Tin tổng hợp về cuộc gặp giưã Trump và Kim Jong Un ( lạc quan nhưng không bao giờ nên tin bọn cộng sản ( Nga-Tầu-Bác Triều Tiên )

Thứ Sáu, 09 Tháng Ba 20184:20 SA(Xem: 10335)
Tin tổng hợp về cuộc gặp giưã Trump và Kim Jong Un ( lạc quan nhưng không bao giờ nên tin bọn cộng sản ( Nga-Tầu-Bác Triều Tiên )
**************
bbc.com

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước cuộc gặp Trump-Kim


Tên lửa Bắc Hàn Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Tên lửa Bắc Hàn

Thị trường chứng khoán châu Á có dấu hiệu khởi sắc hôm 9/3, với hy vọng căng thẳng hạt nhân ở Bắc Hàn dịu xuống sau khi ông Trump đồng ý gặp ông Kim.

Xem thảo luận trên Facebook Live về sự kiện này.

Các nhà đầu tư đã có phản ứng tích cực với việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chấp nhận lời mời đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Thị trường chứng khoán có vài tín hiệu lạc quan sau khi ông Trump để ngỏ khả năng Hoa Kỳ miễn thuế thép và nhôm cho một số nước.

Su Min Hwang
Image caption Trả lời Faceboo Live của BBC Tiếng Việt, trưởng biên tập BBC Tiếng Hàn Su-Min Hwang (phải) nói rằng ước mơ thống nhất đất nước luôn có nhưng cũng không ít người ở miền Nam không tin vào Bắc Hàn

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 2,5 % trong khi chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1%.

Giải mã chiến lược nguyên tử của Bắc Hàn

Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau 'sớm nhất có thể'

Tại các thị trường khác, Hang Seng của Hong Kong tăng 0,9%, trong khi các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc cũng tăng nhẹ.

Đồng won của Hàn Quốc tăng nhẹ, trong khi đồng yên Nhật rớt giá so với đôla Mỹ.

Tin mới nhất cho hay Trung Quốc "hoan nghênh tín hiệu tích cực" từ cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra giữa lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Bắc Hàn.

Thở phào

Phân tích của Karishma Vaswani, Phóng viên Kinh tế Châu Á

Các nhà đầu tư khu vực luôn theo dõi sát sao nguy cơ xung đột tiềm ẩn giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Thông tin lãnh đạo hai quốc gia có thể gặp nhau vào tháng Năm được hoan nghênh và khiến nhiều người thở phào. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Không ai muốn xung đột nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt giữa hai nhà lãnh đạo được cho là bốc đồng nhất thế giới.

Nền kinh tế Đông Á, với sự phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực, chắc chắn sẽ chịu tác động. Đây là khu vực trọng tâm về vận chuyển hàng hóa và sản xuất toàn cầu, do đó bất kỳ căng thẳng leo thang nào cũng có thể phương hại tới các hoạt động thương mại và kinh tế.

Nhưng có lẽ điều thú vị hơn là cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim nói lên điều gì về việc kinh tế Bắc Hàn đã bị ảnh hưởng thế nào bởi các lệnh trừng phạt.

Mục đích của Bình Nhưỡng là gì?

Hình ảnh quân đội Bắc Hàn Bản quyền hình ảnh FREDERIC J. BROWN
Image caption Quyết tâm tự cường bằng vũ khí nguyên tử của Bình Nhưỡng đã có mấy thế hệ

Viết trên BBC Tiếng Việt (xem 19/12/2017), TS Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng VNCH từng theo dõi Hòa đàm Paris tin rằng ông Kim Jong-un thực hiện một kế hoạch có từ đời cha và ông.

Về các vụ thử hỏa tiễn, GS Nguyễn Tiến Hưng viết:

"Ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ. Vậy ông ta theo đuổi mục đích gì? Mục đích là gây áp lực tối đa đối với Mỹ bằng cách chứng minh - một cách thuyết phục - rằng mình đã thực sự có sức mạnh nguyên tử - vừa đầu đạn, vừa sức phóng - "ngang bằng với Mỹ", như chính ông ta đã nói. Thêm vào đó là những vũ khí hóa học, tấn công mạng."

"Áp lực tối đa với mục tiêu nào? Mục tiêu là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại 'Nhà Kim' (The Kim Dynasty) đã đưa ra để thống nhất đất nước."

Tất nhiên, mục tiêu này của Bình Nhưỡng sẽ đạt được bao nhiêu, đó là một câu hỏi lớn cho giới quan sát quốc tế những ngày tới.


***************
voatiengviet.com

Trump nói sẵn lòng gặp Kim trong cuộc gặp mặt đầu tiên từ trước tới nay


Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm nói ông sẵn lòng gặp gỡ lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đầu tiên, đánh dấu một diễn biến có thể là một bước đột phá đầy kịch tính trong căng thẳng hạt nhân với Bình Nhưỡng.

Ông Kim đã cam kết "giải trừ hạt nhân" và đình chỉ các cuộc thử nghiệm hạt nhân hoặc phi đạn, Trưởng Văn phòng An ninh Quốc gia của Hàn Quốc, Chung Eui-yong, nói với các phóng viên tại Nhà Trắng sau khi báo cáo với ông Trump về cuộc họp của các quan chức Hàn Quốc với ông Kim hôm thứ Hai.

"Một cuộc gặp gỡ đang được lên kế hoạch," ông Trump tweet sau khi nói chuyện với ông Chung, người loan báo ông Trump tỏ ý sẵn sàng ngồi xuống với Kim trong một diễn biến mà có thể sẽ là canh bạc chính sách đối ngoại lớn nhất của ông kể từ khi nhậm chức.

Ông Chung cho biết ông Trump, đáp lại lời mời của ông Kim, đã đồng ý gặp mặt vào tháng 5, và một quan chức cấp cao của Mỹ sau đó nói rằng việc này có thể xảy ra "chỉ trong vòng vài tháng, với thời điểm và địa điểm chính xác sẽ được ấn định."

Ông Trump trước đó đã nói ông sẵn lòng gặp ông Kim trong hoàn cảnh phù hợp nhưng đã nói rằng khi đó chưa phải lúc để hội đàm. Ông đã chế giễu Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hồi tháng 10 là "lãng phí thời gian của mình" tìm cách hội đàm với Triều Tiên.

Trước đó trong ngày thứ Năm, ông Tillerson nói trong một chuyến công du Châu Phi rằng dù "các cuộc hội đàm về các cuộc hội đàm" có thể xảy ra với Bình Nhưỡng, song đàm phán giải trừ hạt nhân dường như vẫn còn là một chặng đường dài.

"Kim Jong Un nói về giải trừ hạt nhân với các Đại diện Hàn Quốc, không chỉ là đình chỉ," ông Trump nói trên Twitter tối thứ Năm. "Thêm nữa, Triều Tiên sẽ không thử nghiệm phi đạn trong thời gian này."

Ông Trump nói thêm: "Đang đạt được những tiến bộ to lớn, nhưng các chế tài sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi đạt được thỏa thuận."

Một cuộc gặp giữa ông Kim và ông Trump sẽ là một sự xoay chuyển tình thế quan trọng sau một năm Triều Tiên thực hiện một loạt các cuộc thử nghiệm nhằm phát triển một phi đạn đầu đạn hạt nhân có khả năng đánh trúng lục địa của Mỹ. Hai nhà lãnh đạo cũng đã xỉ vả nhau qua lại bằng những lời lẽ hằn học, khơi lên lo sợ chiến tranh có thể nổ ra.

"Ông Kim cam kết Triều Tiên sẽ không thực hiện thêm bất kỳ cuộc thử nghiệm hạt nhân hoặc phi đạn nào," ông Chung nói, dường như nhắc đến một sự đình chỉ trong suốt thời gian đàm phán.

"Ông ấy bày tỏ sự háo hức muốn gặp Tổng thống Trump sớm nhất có thể," ông nói.

Các phụ tá của ông Trump vẫn tỏ ra cảnh giác về những cử chỉ ngoại giao của Triều Tiên vì nước này trước đây từng nhiều lần đi ngược lại những cam kết quốc tế và các nỗ lực dưới thời Tổng thống Bill Clinton, Tổng thống George W. Bush và Tổng thống Barack Obama đều không giải trừ được vũ khí hạt nhân.

Dưới thời ông Clinton vào tháng 10 năm 2000, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Madeleine Albright đã tổ chức các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng với lãnh tụ Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un.

Các quan chức và chuyên gia Mỹ, trước loan báo hôm thứ Năm, đã cảnh báo rằng Triều Tiên có thể câu giờ để phát triển và tinh chỉnh kho vũ khí hạt nhân của mình, bao gồm một đầu đạn hạt nhân có thể vẫn nguyên vẹn khi bay trở lại vào bầu khí quyển trái đất nếu nước này có thể kéo dài bất kỳ cuộc đàm phán nào với Washington, Reuters cho biết.


*************

Thủ tướng Nhật hoan nghênh cuộc gặp Trump-Kim, nhưng vẫn nghi ngờ Bình Nhưỡng

mediaThủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời giới báo chí sau khi điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, Tokyo ngày 09/03/2018.Kyodo/via REUTERS

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hoan nghênh cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Tuy đánh giá cao sự thay đổi của Bình Nhưỡng, ông Abe vẫn tỏ ra nghi ngờ ý định của Bắc Triều Tiên trong việc thảo luận về kho vũ khí hạt nhân.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :

« Cho đến hôm qua, trước khi có loan báo về cuộc gặp thượng đỉnh giữa Kim Jong Un và Donald Trump, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn coi đề nghị của Bình Nhưỡng trong việc thảo luận với Hoa Kỳ về vũ khí nguyên tử chỉ là một mánh lới nhằm kéo dài thời gian.

Ông Shinzo Abe sẽ đến Mỹ vào tháng Tư để gặp ông Donald Trump. Nước Nhật cảm thấy dễ bị tổn thương : khoảng 15 hỏa tiễn do Bắc Triều Tiên bắn đi trong một năm qua đã rơi xuống ngoài khơi Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật muốn được bảo đảm rằng ông Trump trong mọi thương lượng tương lai với Kim Jong Un không chỉ nghĩ về chính sách « Nước Mỹ trước hết », chỉ lo cho an ninh của Hoa Kỳ, mà còn nghĩ tới cam kết về an ninh của các đồng minh châu Á – Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong giới thân cận với ông Shinzo Abe, họ quan sát thấy ngay cả trong thời gian hòa hoãn khi Thế Vận Hội Mùa Đông được tổ chức tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển năng lực nguyên tử ».

***************

Chiến thắng của Triều Tiên khi Trump nhận lời gặp Kim Jong-un

VnExpress

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: KCNA/Reutes.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: KCNA/Reutes.

Chung Eui-yong, đặc phái viên Hàn Quốc, ngày 8/3 công bố tại Washington rằng Tổng thống Mỹ Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5. Phát ngôn Nhà Trắng xác nhận Trump đã chấp nhận lời mời gặp mặt với thời gian và địa điểm được quyết định sau.

Chuyên gia địa chính trị Ankit Panda viết trên Daily Beast rằng trong hơn hai thập niên qua, các nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tìm cách đối thoại với tổng thống Mỹ về tương lai bán đảo nhưng không tổng thống nào nhận lời. Jimmy Carter và Bill Clinton đều từng đến Triều Tiên, nhưng là sau khi kết thúc nhiệm kỳ.

Mỹ có lý do để từ chối gặp lãnh đạo Triều Tiên. Hai nước có lịch sử thù địch và thiếu tin tưởng lẫn nhau. Bình Nhưỡng không chỉ thường xuyên đe dọa về chiến tranh hạt nhân mà còn từng rút lui khỏi nhiều nỗ lực ngoại giao.

"Đối với ông Kim, cuộc gặp với ông Trump sẽ là chiến thắng tuyên truyền lớn", Panda nhận xét. Ông cho rằng Trump rất khó có thể đạt được mục đích là phi hạt nhân hóa vĩnh viễn bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, ông Kim có cơ hội có một bức ảnh chụp chung với tổng thống Mỹ, cho thấy họ được Washington đối xử ngang bằng. Hơn nữa, với những tiến bộ lớn trong chương trình vũ khí, Triều Tiên giờ có đòn bẩy lớn khi đối thoại.

"Việc đóng băng các thử nghiệm tên lửa đạn đạo và hạt nhân trong hai tháng tới là cái giá tương đối nhỏ cho Triều Tiên để đổi lấy lợi ích từ một cuộc họp với Trump", Panda nói thêm.

Việc Trump nhận lời mời gặp Kim Jong-un có thể quá nóng vội. Thay vì ngay lập tức gặp thượng đỉnh, hai bên có thể bắt đầu ở một mức thấp hơn, bằng việc Trump cử đặc phái viên đến Triều Tiên. Có rất nhiều vấn đề quan trọng ở cấp thấp để hai bên bàn bạc, bao gồm liên lạc quân sự.

Mỹ đang thiếu những người có chuyên môn về bán đảo Triều Tiên ở cấp cao, đặc biệt là sau khi Joseph Yun, một trong những nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm nhất về Triều Tiên, đã xin nghỉ hưu vào tuần trước và vị trí đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc vẫn bỏ trống.

Trump sẽ phải thận trọng khi gặp ông Kim. Tổng thống Mỹ phải nắm được ý đồ của Triều Tiên và không để mắc bẫy. Chiến lược dài hạn của Triều Tiên vốn là chia tách liên minh Mỹ - Hàn. Khi vận động tranh cử tổng thống, ông Trump đã tỏ ra quan tâm đến việc đối thoại với ông Kim hơn là củng cố liên minh với Hàn Quốc vì ông liên tục phàn nàn về chi phí duy trì hiện diện quân sự tại nước này. Lối suy nghĩ đó vẫn còn trong Trump và Triều Tiên có thể muốn khai thác điều này.

Panda chỉ ra rằng thật lạ lùng khi người công bố việc Trump sẵn sàng gặp Kim Jong-un vào tháng 5 lại là đặc phái viên Hàn Quốc Chung Eui-yong. Không quan chức Mỹ nào đứng cạnh ông khi ông đưa ra tuyên bố lịch sử.

Rõ ràng chính quyền Tổng thống Hàn Moon Jae-in đã dẫn đầu những nỗ lực ngoại giao để làm cầu nối cho Mỹ - Triều. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo cho Hàn Quốc hiện giờ là Triều Tiên có thể chối bỏ những thông báo của Hàn Quốc. Những cam kết mà Hàn Quốc nói Triều Tiên sẽ thực hiện bao gồm sẵn sàng thảo luận về phi hạt nhân hoá, đóng băng thử vũ khí và chấp nhận cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn vẫn chưa xuất hiện trên truyền thông nhà nước Triều Tiên. Panda cho rằng ông Moon có rủi ro bị bẽ mặt nếu Triều Tiên đổi giọng, bác bỏ những thông tin này.

Mintaro Oba, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ liên quan đến chính sách Triều Tiên, kêu gọi các bên thận trọng trước Bình Nhưỡng. "Dựa trên những điều chúng ta biết về các hành vi trước đây của Triều Tiên, chúng ta không nên kỳ vọng quá nhiều. Con đường phía trước còn rất dài và phức tạp".

Trong khi đó, Jon Wolfsthal, từng là trợ lý đặc biệt cho Obama về kiểm soát vũ khí và phi hạt nhân hóa, nói: "Mỹ phải xúc tiến cuộc gặp này. Hoài nghi là tốt nhưng cơ hội này quá tốt để không bị bỏ qua".

Phương Vũ


*************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Thứ Sáu, 18 Tháng Năm 201810:01 SA
Có ít nhất 8 người đã bị giết sáng hôm nay,thứ Sáu 18-5-2018 trong một vụ bắn súng tại một trường trung học ở Santa Fe, Texas,