Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 12 -8-2022 ( Cập nhật liên tục )

Thứ Sáu, 12 Tháng Tám 202212:41 CH(Xem: 2153)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 12 -8-2022 ( Cập nhật liên tục )
*************

Ngày thứ 170 chiến sự: Ukraine nói 60 người chết trong vụ nổ sân bay Crimea


Quan chức Ukraine tuyên bố 60 phi công và kỹ thuật viên Nga thiệt mạng trong vụ nổ tại sân bay Saki trên bán đảo Crimea.

Cố vấn Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Anton Geraschenko ngày 13/8 nói vụ nổ tại sân bay quân sự Saki trên bán đảo Crimea hồi đầu tuần khiến 60 phi công và kỹ thuật viên Nga thiệt mạng, 100 người bị thương.

Ông Geraschenko cho biết phía Ukraine đưa ra ước tính thương vong trong vụ nổ dựa trên video và dữ liệu tình báo, song không công bố thêm thông tin chi tiết.

Nga chưa bình luận về con số thương vong do quan chức Ukraine đưa ra.

Nhiều máy bay bị phá hủy trong các ụ đất gia cố ở sân bay Saki trong ảnh vệ tinh ngày 10/8. Ảnh: Planet Labs.

Nhiều máy bay bị phá hủy trong các ụ đất gia cố ở sân bay Saki trong ảnh vệ tinh ngày 10/8. Ảnh: Planet Labs.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/8 cho biết kho bom đạn tại sân bay Saki phát nổ, gây ra loạt vụ nổ lớn, không phải do hỏa lực Ukraine. Cơ quan này thông báo "vi phạm nguyên tắc an toàn phòng cháy chữa cháy là nguyên nhân gây ra các vụ nổ" khiến một người thiệt mạng và 5 người bị thương.

Giới chuyên gia phương Tây chưa đưa ra ước tính về thương vong trong vụ nổ tại sân bay Saki, phần lớn đang tập trung đánh giá thiệt hại về khí tài của Nga.

Ảnh vệ tinh của Planet Labs cho thấy dường như ít nhất 8 máy bay quân sự bị phá hủy, 4 hố lớn với kích thước tương đồng ở khu đậu máy bay, trong khi kho đạn chính và bãi tập kết vũ khí không chịu thiệt hại.

Một quan chức Ukraine tuyên bố vụ nổ là kết quả của "một đợt tiến công của du kích ủng hộ quân đội Ukraine" trên lãnh thổ Nga kiểm soát. Tuy nhiên, giới chức Ukraine chưa công bố chi tiết vụ nổ diễn ra thế nào, cũng như giải thích rõ lực lượng nước này liên quan ra sao.

Trong báo cáo công bố ngày 12/8, Bộ Quốc phòng Anh nhận định ít nhất 5 tiêm kích bom và ba tiêm kích đa nhiệm "gần như chắc chắn bị phá hủy hoặc hư hại" trong loạt vụ nổ. Cơ quan này nhận định nguyên nhân xuất phát từ vụ nổ tại 4 khu vực tập kết bom đạn không được che chắn.

Bộ Quốc phòng Anh cũng đánh giá vụ nổ làm "giảm đáng kể năng lực tác chiến trên không của Hạm đội Biển Đen" dù căn cứ Saki vẫn hoạt động. Vụ nổ khả năng cao khiến quân đội Nga phải đánh giá lại các nguy cơ.

Ngày thứ 170 chiến sự: Ukraine nói 60 người chết trong vụ nổ sân bay Crimea

Khói bốc lên từ vụ nổ tại sân bay Saki trên bán đảo Crimea ngày 9/8. Video: Reuters.

Nga và Ukraine tiếp tục cáo buộc lẫn nhau tập kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cảnh báo nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân tại đây. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cảnh báo thế giới đang bị đẩy "tới bờ vực của thảm họa hạt nhân tương đương sự cố Chernobyl năm 1986.

Phía Nga cáo buộc lực lượng Ukraine liều lĩnh pháo kích nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Trong khí đó, Ukraine khẳng định lực lượng Nga tấn công nhà máy mà họ kiểm soát, đồng thời dùng cơ sở làm lá chắn khi pháo kích các thị trấn và thành phố Ukraine kiểm soát gần cơ sở này.

Các nước phương Tây kêu gọi Nga rút quân khỏi nhà máy điện Zaporizhzhia, trong khi LHQ đề nghị đưa cơ sở này thành khu phi quân sự. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy Nga sẽ rút quân khỏi nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

Các chiến tuyến chính ở Ukraine những tuần qua gần như không thay đổi, song giao tranh leo thang sau khi giới chức Ukraine đề cập tới chiến dịch phản công ở miền nam.

Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 12/8 báo cáo các cuộc pháo kích và không kích diện rộng của Nga nhằm vào nhiều thị trấn và căn cứ quân sự, đặc biệt là khu vực miền đông.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/8 cho biết không quân nước này triển khai đợt tấn công chính xác vào vị trí của lữ đoàn cơ giới số 56 Ukraine gần Opytnoye và Nevelskoye, tỉnh Donetsk, khiến đơn vị này mất hơn 70% nhân lực. Tiểu đoàn số ba thuộc lữ đoàn cơ giới số 66 Ukraine, đóng gần Marinka, tỉnh Donetsk, chịu thiệt hại hơn 50% nhân lực.

Lực lượng Nga cũng tập kích 5 chỉ huy sở, trong đó có lữ đoàn xe tăng số 4 đóng gần Zaliman, tỉnh Kharkov và lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 103 đóng gần Nikolaevka, tỉnh Donetsk. Không quân Nga phá hủy một radar phản pháo AN/MPQ-64 do Mỹ sản xuất và cung cấp cho Ukraine gần Chasov Yar, tỉnh Donetsk.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Giới quân sự phương Tây nhận định đà tiến của lực lượng Nga và phe ly khai ở miền đông Ukraine đang chậm lại do họ "hứng thương vong nặng nề". Hai quan chức Mỹ ước tính 20.000 người thuộc lực lượng Nga thiệt mạng, trong số đó 5.000 người được cho là "lính đánh thuê" của công ty an ninh tư nhân Wagner.

Các quan chức Mỹ cho biết họ đưa ra ước tính thương vong của lực lượng Nga dựa trên "ảnh vệ tinh, các đoạn liên lạc bị chặn thu, mạng xã hội và bản tin thực địa".

Tốc độ tiến quân của Nga tại miền đông Ukraine càng chậm lại sau khi Ukraine triển khai các tổ hợp pháo phản lực do Mỹ sản xuất HIMARS tại đây. Với tầm bắn 80-90 km, loại khí tài này cho phép lực lượng Ukraine tái kiểm soát một số khu vực, đồng thời khiến lực lượng Nga khó tiếp cận nhiều nơi khác.

Các quan chức Mỹ đánh giá các đơn vị của Nga ngày càng khó gây sức ép khi "thương vong của họ đang ở mức cao". Họ cũng nhận định khi Ukraine mở đợt phản công nhằm tái kiểm soát lãnh thổ ở miền nam, Nga có thể phải điều động thêm quân tới đây củng cố hàng phòng ngự.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận hơn 5.400 người thiệt mạng và gần 7.500 người bị thương kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo hơn 10,6 triệu lượt người rời Ukraine và hơn 4,5 triệu lượt người từ nước ngoài vào Ukraine trong gần 6 tháng xung đột. Cơ quan này ghi nhận hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine trên khắp châu Âu.

Nguyễn Tiến (Theo NY Times, Reuters, Zvezda
*************

Ukraine nhận vũ khí từ Anh, Nga bị tố pháo kích dữ dội Kharkiv



Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tuyên bố rằng nhiều hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MLRS) từ Anh đã tới nước này.

“Họ đã hứa, và rồi họ cung cấp chúng cho chúng tôi. Có thêm nhiều hệ thống phóng M270 đã xuất hiện ở Ukraine. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace và toàn thể người dân Anh. Sự ủng hộ của các bạn thật tuyệt vời và rất quan trọng đối với Ukraine. Binh sĩ của chúng tôi sẽ khéo léo sử dụng ‘sự bổ sung’ này trên chiến trường”, hãng tin The Guardian dẫn bài viết của ông Reznikov đăng trên Twitter. 

fz8auxzwiaamx6n-757
Hệ thống M270. Ảnh: Oleksii Reznikov/ Twitter

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, sẽ “sớm có thêm nhiều ‘món quà’ nữa” xuất hiện ở nước này.

The Guardian cho biết, giới chức Anh vào đầu tháng Sáu từng thông báo về việc nước này sẽ cung cấp cho Ukraine những hệ thống M270 có khả năng bắn hạ mục tiêu đối phương ở khoảng cách 80km. “Những hệ thống phóng tên lửa này sẽ cho phép những người bạn Ukraine của chúng tôi bảo vệ bản thân tốt hơn trước việc quân đội Nga dùng các loại pháo tầm xa để san phẳng nhiều thành phố”, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace khi đó nói.

Nga bị tố pháo kích dữ dội Kharkiv

Nhóm phóng viên chiến trường của đài BBC có mặt tại tỉnh Kharkiv, Ukraine cho biết, quân đội Nga vào đêm 11/8 đã pháo kích nhiều khu vực ở địa phương này.

"Vào đêm qua, quân đội Nga đã thực hiện nhiều cuộc tấn công ở tỉnh Kharkiv. Từ tỉnh Belgorod của Nga, đã có bốn quả tên lửa được phóng đi cùng lúc. Vào khoảng 3h sáng (giờ Ukraine), hai trong số đó đã bắn trúng một viện nghiên cứu giáo dục ở quận Slobid. Tại quận Novobavar, tên lửa đã rơi xuống con đường chạy qua một trụ sở công vụ”, phóng viên chiến trường đài BBC nói. 

“Các cuộc tấn công của Nga cũng được ghi nhận vào đêm qua ở ngôi làng Tsirkuny và khu vực giữa hai làng Tsirkuny và Cherkasy Tyshky tại tỉnh Kharkiv. Đồng thời, các lực lượng phòng không Ukraine trong đêm tối đã bắn hạ hai tên lửa hành trình Kalibr được quân Nga phóng từ Biển Caspian”, người phóng viên nói thêm. 

Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về các thông tin được đài BBC công bố.


************

Quan chức Mỹ nhận định lý do Nga tiến chậm ở đông Ukraine

Quan chức Mỹ cho rằng đà tiến của lực lượng Nga ở miền đông Ukraine chậm lại do thương vong nặng và Ukraine được trang bị hỏa lực mạnh hơn trước.

Lực lượng Nga và phe ly khai kiểm soát tỉnh Lugansk ở miền đông Ukraine hồi tháng 7, song đà tiến tại tỉnh Donetsk bên cạnh đình trệ. Bộ Quốc phòng Anh hôm 9/8 công bố báo cáo nhận định lực lượng Nga tiến được nhiều nhất 10 km tại chiến trường Donbass trong một tháng qua.

Các quan chức quân đội Mỹ nhận định nguyên do là lực lượng Nga và phe ly khai "hứng thương vong nặng nề". Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách chính sách Colin Kahl ngày 11/8 nói rằng 70.000-80.000 quân nhân Nga thương vong trong chưa đầy 6 tháng chiến sự.

"Họ đạt được một số bước tiến ở miền đông Ukraine trong vài tuần qua, song không nhiều và phải trả giá đắt", ông Kahl nói.

Quân nhân Nga tuần tra tại khu vực nhà máy gang thép Azovstal ở thành phố Mariupol, miền nam Ukraine ngày 13/6. Ảnh: RIA Novosti.

Quân nhân Nga tuần tra tại khu vực nhà máy gang thép Azovstal ở thành phố Mariupol, miền nam Ukraine ngày 13/6. Ảnh: RIA Novosti.

Hai quan chức Mỹ ước tính 20.000 người thuộc lực lượng Nga thiệt mạng, trong số đó 5.000 người được cho là "lính đánh thuê" của công ty an ninh tư nhân Wagner. Các quan chức Mỹ cho biết họ đưa ra ước tính thương vong của lực lượng Nga dựa trên "ảnh vệ tinh, các đoạn liên lạc bị chặn thu, mạng xã hội và bản tin thực địa".

Tốc độ tiến quân của Nga tại miền đông Ukraine càng chậm lại sau khi Ukraine triển khai các tổ hợp pháo phản lực do Mỹ sản xuất HIMARS tại đây. Với tầm bắn 80-90 km, loại khí tài này cho phép lực lượng Ukraine tái kiểm soát một số khu vực, đồng thời khiến lực lượng Nga khó tiếp cận nhiều nơi khác.

Các thông số kỹ thuật của HIMARS. Đồ họa: Tạ Lư.

Các thông số kỹ thuật của HIMARS. Đồ họa: Tạ Lư.

Các quan chức Mỹ đánh giá các đơn vị của Nga ngày càng khó gây sức ép khi "thương vong của họ đang ở mức cao". Họ cũng nhận định khi Ukraine mở đợt phản công nhằm tái kiểm soát lãnh thổ ở miền nam, Nga có thể phải điều động thêm quân tới đây củng cố hàng phòng ngự.

Nga chưa bình luận về thông tin của phía Mỹ, cũng chưa công bố thương vong mà lực lượng họ hứng chịu trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Lần cuối cùng Moskva cung cấp thông tin này là hồi cuối tháng 3, khi Bộ Quốc phòng Nga cho biết 1.351 quân nhân thiệt mạng.

Các quan chức Mỹ cũng nhận định lực lượng Ukraine hứng thương vong nặng nề. Giới chức Ukraine không công bố con số chi tiết, song từng thông báo 100-200 binh sĩ nước này thiệt mạng mỗi ngày trong chiến sự với Nga.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Nguyễn Tiến (Theo NY Times
*************
rfi.fr

Bộ trưởng Quốc Phòng Anh đánh giá Nga dự báo chùn bước tại Ukraina

Phan Minh

Phát biểu hôm qua 11/08/2022 tại hội nghị các nhà tài trợ cho Ukraina, ở Copenhagen, Đan Mạch, bộ trưởng Quốc phòng Anh nhận định, tổng thống Nga Vladimir Putin khó có thể thành công trong việc chiếm đóng toàn bộ Ukraina.

Theo bộ trưởng Quốc Phòng Anh Ben Wallace, được nhật báo Anh Daily Mail trích dẫn, trong cuộc xâm lược Ukraina, quân đội Nga đã “chùn bước” và “bắt đầu thất bại”. Ông Wallace đồng thời cam kết hỗ trợ nhiều hơn về mặt tài chính và quân sự cho các nước Đông Âu.

Bộ trưởng Wallace nhấn mạnh, điều quan trọng là phải hiểu rằng giao tranh và thiệt hại về nhân mạng vẫn đang diễn ra, nhưng Nga đã "bắt đầu thất bại trong nhiều lĩnh vực".

Ông Wallace nói, tổng thống Nga Putin hy vọng cùng với thời gian, các nước phương Tây sẽ nhàm chán, mệt mỏi với cuộc chiến tranh Ukraina. Thế nhưng hội nghị các nhà tài trợ ở Copenhagen đã chứng tỏ cộng đồng quốc tế tiếp tục giúp đỡ tài chính, quân sự nhiều hơn, giúp Ukraina giành chiến thắng, bảo vệ chủ quyền của mình và tổng thống Nga Putin không đạt được ý nguyện của mình.

26 nước phương Tây tham dự cuộc họp ở Copenhagen cam kết hỗ trợ 1,5 tỷ euro cho Ukraina.


*************
rfi.fr

Ukraina : Mỹ và Liên Hiệp Quốc ủng hộ lập vùng phi quân sự quanh nhà máy hạt nhân Zaporijjia

Thu Hằng

Nhà máy điện hạt nhân Energoda ở Zaporijjia liên tục bị oanh kích từ cuối tuần qua trong khi cả Nga và Ukraina đổ lỗi cho nhau và rất khó kiểm chứng độc lập. Sau loạt tấn công mới trong đêm 10 sáng 11/08/2022, cộng đồng quốc tế lo ngại về nguy cơ « thảm họa » hạt nhân.

Trước cuộc họp ngày 11/8 của Liên Hiệp Quốc về các vụ oanh kích Zaporijjia theo yêu cầu của Nga, tổng thư ký Antonio Guterres, trong thông cáo, cảnh báo nguy cơ « thảm họa » hạt nhân « không chỉ cho khu vực xung quanh mà cho toàn vùng và xa hơn ». Ông Guterres ủng hộ thành lập « một vành đai phi quân sự để bảo đảm an ninh cho khu vực » quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia. Đây là đề xuất được Ukraina đưa ra trước đó.

Hoa Kỳ cho biết ủng hộ đề xuất của Ukraina, đồng thời « kêu gọi Nga ngừng ngay mọi chiến dịch quân sự bên trong và xung quanh các nhà máy điện hạt nhân và giao lại cho Ukraina kiểm soát hoàn toàn » những cơ sở này. Theo tổng thống Volodymyr Zelensky, chỉ khi nào Ukraina nắm lại kiểm soát thì « an toàn nguyên tử mới được bảo đảm cho cả châu Âu ».

Về phần Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), giám đốc Rafael Grossi đã yêu cầu Nga và Ukraina hợp tác để nhân viên của AIEA được nhanh chóng vào thị sát khu vực vì « thời gian thúc bách ». Ông phát biểu :

« Tôi rất quan ngại về tình hình ở nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia và tôi nhắc lại là phải ngừng ngay lập tức mọi hành động quân sự gây nguy hiểm cho an toàn hạt nhân. Những hành động quân sự ở gần một cơ sở hạt nhân lớn như vậy có thể sẽ gây những hệ quả nghiêm trọng.

Dựa trên những thông tin mới nhất, các chuyên gia của AIEA cho rằng tạm thời chưa thấy đe dọa trực tiếp cho an toàn hạt nhân sau những vụ oanh kích hoặc hoạt động quân sự khác. Nhưng tình hình có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Tôi yêu cầu hai bên hợp tác với AIEA và cho phép thị sát nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ngay khi có thể ».

Nga chứa vũ khí trong nhà máy điện hạt nhân Energodar

Nhà máy điện hạt nhân Energodar tại Zaporijjia, lớn nhất châu Âu, bị quân đội Nga chiếm đóng ngay từ ngày 04/03/2022. Thông tín viên RFI Stéphane Siohan tóm lược tình hình sau loạt tấn công mới nhất :

« Nhà máy điện hạt nhân Energodar bị quân đội Nga kiểm soát ngay từ những ngày đầu chiến tranh, dù đội ngũ nhân viên người Ukraina vẫn tiến tục làm việc dưới chế độ chiếm đóng. Thứ Năm 11/08, nhà máy đã bị oanh kích ít nhất 5 lần nhưng không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, theo cơ quan Energoatom, rất nhiều bộ cảm biến bức xạ đã bị hỏng trong khi chất phóng xạ nằm ngay gần đó.

Chính quyền Nga cáo buộc quân đội Nga. Nhưng Kiev lập luận rằng Ukraina chẳng có lợi gì khi gây ra thảm họa hạt nhân ngay trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, điều chắc chắn là quân đội Nga chứa vũ khí ngay trong nhà máy hạt nhân Energodar ở Zaporijjia và từ khu vực này, quân Nga đã oanh kích nặng nề các thành phố Nikopol và Marganets ở bên kia bờ sông Dnipro do quân đội Ukraina kiểm soát ».


**************

Xe chỉ huy thông tin hiện đại nhất của Nga bị bắn cháy tại Ukraine

Tùng Nguyễn

Xe chỉ huy thông tin hiện đại nhất của Nga bị bắn cháy tại Ukraine - 1
Hình ảnh xe chỉ huy thông tin R-439-MD2 mới nhất của quân đội Nga bị bắn cháy tại Ukraine (Ảnh: Twitter).

Những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn cháy một xe chỉ huy thông tin R-439-MD2 của quân đội Nga. Đây được cho là phương tiện truyền thông và chỉ huy tác chiến sử dụng kết nối vệ tinh mới và hiện đại nhất trong biên chế quân đội Nga.

Xe R-439-MD2 được thiết kế để hoạt động trong điều kiện giao tranh khốc liệt nhằm đảm bảo cung cấp một hệ thống thông tin liên lạc ổn định và thông suốt cho các lực lượng vũ trang Nga, ngay cả khi đối phương có sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử.

Ngoài ra, xe chỉ huy thông tin này còn có thể được sử dụng để truyền tải thông tin cùng các cuộc gọi bảo mật trên chiến trường.

Xe chỉ huy thông tin hiện đại nhất của Nga bị bắn cháy tại Ukraine - 2
Xe chỉ huy thông tin R-439-MD2 của quân đội Nga (Ảnh: Defense Express).

R-439-MD2 được đặt trên khung gầm cơ sở của xe thiết giáp BTR-80 và được bọc một lớp giáp bảo vệ nhằm giúp nó chống chọi lại với hỏa lực từ vũ khí hạng nhẹ của đối phương. Thông thường, một xe R-439-MD2 sẽ được vận hành bởi một kíp lái từ 3 đến 4 người.

Xe chỉ huy thông tin R-439-MD2 được tích hợp một hệ thống liên lạc vệ tinh thống nhất ESSS-2 cùng các thiết bị điện tử hiện đại, cho phép tiếp nhận và truyền tải tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh quân sự Globus và Globus-1M.

Theo giới quan sát, điểm yếu của phương tiện quân sự này là việc không được trang bị những vũ khí hạng nặng như súng máy, qua đó giảm khả năng tự vệ khi bị đối phương tấn công.


************

Chiến sự Ukraine ngày 169: nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại bị dội pháo

Khánh An

Diễn biến chiến sự ngày 11.8 tại Ukraine, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại bị pháo kích khiến Liên Hiệp Quốc lo ngại.

Chiến sự Ukraine ngày 169: nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại bị dội pháo - ảnh 1

Xe quân sự Nga tại cổng nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Ukraine do Nga kiểm soát từ tháng 3

afp

Theo Reuters ngày 11.8, Nga và Ukraine tố nhau về đợt pháo kích mới tại khu vực nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia phía đông nam Ukraine, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu hiện do Nga kiểm soát trong chiến dịch.

Theo quan chức Vladimir Rogov do Moscow bổ nhiệm tại vùng Zaporizhzhia, lực lượng Ukraine “một lần nữa nhằm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia”.

Trong khi đó, cơ quan hạt nhân Ukraine Energoatom cáo buộc Nga tiếp tục pháo kích nhà máy trên với ít nhất 10 quả đạn pháo rơi tại khu vực khuôn viên nhà máy, 5 quả rơi gần văn phòng chỉ huy trạm và 5 quả rơi gần bộ phận cứu hỏa.

“Do việc pháo kích nên không thể tiến hành đổi ca đúng giờ. Vì sự an toàn của các công nhân, những xe buýt chở nhân sự cho ca tiếp theo đã phải quay lại Enerhodar. Cho đến khi tình hình bình thường trở lại, những công nhân ca trước đó sẽ phải tiếp tục làm việc”, Energoatom cho biết.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi lập tức chấm dứt hoạt động quân sự gần nhà máy: “Tôi kêu gọi các lực lượng quân sự của Liên bang Nga và Ukraine lập tức dừng mọi hoạt động tại vùng tiếp giáp nhà máy và không nhằm vào các cơ sở hoặc khu vực xung quanh”.

Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ lời kêu gọi của Ukraine về việc thành lập vùng phi quân sự quanh nhà máy trên để tránh nguy cơ thảm họa hạt nhân.

Thông tin trái chiều về vụ nổ căn cứ Crimea

Không quân Ukraine cho rằng phải có hơn 10 máy bay quân sự của Nga bị phá hủy trong vụ nổ liên hoàn tại căn cứ không quân Saki ở Crimea. Tờ The New York TimesThe Washington Post dẫn các nguồn tin chính trị ở Ukraine tiết lộ nước này đã tổ chức vụ tấn công căn cứ Nga, nhưng chính quyền Kyiv không công khai nhận trách nhiệm về vụ nổ.

Thế trận giằng co tại Donbass, Căn cứ không quân Nga tại Crimea bị tấn công

Một nhà phân tích quân sự cho rằng có lẽ chuyện xảy ra ở căn cứ Saki là kết quả của một cuộc đột kích táo tợn hơn là một vụ tấn công bằng tên lửa.

Tuy nhiên, Nga bác bỏ việc tổn thất máy bay trong vụ nổ tối 9.8 (giờ Việt Nam), lẫn thông tin căn cứ không quân Saki ở Crimea bị trúng đòn tấn công. Dù vậy, những hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy ít nhất 7 tiêm kích tại căn cứ bị nổ tung và những máy bay quân sự khác nhiều khả năng bị hư hại, theo Hãng tin AP hôm 8.11.

Anh, Đan Mạch tăng viện trợ cho Ukraine

Tờ The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace thông báo Anh sẽ gửi thêm các hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) cho Ukraine.

“Anh sẽ chuyển giao một số lượng đáng kể tên lửa dẫn đường chính xác M31A1, tầm bắn lên đến 80 km, cho phép Ukraine tiếp tục đối phó pháo binh hạng nặng từ Nga”, ông Wallace cho biết.

Bộ Quốc phòng Anh cập nhật, đến thời điểm hiện tại, nước này đã viện trợ hơn 20 hệ thống pháo tự hành 155 mm và pháo 105 mm; hơn 50.000 đạn dược cho pháo binh Ukraine, và ít nhất 1.600 vũ khí chống tăng.

Anh và các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng cam kết huấn luyện kỹ năng bộ binh cho tối đa 10.000 lính Ukraine.

Trong khi đó, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho hay nước này sẽ gia tăng viện trợ lên 100 triệu euro cho Ukraine, đồng thời cho rằng chiến sự tại Ukraine “dựa trên các giá trị mà châu Âu và thế giới tự do được xây dựng”.

Nga, Ukraine lên tiếng về tàu chở ngũ cốc

Theo Sputnik dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Ivan Nechaev, các tàu chở ngũ cốc của Ukraine đến phương Tây thay vì đến những nước đang cần.

“Không may, đến nay chưa có một tàu chở ngũ cốc nào (của Ukraine) đến các nước đang đói ở châu Phi. Chúng chủ yếu đến các cảng phương Tây, và phạm vi hàng xuất khẩu không phải chủ yếu là lúa mì mà là ngô, dầu thực vật, dẫn đến nghi ngờ về sự chân thành trong luận điểm của phương Tây rằng an ninh lương thực thế giới dựa trên thỏa thuận về ngũ cốc”, ông Nechaev phát biểu trong một cuộc họp báo tại Moscow.

Bên cạnh đó, ông cho rằng việc xúc tiến xuất khẩu hàng Nga ra thị trường thế giới theo thỏa thuận tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) chưa được tiến hành. Theo ông, Moscow kỳ vọng mọi phần của thỏa thuận được áp dụng hoàn toàn và các nước phương Tây sẽ tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo sự tiếp cận của phân bón, thực phẩm của Nga đến thị trường thế giới.Cũng trong ngày 11.8, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho hay dự kiến một tàu hàng sẽ đến vào ngày 12.8 để bốc ngũ cốc phân phối đến Ethiopia.

“Nhờ sáng kiến biển Đen, chúng ta sẵn sàng bốc hơn 23.000 tấn ngũ cốc để xuất khẩu sang Ethiopia”, ông cho biết.

Ukraine được giãn nợ gần 20 tỉ USD

Theo Reuters ngày 11.8, các chủ nợ nước ngoài chấp thuận đề nghị của Ukraine về việc giãn 2 năm đối với khoản chi trả gần 20 tỉ USD trái phiếu quốc tế, động thái giúp Kyiv tránh vỡ nợ.

Theo đó, chủ nợ của khoảng 75% khoản tiền chưa thanh toán đã đồng ý với đề xuất của Ukraine.

“Ukraine sẽ tiết kiệm được gần 6 tỉ USD chi trả. Những khoản này sẽ giúp chúng tôi duy trì ổn định tài chính vĩ mô, tăng cường sự bền vững của nền kinh tế và củng cố sức mạnh quân đội”, theo Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal
*********

Mệnh lệnh đặc biệt của Tổng thống Ukraine giữa chiến sự leo thang


Mệnh lệnh đặc biệt của Tổng thống Ukraine giữa chiến sự leo thang - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một chuyến thăm Donbass (Ảnh: AFP).

Tổng thống Zelensky ngày 11/8 chỉ đạo các quan chức chính phủ nước này dừng việc chia sẻ với giới báo chí về các chiến thuật đối phó với lực lượng Nga của Ukraine, nhấn mạnh những động thái như vậy là "vô trách nhiệm".

"Chiến sự chắc chắn không phải là thời điểm dành cho những tuyên bố phù phiếm và ồn ào. Các bạn càng tiết lộ ít chi tiết về các kế hoạch phòng thủ của chúng ta, điều đó càng có lợi cho việc thực hiện các kế hoạch phòng thủ đó", ông Zelensky nói trong một bài phát biểu vào tối qua.

"Nếu các bạn muốn tạo ra những dòng tiêu đề ồn ào (trên báo), thì điều đó thật vô trách nhiệm. Nếu các bạn muốn Ukraine chiến thắng, các bạn phải ý thức được trách nhiệm của các bạn với mỗi từ các bạn nói ra về kế hoạch của nhà nước chúng ta liên quan tới phòng thủ hoặc phản công", ông nhấn mạnh.

Ông Zelensky đã gửi thông điệp nói trên tới các quan chức cấp trung ương, địa phương và quân đội cũng như những người mà ông biết được đang bình luận hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về các sự kiện diễn ra ở mặt trận.

Động thái của Tổng thống Zelensky diễn ra trong bối cảnh cả 2 báo Mỹ Washington PostNew York Times đều dẫn nguồn thạo tin từ các quan chức ẩn danh Ukraine nói rằng lực lượng đặc nhiệm Kiev có thể đứng sau chuỗi vụ nổ ở căn cứ không quân Saky của Nga tại Crimea hôm 9/8.

Thông tin trên trái ngược với những gì mà phía Ukraine đã tuyên bố công khai trước đó là họ không liên quan đến các vụ nổ kể trên. Mặc dù vậy, quân đội Ukraine nói rằng, có 9 máy bay Nga "đã bị phá hủy" trong chuỗi các vụ nổ.

Cuộc chiến giữa Moscow và Kiev vẫn đang diễn ra căng thẳng ở các chiến trường phía Đông và phía Nam Ukraine. Tại Kherson, Ukraine với các vũ khí do phương Tây viện trợ đang thực hiện chiến dịch phản công, với mục tiêu giành lại quyền kiểm soát khu vực này trước cuối năm. Ukraine đang tăng cường tấn công vào các mục tiêu quan trọng của Nga, phá hủy các kho vũ khí, kho nhiên liệu, cũng như tuyến đường tiếp tế hậu cần của Moscow
********

Medvedev bất ngờ đến Ukraine


Ông Medvedev bất ngờ đến Ukraine - 1

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev gặp gỡ lãnh đạo ly khai miền Đông Ukraine ngày 11/8 (Ảnh: Pravda).

"Hôm 11/8, tôi đã đến Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk, gặp gỡ lãnh đạo Lugansk Leonid Pasichnyk và lãnh đạo Donetsk Denys Pushylin", Pravda dẫn thông tin trên tài khoản Telegram của Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev.

Ông Medvedev cho biết, thay mặt Tổng thống Putin, ông cùng với một số quan chức cấp cao của Nga, trong đó có Tổng công tố Igor Krasnov, Bộ trưởng Nội vụ Vladimir Kolokoltsev, Bộ trưởng Xây dựng Irek Faizullin, Giám đốc Cơ quan An ninh liên bang Aleksandr Bortnik, đã có cuộc họp với lãnh đạo ly khai Ukraine về các vấn đề an ninh tại những vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở miền Đông Ukraine.

Ông Medvedev nhấn mạnh, cuộc họp đặc biệt nhấn mạnh đến việc "hài hòa luật pháp ở Lugansk và Donetsk với luật pháp Liên bang Nga".

Lực lượng ly khai thân Nga đã giành quyền kiểm soát một phần tỉnh Lugansk và Donetsk ở miền Đông Ukraine từ năm 2014. Kể từ đó đến nay, các cuộc giao tranh giữa quân đội Ukraine và phe ly khai vẫn dai dẳng. Lãnh đạo hai vùng ly khai này nhiều lần cho biết, họ có kế hoạch trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga.

Nga công nhận độc lập của Lugansk và Donetsk hồi tháng 2 năm nay, chỉ vài ngày trước khi mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine. Moscow cho biết, chiến dịch được tiến hành theo đề nghị của lãnh đạo ly khai miền Đông Ukraine sau khi có những lo ngại rằng quân đội Ukraine chuẩn bị tổng tấn công nhằm giành lại Lugansk, Donetsk bằng vũ trang.


**************

Chiến sự ngày 169: Ukraine tố Nga pháo kích hỏng cảm biến bức xạ nhà máy Zaporizhzhia


Ukraine cáo buộc Nga nã pháo nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia làm hỏng "một số cảm biến bức xạ", trong khi Moskva tố lực lượng Kiev tấn công nhà máy.

Công ty năng lượng hạt nhân quốc gia Ukraine Energoatom hôm 11/8 cho biết các cuộc tấn công mới của Nga xảy ra gần một trong 6 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, hiện do Nga kiểm soát, và có "khói mù mịt". "Một số cảm biến bức xạ bị hỏng", công ty cho hay.

Energoatom trước đó nói rằng việc các cảm biến tại cơ sở này bị hỏng có thể khiến họ không thể phát hiện và ứng phó kịp thời nếu xảy ra rò rỉ bức xạ từ các thùng nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Trong khi đó, Vladimir Rogov, quan chức chính quyền khu vực do Nga bổ nhiệm, trước đó thông báo trên Telegram rằng các lực lượng Ukraine "một lần nữa tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporozhzhia".

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cảnh báo các cuộc tấn công nhằm vào nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia có thể "dẫn đến thảm họa".

"Thật đáng tiếc, thay vì giảm leo thang, trong nhiều ngày qua đã có báo cáo về những sự cố đáng lo ngại hơn nữa, mà nếu tiếp tục có thể dẫn đến thảm họa", ông cho hay, đồng thời kêu gọi các lực lượng "ngừng ngay lập tức" mọi hoạt động quân sự gần nhà máy.

Một binh sĩ Nga đứng canh gác tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, phía đông nam Ukraine, ngày 4/8. Ảnh: Reuters.

Một binh sĩ Nga đứng canh gác tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, phía đông nam Ukraine, ngày 4/8. Ảnh: Reuters.

Nhà máy Zaporizhzhia đang là tâm điểm chú ý khi Ukraine và Nga liên tục cáo buộc lẫn nhau tập kích cơ sở này, có nguy cơ dẫn đến thảm họa. Nga kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia từ hồi tháng 3, nhưng cơ sở này vẫn do nhân viên kỹ thuật Ukraine vận hành. Nhà máy này có 6 lò phản ứng lớn, có khả năng cung cấp điện cho 4 triệu hộ gia đình. Nhà điều hành Ukraine cáo buộc lực lượng Nga chuẩn bị kết nối cơ sở với lưới điện bán đảo Crimea.

Ông Guterres lặp lại cảnh báo "thiệt hại tiềm tàng đối với Zaporizhzhia hoặc bất kỳ cơ sở hạt nhân nào khác ở Ukraine có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc không chỉ đối với vùng lân cận mà còn đối với khu vực và rộng hơn thế nữa".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này ủng hộ lời kêu gọi thiết lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.

"Giao tranh gần một nhà máy hạt nhân là nguy hiểm và vô trách nhiệm. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Nga ngừng mọi hoạt động quân sự tại hoặc gần các cơ sở hạt nhân của Ukraine và trao trả toàn quyền kiểm soát cho Ukraine, đồng thời ủng hộ kêu gọi của Ukraine về lập khu phi quân sự xung quanh nhà máy", người phát ngôn cho biết.

Vị trí nhà máy hạt nhân Zaporizhzhya. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí nhà máy hạt nhân Zaporizhzhya. Đồ họa: Washington Post.

Phe ly khai thân Nga cáo buộc Ukraine nã pháo vào một nhà máy bia ở thành phố Donetsk, miền đông Ukraine, khiến một người thiệt mạng và gây rò rỉ khí amoniac, làm bùng lên ngọn lửa có thời điểm bao phủ 600 m2.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy ngọn lửa thắp sáng bầu trời phía trên một phần thành phố, trong khi nhân viên cứu hỏa đeo mặt nạ trong lúc xử lý đám cháy.

Truyền thông Nga cho biết "khí độc đang ảnh hưởng đến bán kính 2 km quanh nhà máy". Cư dân được khuyến khích ở trong nhà và không mở cửa sổ.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin này.

Chiến sự ngày 169: Ukraine tố Nga pháo kích làm hỏng cảm biến bức xạ nhà máy Zaporizhzhia

Nhà máy bia ở thành phố Donetsk, miền đông Ukraine bị pháo kích hôm 11/8. Video: Reuters.

Theo các quan chức Ukraine, ít nhất hai người thiệt mạng và 9 người bị thương, trong đó có bé gái 13 tuổi, sau khi lực lượng Nga nã pháo vào tỉnh Dnipropetrovsk, miền trung Ukraine.

Tỉnh trưởng Dnipropetrovsk Valentin Reznichenko cho biết hơn một trăm đạn pháo Nga đã bắn trúng 4 quận của khu vực, làm hư hại hàng chục tòa nhà và khiến hàng nghìn cư dân chịu cảnh mất điện. Các đội cứu hộ đang tìm kiếm người sống sót trong đống đổ nát, ông nói.

Dnipro, thành phố lớn nhất trong khu vực, cũng bị tấn công bằng tên lửa. Hiện chưa rõ mức độ thiệt hại.

Quân đội Ukraine thông báo đã thực hiện 6 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của Nga ở miền nam. Lực lượng Nga bị tấn công ở thành phố Beryslav, tỉnh Kherson và các kho đạn bị phá hủy ở Bashtanka, Barvinka. Các sở chỉ huy của Nga cũng bị phá hủy.

Thông tin được đưa ra trong bối cảnh lực lượng Ukraine tăng cường hoạt động ở miền nam đất nước.

Anh và Đan Mạch thông báo sẽ cung cấp nhiều viện trợ tài chính và quân sự hơn cho Ukraine, khi các bộ trưởng quốc phòng châu Âu họp tại Copenhagen để thảo luận về sự hỗ trợ quốc phòng lâu dài cho Kiev.

Anh, quốc gia đã viện trợ các hệ thống vũ khí tiên tiến, cho biết sẽ gửi thêm nhiều hệ thống tên lửa phóng và số lượng đáng kể tên lửa M31A1 dẫn đường chính xác có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 80 km.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết Đan Mạch sẽ tăng viện trợ tài chính cho Ukraine thêm 110 triệu euro (113,6 triệu USD).

Tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Ukraine theo thỏa thuận do LHQ hậu thuẫn đã cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 10/8. Tàu Razoni mang cờ Sierra Leone rời cảng Odessa của Ukraine ngày 1/8, mang theo 26.000 tấn ngô và dự kiến cập cảng Tripoli của Lebanon cuối tuần trước.

Tuy nhiên, giới chức Ukraine cho biết việc giao hàng chậm 5 tháng do chiến sự khiến người mua Lebanon hủy bỏ thỏa thuận trong lúc con tàu đang trên biển. Các trang web giao thông hàng hải cho thấy tàu Razoni cập cảng Mersin ở biển Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ sau vài ngày neo đậu ngoài khơi.

Một người mua ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận lô hàng này. "Hàng hóa đã được bán. Nó sẽ được dỡ tại Mersin", quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận hơn 5.400 trường hợp thiệt mạng và gần 7.500 người bị thương kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) báo cáo hơn 10,6 triệu lượt người rời Ukraine và hơn 4,5 triệu lượt người từ nước ngoài vào Ukraine trong gần 6 tháng xung đột. Cơ quan này ghi nhận hơn 6,3 triệu người tị nạn Ukraine trên khắp châu Âu.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 5 tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

Huyền Lê (Theo Guardian, AFP)


***********

Mỹ cảnh báo Iran đối mặt hậu quả nghiêm trọng

Nhà Trắng cảnh báo Iran đối mặt hậu quả nghiêm trọng nếu tấn công người dân Mỹ, sau khi FBI phát lệnh truy nã một công dân Iran.

"Chúng tôi từng nói điều này và bây giờ lặp lại. Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ không từ bỏ việc bảo vệ người dân Mỹ trước các mối đe dọa bạo lực và khủng bố", Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan hôm nay cho biết trong một tuyên bố.

"Nếu Iran tấn công bất kỳ công dân nào của chúng tôi, bao gồm những người từng phụng sự hay đang phụng sự nước Mỹ, Iran sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng", quan chức Mỹ nói thêm.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng năm 2021. Ảnh: Reuters.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng năm 2021. Ảnh: Reuters.

Bình luận được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công dân Iran Shahram Poursafi, còn gọi là Mehdi Rezayi, 45 tuổi, âm mưu sát hại John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thời tổng thống Donald Trump, để trả thù cho thiếu tướng Iran Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Ông Soleimani bị Washington tiêu diệt trong đợt không kích hồi tháng 1/2020 ở Iraq. FBI ngày 10/8 đăng lệnh truy nã Poursafi.

Sullivan nói rằng các tài liệu buộc tội chưa được niêm phong của Bộ Tư pháp phác thảo "những nỗ lực tiếp tục của Iran" nhằm ám sát Bolton "trên đất Mỹ". Theo ông, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn lực của chính phủ để bảo vệ người dân.

Theo FBI, Poursafi tiếp cận một công dân Mỹ thông qua ứng dụng nhắn tin mã hóa và đề nghị trả 250.000 USD để thuê người "loại bỏ" Bolton, sau đó thương lượng tới 300.000 USD. Mike Pompeo, ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Trump, được cho là mục tiêu kế tiếp.

FBI phát lệnh truy nã với Shahram Poursafi ngày 10/8. Ảnh: Reuters.

FBI phát lệnh truy nã với Shahram Poursafi ngày 10/8. Ảnh: Reuters.

Iran không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ. Tehran bác bỏ cáo buộc của Washington, gọi đây là "hư cấu".

"Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra cáo buộc mà không cung cấp bằng chứng xác thực, tạo ra tác phẩm hư cấu mới", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho hay. "Lần này, họ nghĩ ra âm mưu liên quan đến những cá nhân như Bolton, người mà sự nghiệp chính trị đã thất bại".

Theo Kanani, "những tuyên bố vô căn cứ" của Bộ Tư pháp Mỹ là màn hỏa mù để "tránh bị quy nhiều tội ác mà chính phủ Mỹ đã trực tiếp liên quan, như vụ ám sát hèn nhát" tướng Soleimani.

"Cộng hòa Hồi giáo cảnh báo chống lại bất kỳ hành động nào nhắm vào công dân Iran bằng cách viện đến những cáo buộc vô lý", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh.

Huyền Lê (Theo Hill, AFP)


*************

Thêm 2 nước rút khỏi nhóm thương mại của Trung Quốc ở châu Âu


Thêm 2 nước rút khỏi nhóm thương mại của Trung Quốc ở châu Âu - Ảnh 1.

Một hội nghị thượng đỉnh của nhóm 16+1 gồm Trung Quốc và các nước Trung, Đông Âu năm 2019 - Ảnh: aicgs.org

"Latvia đã quyết định ngừng tham gia vào khuôn khổ hợp tác của các nước Trung và Đông Âu và Trung Quốc", Latvia xác nhận ngày 11-8.

Trong khi đó, Estonia nói rằng mặc dù nước này đã tham gia vào nhóm kể từ khi nó được thành lập vào năm 2012 nhưng đã không tham dự bất kỳ cuộc họp nào sau hội nghị thượng đỉnh của nhóm vào tháng 2-2022. 

Trong tuyên bố gần như giống hệt nhau trên trang web của Bộ Ngoại giao Estonia và Latvia cho biết 2 nước sẽ tiếp tục củng cố "mối quan hệ mang tính xây dựng và thực chất với Trung Quốc, về song phương cũng như thông qua hợp tác Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc, dựa trên lợi ích chung, tôn trọng luật pháp quốc tế và nhân quyền và trật tự dựa trên luật lệ quốc tế".

Phái đoàn Trung Quốc tại EU chưa đưa ra bình luận nào.

Theo báo South China Morning Post, diễn đàn thương mại này được Bắc Kinh thành lập cách đây một thập kỷ với tên gọi 16+1 - sau đó là 17+1 khi Hy Lạp tham gia vào năm 2019 - như một công cụ để tăng cường thương mại và đầu tư với châu Âu

Tuy nhiên, nó đã mất đà trong thời gian gần đây. Năm ngoái, Lithuania đã rút khỏi nhóm với lý do kết quả kinh tế không mấy khả quan và khi đó đã có dự đoán các nước láng giềng của nước này cũng sẽ ra đi. Cuối năm 2021, Trung Quốc hạ cấp quan hệ ngoại giao với Lithuania vì cho 'vùng lãnh thổ Đài Loan' mở văn phòng đại diện ở quốc gia châu Âu này.

Để củng cố quan hệ, Trung Quốc đã cử đặc sứ khu vực Huo Yuzhen công du các nước trong mùa xuân năm nay. Mới đây, Bắc Kinh cũng tổ chức đối thoại với 11 nước tại khu vực
***********
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn