Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 29 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

Thứ Năm, 29 Tháng Chín 20225:11 CH(Xem: 2575)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 29 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
VuotNga

**************

Tình hình Ukraine ngày thứ 218


Phan Châu Thành

30-9-2022

1. Ông Wadym Skibicki, người đại diện của tình báo quân đội Ukraina (HUR) cho rằng khả năng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là rất cao, tuy nhiên cũng giải thích rõ rằng, khác với bom hạt nhân có thể hủy diệt toàn bộ một thành phố hay một vùng, đầu đạn hạt nhân chiến thuật chỉ có sức công phá mạnh hơn tên lửa thông thường khoảng 100 lần, phóng xạ cũng thấp hơn và không gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng như bom nguyên tử chiến lược.

Do đó, việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể không mang lại thay đổi gì nhiều, nhưng sẽ mở đường cho phép NATO “đem đến những tổn thất to lớn cho Nga” và cho biết cả Ukraina lẫn NATO đều đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống này: “Nếu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, Nga sẽ bắn vào các vị trí dọc theo chiến trường, nơi mà quân Ukraina tập trung hoặc các trung tâm chỉ huy, do đó, Ukraina cần thêm nhiều các hệ thống phòng không và chống tên lửa, để ngăn chặn các cuộc tấn công hạt nhân nếu điều đó xảy ra.”

Đạn hạt nhân chiến thuật trông như thế này:

2. Các nguồn của Nga chính thức công nhận Lyman đã bị bao vây hoàn toàn, mọi con đường để rút lui không còn nữa:

…sau khi phóng viên chiến trường Nga Wargonzoo, người vừa bỏ chạy hôm qua từ Lyman tới Torske, đã thông báo quân Ukraina chọc thủng phòng tuyến của Nga tại Stavky, cắt đứt liên lạc giữa quân Nga ở Lyman và Torske:

Cũng các nguồn của Nga cho rằng quân Nga đang cố trụ lại tại khu vực, nhưng không còn hy vọng:

Viện nghiên cứu chiến tranh ISW công nhận thông tin:

…cùng nhiều nguồn khác

Hàng loạt các vùng đã được giải phóng:

Hình ảnh từ chiến trường bên ngoài Lyman từ phía Ukraina:

Bắt đầu có các hình ảnh lính Nga bị bắt hoặc chết trận:

…hay vũ khí hạng nặng của Nga vứt lại, trong đó có các xe tăng T-80 hay bị phá hủy

Sau khi rút chạy ở Kyiv, Kharkiv, đây là lần thứ 3 quân Nga thất bại nặng nề. Nếu mất Lyman, quân Nga mất thêm vài ngàn km2 kiểm soát.

Chúng ta bắt đầu chứng kiến cuộc “rút lui chiến thuật” lần thứ 3 của Nga:

3. Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres tuyên bố: “Liên Hiệp quốc không công nhận những cuộc trưng cầu dân ý của Nga tại các vùng bị chiếm đóng và mọi hành động tiếp theo của Nga theo hướng này chỉ dẫn tới chiến sự leo thang”.

Theo tin từ người phát ngôn điện Kremlin, Dmitry Peskov, ngày 30-09-2022, vào hồi 15:00, chính quyền Nga sẽ công nhận việc sát nhập 4 tỉnh tạm chiếm được của Ukraina vào lãnh thổ Liên bang Nga và tổng thống Nga Putin sẽ có bài phát biểu trước toàn dân:

Tuy nhiên, lại có một số thông tin khác cũng từ Nga cho rằng “chính phủ Nga sẽ không vội vàng trong việc sát nhập”, do đó, cần chờ tới 15:00 ngày mai mới biết chính xác.

Tiếp theo Hà Lan, một tổ chức của Czech đứng ra kêu gọi: “bỏ phiếu sát nhập Kalingrad vào lãnh thổ của Czech.” Đã có 850 người đồng ý chỉ sau vài giờ.

4. Theo tình báo Anh, việc tuyên bố tổng động viên một phần gây ra sự xáo trộn rất lớn trong xã hội Nga, khi số lượng dân Nga trốn ra nước ngoài đã đông hơn số lính Nga tham gia xâm lược Ukraina tại thời điểm 24-02-2022, đại đa số những người đi trốn quân dịch là những người giàu có và có học thức. Việc một số lượng lớn những người bị gọi đi lính đột ngột cũng như bỏ trốn sẽ dẫn tới sự sụt giảm bất ngờ của thị trường lao động.

Tù nhân tình nguyện ra trận cho lính đánh thuê Wagner tới thao trường:

Lại thêm cảnh các tân binh Nga đánh nhau trong trại:

…một số khác bị bỏ lại giữa đồng, không có lều trại, không xe bus, không thức ăn:

Một doanh trại khác bẩn thỉu, không có nước, nhưng “vẫn còn may vì không phải nằm giữa đồng”

Tân binh Nga thậm chí còn không biết đeo súng:

Để so sánh: cảnh lính Ukraina được huấn luyện ở Anh một tháng trước đây:

Dòng người Nga bỏ chạy qua Georgia không dứt:

Người Georgia tuyên bố: “Những người Nga ủng hộ Z (xâm lược Ukraina) không được chào đón ở Georgia”

Những người Nga “tỵ nạn” làm lều tạm ở gần biên giới Kazachstan:

Thanh niên Nga dùng búa đập gãy tay để không phải đi lính:

Tỷ lệ các thanh niên Dagestan bó bột, ngồi xe lăn tăng vọt:

Một ông bố ở Caucasus, Dagestan không chịu giao con mình cho cảnh sát bắt đi lính, đã giật nổ mìn để chết cùng với tên cảnh sát định bắt con ông:

Ở Tiva, Nga, cả bà mẹ lẫn em bé sơ sinh bị cảnh sát bắt vì biểu tình phản đối lệnh tổng động viên

Đêm nay, Phần Lan sẽ bắt đầu đóng cửa biên giới với Nga:

5. Cầu tạm do quân Ukraina bắc qua sông Siverskyi Donetsk: từ thành phố Siversk, quân Ukraina vượt sông tràn tới Kreminna.

Từ việc bị tấn công trong nhiều tuần qua, quân Ukraina đang chuyển sang tấn công mãnh liệt:

6. Phóng viên Nga tuyên bố hùng hồn rằng: “Quân Nga mở cuộc tấn công lớn chưa từng thấy trên toàn bộ chiến trường Bakhmut”…

…nhưng đó lại là tuyên truyền, bởi trên thực tế, Nga cũng chỉ tấn công như mọi ngày và không thu được kết quả gì đáng kể:

Toàn cảnh chiến trường phía đông:

Lính Nga bắn tên lửa chống tăng vào một khu dân cư:

Bakhmut đổ nát trước các cuộc tấn công của Nga:

Tuy nhiên hỗ trợ nhân đạo vẫn vào trong thành phố:

Chỉ huy trưởng lính đánh thuê Wagner, Alexei Nagin “Terek” đã chết tại Bakhmut hôm 20-09. Đây là một trong những chỉ huy chính của lực lượng này, đã từng tham gia chiến sự tại Chechnya, Georgia, Ukraine (2014), Syria và Libya.

7. Thông tin cho biết: tổng thống Nga Putin đã ký 2 sắc lệnh công nhận 2 vùng tạm chiếm đóng Kherson và Zaporizhia là những vùng “tự trị độc lập” chứ không còn là lãnh thổ Ukraina:

Nga bắn pháo vào thành phố Dnipro, giết chết 2 người lớn và 2 trẻ em, 8 và 9 tuổi. Cả nhà chỉ có mỗi chú chó là sống sót.

8. Bản đồ chiến sự Kherson theo ISW:

Lính dù Nga đốt cháy một xe quân sự của phía Ukraina:

Một máy bay Su-24 của Ukraina bị bắn hạ:

Drone kamikaze Nga tấn công thành phố Mykolaiv vào ban đêm:

Xe tăng T-72 của Ukraina bị cháy:

Một xe pick-up Ukraina trúng bom thả từ drone:

Lính bắn tỉa Nga hoạt động:

Cảnh chiến sự nhìn từ phía Nga:

Tuy liên tục tung tin “chiến thắng” ở Kherson, nhưng dòng quân tiếp viện của Nga đổ về đây ngày lại ngày, không ngớt:

Khoảng 20 tiếng nổ đã được nghe thấy quanh Kherson:

Doanh trại Nga ở Nova Kakhovka không yên tĩnh:

Pháo binh Ukriana phá hủy các xe bọc thép Nga:

Xe tăng Nga bị bắn cháy:

Drone Ukraina thả bom:

Quân Ukraina tấn công vào ban đêm:

Một “trường học” (thực ra là trại lính) cùng xe bọc thép Nga trúng HIMARS:

Lính Nga đầu hàng:

Phóng viên BBC đã được ra chiến trường cùng lính Ukraina ở Kherson:

9. Theo tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy trưởng quân đội Mỹ tại châu Âu, binh lính của Putin đang ở trong một tình trạng tồi tệ và quân đội Ukraina sẽ không ngừng phản công, gây sức ép ngày càng lớn lên quân xâm lược. Lệnh tổng động viên của Putin được ông Hodges cho đó là “dấu hiệu của sự tuyệt vọng” và chỉ làm xấu thêm tình hình của quân đội Nga tại Ukraina, bởi có rất nhiều người đang chạy trốn việc nhập ngũ, thậm chí tự làm gãy chân, gãy tay cho thấy thực chất người Nga không muốn cuộc chiến này – các cuộc biểu tình, việc hàng trăm ngàn người bỏ trốn ra nước ngoài lại càng khẳng định điều đó.

Những sự việc trên khiến người Ukraina thêm tin tưởng vào chiến thắng, còn phía Nga rơi vào tình trạng vô vọng, bởi chỉ riêng việc trang bị cho các lực lượng tổng động viên thôi thì cũng phải kéo dài tới cuối năm, nên khả năng lực lượng tân binh sẽ làm thay đổi tình hình là không thể. Đồng thời, tướng Hodges cũng cho rằng khả năng Putin sử dụng vũ khí hạt nhân rất thấp, bởi khi đó quân đội Mỹ sẽ có quyền tham chiến. “Theo hy vọng của tôi, đến cuối năm nay quân Ukraina có đủ khả năng để đẩy lính Nga về vị trí trước ngày 23-02-2022, còn tới giữa năm sau, họ sẽ tiến vào Crimea” – ông tổng kết.

Viva Ukraina.


***********
voatiengviet.com

Chiến lược của Mỹ với các đảo quốc Thái Bình Dương để cạnh tranh với Trung Quốc

Reuters

Mỹ đã công bố chiến lược đầu tiên về quan hệ với các đảo quốc Thái Bình Dương hôm 29/9, ngày thứ hai của một hội nghị thượng đỉnh lịch sử với các lãnh đạo trong khu vực, cam kết giúp họ chống biến đổi khí hậu và bác bỏ ‘sự cưỡng ép kinh tế’ của Trung Quốc.

Khi Tổng thống Joe Biden chuẩn bị gặp gỡ hơn một chục nhà lãnh đạo và đại diện từ các đảo quốc Thái Bình Dương ở Washington, tài liệu chiến lược cho biết chính quyền của ông đang can dự sâu hơn với các đảo quốc này như là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

“Sự thịnh vượng và an ninh của Hoa Kỳ phụ thuộc vào khu vực Thái Bình Dương duy trì trạng thái mở và tự do,” tài liệu cho biết, lưu ý rằng các đảo quốc Thái Bình Dương đối mặt với những thách thức khẩn cấp, đáng chú ý nhất là khủng hoảng khí hậu, nhưng cũng có căng thẳng địa chính trị gia tăng.

“Càng ngày, những tác động đó bao gồm áp lực và sự cưỡng ép kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có nguy cơ làm phá hoại hòa bình, thịnh vượng và an ninh của khu vực, và rộng ra là của Hoa Kỳ,” tài liệu ghi rõ.

Các lãnh đạo và đại diện từ 14 đảo quốc Thái Bình Dương đang tham gia hội nghị thượng đỉnh. Họ đang được đón tiếp trọng thể ở Washington và vào ngày 29/9, lịch trình của họ sẽ bao gồm ăn trưa tại Quốc hội Mỹ, một cuộc gặp buổi chiều với Tổng thống Biden và bữa tối tại Nhà Trắng.

Chính quyền của ông Biden đã cam kết hỗ trợ lớn cho các đảo quốc để giải quyết các vấn đề khí hậu, y tế và an ninh hàng hải - chẳng hạn như đánh bắt bất hợp pháp - và củng cố liên kết liên lạc với các đối tác của Mỹ như Nhật, Úc và Ấn Độ.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết trong số kết quả quan trọng của hội nghị thượng đỉnh có việc Mỹ sẽ đầu tư hơn 810 triệu đô la vào các chương trình mở rộng để hỗ trợ các hòn đảo ngoài số hơn 1,5 tỷ đô la đã được giải ngân trong thập kỷ qua.

Quan chức này cũng cho biết ông Biden sẽ chỉ định nhà ngoại giao chuyên nghiệp Frankie Reed làm đặc phái viên đầu tiên của Mỹ tại Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương.

Trước đó, tờ Washington Post đưa tin rằng tất cả các nhà lãnh đạo đến Mỹ đã tán thành tuyên bố 11 điểm về tầm nhìn cam kết thực hiện các nỗ lực chung, và một quan chức Mỹ xác nhận với Reuters rằng điều đó là chính xác.

Một dự thảo tuyên bố chưa được ký kết được Reuters nhìn thấy ghi rằng các nhà lãnh đạo quyết tâm tăng cường mối quan hệ đối tác và chia sẻ tầm nhìn về khu vực với ‘nền dân chủ sẽ có thể thăng hoa’.

Hội nghị thượng đỉnh này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ tiếp đón nhiều lãnh đạo của khu vực mà họ coi là sân sau của họ trên biển kể từ Đệ nhị Thế chiến, nhưng Trung Quốc đã đạt có những bước tiến chắc chắn.

Một số đảo quốc đã phàn nàn về việc họ bị kẹt trong cuộc chiến giành ảnh hưởng giữa các siêu cường.

Tài liệu chiến lược của Mỹ cho biết nước này sẽ hợp tác với các đảo quốc Thái Bình Dương để giúp họ thích nghi và xử lý khủng hoảng khí hậu, ‘mối đe dọa sống còn’ đối với cuộc sống, sức khỏe và sinh kế của họ.

Nằm trong kế hoạch, Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ngoại giao và quốc phòng trong khu vực, tìm cách giúp đối phó ô nhiễm biển, đánh bắt bất hợp pháp, buôn bán ma túy và an ninh cảng biển, hợp tác với các đối tác về nâng cấp cáp ngầm và thúc đẩy quan hệ đối tác viễn thông ‘an toàn và đáng tin cậy’.

Hoa Kỳ cũng cam kết tăng cường thương mại và đầu tư với các đảo quốc Thái Bình Dương, và cho biết họ sẽ hỗ trợ dân chủ, nhân quyền và quản trị tốt, bao gồm bằng xây dựng năng lực cho khu vực tư nhân, truyền thông, học viện và xã hội dân sự.
Cạnh tranh chiến lược ở Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể trong năm nay sau khi Trung Quốc ký thỏa thuận an ninh với Solomon, dẫn đến cảnh báo về quân sự hóa khu vực.



***********

Nổ kho đạn Nga gần biên giới Ukraine, 14 người bị thương


Nổ kho đạn Nga gần biên giới Ukraine, 14 người bị thương - Ảnh 1.

Khói và lửa bốc lên tại một căn cứ quân sự của Nga ở Crimea sau các vụ nổ vào hôm 9-8 - Ảnh: REUTERS

"Do lỗi của con người, một vụ nổ kho đạn đã xảy ra ở huyện Valuysky. Có 14 người bị thương với các mức độ nghiêm trọng khác nhau. Mọi sự hỗ trợ y tế cần thiết đang được cung cấp. Các cơ quan khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường và điều tra vụ việc", tỉnh trưởng tỉnh Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết trên Telegram hôm 28-9.

Đây không phải là sự cố với kho đạn đầu tiên xảy ra ở khu vực gần biên giới với Ukraine trong những tháng gần đây. Hồi tháng 8, một kho đạn đã bị bốc cháy gần làng Timonovo, tỉnh Belgorod.

Theo trang Business Insider, nhiều tháng qua, các cơ sở hạ tầng quan trọng tại Nga đã hứng chịu những vụ cháy và nổ bí ẩn.

Vào tháng 5, khi quân đội Nga chuẩn bị mở một cuộc tấn công mới ở vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine, nhiều cơ sở của Nga đã bắt đầu trải qua các vụ nổ hoặc hỏa hoạn. Tổng cộng đã có hàng chục sự cố xảy ra tại các cơ sở này mà không có lời giải thích rõ ràng nào.

Các cơ sở này bao gồm các nhà máy lọc dầu, cơ sở sản xuất và lưu trữ đạn dược, các công ty hàng không và quốc phòng, các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

Business Insider cho rằng đây dường như là một phần trong nỗ lực tấn công nhằm làm suy giảm khả năng tấn công của quân đội Nga. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ thực hư ra sao.


************

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm khu phi quân sự Bàn Môn Điếm


Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm khu phi quân sự Bàn Môn Điếm - Ảnh 1.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sử dụng ống nhòm khi thăm khu phi quân sự (DMZ) chia cắt hai miền Triều Tiên, ngày 29-9 - Ảnh: AP

Ngày 29-9, tại DMZ, bà Harris đi đến đỉnh của một sườn núi, gần các tháp canh và camera an ninh. Bà nhìn qua chiếc ống nhòm để quan sát các cơ sở quân sự.

Sau đó, một sĩ quan Mỹ chỉ cho phó tổng thống các điểm phòng thủ dọc theo đường biên giới, bao gồm hàng rào thép gai.

Bà Harris tiếp tục đến thăm một trong các tòa nhà màu xanh. Sĩ quan Mỹ giải thích tòa nhà vẫn được sử dụng để tiến hành các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm khu phi quân sự Bàn Môn Điếm - Ảnh 2.

Việc bà Harris tới Bàn Môn Điếm được cho là sẽ làm Triều Tiên tức giận - Ảnh: AP

Theo Hãng thông tấn Yonhap, chuyến đi tới DMZ được kỳ vọng sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ về cam kết của Mỹ với đồng minh trong bối cảnh tình báo đánh giá Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành vụ thử hạt nhân thứ bảy.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris thăm khu phi quân sự Bàn Môn Điếm - Ảnh 3.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Trong chuyến công du, bà Harris nhấn mạnh cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh của mình trước những mối đe dọa ngày càng tăng của Triều Tiên - Ảnh: AP

Trước đó, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tại văn phòng của ông ở Seoul, tái khẳng định cam kết Mỹ sẽ bảo vệ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại về các mối đe dọa xung đột hạt nhân từ Triều Tiên và cam kết phản ứng mạnh mẽ hơn đối với các hành động khiêu khích lớn của Triều Tiên, bao gồm cả một vụ thử hạt nhân.


***************
rfi.fr

Nga ngưng cấp hộ chiếu cho các công dân đã bị động viên

Thanh Hà

Càng lúc càng khó ra khỏi nước Nga. Để ngăn chận người Nga trốn lệnh động viên, chính quyền Matxcơva hôm 28/09/2022 thông báo « ngưng cấp hộ chiếu quốc tế cho tất cả các công dân đã bị gọi đi nghĩa vụ quân sự hay đã được lệnh động viên ».

Công dân Nga cần có hộ chiếu quốc tế để được nhập cảnh vào nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng riêng với một số nước lân cận như Armenia, Belarus, Kazakhstan hay Khirghizistan thì chỉ cần chứng minh thư là đủ.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại lệnh cấm vừa ban hành hôm 28/9 được đưa ra vào lúc người dân Nga trong tuổi đi lính hối hả tìm đường ra nước ngoài, tránh bị điều sang chiến trường Ukraina. Điều khiến các công dân Nga lo ngại hơn cả là một số quốc gia lân cận đã đóng hẳn các cửa khẩu.

Hàng chục ngàn người Nga đã chạy trốn lệnh « động viên lính dự bị », chủ yếu tìm đường sang Gruzia, Khazakhstan và Mông Cổ bằng đường bộ. Tình trạng gây lo ngại cho chính quyền Nga đến nỗi, cách đây hai ngày, nhân viên an ninh Nga ra tận biên giới với Gruzia để kiểm tra giấy tờ những người muốn xuất ngoại.

Tuần trước, khi thông báo lệnh « động viên bán phần », tổng thống Vladimir Putin nói rõ chỉ huy động những ai « có kinh nghiệm chiến đấu » nhưng trên thực tế, AFP ghi nhận, cả người già, hay sinh viên… đều bị gọi đi lính. Theo giới quan sát, Matxcơva huy động một lực lượng đông hơn nhiều so với con số 300.000 quân như  bộ Quốc Phòng đã thông báo.

Cơ quan biên phong châu Âu Frontex thẩm định đã có khoảng 66.000 công dân Nga nhập cảnh vào Liên Hiệp Châu Âu trong tuần lễ từ ngày 19 đến 25/09/2022. Con số này cao hơn 30 % so với môt tuần lễ trước đó. Chỉ riêng Phần Lan, có đường biên giới chung với Nga 1.300 km, đã đón nhận thêm 30.000 công dân Nga. Estonia, Litva, Latvia và Ba Lan từ ngày 19/09/2022 đã bắt đầu hạn chế việc đón nhận các công dân Nga.

Theo số liệu của Frontex, từ khi chiến tranh Ukraina khai mào cuối tháng 2/2022, đã có hơn 1,3 triệu công dân Nga nhập cảnh vào Liên Âu bằng đường bộ. Trong chiều ngược lại, cũng đã có hơn 1,2 triệu người Nga đã trở về nước, cũng qua các đường biên giới trên bộ.


*************
rfi.fr

Tổng thống Iran lên tiếng về cái chết của Mahsa Amini

Phan Minh
Tổng thống Iran Ebrahim Raïssi trong một cuộc họp của chính phủ, Teheran, Iran, ngày 28/09/2022.
Tổng thống Iran Ebrahim Raïssi trong một cuộc họp của chính phủ, Teheran, Iran, ngày 28/09/2022. © AFP

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi hôm qua 28/09/2022 cho biết ông và người dân Iran rất « đau buồn » về cái chết của Mahsa Amini, cô gái bị cảnh sát « đạo đức » bắt giữ vì trùm khăn choàng đầu không đúng quy cách. Tuy nhiên, tổng thống Raisi cũng nhấn mạnh rằng mọi hành động nổi loạn « sẽ không được dung thứ », trong bối cảnh phong trào biểu tình phản kháng sau cái chết của Mahsa Amini vẫn tiếp diễn.

Từ Teheran, thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình :

Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của tổng thống Raisi về cái chết của Mahsa Amini. Ông cho biết đã gọi cho cha của Mahsa Amini để khẳng định sẽ có một cuộc điều tra minh bạch về cái chết của con gái ông. Tổng thống Iran nói kết quả điều tra sẽ được bác sỹ pháp y công bố trong vài ngày tới. Đồng thời, ông kêu gọi mở một cuộc tranh luận về hành động của cảnh sát đạo đức.

Tổng thống Raisi nói : "Bày tỏ chính kiến của mình không có nghĩa là gây rối. Có sự khác biệt giữa một mặt là bày tỏ sự bất bình, chỉ trích và mặt khác là gây rối. Chúng ta phải tạo điều kiện để mọi người có thể bày tỏ quan điểm về các vấn đề khác nhau. Không có gì sai khi chỉ trích, đôi khi điều đó có thể làm cho mọi việc trở nên tốt hơn, nhưng đồng thời phải ngăn chặn tình trạng bất ổn trong xã hội."

Bài phát biểu của tổng thống Iran được đưa ra khi chính quyền dường như đã giành lại quyền kiểm soát tình hình sau 12 ngày biểu tình phản kháng, mà theo báo chí đã khiến 60 người chết, trong đó có 10 cảnh sát.


***************
rfi.fr

Đường ống Nord Stream: Xác định thêm vụ rò rỉ thứ tư dưới biển Baltic

Trọng Nghĩa

Sau ba vụ rò rỉ được loan báo trong những ngày qua, bị tình nghi là do phá hoại, hôm nay 29/09/2022, nhà chức trách Thụy Điển xác nhận thêm một vụ rò rỉ thứ tư trên các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream dưới biển Baltic.

Một quan chức của lực lượng tuần duyên Thụy Điển đã xác nhận với hãng tin Pháp AFP: “Có hai điểm rò rỉ bên phía Thụy Điển và hai điểm rò rỉ bên phía Đan Mạch”. 

Cho đến nay, giới hữu trách của cả hai nước chỉ nói đến một vụ rò rỉ phía Thụy Điển, trên đường ống Nord Stream 1, và hai vụ rò rỉ phía Đan Mạch, trên cả Nord Stream 1 lẫn Nord Stream 2.

Tuần duyên Thụy Điển trước mắt không nói rõ vì sao việc xác định vụ rò rỉ thứ tư lại muộn như vậy, mà chỉ cho biết thêm rằng hai điểm rò rỉ bên phía Thụy Điển nằm trong cùng một khu vực, và rất “gần nhau”.

Truyền thông Thụy Điển cũng tiết lộ rằng điểm rò rỉ mới nằm trên đường ống dẫn khí Nord Stream 2 chưa được chính quyền xác nhận.

Xin nhắc lại, các vụ rò rỉ đã xẩy ra sau hai vụ nổ đáng ngờ vào buổi sáng và buổi tối thứ Hai, 26/09, ở vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Bornholm của Đan Mạch, nhưng trong vùng đặc quyền kinh tế tương ứng của Đan Mạch và Thụy Điển. Lượng khí lớn thoát ra từ những điểm rò rỉ đã làm mặt biển sủi bọt trên một chiều rộng hàng trăm mét, khiến cho việc kiểm tra chưa thể được thực hiện ngay lập tức.

Về nguyên nhân vụ rò rỉ, khả năng sự cố ngẫu nhiên xẩy ra đồng thời đã bị loại bỏ, trong lúc giả thuyết về hành động phá hoại ngày càng được chú trọng. Cơ quan tình báo Thụy Điển đã được lệnh điều tra về một vụ “phá hoại có tầm mức nghiêm trọng”, trong lúc Phần Lan cũng nói đến một “tác nhân chính phủ” dính líu đến hành vi phá hoại này.

Là đối tượng bị tình nghi nhiều nhất, Nga vào hôm qua, 28/09 đã phản công, gián tiếp cáo buộc Mỹ là thủ phạm vụ phá hoại, đồng thời tuyên bố cho mở cuộc điều tra về hành vi “khủng bố quốc tế”, và yêu cầu triệu tập ngay một phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vấn đề này. Yêu cầu họp của Nga đã được đáp ứng. Pháp, nước hiện là chủ tịch luân phiên của Hội Đồng Bảo An, hôm qua cho biết là định chế này sẽ họp lại vào ngày mai 30/09, theo yêu cầu của Matxcơva.

Về phần mình, sau khi bị Nga cáo buộc là thủ phạm vụ phá hoại đường ống dẫn khí Nord Stream, Hoa Kỳ vào hôm qua đã phản bác, cho rằng  ám chỉ Mỹ là thủ phạm là một điều “lố bịch”, nhất là khi Nga nổi tiếng là hay phao tin thất thiệt.


***********

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 217, 28-09-2022


linh_62

1. Quân Nga bắt đầu rút lui khỏi Lyman, sau khi bị đánh tập hậu và cắt đường rút lui về phía bắc. Con đường phía đông cũng chuẩn bị cắt đứt, khi quân Ukraina tấn công vào Torske. Nếu mất thị trấn này, quân Nga ở Lyman sẽ bị bao vây hoàn toàn.  

Phóng viên chiến trường Nga WarroGonzo đã bỏ chạy khỏi Lyman tới Torske:

Russian mouthpiece WarGonzo fled from Lyman to Tors'ke and is reporting that the only remaining road out between Lyman-Tors'ke is contested.

Looks like someone has already said goodbye to #Lyman 🪖😗.

But hey, everything according to plan. pic.twitter.com/elECyPRsMs

— NOËL 🇺🇦 (@NOELreports) September 28, 2022

Nguồn Nga treo ngược phóng sự của tay này, vì quá tức giận trước việc bỏ chạy. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra ở Izium, sau khi các phóng viên chuồn thì quân Nga cũng vắt chân lên cổ:

Торское, "нерадостное" включение pic.twitter.com/enTSos6hpf

— IgorGirkin (@GirkinGirkin) September 28, 2022

Novoselivka ở phía tây Lyman đã bị Ukraina giành lại:

Новоселівка, 🇺🇦 pic.twitter.com/Dl2uFs1sO8

— IgorGirkin (@GirkinGirkin) September 28, 2022

Quân Ukraina tiến vào Zelena Dolyna, cách Lyman 14 km:

CONFIRMED:

Ukrainian forces have liberated the village of Zelena Dolyna, just 14km north of Lyman.#Lyman #Ukraine #UkrainianArmy pic.twitter.com/f9zESavcqs

— WhereisRussiaToday (@WhereisRussia) September 28, 2022

Lính Nga ở Lyman đang phải đứng trước sự lựa chọn: hoặc chạy trốn, hoặc đầu hàng. Nguồn Nga chính thức công nhận: "tình hình nguy ngập":

Video summary of the 217 day of #UkraineRussiaWar

I remind my followers that the #RussianArmy is encircled in Lyman and it is just a matter of hours or days... pic.twitter.com/z7nYUt2yvs

— P.Style (@PStyle0ne1) September 28, 2022

…tương tự như Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW:

❗️The #Ukrainian Armed Forces are conducting operations to consolidate their positions on the eastern bank of the Oskil River north of #Kupyansk, and have made further progress in the offensive northwest of #Lyman, according to a Sept. 27 report from the U.S-based ISW. pic.twitter.com/47KD3Xiqji

— Realna News (@NewsRealna) September 28, 2022

Ngay cả truyền hình Nga cũng bắt đầu bực: "Chiến thuật gì ở đây vậy ? Các anh nói rằng không có đủ lính, thì đã tổng động viên cả triệu người. Thế là đủ rồi. Không thể để mất tấc đất nào nữa, không thể mất thêm khu vực dân cư nào nữa. Đây là lúc để nghiêm túc rồi đấy !"

Vladimir Solovyov condemns 🇷🇺 troops who have retreated near Lyman:

"What is the strategy here? You say we don't have enough men, there are a million people in the army! That's enough! No more losing territory, no more losing population centers! It's time to take it seriously!" pic.twitter.com/FrZOaL0a97

— WhereisRussiaToday (@WhereisRussia) September 28, 2022

Hàng loạt tên lửa HIMARS tấn công Lyman:

Welcome to Ukraine! He will return to Russia in black bags and zinc coffins! #UkrainianArmy #Ukraine #RussiaUkraineWar #StopPutin #Putin #mobilisation #moskow #RussiaisATerroistState pic.twitter.com/CptxilZ6os

— StopWar (@PihursKa) September 28, 2022

Tình hình xung quanh Kupyansk cũng không thuận lợi cho Nga, "vết loang ngày càng rộng”. Nguồn Nga công nhận quân Nga đã phải bỏ nhiều vị trí dọc theo sông Oskil. Các phim về giải phóng Kupyansk-Vozlovy 2 ngày trước:

21-го вересня Вовки зайшли в Купянськ-Вузловий.
Через безпекові обмеження цією радістю ми не могли ділитися публічно.
Але зараз вже можемо показати невелике відео, як це відбувалося 💪 pic.twitter.com/7r7a6xYkbA

— Вовки Да Вінчі (@VovkyDaVinchi) September 28, 2022

A small video of Kupyansk-Vozlovy, 2 days ago when Ukrainian retook the village
🇺🇦 pic.twitter.com/yo1FCO2LRa

— Oriannalyla 🇺🇦 (@Lyla_lilas) September 28, 2022

looks like #Kupyansk pic.twitter.com/dLDVIVVcGyhttps://t.co/u5QVHKxZDH

— gr8MusicVenues (@gr8musicvenues) September 28, 2022

Vũ khí Nga bị chiếm hoặc bị phá hủy:

Kupyansk. Ukrların ele geçirdiği T-80U ve T-80BV tankları. Taktik ime bakılırsa Kantemir 4. Muhafız Tank Tümeni. Ruslar bu model tankları kaptırmaya doyamadı. pic.twitter.com/DLIKzCtGdP

— TarMilus (@Tar_Milus) September 28, 2022

— 𝕻𝖗𝖆𝖎𝖘𝖊 𝕿𝖍𝖊 𝕾𝖙𝖊𝖕𝖍 (@praisethesteph) September 28, 2022

Máy bay Su-34 của Nga bị bắn hạ trên chiến trường:

A few days ago, near Kupyansk, our Su-34 was shot down while moving away from a target that had been defaced by assault bombs. Shot down #Ukraine #UkraineRussianWar #UkraineWar #Ukriane #Russia #UkraineRussia #RussiaUkrainWar #StandWithUkraine #SlavaUkraini pic.twitter.com/nc0o58anj6

— WAR ZONE (@Thewarzone7) September 28, 2022

2. Cứ mỗi ngày có thêm hơn 10.000 người Nga vượt qua cửa khẩu sang Gruzia để trốn lính.

The Georgia-Russia border at Verkhny Lars is often tailed-back, but the social media footage of it today is insane. Spot the guys crossing on scooters, avoiding the ban on pedestrians. https://t.co/6NKoqqE4Gt pic.twitter.com/e3RS82B905

— Felix Light (@felix_light) September 23, 2022

This is how the Upper Lars checkpoint on the Russian-Georgian border looks now. pic.twitter.com/4Ngimc9FTA

— ТРУХА⚡️English (@TpyxaNews) September 28, 2022

…khiến nước này đang phải lên kế hoạch trục xuất trở lại, lo sợ "bị ngập bởi người Nga”

Georgia to handover draft summons to incoming Russians reservists#breakingnews #BREAKING #Russia #Russians #mobilisation #Georgia #Tbilisi #trending #UkraineRussiaWar #news https://t.co/8jw4m5edKc

— Georgia Online (@GeorgiaOnline1) September 28, 2022

Tại biên giới với Kazakhstan tình hình cũng không khá hơn:

🤯🤯 CAMPING, BARBECUE, ROMANTIC #MobilizationInRussia

Near #Kazakhstan border#StopRussiaNOW #UkraineRussiaWar #StandWithUkraine #SupportUkraine #StopPutin #StopRussia #RussiaInvadedUkraine #RussiaIsATerroristState #russia #Russians #mobilization #mobilisation pic.twitter.com/Ux9fO8wBbW

— Tamara (@tamara_tamisa) September 28, 2022

Người Nga trốn lính:

Local man in Pavlodar, north Kazakhstan, challenges two Russians who escaped mobilisation. Despite being against war, they couldn't clearly state who Crimea, Donetsk and Luhansk belong to, and tried dodging any questions. pic.twitter.com/n57N6QN1AU

— Dmitri (@wartranslated) September 28, 2022

Dân Nga là dân tộc duy nhất trên thế giới chạy trốn khỏi đất nước khi đất nước không bị tấn công mà họ mới là kẻ đi xâm lược:

Russians are the first nation to flee their own country not when they've been attacked - but when they are attackers themselves. pic.twitter.com/KfaFozQImH

— Anton Gerashchenko (@Gerashchenko_en) September 28, 2022

Bên trong các trại lính tổng động viên của Nga:

Comme toutes ces ordures ont l'air pathétiques!#Ukraine #Russie #Mobilisation #Referendum pic.twitter.com/cEw9NYTkmR

— 🅰️milKar (@AmilKar2307) September 28, 2022

Comment se déroule la mobilisation partielle en Russie ? Très bien, si l'on en croit les vidéos officielles. Beaucoup moins bien d'après les images postées par les conscrits eux-mêmes sur internet...#russie #mobilisation pic.twitter.com/6X510z7qie

— TV5MONDE Info (@TV5MONDEINFO) September 28, 2022

Salle complète des Russes 🇷🇺 mobilisés...#mobilization #Putin #mobilised #Russia #mobilisation #Ukraine️
📽 credit TPYXA pic.twitter.com/n82ZFGgFs2 https://t.co/Nk68Yi77M8

— Support Ukraine (@UA_22_Ukraine) September 28, 2022
— Seth Mythrax (@Seth_Mythrax) September 28, 2022

Không chỉ trai tráng, rất nhiều người đứng tuổi bị gọi nhập ngũ:

#Ukraine #Mobilisation #Krieg
Die zweite Armee der Welt. #Wehrpflichtige sind bereit, #Russland zu dienen! So viele Herzinfarkte und Schlaganfälle werden auf dem Schlachtfeld passieren, wenn diese Rentner es schaffen, mindestens die ersten 24 Stunden an der Front durchzuhalten !! pic.twitter.com/VgsUkphKHP

— MB (@MB31357662) September 28, 2022

Thêm một lính Buriat bị bắt ở Ukraina, cho biết cũng mới chỉ ở trong quân ngũ được vài ngày:

A Elle est belle l'armée #russe
Le bouriate capturé a déclaré avoir été enrôlé dans l'armée quelques jours avant l'annonce officielle de la #mobilisation.
Intéressant... Il y a vraiment pas de quoi avoir peur de la #Russie pic.twitter.com/8xRqTCvSzL

— Moshė 🇲🇫🇮🇱 (@Roland1154) September 28, 2022

Một chỉ huy Nga nói với lính mới nhập ngũ: "Tôi cũng mới đến đây được 3 ngày, tôi bị gọi quay lại khi đang đi nghỉ và được chỉ định làm chỉ huy đơn vị này, dù không phải là người thành lập, bởi lần đầu tiên tôi biết tới. Tôi sẽ huấn luyện lại từ đầu. Tôi cũng không biết tôi có đi với các bạn sang Ukraina không. 50/50. Hoặc tôi đi với các bạn, hoặc tôi sẽ bàn giao lại. Tôi cũng không biết chúng ta sẽ được cử tới đâu. Có thể là tôi sẽ đi cùng với các bạn sang Ukraina, bàn giao ở đó rồi quay về, tôi không rõ lắm. Vì sau các bạn, một đơn vị nữa sẽ được thành lập ở đây. Các bạn chỉ ở đây tới 30-10.”

Natrafiłem na ciekawy materiał, który postanowiłem dla Was przetłumaczyć. To przemówienie dowódcy pułku przed zmobilizowanymi żołnierzami. pic.twitter.com/XBB5LYaVuD

— Dmitri Ilnicki (@dimailnitsky) September 27, 2022

3. Ở tỉnh Zaporizhia có khoảng 1.700.000 người Ukraina sinh sống và chỉ có 38.762 người bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga. Nhưng đối với Nga, thế là "đa số dân chúng muốn gia nhập Liên bang Nga và việc sáp nhập là hợp pháp !”. Tuy vậy, con số lại nói lên một sự thật là chỉ có 2,3 % người dân ở đây ủng hộ Nga, khác xa những gì Nga vẫn tuyên bố trước đây và đó cũng là lý do tại sao, Nga không thể thắng nổi cuộc chiến này.

4. Hôm nay quân Nga vẫn tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraina ở phía nam và đông nam Bakhmut, nhưng không thu được kết quả gì. Ngay cả nguồn Nga cũng không hiểu tại sao quân Nga vẫn tập trung ở đây, dù vào thời điểm này, thành phố không còn giá trị chiến lược nhiều như trước nữa. Cũng không hiểu tại sao không được rút bớt về để giải vây cho Lyman, bởi khoảng cách khá gần. Nga bắn pháo ban đêm vào Bakhmut. Các hình ảnh từ thành phố ban ngày:

#bakhmut poco fa. In fondo alla strada si vede il fumo di un colpo d’artiglieria appena caduto. Questa cittadina, insieme a Soledar, è l’obiettivo principale dei russi nella zona per provare a sfondare le linee ucraine e arrivare a #sloviansk e #kramatorsk pic.twitter.com/QQ0WV2ZDej

— Sabato Angieri (@SabatoAngieri) September 28, 2022

— Animal Rescue Kharkiv 🇺🇦 (@AnimalRescueKh) September 28, 2022

Người dân vẫn tiếp tục được sơ tán bởi các tình nguyện viên:

🗓25/09 - New day = new evacuation. They took 6 people from Chasovoy Yar and 8 people from Bakhmut in the evacuation train. Thanks to the @razomforukraine organization for their help! pic.twitter.com/i4iE8VM9l7

— ✨Зоря✨- Хелп Центр (@ZoryaHelpCenter) September 28, 2022

Lính Wagner ở Bakhmut:

The "Bakhmut" unit of the Russian private military contractor, the "Wagner Group" pic.twitter.com/4706aTJFgU

— Venik (@venik44) September 28, 2022

Photos of a Wagner Chekan MRAP, which have been used in the Bakhmut area. h/t @AbraxasSpa https://t.co/XhBe4qLAB3 pic.twitter.com/Tm8YI2BweA

— Rob Lee (@RALee85) September 28, 2022

Lính Nga uống rượu trên đường ra trận:

А вот так свежее мясо (уже промаринованное) из Башкирии едет в мясорубку. Сборище алкашей, воров и насильников#UkraineRussiaWar #Ukraine #UkraineWillWin #HIMARS #Kherson #russiaisateroriststate #RussiaUkraineWar #Kharkhiv #Bakhmut #Izym pic.twitter.com/PPFCF2hRtH

— War_2022 (@War2022ua) September 28, 2022

Lính Ukraina phục kích, bắn cháy xe tăng Nga:

ВСУ с помощью ПТРК «Фагот» уничтожили танк #ВС_РФ #UkraineRussiaWar #Ukraine #UkraineWillWin #HIMARS #Kherson #russiaisateroriststate #RussiaUkraineWar #Kharkhiv #Bakhmut #Izym pic.twitter.com/YZD8T5W1Rz

— War_2022 (@War2022ua) September 28, 2022

Всё что осталось от экипажа МТЛБ с зенитной установкой рашистов после встречи с ВСУ.#UkraineRussiaWar #Ukraine #UkraineWillWin #HIMARS #Kherson #russiaisateroriststate #RussiaUkraineWar #Kharkhiv #Bakhmut #Izym pic.twitter.com/BR28ut3Zbm

— War_2022 (@War2022ua) September 28, 2022

…rồi chiếm 1 xe tăng khác:

tank_138

5. Chính quyền Nga gọi tất cả các cán bộ cao cấp từ các tỉnh ly khai do họ dựng lên về Moscow để chuẩn bị tuyên bố cho việc "sáp nhập” vào ngày mai:

Putin’s puppets of occupied Zaporizhia, Kherson, Donetsk and Luhansk Oblasts are in Moscow. pic.twitter.com/4MWZqyl2P6

— spook (@spook_info) September 28, 2022

Sân khấu ở Moscow đang được dựng:

Есть еще фото. Понятно, можно все это выдать за "призыв", но все равно pic.twitter.com/BKyh9MyQP1

— IanMatveev (@ian_matveev) September 28, 2022

now that’s weird, considering that they’re already installing decorations for a pro-regime rally near kremlin

“donetsk, luhansk, zaporizhzhia (which they failed to occupy), kherson - russia!” pic.twitter.com/3ofcfKbX4g

— eric ✙ (@ericlewan) September 28, 2022

EU tuyên bố sẽ tiến hành trừng phạt thêm những người liên quan tới vụ "trưng cầu dân ý” ở 4 tỉnh của Ukraina bị quân Nga tạm chiếm:

Meanwhile @JosepBorrellF proposed to blacklist:

1/ proxy Russian authorities in Donetsk, Luhansk, Kherson, Zaporizhia + Russians who organised "sham referenda" in those 4 territories

2/ high ranking 🇷🇺 Defense Ministry officials

3/ actors spreading misinformation about the war pic.twitter.com/VzIWPOuAez

— Sunniva Rose (@Sunniva_Rose) September 28, 2022

Tổng thống Litva tuyên bố: "Bất kể Nga định dùng cách gì để sáp nhập cũng không thay đổi được thực tế là Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson là của Ukraina và sẽ là của Ukraina.”

🇱🇹Russia's desperate attempts to annex Ukrainian territory do not change the reality – Donetsk, Luhansk, Zaporizhia and Kherson are and will be Ukraine, President of Lithuania Gitanas Nausėda has said🇱🇹 pic.twitter.com/QW9deikiRn

— Ukrainian News24 (@UkrainianNews24) September 28, 2022

6. Bản đồ chiến sự tại Ukraina theo nguồn từ tình báo Anh:

bando_310

Bộ binh hai bên giao tranh tại Kherson:

Kherson direction UKR Infantry - Artificial intelligence upscaled 150% + dehalo + compression reverse + injection 30 to 60 FPS https://t.co/OnG4XXsYhx pic.twitter.com/mEbodekPaV

— Dariusz Zawadzki (@Military_oO) September 28, 2022

Ukrainian serviceman of the 14th Mechanized Brigade targets a Russian position with a 9M113 Konkurs ATGM.#Russia #Ukraine pic.twitter.com/M3xOnUdeqV

— BlueSauron👁️ (@Blue_Sauron) September 28, 2022

Una pelea entre un soldado de la RPD y 4 soldados ucranianos filmada desde un dron. 🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺#rusia #izyum #jarkov #ucrania #Kherson #kharkiv #chechenia #kadyrov #ahkmatsila #liman pic.twitter.com/1OaABmZLS5

— XXX 🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺🇷🇺 (@GuzmanDavid0147) September 28, 2022

Vị trí của quân Nga bị chiếm:

Soldiers of the Armed Forces of #Ukraine showed the captured positions of the invaders in the #Kherson region.

A large amount of ammunition for small arms and artillery weapons was found at the positions. pic.twitter.com/PaWRg1zseO

— NEXTA (@nexta_tv) September 28, 2022

Hai máy bay Su-25 của Ukraina tham chiến:

A pair of Ukrainian Sukhoi Su-25 attack planes in the sky; the launches of unguided rockets can be seen. pic.twitter.com/kOcWm89eF0

— Status-6 (@Archer83Able) September 28, 2022

Nơi Nga đóng quân ở Kherson trúng tên lửa HIMARS:

Same? pic.twitter.com/eJODFrHCf4

— M|§F|T 🇺🇸🇺🇦 (@am_misfit) September 28, 2022

…tương tự như khu vực cầu Antonovsky:

Attacks reported on Antonivsʹkyy Bridge in 'Russian-held' Kherson region, South Ukraine. #Ukraine️ #Russia #Kherson pic.twitter.com/KDfSeFcKAE

— Firam (@firamnews) September 28, 2022

Nga tiếp tục vận chuyển thêm vũ khí về chiến trường Kherson:

‼️🇷🇺 Huge Russian Railways Echelon Headed Towards Kherson With 9 Osa SAMS And Other Military Equipments #Russia #RussianArmy pic.twitter.com/W3gnwhkRFm

— Maimunka News (@Tb4O2u9c7MmZPmR) September 28, 2022

Đồng thời, có nhiều tin là quân Ukraina cũng tập trung vũ khí về khu vực này:

Heroes!#ukraine #kyiv #mykolaiv #kharkiv #russia #mосква #pоссия #sumy #dnipro #kherson #odesa #kremlin #donetsk #luhansk #crimea #belarus #izyum pic.twitter.com/7tcF0MduGW

— Karma is on it's way. (@LordOfParadiseU) September 28, 2022

7. Mỹ yêu cầu công dân của mình ngay lập tức rời khỏi Nga, nhất là những công dân có hai quốc tịch, bới bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị gọi đi nghĩa vụ quân sự hay bị cấm rời khỏi nước Nga:

US renews call for citizens to leave Russia amid mobilisation https://t.co/S5EL6W7pUx

— Adam Makda (@makda25makda) September 28, 2022

8. Phía Ukraina thông báo họ nhận được thêm 18 HIMARS và 150 xe địa hình cùng các hệ thống radar và phòng không mới:

Украина получит 18 новых HIMARS, 150 внедорожников, радары и системы противодействия БПЛА.#UkraineRussiaWar #Ukraine #UkraineWillWin #HIMARS #Kherson #russiaisateroriststate #RussiaUkraineWar #Kharkhiv #Bakhmut #Izym pic.twitter.com/bGwkJKoFxv

— War_2022 (@War2022ua) September 28, 2022

HIMARSification. 18 Fresh HIMARS!#ukraine #kyiv #mykolaiv #kharkiv #russia #mосква #pоссия #sumy #dnipro #kherson #odesa #kremlin #donetsk #luhansk #crimea #belarus #izyum pic.twitter.com/XdM5ryr8yS

— Karma is on it's way. (@LordOfParadiseU) September 28, 2022

9. Phía Ukraina tìm được phim và đã xác minh được lai lịch 5 lính Nga trong vụ thảm sát 11 người và làm bị thương 15 người khác vào ngày 25-02-2022 ở Gostomlem, khi chúng đứng bên đường và bắn vào các xe dân sự đang lưu thông trên xa lộ:

🇺🇦 Украинская полиция установила личности пяти ублюдков из Красноярского ОМОНа, которые 25 февраля 2022 г. под Гостомелем устроили охоту на людей, расстреливая проезжающие по шоссе автомобили. Они убили 11 и ранили 15 человек. Имена и фамилии убийц — в этом видео: pic.twitter.com/swsDqpFuXV

— Рустем Адагамов (@adagamov) September 28, 2022

Putin sống trong thế giới ảo tưởng nếu cho rằng chỉ cần tuyên bố "sáp nhập” 4 vùng đất chiếm được vào Liên bang Nga thì tự nhiên 4 vùng đất đó sẽ nghiễm nhiên trở thành lãnh thổ nước Nga và ông ta "chiến thắng”. Thực tế sẽ làm cho ông ta thất vọng. Bất chấp sự đe dọa về việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, phía Ukraina cũng sẽ không bao giờ dừng lại, cho tới khi quân Nga phải rút chạy hoàn toàn khỏi lãnh thổ của họ.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 28.09.2022


***************

EU đề xuất áp vòng trừng phạt thứ tám với Nga


Ủy ban châu Âu đề xuất vòng trừng phạt thứ tám nhằm vào Nga, trong đó có biện áp giá trần với dầu Nga.

"Chúng tôi không chấp nhận những cuộc trưng cầu dân ý giả cũng như bất cứ hình thức thôn tính nào. Chúng tôi quyết tâm buộc Điện Kremlin phải trả giá vì để gây thêm leo thang. Chúng tôi đang đề xuất gói trừng phạt gay gắt mới", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết hôm 28/9.

Gói trừng phạt sẽ bao gồm lệnh cấm nhập khẩu một số hàng hóa Nga, được ước tính khiến Nga mất khoảng 7 tỷ USD doanh thu một năm. Các công ty châu Âu sẽ bị cấm cung cấp thêm dịch vụ cho Nga và công dân châu Âu không được phép đảm nhận vị trí trong hội đồng quản trị của các công ty nhà nước Nga.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (trái) và quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU Josep Borrell tại Brussels, Bỉ, hôm 28/9. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen (trái) và quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU Josep Borrell tại Brussels, Bỉ, hôm 28/9. Ảnh: AFP.

EU hồi tháng 5 đã nhất trí cấm dầu Nga và lệnh này sẽ có hiệu lực đầy đủ vào tháng 12. Việc thúc đẩy áp giá trần dầu Nga trong vòng trừng phạt mới nhằm hạn chế mức tiền các nước thứ ba, như Trung Quốc và Ấn Độ, trả cho dầu thô của Nga. Để làm được điều này, họ sẽ cần áp hạn chế đối với các công ty châu Âu vận chuyển hàng hóa dầu của Nga đến phần còn lại của thế giới. Hồi đầu tháng 9, G7 đã nhất trí áp giá trần dầu Nga nhưng chưa nêu rõ chi tiết.

Gói trừng phạt mới được EC đề xuất không bao gồm những động thái quyết liệt hơn như áp lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga, do Ba Lan và ba nước Baltic đưa ra.

Phát biểu bên cạnh bà von der Leyen, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết khối này cũng đang mở rộng thêm danh sách trừng phạt, gồm những người thuộc lĩnh vực quốc phòng Nga, những người liên quan trưng cầu dân ý ở 4 vùng Ukraine và hỗ trợ Nga né trừng phạt.

EC dự kiến trình bày chi tiết các đề xuất về vòng trừng phạt thứ tám tới các nước thành viên trong cuộc họp kín cùng ngày. 27 nước thành viên sẽ có phiên thảo luận đầu tiên vào ngày 30/9 trước khi các lãnh đạo nhóm họp ở Prague ngày 6-7/10.

EU đã áp 7 vòng trừng phạt với Nga sau khi nước này mở chiến dịch quân sự tại Ukraine hôm 24/2. Lệnh trừng phạt đã nhắm vào các lĩnh vực thiết yếu của Nga như vàng và năng lượng. Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, hôm 9/9 nói rằng phương Tây đã áp 11.000 lệnh trừng phạt với Nga.

Đại học Yale, một trong những đại học lâu đời nhất ở Mỹ, nhận định nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng nặng từ lệnh trừng phạt phương Tây và các doanh nghiệp quốc tế rút khỏi thị trường. Trong khi đó, giới chức Nga thừa nhận nền kinh tế gặp khó khăn nhưng khẳng định Moskva chống chọi rất tốt với đòn trừng phạt.

Ngọc Ánh (Theo Reuters/AFP)


***********

Nga hạn chế xe đến vùng biên giới với Gruzia

Bắc Ossetia, nước cộng hòa thuộc Nga sát biên giới Gruzia, thông báo hạn chế dòng xe di chuyển đến khu vực này.

Lãnh đạo Bắc Ossetia Sergei Menyaylo hôm 28/9 đăng trên Telegram rằng ông đã đặt khu vực vào tình trạng "báo động cao" và "hạn chế ôtô vào". Ông Menyaylo cho biết những chiếc xe chở khách sẽ bị hạn chế vào Bắc Ossetia, ngoại trừ những xe được đăng ký tại đây.

Hàng dài người Nga, chủ yếu là nam giới trong độ tuổi nhập ngũ, đã tập trung tại biên giới với Gruzia kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh động viên, huy động thêm 300.000 quân cho chiến trường Ukraine. Theo các bức ảnh được công ty công nghệ Maxar Technologies có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 26/9, hàng nghìn ôtô và xe tải xếp hàng ở trạm kiểm soát cửa khẩu giữa Nga với Gruzia.

Người Nga đi qua cửa khẩu Kazbegi tới Gruzia hôm 28/9. Ảnh: AFP.

Người Nga đi qua cửa khẩu Kazbegi tới Gruzia hôm 28/9. Ảnh: AFP.

Các hạn chế của Bắc Ossetia được đưa ra trong bối cảnh có những lo ngại rằng Nga có thể áp lệnh cấm đi lại và đóng biên, khi xuất hiện thông tin rằng một vài người đàn ông đã bị lực lượng biên phòng Nga từ chối cho xuất cảnh. Trong cuộc họp báo hôm 26/9, người phát ngôn Điện Kremlin nói rằng không có quyết định về việc đóng biên giới Nga hay ban bố thiết quân luật ở một số khu vực biên giới.

Trang web chính phủ Nga hôm 28/9 thông báo không cấp hộ chiếu cho những người thuộc diện tòng quân.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, những người được miễn trừ lệnh động viên gồm nhân sự công nghệ, ngân hàng, nhà báo, nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng, người không đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe, có ít nhất 4 con hoặc phải chăm sóc người thân tàn tật. Ông Putin cũng ký lệnh miễn trừ cho sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng nghề quốc gia.

Vị trí của Bắc Ossetia. Đồ họa:BBC.

Vị trí của Bắc Ossetia. Đồ họa: BBC.

Ngọc Ánh (Theo AFP)


***********

Ông Zelensky muốn tăng cường trừng phạt Nga, Lithuania gửi chiến xa cho Ukraine


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đêm 27/9 cho biết, việc tăng cường áp lệnh trừng phạt lên Nga “là điều cần thiết”.

“Các lệnh trừng phạt cũng quan trọng như một sự ủng hộ dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Điều đó không chỉ bảo vệ nền độc lập của đất nước chúng tôi, quyền được sống của người dân chúng tôi mà còn cả luật pháp quốc tế. Ukraine phải nhận được tất cả sự hỗ trợ về quốc phòng và tài chính cần thiết”, trang President.gov.ua dẫn lời ông Zelensky nói.

ukraine-army-299
Ông Zelensky phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đêm 27/9. Ảnh: President.gov.ua 

Ông Zelensky khẳng định rằng, nền độc lập của Ukraine "có tầm quan trọng cơ bản đối với nhiều yếu tố trong nền an ninh thế giới, nên thế giới cần phải có một ‘kiến trúc an ninh’ tương ứng".

“Việc Nga công nhận các cuộc trưng cầu dân ý trên giống với những gì đã diễn ra với Bán đảo Crưm. Nếu họ tiếp diễn hành động này để sáp nhập thêm bất kỳ phần lãnh thổ nào của Ukraine, thì sẽ chả có cuộc đối thoại nào nữa. Tôi kêu gọi các thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đừng trì hoãn những hành động đã đề xuất, vì đây là một tín hiệu ‘rõ ràng và cần thiết’ tới từ mọi quốc gia trên thế giới”, ông Zelensky nhấn mạnh.

Theo hãng tin The Guardian, những tuyên bố trên được Tổng thống Ukraine đưa ra trong bối cảnh truyền thông Nga hôm 27/9 thông báo, các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga ở 4 vùng Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia đã hoàn tất sau 5 ngày. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy, hơn 96% cư dân tại những khu vực trên ủng hộ việc sáp nhập.

Lithuania gửi hàng chục xe bọc thép cho Ukraine 

Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas cho biết, nước này gần đây đã hoàn tất quá trình viện trợ 50 chiếc xe bọc thép chiến đấu M113 cho Ukraine. “Lithuania đã chuyển 50 xe bọc thép M113 cuối cùng cho Ukraine vài ngày trước. Chúc những ai sử dụng chúng trên chiến trường gặp may mắn”, trang quân sự Army Recognition dẫn bài đăng trên Twitter của ông Anusauskas, viết. 

ukraine-army-receives-301
Các xe M113 được Lithuania viện trợ cho Ukraine. Ảnh: Arvydas Anusauskas/ Twitter

Số liệu được Bộ Quốc phòng Lithuania công bố cho thấy, nước này tới nay đã viện trợ tổng cộng 234 xe thiết giáp M113A1 và 20 xe chỉ huy M557 cho Ukraine.

M113 là xe bọc thép bánh xích thuỷ bộ lưỡng dụng được Mỹ chế tạo và sản xuất vào cuối những năm 1950 nhằm mục đích chở binh sĩ trên chiến trường. Xe có khối lượng 14 tấn; dài 5,3m; rộng 3m; cao 1,85m. Kíp điều khiển có 2 người gồm trưởng xe và lái xe. Khoang sau đủ rộng để chở 11 binh sĩ được trang bị đầy đủ vũ khí. Khi cần triển khai bộ binh trên chiến trường, kíp lái sẽ cho mở cửa ở phía sau.  

M113 phiên bản đầu được trang bị một súng máy M2 cỡ nòng 12,7mm lắp trên nóc để chống lại bộ binh đối phương. Tuy nhiên, giới công nghiệp quốc phòng Mỹ về sau đã cho ra mắt một loạt biến thể M113 được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển hạng nhẹ, pháo 6 nòng cỡ đạn 20mm hoặc súng cối cỡ nòng 120mm dựa theo yêu cầu tác chiến của binh sĩ nước này, với nhiều cái tên khác nhau.


***********

Ấn Độ ngày càng tách rời Nga


Chiến dịch quân sự ở Ukraine đã trở thành chất xúc tác, khiến Ấn Độ đẩy nhanh tiến trình tách rời quan hệ đối tác lâu năm với Nga.

Sự miễn cưỡng của Ấn Độ trong lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã trở thành chủ đề cho nhiều cuộc tranh cãi và làn sóng chỉ trích ở phương Tây. Hồi tháng 3, thư ký báo chí Nhà Trắng khi đó là Jen Psaki đã kêu gọi Ấn Độ cân nhắc về "vị trí của New Delhi trong những cuốn sách lịch sử viết về thời điểm này".

Một số lãnh đạo và nhà ngoại giao phương Tây cảm thấy mất kiên nhẫn với Ấn Độ, khi nước này tiếp tục duy trì chính sách không can thiệp vào chương trình nghị sự của Nga. Một số nhà phân tích ở New Delhi cho rằng những lời chỉ trích đó là không công bằng, bởi Ấn Độ chỉ đơn thuần đang tìm cách cân bằng quan hệ để có thể tiếp tục là đối tác của hai cường quốc Nga và Mỹ.

Ấn Độ đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc biểu quyết về xung đột Ukraine tại Liên Hợp Quốc, nhưng cũng đưa ra những tuyên bố cứng rắn chỉ trích các hành vi bạo lực nhắm vào dân thường và vi phạm chủ quyền quốc gia. New Delhi có những quan ngại riêng và không muốn làm tổn hại quan hệ của họ với Moskva hay Washington, theo giới quan sát.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Samarkand, Uzbekistan hôm 16/9. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại Samarkand, Uzbekistan hôm 16/9. Ảnh: Reuters.

Happymon Jacob, phó giáo sư về ngoại giao tại Đại học Jawaharlal Nehru kiêm người sáng lập Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng ở New Delhi, cho rằng có một "thực tế khác" khi nhìn nhận kỹ hơn các động thái của Ấn Độ.

"Ấn Độ không ủng hộ cuộc chiến của Nga không chỉ đơn giản là nhằm cân bằng giữa hai cường quốc. Thay vào đó, một thay đổi lớn nhưng tinh tế đang diễn ra: Ấn Độ không thể tránh khỏi việc tách rời Nga, dù quá trình này khá chậm chạp", Jacob nhận định.

Thay đổi này bắt đầu từ trước xung đột Ukraine, nhưng cuộc chiến có vai trò như chất xúc tác đẩy nhanh quá trình. Dù Nga là bên cung cấp thiết bị quân sự và năng lượng quan trọng, New Delhi đang dần giảm bớt phụ thuộc vào Moskva. Tâm lý chống Mỹ sâu sắc trong giới tinh hoa cũ của Ấn Độ cũng dần biến mất, đồng thời quan hệ Mỹ - Ấn đang gần gũi hơn bao giờ hết.

Quan hệ của Nga và Trung Quốc phát triển mạnh hơn ngay khi quan hệ của New Delhi và Bắc Kinh rạn nứt. Các cuộc đụng độ biên giới năm 2020 đã khiến chính phủ và cộng đồng chiến lược của Ấn Độ coi Trung Quốc là thách thức an ninh hiện hữu.

Hình thái quan hệ đã dần được xác định rõ ràng, khi Ấn Độ xích lại gần hơn với phương Tây và Mỹ để tăng cường ứng phó với Trung Quốc, theo ông Jacob. Trong quá trình này, New Delhi cũng dần rút khỏi quan hệ đối tác lâu năm với Nga.

"Quá trình tách rời sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, giới chức Ấn Độ và Nga có thể sẽ nỗ lực để duy trì quan hệ. Nhưng áp lực địa chính trị sẽ luôn đẩy hai nước ra xa nhau", phó giáo sư Jacob cho hay.

Quyết định tăng cường mua dầu Nga của Ấn Độ từ sau xung đột Ukraine đã khiến nhiều nhà bình luận phương Tây chỉ trích. Ngay trước khi Nga mở chiến dịch ở Ukraine hồi tháng 2, số lượng dầu Ấn Độ mua từ Nga không đáng kể. Tuy nhiên, tới tháng 4, nước này đã tăng nhập khẩu dầu Nga lên 389.000 thùng mỗi ngày và đạt mốc một triệu thùng vào tháng 6.

Nhập khẩu dầu với giá ưu đãi từ Nga đã giúp Ấn Độ giảm bớt tình trạng suy thoái kinh tế do hậu quả của đại dịch và xung đột Ukraine. Giới chức Ấn Độ bất bình trước những lời chỉ trích về hoạt động mua dầu của họ, đặc biệt khi thấy hầu hết các nước châu Âu vẫn tiếp tục mua một lượng nhất định khí đốt Nga.

Tuy nhiên, trong các lĩnh vực khác, thay đổi lớn đang diễn ra. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ trong thập kỷ qua. Nhưng từ năm 2012 tới 2021, tỷ lệ vũ khí Nga trong biên chế quân đội Ấn Độ đã giảm một nửa.

Trong những năm qua, Ấn Độ đã cố gắng đa dạng hóa nguồn mua thiết bị quốc phòng, chuyển sang các nhà cung cấp thay thế như Mỹ và Pháp. Sau khi xung đột Ukraine nổ ra, New Delhi đã hoãn kế hoạch mua thêm vũ khí từ Moskva, trong đó có thỏa thuận mua 21 tiêm kích MiG-29 mới. Đồng thời, giới chức Ấn Độ cũng có những bước hỗ trợ sản xuất trong nước.

Xung đột Nga - Ukraine kéo dài làm dấy lên nhiều lo ngại ở New Delhi về năng lực sản xuất quân sự của Nga. Ấn Độ cho rằng Nga sẽ khó đảm bảo thời gian giao hàng, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp, theo giới quan sát.

Trên lĩnh vực ngoại giao, Ấn Độ cũng phát đi những tín hiệu quan trọng. Các thông điệp tương phản của New Delhi khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine càng cho thấy sự dịch chuyển trong quan điểm của quốc gia Nam Á. Năm 2014, Shivshankar Menon, cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ khi đó, cho rằng Nga có những "lợi ích hợp pháp" khi sáp nhập Crimea. Tuy nhiên, trong xung đột Ukraine, cụm từ "lợi ích hợp pháp" của Nga không xuất hiện trong các tuyên bố được Ấn Độ đưa ra gần đây.

Dù giới chức Ấn Độ không chỉ trích đích danh Nga, những tuyên bố từ tháng 3 của họ đã gián tiếp nhắm vào Moskva. Việc liên tục đề cập tới tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của các quốc gia cho thấy New Delhi thực tế không chấp nhận chiến dịch quân sự của Nga.

Hồi tháng 6, Ấn Độ "lên án mạnh mẽ cáo buộc sát hại dân thường ở Bucha và ủng hộ cuộc điều tra độc lập". New Delhi tiếp tục đề nghị Tổng thống Nga Vladimir Putin tham gia hội đàm trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói rằng "sẽ không có bên nào chiến thắng trong cuộc chiến này bởi tất cả sẽ phải gánh chịu hậu quả".

Trong các tuyên bố chính thức, Ấn Độ cũng chỉ trích Nga vì đã đẩy an ninh lương thực và kinh tế của các nước đang phát triển vào tình thế nguy hiểm.

Hồi tháng 8, Ấn Độ lần đầu bỏ phiếu ngược với quan điểm của Nga trong vấn đề Ukraine tại Liên Hợp Quốc, khi ủng hộ đề xuất cho phép ông Zelensky phát biểu qua video trước Hội đồng Bảo an. Gần đây nhất, trong hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Samarkand tháng này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bày tỏ không hài lòng với Nga, khi nói rằng "ngày nay không phải kỷ nguyên chiến tranh".

"New Delhi không đưa ra lập trường chính thức về cuộc chiến, nhưng những tuyên bố của họ dường như cho thấy sự phản đối ngày càng tăng", Jacob cho hay.

Khi những thông điệp công khai về Nga trở nên cứng rắn, Ấn Độ cũng tìm cách thắt chặt quan hệ quan hệ với các nước phương Tây. New Delhi đã tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov vào tháng 4 và Thủ tướng Modi đã điện đàm với ông Putin hồi tháng 7, nhưng các cuộc trao đổi giữa phương Tây với Ấn Độ diễn ra thường xuyên và có kết quả hơn.

Hồi tháng 3, ông Modi tiếp đón thủ tướng Anh Boris Johnson, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Nhật Kishida Fumio tại New Delhi. Ông tham dự hội nghị G7 tại Đức với các lãnh đạo Mỹ và châu Âu hồi tháng 6, cũng như dự hội nghị Bộ Tứ với Australia, Nhật Bản và Mỹ hồi tháng 5.

Những cuộc gặp cấp cao với các lãnh đạo hàng đầu thế giới diễn ra giữa lúc xung đột Ukraine vẫn tiếp tục, cho phép các bên có những cuộc thảo luận ý nghĩa về các vấn đề quan trọng.

"Chính sách ngoại giao này rõ ràng cho thấy khi quan hệ của Ấn Độ và Nga dần nguội lạnh, quốc gia này đã tăng cường xích lại gần phương Tây", Jacob nói.

Thủ tướng Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Modi (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.

Việc Ấn Độ dần tách khỏi Nga không khiến các nhà quan sát ngạc nhiên. Dù có lịch sử quan hệ lâu dài và hợp tác sâu rộng từ thời Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ và Nga đang rời xa nhau "không phải vì họ muốn mà bởi buộc phải làm như vậy", theo Jacob.

Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Ấn Độ và Nga trị giá khoảng 13 tỷ USD. Chưa đầy 30.000 người Ấn Độ sống ở Nga và hiện ít người Ấn nói tiếng Nga hơn so với thời kỳ đỉnh cao quan hệ trong Chiến tranh Lạnh. Trong khi đó, thương mại giữa Ấn Độ và Mỹ đạt 157 tỷ USD năm 2021 và 4,2 triệu người Ấn hiện cư trú tại Mỹ.

"Đối với ngày càng nhiều người Ấn Độ, Nga là một người bạn có lợi ích đang suy giảm. Khi người Ấn nghĩ về quan hệ đối tác chiến lược của họ, Nga được nhắc đến ở quá khứ và Mỹ ở tương lai", Jacob cho hay.

Sự phụ thuộc của nền quốc phòng Ấn Độ vào Nga suy yếu theo thời gian khi nước này hướng tới các bên cung cấp quân sự thay thế như Pháp, Israel và Mỹ. Dù vũ khí của Mỹ thường đi kèm các điều kiện, mức độ tín nhiệm ngoại giao ngày càng tăng giữa hai nước có khả năng dẫn tới quan hệ quốc phòng ngày càng chặt chẽ và các thỏa thuận mua bán cũng ngày một nhiều.

Một lĩnh vực quan trọng khác mà Nga đóng vai trò hữu ích với Ấn Độ là tại Hội đồng Bảo an LHQ, nơi Moskva thường hỗ trợ New Delhi chống lại việc thông qua các biện pháp trừng phạt hoặc nghị quyết khác. Nhưng nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách ở New Delhi ngày nay cho rằng Pháp hoặc Mỹ có thể giúp Ấn Độ theo đuổi lợi ích. Ngoài ra, Ấn Độ có thể lo ngại rằng Trung Quốc có thể tác động đến lá phiếu của Nga ở Hội đồng Bảo an, khi quan hệ hai nước ngày càng gần gũi.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định quan hệ Nga - Ấn sẽ không dễ dàng nguội lạnh hoàn toàn trong tương lai gần.

"Ấn Độ sẽ không vội vàng tạo ra một bước đột phá quyết định với Nga. Mối quan hệ sẽ tiếp tục kéo dài trong trạng thái không hoàn hảo với hiệu suất giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định", Jacob nhận định.

Thanh Tâm (Theo Foreign Affairs)


***********

Tin thế giới 29-9: Phố thành sông do bão lớn ở Mỹ


Tin thế giới 29-9: Phố thành sông do bão lớn ở Mỹ; Ông Biden nhớ kém? - Ảnh 1.

Xe kéo một người đàn ông bằng thuyền kayak trên đường phố bị ngập do bão Ian ở TP Key West, bang Florida, chiều 28-9 (giờ địa phương) - Ảnh: AP

* Một trong những cơn bão mạnh nhất tấn công Mỹ. Theo Hãng tin AP, bão Ian đã đổ bộ vào bang Florida (đông nam nước Mỹ) vào ngày 28-9, tấn công bờ biển với sức gió 241km/h, là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Mỹ. Đường phố ngập lụt, cây đổ dọc theo bờ biển, nhiều người dân bị mắc kẹt trong nhà... Chính quyền đã cảnh báo khoảng 2,5 triệu dân sơ tán khỏi khu vực tây nam bang Florida trước khi bão đổ bộ.

"Tôi thực sự không thể chống chọi với gió. Mưa rơi như kim châm. Con phố của tôi biến thành một dòng sông. Cây cối đổ rạp. Và điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa đến" - một người dân tên Mark Pritchett sống ở TP Venice, tây nam bang Florida, chia sẻ về khoảnh khắc ông bước ra ngoài ngôi nhà của mình vào khoảng thời gian cơn bão cấp 4 này đổ bộ.

* Mỹ tuyên bố "không bao giờ" công nhận vùng lãnh thổ sáp nhập vào Nga. Theo AFP, đồng thời Nhà Trắng cho biết Washington đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt kinh tế mới áp lên Matxcơva khi Nga đang có những nỗ lực nhằm sáp nhập các phần lãnh thổ của Ukraine vào Nga.

"Chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận những nỗ lực sáp nhập không hợp pháp này" - thư ký báo chí Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên ngày 28-9, sau khi Matxcơva nói rằng các khu vực của Ukraine do Nga kiểm soát đều đã bỏ phiếu để sáp nhập vào Nga.

* Số du học sinh Trung Quốc ở Mỹ giảm lần đầu tiên trong 10 năm. Theo Thời báo Hoàn Cầu, báo cáo thường niên công bố vào ngày 28-9 của Trung tâm Trung Quốc và toàn cầu hóa (CCG) ở Bắc Kinh cho biết số du học sinh Trung Quốc ở Mỹ trong năm học 2020 - 2021 đã sụt giảm lần đầu tiên trong 10 năm, giảm 14,6% so với năm học 2019 - 2020. Số du học sinh Trung Quốc ở Úc cũng giảm, với mức giảm 11,9% vào năm 2021 và 9,9% vào năm 2020.

Hiện nay quan hệ Mỹ - Trung và Úc - Trung đều đang căng thẳng. Báo cáo nói trên cho rằng du học sinh Trung Quốc có thể sẽ chọn học ở các nước châu Âu và châu Á thay vì Mỹ hoặc Úc trong tương lai do các yếu tố địa chính trị.

Tin thế giới 29-9: Phố thành sông do bão lớn ở Mỹ; Ông Biden nhớ kém? - Ảnh 3.

Tổng thống Biden tại cuộc họp báo ngày 28-9 - Ảnh: AFP

* Ông Biden gọi tên nữ nghị sĩ đã chết 2 tháng trước. Theo Hãng  tin AFP, tình huống này xảy ra tại cuộc họp báo thường nhật ở Nhà Trắng ngày 28-9. Khi nói đến chủ đề béo phì và an ninh lương thực, Tổng thống Joe Biden bảo "Jackie đâu rồi?" và như có ý tìm kiếm người này trong phòng họp.

Jackie là tên gọi của nữ nghị sĩ Jackie Walorski, thuộc Đảng Cộng hòa, đại diện bang Indiana. Bà Jackie là người tranh đấu cho nạn thiếu thực phẩm nhưng bà đã mất cách đây gần 2 tháng trong một tai nạn giao thông. 

Thông cáo chia buồn của Nhà Trắng khi đó còn dẫn lời vị tổng thống 79 tuổi chia sẻ "bị sốc và đau buồn" vì thông tin tai nạn với bà Jackie.

* Nga không cấp hộ chiếu cho lính dự bị động viên. Hãng tin AFP dẫn thông tin công bố trên một cổng thông tin Chính phủ Nga ngày 28-9 cho biết nước này sẽ không cấp hộ chiếu cho những người Nga được triệu tập theo lệnh động viên. "Nếu một công dân được triệu tập đi nghĩa vụ quân sự hoặc nhận được giấy triệu tập (để động viên), người này sẽ không được cấp hộ chiếu" - cổng thông tin này nêu.

* Mỹ công bố gói viện trợ vũ khí mới trị giá 1,1 tỉ USD cho Ukraine. Theo Hãng tin AFP, Mỹ công bố khoản viện trợ này vào ngày 28-9, trong đó có hệ thống tên lửa Himars, đạn dược, hệ thống chống máy bay không người lái (UAV), radar, xe bọc thép...

Gói vũ khí mới này đã đưa tổng viện trợ quân sự từ Mỹ dành cho Ukraine kể từ ngày 24-2 (ngày Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine) lên tới 16,2 tỉ USD.

Tin thế giới 29-9: Phố thành sông do bão lớn ở Mỹ; Ông Biden nhớ kém? - Ảnh 5.

Lực lượng dự bị của Nga gặp nhau tại một điểm tập trung theo lệnh động viên một phần, nhằm hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, tại thị trấn Volzhsky thuộc vùng Volgograd, Nga ngày 28-9 - Ảnh: REUTERS

* Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc họp về vụ rò rỉ hai đường ống dẫn khí đốt ở Biển Baltic. "Chủ tịch Hội đồng Bảo an hiện tại là Pháp đã thông báo với chúng tôi hôm nay rằng Nga đã yêu cầu tổ chức một cuộc họp về vụ rò rỉ Nord Stream và cuộc họp này đang được lên kế hoạch diễn ra vào ngày 30-9" - Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cho biết trước báo giới ngày 28-9.

Giữa nghi vấn vụ rò rỉ hai đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 (được phát hiện đầu tuần này) có thể do hành vi phá hoại, cả Mỹ và Nga đều đã phủ nhận trách nhiệm. Ngày 28-9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói Tổng thống Mỹ Joe Biden "phải trả lời" liệu Washington có đứng sau vụ rò rỉ này hay không.

* Armenia và Azerbaijan cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn. Ngày 28-9, Armenia và Azerbaijan đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn từng giúp chấm dứt đợt giao tranh đẫm máu kéo dài 2 ngày hồi giữa tháng 9. Đây là đợt vi phạm thứ 2 chỉ trong vòng 5 ngày qua.

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, vào khoảng 18h giờ địa phương, các đơn vị của Armenia bắt đầu nổ súng vào những vị trí của Azerbaijan tại khu vực Kalbajar, làm một binh sĩ bị thương. Phía Azerbaijan thông báo đã đáp trả.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia đưa ra một thông báo trái ngược, cáo buộc các lực lượng Azerbaijan đã bắn súng cối và sử dụng vũ khí cỡ lớn về phía những vị trí của Armenia gần biên giới chung, buộc Armenia phải bắn trả.

Sau đợt giao tranh ác liệt cách đây 2 tuần khiến gần 200 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng trong đợt bùng phát bạo lực dữ dội nhất kể từ sau cuộc chiến 6 tuần cuối năm 2020, Armenia và Azerbaijan đã chấp thuận một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian.

* Tổng thống Ukraine nhờ Canada rà phá bom mìn Nga. Ngày 28-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã kêu gọi Canada bắt đầu nỗ lực chưa từng có nhằm loại bỏ bom mìn ở Ukraine sau cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài 7 tháng qua. Chia sẻ sau khi trao đổi với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, ông Zelensky nói rằng Canada có công nghệ phù hợp để hỗ trợ trong vấn đề này.

"Tôi đã mời Thủ tướng Trudeau dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu để rà phá bom mìn và đạn pháo của Nga trên vùng đất của chúng tôi. Do hậu quả của chiến tranh, lãnh thổ của Ukraine là một trong những nơi tập trung nhiều bom mìn nhất trên thế giới" - ông Zelensky nói.

Lớp học ở Syria

goc anh 29-9

Một em trai đang vui vẻ đọc cuốn sách đã bị cháy sém một góc. Các em học sinh khác đang chăm chú nghe thầy giáo hướng dẫn trong lớp học. Đó là không khí trong buổi học ngày 26-9 ở ngôi trường dựng tạm tại khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát thuộc thị trấn Tadif, cách Aleppo khoảng 32km của Syria - Ảnhh: AFP


***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn