháp năm 2019, bất chấp những cảnh báo của Nga rằng khả năng NATO triển khai lực lượng và vũ khí ở biên giới sẽ tạo thành mối đe dọa an ninh không thể chấp nhận được.

Trước khi mở chiến dịch quân sự hồi tháng 2, Nga cáo buộc phương Tây phớt lờ những lo ngại chính đáng về an ninh của họ, trong khi NATO bác bỏ điều này.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 14/9 cảnh báo Nga sẽ tăng cường độ chiến dịch tại Ukraine nếu nước này ký thỏa thuận đảm bảo an ninh với Mỹ và phương Tây, tài liệu mà Moskva đánh giá "cho thấy vẫn còn khả năng Ukraine gia nhập NATO".

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)


***********

Mỹ tính lập ‘sở chỉ huy Ukraine’, ông Zelensky điện đàm với Tổng thống Ba Lan



Theo hãng tin CNN, giới chức quân sự Mỹ đang nỗ lực thiết lập một sở chỉ huy mới ở châu Âu, nhằm điều phối trang thiết bị và huấn luyện cho quân đội Ukraine.

“Sở chỉ huy mới được đặt ở vùng Wiesbaden, Đức sẽ nằm dưới quyền quản lý của Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu (EUCOM), như một nỗ lực đa quốc gia nhằm huấn luyện binh sĩ Ukraine với các vũ khí tiên tiến của phương Tây, cũng như chuyển những vũ khí đó đến vùng biên giới với Ukraine. Dự kiến, người đứng đầu sở chỉ huy trên sẽ là một vị tướng 3 sao”, một quan chức quân sự Mỹ giấu tên nói.

6672966bbbb-1289
Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu (EUCOM). Ảnh: usni.org

“Dù vậy, giới lãnh đạo quân sự Mỹ đang thảo luận về kế hoạch trên một cách kỹ lưỡng. Bởi họ muốn tránh tạo ra lý do khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Mỹ là một bên tham gia cuộc xung đột, nhất là trong bối cảnh căng thăng đang dâng cao khi Moscow đe dọa sẽ sử dụng tới vũ khí hạt nhân”, vị quan chức nói thêm. 

Hãng tin RT của Nga dẫn nguồn New York Times viết rằng, sở chỉ huy trên sẽ hoạt động dựa theo mô hình ‘huấn luyện và hỗ trợ’ từng được áp dụng ở Afghanistan và Iraq trong hai thập niên qua.

Giới chức Lầu Năm Góc tới nay chưa đưa ra bình luận về những thông tin được truyền thông Mỹ đăng tải.

Ông Zelensky điện đàm với Tổng thống Ba Lan 

Trang President.gov.ua đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đêm 29/6 đã cuộc điện đàm với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda.

“Cuộc điện đàm tập trung vào phản ứng của cộng đồng quốc tế xoay quanh các cuộc trưng cầu dân ý được Nga tổ chức ở các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporizhzhia thuộc miền đông và nam Ukraine. Ông Zelensky đã gửi lời cảm ơn tới Tổng thống Ba Lan Duda về sự ủng hộ Ukraine thông qua bài phát biểu tại kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 vừa qua diễn ra ở New York, Mỹ cũng như việc Warsaw thẳng thắn không công nhận các cuộc trưng cầu dân ý trên”, thông cáo của Văn phòng Tổng thống Ukraine viết.

“Hai nhà lãnh đạo sau đó đã thảo luận về vấn đề hợp tác quốc phòng. Ông Zelensky đề cao sự giúp đỡ vô giá của Ba Lan nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự Ukraine. Ngoài ra, Tổng thống Ukraine cũng trao đổi với người đồng cấp Ba Lan về nhiều khía cạnh trong quan hệ song phương giữa hai nước”, thông cáo viết thêm.


****************

Nghị sĩ Mỹ thúc giục gửi thêm tiền và vũ khí cho Ukraine 'đối phó bão Putin'


Nghị sĩ Mỹ thúc giục gửi thêm tiền và vũ khí cho Ukraine đối phó bão Putin - Ảnh 1.

Tấm biển "Sản xuất tại Mỹ" được đặt cạnh các hộp đựng tên lửa chống tăng Javelin tại nhà máy của Lockheed Martin. Mỹ đã chuyển hàng ngàn tên lửa chống tăng tiên tiến này cho Ukraine - Ảnh: REUTERS

"Chúng ta đang đối phó với cơn bão Putin", thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham mượn cơn bão Ian vừa mới quét qua bang Florida của Mỹ để ví von với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Đây là thời điểm quyết định đối với thế giới khi nói đến sự toàn vẹn lãnh thổ", ông Graham nói trong một cuộc họp báo ngày 29-9, đề cập đến việc Nga sắp sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia mà nước này đang kiểm soát ở Ukraine.

Dự kiến lễ ký kết sáp nhập sẽ diễn ra trong ngày 30-9 với sự tham gia của Tổng thống Nga Putin, bất chấp các cảnh báo và phản đối từ phương Tây.

Cùng với thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal, ông Graham đã đề ra một dự luật cắt đứt sự trợ giúp của Mỹ dành cho bất kỳ quốc gia nào công nhận các vùng lãnh thổ Nga muốn sáp nhập.

Đây là một trong các dự luật được trình ra lưỡng viện Mỹ để hỗ trợ Ukraine thời gian gần đây. Theo Hãng tin Reuters, trong gói ngân sách mà Thượng viện Mỹ vừa thông qua ngày 29-9 để tránh đóng cửa chính phủ cũng bao gồm 12,3 tỉ USD viện trợ quân sự dành cho Ukraine.

Hạ viện Mỹ dự kiến sẽ bật đèn xanh cho phép Tổng thống Biden gửi cho Ukraine số vũ khí trị giá ít nhất 3,7 tỉ USD.

"Chúng ta vẫn chưa giành được chiến thắng này. Chúng ta cần tiếp tục hỗ trợ người Ukraine", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez phát biểu sau một cuộc họp kín của các nhà lập pháp về xung đột Nga - Ukraine ngày 29-9.

Mỹ đang chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ vào tháng 11. Trong bối cảnh xung đột ở Ukraine có diễn biến mới leo thang, thượng nghị sĩ Graham kêu gọi Mỹ gửi "tín hiệu rõ ràng" đến Ukraine rằng dòng tiền và vũ khí vẫn sẽ chảy đến nước này ngay cả sau bầu cử giữa kỳ sắp tới.

Mỹ hiện là nước đứng đầu về viện trợ quân sự cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2 vừa qua. Washington cũng thúc giục các đồng minh gửi vũ khí cho Kiev, bao gồm các hệ thống vũ khí mà Ukraine đã quen dùng để không mất thời gian đào tạo lại.

Hôm 29-9, theo Đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan, chính quyền Warsaw sẽ nhận được gần 290 triệu USD như một phần của chương trình "Viện trợ quân sự nước ngoài" để bù đắp các vũ khí mà Ba Lan đã chuyển cho Ukraine trước đó.

Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine khoảng 240 xe tăng T-72, cùng các xe chiến đấu bộ binh và pháo tự hành, hệ thống phòng không vác vai Piorun,...
*************
voatiengviet.com

Các nước EU tạm đồng ý về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga

Reuters

Các nước Liên hiệp châu Âu đạt được thỏa thuận ban đầu về vòng trừng phạt thứ tám của khối đối với Nga vì gây ra chiến tranh xâm lược Ukraine, ba nguồn tin ngoại giao nói với Reuters hôm thứ Sáu 30/9.

Cơ quan hành pháp EU hồi đầu tuần này khuyến nghị rằng khối này cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế thương mại và đưa thêm các cá nhân vào sổ đen, và hướng tới - thay vì áp dụng ngay lập tức - biện pháp giới hạn giá đối với dầu của Nga đi bằng đường biển đến các nước thứ ba, hầu hết số dầu này được các công ty châu Âu bảo hiểm.

Các đại sứ của 27 nước EU tại Brussels đã thảo luận về đề xuất này hôm 30/9 và họ đã bước đầu bật đèn xanh, dự kiến việc chuẩn thuận cuối cùng sẽ diễn ra vào tuần tới, ba nguồn tin cho biết.

Các nguồn tin giấu tên cho hay 27 nước cần có sự nhất trí hoàn toàn mới áp đặt các biện pháp trừng phạt, và nếu họ có sự khác biệt khó vượt qua được, vấn đề sẽ được đưa ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo quốc gia của khối ở Praha vào ngày 6-7/10.

Trong khối EU, Hungary là nước chỉ trích mạnh mẽ nhất các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Các biện pháp trừng phạt mới được tính đến vì gần đây đã có thêm các bước leo thang của Moscow trong cuộc chiến kéo dài 7 tháng: đó là lệnh động viên quân, lời đe dọa hạt nhân và động thái tiến tới chính thức sáp nhập vào Nga một phần lớn lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng.

(Reuters)


***************
rfi.fr

Chính sách quan hệ với Nga : Liên Hiệp Châu Âu và sự « chia năm xẻ bảy » - Tạp chí tiêu điểm

Minh Anh

Mối quan hệ với Nga là chủ đề chính sách đối ngoại gây chia rẽ nhiều nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, chí ít từ năm 2014, sau vụ sáp nhập bán đảo Crimée vào Nga. Và cuộc chiến xâm lăng Ukraina do Nga tiến hành còn làm nổi rõ sự « chia năm xẻ bảy » giữa các nước thành viên trong việc ra các quyết định liên quan đến Nga.

Có nên tiếp tục đối thoại với Vladimir Putin hay không như Đức, Pháp và Ý vẫn kiên nhẫn làm, giữ mối liên hệ với hy vọng một ngày nào đó nối lại đàm phán khi chiến tranh kết thúc ? Tại châu Âu, đường lối đối ngoại này ngày một gây chia rẽ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, với chính sách « ngoại giao điện thoại », đã dành nhiều giờ đồng hồ để điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.

Kể từ ngày chiến sự bùng phát ở Ukraina, nguyên thủ Pháp đã có 11 cuộc trao đổi và trước đó, còn có nhiều cuộc nói chuyện khác nữa. Nhưng những cuộc gọi định kỳ này, mà lần cuối cùng là hôm thứ Bảy 28/5, với sự đồng hành của thủ tướng Đức Olaf Scholz, đã chẳng làm thay đổi lập trường của tổng thống Nga.

Không những thế, đường hướng này của nguyên thủ Pháp còn làm dấy lên nhiều chỉ trích từ nhiều nước thành viên trong khối 27 nước. Ba Lan, các nước vùng Baltic và một số quốc gia khác , trong sâu thẳm, không muốn đối thoại cả với ông Putin lẫn nước Nga, như những gì cho thấy qua việc từ chối cấp visa cho du khách Nga.

Những nước này quan niệm rằng « chẳng thể trông đợi được gì không những từ ông Putin, mà còn từ nước Nga, quốc gia chưa bao giờ biết đến nền dân chủ và sẽ không bao giờ biết được. Người ta đẩy nước Nga sang châu Á xa chừng nào tốt chừng ấy », theo như quan sát của ông Pierre Vimont, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, cựu đặc sứ về Nga cho tổng thống Macron, nhân cuộc hội thảo Địa Chính Trị tại Nantes, do Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược tổ chức, với sự cộng tác của Radio France Internationale (RFI).

Quan hệ Nga – Liên Âu và sự chia rẽ theo địa lý

Xu hướng này được thấy rõ ngay từ cuộc chiến tranh Irak 2003-2004. Vào thời đó, châu Âu chia thành hai phe : Ba Lan và các nước vùng Baltic ủng hộ Mỹ đánh Irak, còn Pháp, Đức cùng với Nga chống cuộc chiến. Mối quan hệ giữa Liên Hiệp Châu và Nga càng thêm khó khăn khi biên giới của khối Liên Âu dần mở rộng sang phía Đông, hình thành một mối tương quan lực lượng mới, dưới sự ảnh hưởng của quá khứ lịch sử và sự cảm nhận về Nga từ những nước láng giềng.

Tại hội thảo mang chủ đề « Ngoại giao Pháp đối mặt với xung đột », được tổ chức tại Nantes ngày 23/9/2022, bà Marie Dumoulin, giám đốc chương trình « Wider Europe », thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations – ECFR) nhấn mạnh, bất chấp năm nguyên tắc cơ bản – và đây cũng là mẫu số chung nhỏ nhất có được – cho phép điều hành các mối quan hệ giữa các nước châu Âu với Nga, nhưng các cuộc tranh luận về chủ đề này trong nội bộ Liên Âu vẫn luôn gay gắt, nhất là kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimée năm 2014.

Marie Dumoulin : « Tình trạng chia năm xẻ bảy về hồ sơ Nga mà chúng ta thấy trong Liên Hiệp Châu Âu, chúng ta thường có xu hướng xem chúng như là một sự chia rẽ theo địa lý, giữa một bên là những nước Đông Âu, vốn sợ hãi ông láng giềng Nga, chỉ muốn duy trì quan hệ ít chừng nào tốt chừng ấy và nếu có thể, cùng với các nước Bắc Âu đôi khi cũng cùng một nhịp, xây một bức tường lớn để bảo đảm cắt đứt mọi cầu nối, và bên kia là các nước Tây – Nam Âu, có xu hướng thân Nga, hòa giải với Nga hơn. »

Nếu như tính chất địa lý, quá khứ lịch sử là những tác nhân gây trở ngại cho việc đề ra một chính sách quan hệ với Nga của một số nước, thì sự chia rẽ này trong khối Liên Âu còn thêm phần phức tạp do những khác biệt trong sự cảm nhận về vị trí của Nga trong chính sách đối ngoại. Marie Dumoulin, còn là một chuyên gia về các nước Đông – Trung Âu, tại hội thảo mà RFI Tiếng Việt có dịp tham dự giải thích :

Marie Dumoulin : « Về cơ bản, sự chia rẽ ở đây còn còn do sự cảm nhận của các nước châu Âu về Nga khác nhau thông qua bản chất của mối quan hệ, cũng như là sự cảm nhận của họ về các đối tác lớn khác như Mỹ chẳng hạn, và cảm nhận về chính vị thế của họ tại châu lục và trên trường quốc tế. Đối với một nước như Ba Lan, mối quan hệ với Nga là một vấn đề trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Đây có thể cũng là mối bận tâm chính trong chính sách đối ngoại trong mối quan hệ với Đức.

Nhưng với Pháp, đó chỉ là một trong số nhiều hồ sơ khác. Đây cũng chính là một chủ đề mang tính quyết định cho phần đông các nước khác, bởi vì Nga là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Người ta phải nói chuyện với Nga khi muốn bàn về Syria, Iran hay về tất cả các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới. »

Chiến tranh Ukraina : Sợi chỉ đoàn kết của khối Liên Âu?

Ngoài ra, còn có một yếu tố khác xác định nên mối liên hệ với Nga : Tính đa dạng của các mối quan hệ mà nước này nước kia có thể thiết lập với Nga, không chỉ ở cấp độ nhà nước mà cả trên bình diện xã hội. Đối với nhà nghiên cứu Marie Dumoulin, những mối quan hệ này còn mập mờ hơn cả những gì người ta có thể thấy một cách chính thức trên bình diện chính trị.

Marie Dumoulin :« Một nước như Vương Quốc Anh có những phát biểu chính thức hết sức cứng rắn đối với Nga, nhưng mặt khác lại tiếp đón rất nhiều tỷ phú Nga, các khoản đầu tư từ Nga và có một thị trường bất động sản hưởng lợi rất nhiều từ các quỹ đầu tư đến từ Nga. Do vậy, hiện tượng "chia năm xẻ bảy" là cực kỳ phức tạp, đa dạng và ta không thể chỉ tóm gọn trong chia rẽ theo địa lý. »

Đương nhiên, cuộc tranh luận về đường hướng đối thoại với Nga không chỉ tựu quanh ở nhóm ba nước vùng Baltic cùng với Ba Lan. Các nước như Ý, Hy Lạp, Malte và Áo, mỗi nước có một mối quan hệ riêng với Nga, có một quan điểm riêng về Nga. Trong một chừng mực nào đó, Pháp và Đức, hai đầu tầu của khối 27, được ví như là điểm cân bằng. Nhưng do chiến tranh Ukraina bùng nổ, thế cân bằng này của hai nước cũng đang có những thay đổi.

Cuộc chiến tranh chống Ukraina do ông Putin phát động, ít nhiều cũng làm cho Liên Hiệp Châu Âu đoàn kết lại. Bảy loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga đã được thông qua. Lần đầu tiên trong lịch sử, khối 27 nước có những biện pháp hỗ trợ quân sự, như cấp vũ khí sát thương, cho Ukraina, quốc gia không nằm trong khối 27 nước. Điểm đáng chú ý khác là Đan Mạch đã thay đổi lập trường, tham gia vào hệ thống phòng thủ chung. Còn Thụy Điển và Phần Lan, cũng quyết định từ bỏ thế trung lập, xin gia nhập Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Liên Âu trước thách thức từ vũ khí năng lượng của Nga

Chỉ tiếc rằng, trong hội thảo, lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, một vế khác quan trọng không kém trong việc định hình mối quan hệ với Matxcơva, đã không được các chuyên gia nhắc đến.

Cuộc chiến xâm lược Ukraina do tổng thống Putin phát động đã làm lộ rõ một sự phụ thuộc quá lớn của khối 27 nước vào nguồn cung dầu khí từ Nga : 48,4% khí đốt và 25,4% dầu hỏa. Đây còn là một chủ đề nhậy cảm cho nhiều nước thành viên, tùy theo mức độ phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga. Nhìn chung, có một sự phân hóa rất rõ nét giữa Đông và Tây trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, tại 10 nước Đông – Trung Âu (Phần Lan, Estonia, Latvia, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia, Áo, Hungary, Rumani và Bulgari), khí đốt Nga chiếm đến hơn 75% lượng nhập khẩu năng lượng ngoài khu vực Liên Âu. Trong khi Ba Lan, Đức và Thụy Điển có mức độ phụ thuộc nằm trong khoảng 50-75%, thì ngược lại, đối với Pháp, Ý, Hy Lạp, Litva hay nhiều nước Nam Âu khác, tỷ lệ này xuống còn 25-50%.

Sự phụ thuộc này khiến Liên Hiệp Châu Âu gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một tiếng nói chung để chống cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraina, từ việc cấm vận dầu khí Nga, ngưng cấp visa nhập cảnh cho du khách Nga, đến cả việc giảm 15% mức tiêu thụ khí đốt từ đây đến tháng 3/2023, nhằm tìm cách cắt nguồn tài chính phục vụ cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.

Những nước như Hungary, Cộng hòa Séc hay Slovakia gần như lệ thuộc hoàn toàn vào khí đốt Nga và thiếu một chính sách giảm phụ thuộc như Ba Lan thực hiện, đã phản đối các biện pháp của Liên Hiệp Châu Âu cấm vận dầu khí Nga,  vốn dĩ có nguy cơ đe dọa đến nền kinh tế đất nước.

Dẫu sao thì trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng do Matxcơva đang cắt dần các nguồn cung khí đốt và giá nhiên liệu trên thị trường thế giới tăng vọt khiến vật giá sinh hoạt leo thang, Liên Hiệp Châu Âu đứng trước nguy cơ trải qua một mùa đông giá lạnh và những rủi ro bất ổn xã hội trong nước như những gì đang diễn ra tại Anh Quốc.

Liệu rằng tình đoàn kết, thống nhất mà phần nào Liên Âu có được từ sau cuộc khủng hoảng dịch tễ và trong cuộc đối đầu, chống chiến tranh Ukraina do Nga tiến hành, có bị sẽ  bị bẻ gãy trước vũ khí năng lượng lợi hại của chủ nhân điện Kremlin ? Trả lời cho câu hỏi này, nhà nghiên cứu Marie Dumoulin một lần nữa cho rằng điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Marie Dumoulin : « Các nước khác nhau không chịu tác động từ các hậu quả kinh tế của chiến tranh cùng một kiểu. Họ cũng không bị ảnh hưởng giống nhau do những hệ quả từ các trừng phạt kinh tế. Do vậy, việc duy trì tình đoàn kết ở châu Âu sẽ còn khó khăn hơn nhiều, bởi vì những tình trạng khác nhau ở các nước sẽ ngày càng bất cân xứng.

Sự chia rẽ có nguy cơ trỗi dậy tùy theo việc người ta xem cuộc xung đột kết thúc như thế nào ? Lúc nào nên kết thúc và làm thế nào người ta có thể đánh giá là đã đến lúc nên kết thúc ? Liệu họ có đi đến đồng thuận là đã đến lúc nên ngồi vào bàn đàm phán với Nga ?

Hiện tại đúng là người ta nói rằng nên để Ukraina quyết định và họ có lý bởi vì chính Ukraina đang trên tuyến đầu và chính lãnh thổ của họ bị xâm chiếm. Nhưng tác động của cuộc chiến đang dần hiện rõ, rất có thể có một số nước muốn thúc đẩy đàm phán hơn nhiều nước khác.

Ngoài vấn đề này ra, người ta có cái nhìn như thế nào về tương lai của châu lục, an ninh của châu Âu ? Nên đi cùng với Nga hay là không ? Tất cả những điều đó, tuy vẫn chưa rõ ràng, nhưng mang tính thiết yếu. »


*************

Tình hình Ukraine ngày thứ 218


Phan Châu Thành

30-9-2022

1. Ông Wadym Skibicki, người đại diện của tình báo quân đội Ukraina (HUR) cho rằng khả năng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là rất cao, tuy nhiên cũng giải thích rõ rằng, khác với bom hạt nhân có thể hủy diệt toàn bộ một thành phố hay một vùng, đầu đạn hạt nhân chiến thuật chỉ có sức công phá mạnh hơn tên lửa thông thường khoảng 100 lần, phóng xạ cũng thấp hơn và không gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng như bom nguyên tử chiến lược.

Do đó, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể không mang lại thay đổi gì nhiều, nhưng sẽ mở đường cho phép NATO “đem đến những tổn thất to lớn cho Nga” và cho biết cả Ukraina lẫn NATO đều đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống này: “Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, Nga sẽ bắn vào các vị trí dọc theo chiến trường, nơi mà quân Ukraina tập trung hoặc các trung tâm chỉ huy, do đó, Ukraina cần thêm nhiều các hệ thống phòng không và chống tên lửa, để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân nếu điều đó xảy ra.”

Đạn hạt nhân chiến thuật trông như thế này:

2. Các nguồn của Nga chính thức công nhận Lyman đã bị bao vây hoàn toàn, mọi con đường để rút lui không còn nữa:

…sau khi phóng viên chiến trường Nga Wargonzoo, người vừa bỏ chạy hôm qua từ Lyman tới Torske, đã thông báo quân Ukraina chọc thủng phòng tuyến của Nga tại Stavky, cắt đứt liên lạc giữa quân Nga ở Lyman và Torske:

Cũng các nguồn của Nga cho rằng quân Nga đang cố trụ lại tại khu vực, nhưng không còn hy vọng:

Viện nghiên cứu chiến tranh ISW công nhận thông tin:

…cùng nhiều nguồn khác

Hàng loạt các vùng đã được giải phóng:

Hình ảnh từ chiến trường bên ngoài Lyman từ phía Ukraina:

Bắt đầu có các hình ảnh lính Nga bị bắt hoặc chết trận:

…hay vũ khí hạng nặng của Nga vứt lại, trong đó có các xe tăng T-80 hay bị phá hủy

Sau khi rút chạy ở Kyiv, Kharkiv, đây là lần thứ 3 quân Nga thất bại nặng nề. Nếu mất Lyman, quân Nga mất thêm vài ngàn km2 kiểm soát.

Chúng ta bắt đầu chứng kiến cuộc “rút lui chiến thuật” lần thứ 3 của Nga:

3. Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres tuyên bố: “Liên Hiệp quốc không công nhận những cuộc trưng cầu dân ý của Nga tại các vùng bị chiếm đóng và mọi hành động tiếp theo của Nga theo hướng này chỉ dẫn tới chiến sự leo thang”.

Theo tin từ người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov, ngày 30-09-2022, vào hồi 15:00, chính quyền Nga sẽ công nhận việc sát nhập 4 tỉnh tạm chiếm được của Ukraina vào lãnh thổ Liên bang Nga và tổng thống Nga Putin sẽ có bài phát biểu trước toàn dân:

Tuy nhiên, lại có một số thông tin khác cũng từ Nga cho rằng “chính phủ Nga sẽ không vội vàng trong việc sát nhập”, do đó, cần chờ tới 15:00 ngày mai mới biết chính xác.

Tiếp theo Hà Lan, một tổ chức của Czech đứng ra kêu gọi: “bỏ phiếu sát nhập Kalingrad vào lãnh thổ của Czech.” Đã có 850 người đồng ý chỉ sau vài giờ.

4. Theo tình báo Anh, việc tuyên bố tổng động viên một phần gây ra sự xáo trộn rất lớn trong xã hội Nga, khi số lượng dân Nga trốn ra nước ngoài đã đông hơn số lính Nga tham gia xâm lược Ukraina tại thời điểm 24-02-2022, đại đa số những người đi trốn quân dịch là những người giàu có và có học thức. Việc một số lượng lớn những người bị gọi đi lính đột ngột cũng như bỏ trốn sẽ dẫn tới sự sụt giảm bất ngờ của thị trường lao động.

Tù nhân tình nguyện ra trận cho lính đánh thuê Wagner tới thao trường:

Lại thêm cảnh các tân binh Nga đánh nhau trong trại:

…một số khác bị bỏ lại giữa đồng, không có lều trại, không xe bus, không thức ăn:

Một doanh trại khác bẩn thỉu, không có nước, nhưng “vẫn còn may vì không phải nằm giữa đồng”

Tân binh Nga thậm chí còn không biết đeo súng:

Để so sánh: cảnh lính Ukraina được huấn luyện ở Anh một tháng trước đây:

Dòng người Nga bỏ chạy qua Georgia không dứt:

Người Georgia tuyên bố: “Những người Nga ủng hộ Z (xâm lược Ukraina) không được chào đón ở Georgia”

Những người Nga “tỵ nạn” làm lều tạm ở gần biên giới Kazachstan:

Thanh niên Nga dùng búa đập gãy tay để không phải đi lính:

Tỷ lệ các thanh niên Dagestan bó bột, ngồi xe lăn tăng vọt:

Một ông bố ở Caucasus, Dagestan không chịu giao con mình cho cảnh sát bắt đi lính, đã giật nổ mìn để chết cùng với tên cảnh sát định bắt con ông:

Ở Tiva, Nga, cả bà mẹ lẫn em bé sơ sinh bị cảnh sát bắt vì biểu tình phản đối lệnh tổng động viên

Đêm nay, Phần Lan sẽ bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga:

5. Cầu tạm do quân Ukraina bắc qua sông Siverskyi Donetsk: từ thành phố Siversk, quân Ukraina vượt sông tràn tới Kreminna.

Từ việc bị tấn công trong nhiều tuần qua, quân Ukraina đang chuyển sang tấn công mãnh liệt:

6. Phóng viên Nga tuyên bố hùng hồn rằng: “Quân Nga mở cuộc tấn công lớn chưa từng thấy trên toàn bộ chiến trường Bakhmut”…

…nhưng đó lại là tuyên truyền, bởi trên thực tế, Nga cũng chỉ tấn công như mọi ngày và không thu được kết quả gì đáng kể:

Toàn cảnh chiến trường phía đông:

Lính Nga bắn tên lửa chống tăng vào một khu dân cư:

Bakhmut đổ nát trước các cuộc tấn công của Nga:

Tuy nhiên hỗ trợ nhân đạo vẫn vào trong thành phố:

Chỉ huy trưởng lính đánh thuê Wagner, Alexei Nagin “Terek” đã chết tại Bakhmut hôm 20-09. Đây là một trong những chỉ huy chính của lực lượng này, đã từng tham gia chiến sự tại Chechnya, Georgia, Ukraine (2014), Syria và Libya.

7. Thông tin cho biết: tổng thống Nga Putin đã ký 2 sắc lệnh công nhận 2 vùng tạm chiếm đóng Kherson và Zaporizhia là những vùng “tự trị độc lập” chứ không còn là lãnh thổ Ukraina:

Nga bắn pháo vào thành phố Dnipro, giết chết 2 người lớn và 2 trẻ em, 8 và 9 tuổi. Cả nhà chỉ có mỗi chú chó là sống sót.

8. Bản đồ chiến sự Kherson theo ISW:

Lính dù Nga đốt cháy một xe quân sự của phía Ukraina:

Một máy bay Su-24 của Ukraina bị bắn hạ:

Drone kamikaze Nga tấn công thành phố Mykolaiv vào ban đêm:

Xe tăng T-72 của Ukraina bị cháy:

Một xe pick-up Ukraina trúng bom thả từ drone:

Lính bắn tỉa Nga hoạt động:

Cảnh chiến sự nhìn từ phía Nga:

Tuy liên tục tung tin “chiến thắng” ở Kherson, nhưng dòng quân tiếp viện của Nga đổ về đây ngày lại ngày, không ngớt:

Khoảng 20 tiếng nổ đã được nghe thấy quanh Kherson:

Doanh trại Nga ở Nova Kakhovka không yên tĩnh:

Pháo binh Ukriana phá hủy các xe bọc thép Nga:

Xe tăng Nga bị bắn cháy:

Drone Ukraina thả bom:

Quân Ukraina tấn công vào ban đêm:

Một “trường học” (thực ra là trại lính) cùng xe bọc thép Nga trúng HIMARS:

Lính Nga đầu hàng:

Phóng viên BBC đã được ra chiến trường cùng lính Ukraina ở Kherson:

9. Theo tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại châu Âu, binh lính của Putin đang ở trong một tình trạng tồi tệ và quân đội Ukraina sẽ không ngừng phản công, gây sức ép ngày càng lớn lên quân xâm lược. Lệnh tổng động viên của Putin được ông Hodges cho đó là “dấu hiệu của sự tuyệt vọng” và chỉ làm xấu thêm tình hình của quân đội Nga tại Ukraina, bởi có rất nhiều người đang chạy trốn việc nhập ngũ, thậm chí tự làm gãy chân, gãy tay cho thấy thực chất người Nga không muốn cuộc chiến này – các cuộc biểu tình, việc hàng trăm ngàn người bỏ trốn ra nước ngoài lại càng khẳng định điều đó.

Những sự việc trên khiến người Ukraina thêm tin tưởng vào chiến thắng, còn phía Nga rơi vào tình trạng vô vọng, bởi chỉ riêng việc trang bị cho các lực lượng tổng động viên thôi thì cũng phải kéo dài tới cuối năm, nên khả năng lực lượng tân binh sẽ làm thay đổi tình hình là không thể. Đồng thời, tướng Hodges cũng cho rằng khả năng Putin sử dụng vũ khí hạt nhân rất thấp, bởi khi đó quân đội Mỹ sẽ có quyền tham chiến. “Theo hy vọng của tôi, đến cuối năm nay quân Ukraina có đủ khả năng để đẩy lính Nga về vị trí trước ngày 23-02-2022, còn tới giữa năm sau, họ sẽ tiến vào Crimea” – ông tổng kết.

Viva Ukraina.


***************

Nga gặp khó khăn ở Lyman

Theo The Guardian, tình hình ngày càng trở nên “khó khăn” đối với các lực lượng Nga ở thành phố Lyman, tỉnh Donetsk trước cuộc phản công của Ukraine. Thành phố này cách Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, khoảng 160 km về phía đông nam.

Ông Alexander Petrikin, quan chức thân Nga đứng đầu chính quyền thành phố, cho biết trong một video: "Tình hình thành phố đang khó khăn. Các binh sĩ Ukraine tiếp tục pháo kích vào Krasny Liman và quận Krasny Liman".Trước đó, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ở Mỹ ngày 29.9 nhận định Nga có thể sắp phải đối mặt với thất bại tại Lyman. Dẫn lại các báo cáo từ phía Nga, ISW cho rằng các lực lượng Ukraine đã chiếm lại thêm nhiều ngôi làng xung quanh Lyman.

"Việc để mất quyền kiểm soát Lyman có thể sẽ dẫn đến hậu quả lớn đối với lực lượng Nga đang tập hợp ở phía bắc Donetsk và phía tây Luhansk, đồng thời có thể cho phép quân đội Ukraine đe dọa các cứ điểm của Nga dọc theo biên giới phía tây tỉnh Luhansk và trong khu vực Severodonetsk-Lysychansk", ISW đánh giá.

Nga chưa bình luận về các thông tin này
***********

Đan Mạch muốn châu Âu bỏ phụ thuộc vào Nga, nghi vấn tình báo Đức giúp Ukraine


Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod hôm nay (29/9) cho biết, ông đề cao việc châu Âu chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

“Chúng tôi từ lâu đã nói rõ ràng ở Đan Mạch, và giờ là phần còn lại của châu Âu, về việc cần phải thoát khỏi bất kỳ sự phụ thuộc nào vào năng lượng của Nga, cho dù là khí đốt, than đá hay dầu mỏ. Giờ chúng tôi đang nỗ lực để đạt được mục tiêu đó”, hãng tin The Guardian dẫn lời ông Kofod nói.

jeppe-kofod-951
Ngoại trưởng Đan Mạch Jeppe Kofod (trái). Ảnh: AP

“Đan Mạch đang thực hiện phần việc của mình, khi chúng tôi tập trung đầu tư nhiều vào nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng gió tới từ biển và nhiều loại năng lượng khác”, ông Kofod nói thêm. 

Khi được truyền thông hỏi bản thân có cảm nghĩ gì về việc đường ống Dòng chảy Phương Bắc bị phá hoại, Ngoại trưởng Đan Mạch nhận định rằng đó là “một cuộc tấn công chưa từng có tiền lệ”. “Điều này khiến tất cả chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng về cơ sở hạ tầng thiết yếu của mình, và chúng ta cần phải thực hiện các động thái phòng ngừa”, ông Kofod nhấn mạnh.

Theo The Guardian, những phát biểu trên được Ngoại trưởng Đan Mạch Kofod đưa ra cùng thời điểm lực lượng tuần duyên Thụy Điển phát hiện một vị trí rò rỉ mới trên hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc từ Nga sang châu Âu. “Hai trong số 4 điểm rò rỉ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi”, phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Thụy Điển Jenny Larsson nói. 

Rộ nghi vấn tình báo Đức giúp Ukraine

Tạp chí Zeit hôm 28/9 cho biết, Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND) “đã chuyển ảnh vệ tinh, dữ liệu về các cuộc điện đàm của quân Nga cho phía Ukraine trong nhiều tháng nay, nhằm giúp Kiev đạt được lợi thế trên chiến trường”.

“Những thông tin được chuyển cho Ukraine giúp cho quân đội nước này đánh giá về tính hiệu quả và tinh thần chiến đấu của các đơn vị Nga, và sự đóng góp này đã dẫn tới bước ngoặt trên chiến trường. Ngay từ lúc cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, người đứng đầu BND là ông Bruno Kahl đã có cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine bên lề hội nghị an ninh được tổ chức ở Munich”, nội dung bài báo được Zeit đăng tải viết. 

Hiện giới chức Đức và BND chưa đưa ra bình luận về bài báo đăng trên tạp chí Zeit. 

Theo truyền thông Nga, giới chức nước này từ lâu đã lên tiếng tố Mỹ, Đức cùng nhiều nước phương Tây khác có dính líu trực tiếp tới chiến sự ở Ukraine.

“Các thông cáo được chính quyền Mỹ đưa ra đều tuyên bố rằng, nước này không phải là một phần của cuộc xung đột Nga-Ukraine nghe hoàn toàn vô căn cứ. Bởi sự thật, cũng như các bài phỏng vấn những chính trị gia và tướng lính hiện tại đều cho kết quả ngược lại. Các đoạn video được đăng tải hiện nay trên các kênh tin tức phương Tây đều chứng minh về việc nhiều binh sĩ đối phương nói lưu loát tiếng Anh đang chiến đấu chống lại quân đội của chúng tôi”, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói trong cuộc phỏng vấn đài RIA Novosti hôm 14/9.


************
voatiengviet.com

Mỹ và các đảo quốc Thái Bình Dương đạt thỏa thuận đối tác


Lãnh đạo Hoa Kỳ và lãnh đạo các đảo quốc Thái Bình Dương đạt được Tuyên bố chín điểm về Quan hệ Đối tác Hoa Kỳ-Thái Bình Dương trong thượng đỉnh đầu tiên giữa Mỹ với các đảo quốc này do Washington tổ chức.

Hoa Kỳ sắp công bố hơn 810 triệu đô la trong các chương trình mở rộng để hỗ trợ các đảo quốc Thái Bình Dương khi hội nghị thượng đỉnh lịch sử bước sang ngày thứ nhì. Theo một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ, Washington đã cung cấp tới 1,5 tỷ đô để hỗ trợ các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong thập kỷ qua.

Hoa Kỳ cũng cam kết công nhận Quần đảo Cook và Niue là các quốc gia có chủ quyền, sau các cuộc tham vấn thích hợp. Trong khi cả Quần đảo Cook và Niue đều có độc lập hiến định hoàn toàn khỏi New Zealand và hoạt động như các quốc gia độc lập, Mỹ coi đó là các lãnh thổ tự quản và chưa thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ chỉ định một đặc sứ đầu tiên của Mỹ cho Diễn đàn các quần đảo Thái Bình Dương trong khu vực. Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) sẽ tái lập sứ mệnh tại Suva, Fiji trước tháng 9 năm sau.

Kế hoạch của Washington nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao với Thái Bình Dương được đưa ra trong lúc lo ngại gia tăng về việc Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng trong khu vực.

Trước đó, Quần đảo Solomon nói họ sẽ không ký một tuyên bố chung trong cuộc họp cấp cao với Mỹ, chỉ 5 tháng sau khi họ ký một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc.

Trong số các sáng kiến mới được liệt kê trong thỏa thuận Đối tác Hoa Kỳ - Thái Bình Dương, Washington sẽ đầu tư 20 triệu đô la để thúc đẩy du lịch và giảm nghèo ở Quần đảo Solomon.

Theo thỏa thuận mới, Hoa Kỳ sẽ khởi động một cuộc đối thoại thương mại và đầu tư mới với các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng cường an ninh hàng hải, cũng như cung cấp tới 3,5 triệu đô la trong 5 năm để cải thiện kết nối internet của khu vực và hỗ trợ an ninh mạng.

Quần đảo Marshall, Palau và Micronesia được gọi là các Quốc gia Liên kết Tự do (FAS) đã ký các hiệp ước với Hoa Kỳ. Các thỏa thuận hiện tại hết hạn vào tháng 9 năm sau đối với Quần đảo Marshall và Micronesia, và với Palau thì hết hạn vào năm sau nữa.

Theo các hiệp ước sắp hết hạn được gọi là Hiệp ước Liên kết Tự do, ba quốc đảo Thái Bình Dương này nhận được viện trợ không hoàn lại và đảm bảo an ninh từ chính phủ Hoa Kỳ. Công dân của FAS có thể sống và làm việc tại Hoa Kỳ mà không cần thị thực.

Đổi lại, Hoa Kỳ có quyền xây dựng các căn cứ quân sự tại ba quốc đảo này và có thể khước từ quyền tiếp cận của nước ngoài đối với vùng biển, không phận và đất liền của ba quốc đảo đó.

Hoa Kỳ dự kiến việc đàm phán cho ba thỏa thuận mới sẽ chung quyết vào cuối năm nay.


*****************

Ông Zelensky điện đàm với giới lãnh đạo phương Tây, nổ kho đạn ở biên giới Nga


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/9 đã có các cuộc điện đàm với lãnh đạo nhiều nước phương Tây như Đức, Canada và Anh.

“Tôi đã thảo luận với Thủ tướng Đức Olaf Scholz về nhiều vấn đề như chính trị, kinh tế, năng lượng và quốc phòng. Ở lĩnh vực quốc phòng, tôi đã nhấn mạnh về việc quân đội Ukraine đang mong chờ các hệ thống phòng không viện trợ từ Đức. Trong lĩnh vực năng lượng, chúng tôi đã thảo luận về tình hình cung cấp khí đốt cho châu Âu và việc đường ống Dòng chảy Phương Bắc bị phá hoại”, trang President.gov.ua dẫn lời ông Zelensky nói đêm 28/9.

zelensky-369
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: President.gov.ua

“Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau diễn ra sau đó, tôi đã nêu cụ thể những vấn đề mà Kiev muốn Ottawa giúp đỡ. Tôi đã đề xuất ông Trudeau dẫn đầu cho một nỗ lực mang tính toàn cầu, nhằm giúp Ukraine rà phá bom mìn. Do cuộc xung đột với Nga, nên Ukraine nay đã trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm bom mìn cao nhất thế giới. Theo tôi, chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ và quy mô rà phá bom mìn còn sót lại. Chúng ta không thể để vấn đề này kéo dài hàng thập kỷ”, ông Zelensky nói thêm.

Tổng thống Ukraine sau cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Liz Truss nói rằng, ông đã đề nghị khả năng London “tăng cường hơn nữa các đòn trừng phạt nhằm vào Nga, và đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Kiev”. “Tôi xin cảm ơn giới chức Anh, khi họ lên tiếng phản đối những cuộc trưng cầu dân ý được Nga tổ chức ở các tỉnh Luhansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia”, ông Zelensky nhấn mạnh.

Nổ kho đạn ở biên giới Nga

Trang tin Barron dẫn nguồn tin từ giới chức Nga cho biết, vụ nổ kho đạn ở tỉnh biên giới Belgorod hôm 28/9 đã khiến 14 người bị thương.

“Do yếu tố con người, nên một kho đạn đã phát nổ ở quận Valuysky, khiến cho 14 người bị thương với nhiều mức độ khác nhau. Mọi sự hỗ trợ y tế cần thiết đang được chúng tôi cung ứng. Lực lượng chức năng đã có mặt ở hiện trường và điều tra nguyên nhân gây ra vụ nổ”, Thống đốc tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov viết trên mạng xã hội Telegram.


*************
voatiengviet.com

Ngũ Giác Đài công bố thêm 1,1 tỷ đô viện trợ quân sự cho Ukraine

VOA News

Ngũ Giác Đài viện trợ thêm 1,1 tỷ đô la cho Ukraine, nâng tổng số viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Ukraine lên gần 17 tỷ đô la kể từ khi chính quyền Biden nhậm chức.

Gói viện trợ mới nhất bao gồm tài trợ cho 18 Hệ thống Rốc-két Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) và đạn dược, các vũ khí mà quan chức quốc phòng Mỹ cho rằng đã chứng tỏ hiệu quả cao trong việc giúp Ukraine bảo vệ lãnh thổ kể từ khi Nga xâm lược vào tháng Hai năm nay.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 16 HIMARS và một quan chức quốc phòng cấp cao nói với báo giới hôm 28/9 rằng chính quyền Biden đang bắt đầu quá trình mua sắm 18 hệ thống kế tiếp vì phải mất “nhiều năm” để mua sắm, chế tạo và giao hàng.

Gói mới nhất tài trợ cho việc mua sắm vũ khí và thiết bị trong khuôn khổ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, vốn tài trợ cho các hợp đồng tập trung vào nhu cầu quốc phòng và an ninh dài hạn của Ukraine.

Các vũ khí và thiết bị khác trong gói 1,1 tỷ đô la sẽ mất từ hai tháng đến hai năm để chuyển giao cho Ukraine, theo quan chức quốc phòng cấp cao. Chúng bao gồm các hệ thống chống lại máy bay không người lái mà Nga đang sử dụng nhắm vào quân đội Ukraine, 22 radar, khoảng 150 chiếc xe tải quân sự Humvee, khoảng 150 xe chiến thuật để kéo vũ khí, hàng chục xe tải kéo thùng, áo giáp và thiết bị liên lạc, giám sát và xử lý chất nổ.

Bảo trì và đào tạo cũng được tài trợ trong gói này.

Theo Ngũ Giác Đài, các lực lượng Nga đã sử dụng các máy bay không người lái do Iran sản xuất để nhắm vào các lực lượng Ukraine, khiến họ cần phải chống lại các loại vũ khí này.

Ngũ Giác Đài đã sử dụng quyền hạn rút tiền của tổng thống để cung cấp vũ khí nhanh hơn.

Hôm 28/9, một quan chức quân sự cấp cao cho biết Hoa Kỳ thấy “một số nhỏ” lính trừ bị đầu tiên từ đợt động viên mới nhất của Nga chuyển đến Ukraine. Nga đã công bố kế hoạch kêu gọi khoảng 300.000 quân tham chiến ở Ukraine giữa những tổn thất nặng nề trên chiến trường.

Hàng chục nghìn người đàn ông Nga đã bỏ xứ chạy sang các nước láng giềng ở biên giới kể từ khi lệnh động viên được công bố
***********

Tổng thống Paraguay muốn Đài Loan đầu tư 1 tỉ USD để 'chống lại áp lực từ Trung Quốc'


Tổng thống Paraguay muốn Đài Loan đầu tư 1 tỉ USD để chống lại áp lực từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benitez - Ảnh: REUTERS

Trong cuộc phỏng vấn với báo Finacial Times, Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benitez cho biết chính phủ của ông đang làm việc với Đài Loan để đảm bảo người dân Paraguay cảm thấy "những lợi ích thực sự của liên minh chiến lược".

"Đài Loan có khoản đầu tư hơn 6 tỉ USD vào các quốc gia không có quan hệ ngoại giao với họ, chúng tôi muốn 1 tỉ USD từ số tiền đó được đầu tư vào Paraguay", ông Abdo Benitez nói.

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ và không loại trừ dùng vũ lực để sáp nhập. Chính quyền Đài Loan khẳng định họ là quốc gia có chủ quyền.

Không quốc gia nào trên thế giới công nhận cả hai chính phủ. Theo báo Guardian, Paraguay là một trong số 14 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan thay vì Trung Quốc, hầu hết tập trung ở Mỹ Latin và Thái Bình Dương.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thuyết phục được một số nước chuyển đổi quan hệ ngoại giao, với những hứa hẹn về tăng cường thương mại, cho vay và đầu tư, gồm Quần đảo Solomon, Panama, El Salvador, Cộng hòa Dominica và Nicaragua.

Tiến sĩ Mark Harrison, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Tasmania (Úc), cho biết Đài Loan luôn có nguy cơ mất đồng minh và những bình luận như của tổng thống Paraguay có thể là tín hiệu về việc chuyển đổi quan hệ.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Paraguay vào khoảng 39 tỉ USD, trong đó 30% đến từ nông nghiệp. Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benitez cho rằng việc tiếp tục quan hệ ngoại giao với Đài Loan thay vì Trung Quốc đã khiến nước này trả giá đắt.

Ông Abdo Benitez nói với báo Financial Times rằng việc không tiếp cận được thị trường Trung Quốc đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Paraguay. Ngoài ra, việc này cũng có tác động bất lợi đến khả năng mua vắc xin COVID-19 của Paraguay khi vắc xin phần lớn chỉ có sẵn ở Trung Quốc.

Trong khi đó, Cơ quan ngoại giao Đài Loan lại khẳng định Ngoại trưởng Paraguay Julio Cesar Arriola bác bỏ những bình luận của Tổng thống Abdo Benitez.

Bà Joanne Oum, người phát ngôn của Cơ quan ngoại giao Đài Loan, cho hay Ngoại trưởng Paraguay Arriola đã nói chuyện với đại diện Đài Loan tại Paraguay để "làm rõ" rằng mối quan hệ hai bên dựa trên "giá trị và ý tưởng chung", chứ không dựa trên trao đổi.

Ông Arriola nói rằng "điều mà Tổng thống Abdo Benitez nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn độc quyền là Paraguay có các điều kiện đầu tư tuyệt vời và hy vọng rằng các doanh nhân Đài Loan có thể thâm nhập thị trường Nam Mỹ bằng cách đầu tư vào Paraguay. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc thiết lập chiến lược quan hệ đối tác giữa Đài Loan và Paraguay".

Người phát ngôn của Cơ quan ngoại giao Đài Loan cho biết chính quyền hòn đảo sẽ tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào Paraguay
************

Tin thế giới 30-9:  Đài BBC cắt giảm nhân sự


Tin thế giới 30-9: Nga công nhận độc lập 2 vùng Ukraine; Đài BBC cắt giảm nhân sự - Ảnh 1.

Một con đường trên cao ở đảo Sanibel, bang Florida bị bão quật gãy cả đoạn ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS

* Mỹ cảnh cáo các công ty "đục nước béo cò" từ bão Ian. "Đây có thể là cơn bão lớn nhất trong lịch sử của Florida. Con số vẫn chưa rõ ràng nhưng thông tin ban đầu chúng tôi nghe được là đã có những thiệt hại đáng kể về người", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong chuyến thăm trụ sở Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang ngày 29-9.

Nhà lãnh đạo Mỹ cam kết chính phủ liên bang sẽ làm mọi cách để người dân Florida có được những gì họ cần sau cơn bão và cảnh cáo các công ty năng lượng không được thừa nước đục thả câu, tăng giá năng lượng để kiếm lời trong thời gian này.

Ian, một trong những cơn bão mạnh nhất từng đổ bộ vào đất liền Mỹ, đã gây thiệt hại trên diện rộng tại bang Florida và hiện đang hướng tới các bang Nam Carolina, Bắc Carolina kế cận.


* Cựu thiếu tá Mỹ tuồn hồ sơ sức khỏe quân đội Mỹ cho Nga. Ông Jamie Lee Henry, cựu thiếu tá đồng thời là bác sĩ tại căn cứ Fort Bragg ở Bắc Carolina, và vợ ông bị Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc đã tuồn các dữ liệu sức khỏe của quân đội Mỹ cho Nga.

Nhà chức trách Mỹ tiết lộ thông tin ngày 29-9, trong đó cho biết hai người này đã tìm cách hỗ trợ Chính phủ Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2. Cả hai đã liên lạc với một người mà họ nghĩ là quan chức Nga nhưng thực chất lại là một đặc vụ FBI giả dạng.

Một trong hai người từng nói với đặc vụ này rằng động cơ của họ là vì tình yêu đối với nước Nga và họ biết bản thân có thể đi tù hoặc mất việc vì hành động của mình.

* Đài BBC cắt giảm gần 400 nhân sự mảng thế giới. Theo hãng tin AFP, đài BBC của Anh thông báo cắt giảm 382 vị trí làm việc trong mảng Thế giới để tiết kiệm tài chính.

Theo đó, đài BBC sẽ đóng cửa các đài phát thanh tiếng Hoa, tiếng Ả rập và tiếng Ba Tư. Quyết định này được xem là cú sốc với một trong những đài phát thanh quốc gia lâu đời nhất thế giới, ngay trước ngày BBC kỷ niệm 100 năm thành lập.

Một số phần truyền hình phát cho châu Phi và châu Á cũng bị ngừng. BBC cho biết các hoạt động truyền thông tin thế giới sẽ hướng đến trên online.

* EU muốn có giá chuẩn khí đốt hóa lỏng. Trong nỗ lực định hình cuộc chơi và tránh các bất lợi tiềm tàng, Liên minh châu Âu đang kêu gọi thiết lập một giá chuẩn giao dịch cho khí đốt hóa lỏng (LNG), vốn được xem như chìa khóa để khối này thoát phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên của Nga.

Ngày 29-9, Ủy ban châu Âu xác nhận đang kêu gọi đàm phán một giá chuẩn mới, thay thế cho các giá chuẩn hiện có của Mỹ hay châu Á.

Giá chuẩn TTF của Hà Lan cũng bị cho là không phù hợp khi áp dụng cho cả khí đốt vận chuyển bằng đường ống và LNG, vốn được vận chuyển chủ yếu bằng đường biển và yêu cầu các trạm chuyển đầu - cuối chuyên biệt.

Tin thế giới 30-9: Nga công nhận độc lập 2 vùng Ukraine; Đài BBC cắt giảm nhân sự - Ảnh 5.

Chốt an ninh thiết lập bên ngoài Quảng trường Đỏ ở trung tâm thủ đô Matxcơva (Nga) ngày 29-9 - Ảnh: REUTERS

* Ông Putin thừa nhận lệnh động viên một phần không suôn sẻ. Ngày 29-9, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu sửa chữa "tất cả những sai lầm" trong đợt tăng cường quân số sau lệnh động viên một phần công bố hồi tuần trước.

"Tất cả những sai lầm phải được sửa chữa và ngăn ngừa xảy ra trong tương lai", ông Putin nói và đề cập tới các trường hợp có thể được miễn gọi vào quân đội như là trụ cột trong gia đình, người mắc bệnh mãn tính hoặc quá tuổi nhập ngũ. Đây là lần đầu tiên ông Putin công khai thừa nhận lệnh động viên mà ông công bố đã diễn ra không suôn sẻ.

* Đường ống khí đốt cho châu Âu tiếp tục bị rò rỉ. Nhà vận hành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 thừa nhận họ chưa biết nguồn gốc sự cố rò rỉ và đang chờ các giấy phép cần thiết nên chưa biết sẽ khắc phục vào lúc nào. Đường ống này do một công ty thuộc tập đoàn Gazprom của Nga vận hành, dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu. 

Lực lượng bảo vệ bờ biển Thụy Điển thông báo đã phát hiện 4 vụ rò rỉ trên đường ống Nord Stream 1 trong ngày 29-9. Hai trong số này ở phía Thụy Điển và hai chỗ còn lại trong vùng biển Đan Mạch. 

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ họp trong ngày 30-9 (giờ Mỹ) để thảo luận về sự cố mà cả Nga và phương Tây đều cho là có yếu tố phá hoại.

* Mỹ đổ tiền cạnh tranh với Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Ngày 29-9, Mỹ tuyên bố sẽ lập một quỹ tài trợ mới trị giá 810 triệu USD cho các quốc đảo ở Thái Bình Dương và có kế hoạch khởi động đàm phán thương mại vào cuối năm nay. 

Cam kết trên được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương tại Washington trong các ngày 28 và 29-9. Mỹ dự định sẽ mở thêm đại sứ quán tại các quần đảo Thái Bình Dương, nâng từ mức 6 đại sứ quán hiện nay lên con số 9.

Vui đùa với tre

Goc anh ngay 29

Một em trai đang chơi đánh đu trên khung dựng từ bốn cây tre vẫn còn phất phơ ít cành lá. Trò chơi dân gian này được tổ chức trong dịp lễ Dashain, lễ hội lớn nhất và dài nhất trong năm (15 ngày) của người theo đạo Hindu ở Nepal. Tấm hình chụp ngày 28-9 tại thủ đô Kathmandu của Nepal - Ảnh: REUTERS


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn