Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 9 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )

Thứ Bảy, 09 Tháng Bảy 202210:28 SA(Xem: 2119)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 9 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )

****************

Nga dọa mở rộng tấn công Ukraine, Mỹ ép Trung Quốc có lập trường về chiến tranh

Reuters

Các quan chức của các bên liên quan cho biết các lực lượng phòng thủ Ukraine chiến đấu hôm thứ Bảy 9/7 để ngăn chặn các lực lượng Nga dọc theo một số mặt trận. Trong khi đó, sau khi diễn ra hội nghị G20 với nhiều cuộc đấu khẩu, Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc liên kết với phương Tây để chống lại cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine.

Người đứng đầu thành phố Kharkiv ở miền đông bắc Ukraine cho biết đã xảy ra một vụ tấn công bằng tên lửa khiến 3 dân thường bị thương, mặc dù các cuộc tấn công chính của Nga vẫn tập trung vào Luhansk và Donetsk, ở phía đông nam của Kharkiv.

Các quan chức Ukraine nói có các cuộc không kích đánh vào cả hai tỉnh trong ngày 9/7, trong khi Bộ Quốc phòng Anh cho biết Moscow đang tập hợp lực lượng dự bị từ khắp nước Nga đến gần Ukraine.

Thống đốc khu vực Donetsk Pavlo Kyrylenko cho biết trên mạng tin nhắn Telegram rằng một tên lửa của Nga đã đánh vào Druzhkivka, một thị trấn hậu phương, và ông cũng cho hay đã có các cuộc pháo kích vào các trung tâm dân cư khác.

Thống đốc Luhansk Serhiy Gaidai cho biết trên Telegram rằng các lực lượng Nga đang "bắn phá dọc theo toàn bộ tiền tuyến", mặc dù vậy, một cuộc phản công sau đó của Ukraine nhằm vào các kho vũ khí và đạn dược đã buộc Moscow phải dừng cuộc tấn công.

Nga phủ nhận chuyện họ nhắm mục tiêu vào dân thường.

Hôm 8/7, Ukraine kêu gọi phương Tây viện trợ thêm nhiều vũ khí tinh xảo hơn, Kyiv cho rằng các loại vũ khí đó đã giúp họ làm chậm bước tiến của Nga.

Vài giờ sau, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký duyệt một gói vũ khí trị giá tới 400 triệu đô la dành cho Ukraine, bao gồm 4 hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) nữa.

Đáp lại, đại sứ quán Nga tại Washington nói Hoa Kỳ muốn "kéo dài xung đột bằng mọi giá".

Hôm 9/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp lực để lên án cuộc xâm lược của Nga, và ông nói với các nhà báo rằng ông đã nêu lên quan ngại với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị về việc Bắc Kinh liên kết với Moscow.

Hai ông Blinken và Vương Nghị đã hội đàm trong hơn 5 tiếng bên lề Hội nghị ngoại trưởng G20 tại đảo Bali của Indonesia.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng hai ông đã trao đổi quan điểm về "vấn đề Ukraine", nhưng bộ không cung cấp thêm chi tiết.

Sau các cuộc đấu khẩu dữ dội trong khuôn khổ cuộc họp G20 hôm 8/7, Tổng thống Vladimir Putin phát tín hiệu rằng Điện Kremlin không có ý định thỏa hiệp, nói rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga có nguy cơ gây ra đợt tăng giá năng lượng "thật thảm khốc".

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba hôm 9/7 cho rằng các biện pháp trừng phạt đang có tác dụng và một lần nữa kêu gọi phương Tây hãy cung cấp thêm nhiều vũ khí có độ chính xác cao.

Ông Kuleba phát biểu với một diễn đàn ở Dubrovnik qua đường truyền video: "Phía Nga cố sống cố chết đòi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, điều đó chứng tỏ rằng các lệnh trừng phạt có gây hại cho họ. Do đó, các biện pháp trừng phạt phải được tăng cường cho đến khi ông Putin từ bỏ kế hoạch xâm lược của ông ta".

(Reuters)


*************
voatiengviet.com

TT Ukraine cách chức đại sứ nước này ở Đức và một số đại sứ khác

Reuters

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm thứ Bảy 9/7 bãi chức đại sứ của nước này ở Đức cũng như một số đại sứ khác ở nước ngoài, trang web của tổng thống cho biết.

Trong một sắc lệnh không đưa ra lý do về động thái này, ông Zelenskyy tuyên bố cách chức các đại sứ của Ukraine ở Đức, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Na Uy và Hungary.

Hiện vẫn chưa rõ liệu các đại sứ này có được giao công việc mới hay không.

Ông Zelenskyy đã thúc giục các nhà ngoại giao của mình tăng cường vận động sự ủng hộ và viện trợ quân sự của quốc tế cho Ukraine giữa lúc nước này cố kháng cự cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu nổ ra hôm 24/2.

Mối quan hệ của Ukraine với Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Nga và cũng là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm.

Kyiv và Berlin hiện đang có bất đồng về một tuabin do Đức sản xuất đang được bảo trì ở Canada. Đức muốn Canada trả lại tuabin cho tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga để bơm khí đốt sang châu Âu.

Trong khi đó, Kyiv lại thúc giục Canada giữ lại tuabin, cho rằng việc vận chuyển nó đến Nga sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow.

(Reuters)


************
voatiengviet.com

Thủ tướng Sri Lanka ‘sẵn sàng từ chức’ sau khi người biểu tình chiếm tư dinh tổng thống

Reuters

Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe sẵn sàng từ chức để mở đường cho việc lập chính phủ có mọi đảng phái, văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Bảy 9/7, sau khi hàng nghìn người biểu tình xông vào dinh thự chính thức của tổng thống ở thủ đô Colombo.

Các binh sĩ và cảnh sát đã không thể chặn được đám đông những người biểu tình hô vang lời yêu cầu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức, vào lúc sự tức giận của công chúng gia tăng về cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ qua của đất nước.

Những người biểu tình cũng dùng sức mạnh vượt qua những cánh cổng sắt nặng nề để xông vào Bộ Tài chính và các văn phòng bên bờ biển của tổng thống.

Tổng thống Rajapaksa đã rời khỏi dinh thự chính thức hôm 8/7 để đề phòng cuộc biểu tình vào cuối tuần đã được lên kế hoạch, hai nguồn tin của Bộ Quốc phòng cho biết. Reuters không thể xác minh hiện vị tổng thống đang có mặt ở đâu.

Thủ tướng Wickremesinghe đã hội đàm với một số lãnh đạo các chính đảng để quyết định những bước cần thực hiện sau khi xảy ra tình trạng bất ổn.

"Ông Wickremesinghe đã nói với các lãnh đạo các đảng rằng ông ấy sẵn sàng từ chức thủ tướng và mở đường cho một chính phủ gồm mọi đảng phái tiếp quản", văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố.

Ông Wickremesinghe cũng đã được đưa đến một địa điểm an toàn, một nguồn tin chính phủ nói với Reuters.

Lãnh đạo một số đảng đối lập cũng đã kêu gọi Tổng thống Rajapaksa từ chức.

"Tổng thống và thủ tướng phải từ chức ngay lập tức. Nếu không làm như vậy, bất ổn chính trị sẽ trầm trọng hơn", lãnh đạo Đảng Tự do Sri Lanka và cũng là cựu tổng thống Maithripala Sirisena phát biểu trước khi ông Wickremesinghe cho biết sẽ từ chức.

Đảo quốc Sri Lanka có 22 triệu dân ở Ấn Độ Dương đang phải vật lộn với tình trạng thiếu ngoại tệ trầm trọng nên bị hạn chế về nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men, khiến đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập năm 1948.

Lạm phát tăng vọt, đạt mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến sẽ lên đến 70% trong những tháng tới, đã gây ra vô vàn khó khăn cho người dân.

Bất ổn chính trị có thể gây khó cho các cuộc đàm phán của Sri Lanka với Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào lúc nước này mong nhận được khoản cứu trợ 3 tỷ đô la, cơ cấu lại một số khoản nợ nước ngoài và huy động vốn từ các nguồn đa phương và song phương để giảm bớt tình trạng khan hiếm đồng đô la.

Khủng hoảng xảy ra ở Sri Lanka sau khi đại dịch COVID-19 tác động xấu đến nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và làm giảm mạnh lượng kiều hối do những người đi lao động ở nước ngoài gửi về.

Tình hình càng xấu thêm vì các khoản nợ chồng chất của chính phủ, giá dầu tăng cao và lệnh cấm nhập phân hóa học hồi năm ngoái đã tàn phá nền nông nghiệp. Lệnh cấm nhập phân bón đã bị bãi bỏ vào tháng 11/2021.

Tuy nhiên, nhiều người quy trách nhiệm cho Tổng thống Rajapaksa là đã quản lý kinh tế yếu kém, dẫn đến đất nước suy sụp. Trong nhiều tháng trước đây, đã diễn ra các cuộc biểu tình ôn hòa đòi ông từ chức.

(Reuters)


************

Binh sỹ Ukraine sang Anh huấn luyện


Chiến tranh Nga-Ukraine: Chương trình huấn luyện tại Anh đã bắt đầu

Three Ukrainian soldiers with their backs turned at an MOD base in the UK
Chụp lại hình ảnh,

Nhóm binh sỹ Ukraine đầu tiên đã tới Anh để tham dự chương trình huấn luyện

Nhóm binh sỹ Ukraine đầu tiên đã bắt đầu chương trình huấn luyện tại Anh nhằm giúp họ chiến đấu chống quân Nga.

Gần 10.000 binh sỹ sẽ được đào tạo tại các địa điểm khác nhau của Bộ Quốc phòng (MOD) trên khắp nước Anh trong vài tháng tới.

Chương trình này sẽ cung cấp các kỹ năng cần thiết để chiến đấu ở tuyến đầu cho những chiến binh tình nguyện, MOD cho hay.

Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói đây là "chặng tiếp theo" trong kế hoạch hỗ trợ của Anh đối với quân đội Ukraine.

Chừng 1050 quân nhân Anh được điều động để thực hiện chương trình huấn luyện tại các địa điểm trên khắp nước Anh - cách chiến trường Donbas ở đông Ukraine hơn 1000 dặm.

Chương trình này sẽ nhằm huấn luyện 10.000 binh sỹ Ukraine trong 120 ngày, nhưng sẽ "có thể mở rộng cho nhiều người hơn", vị bộ trưởng quốc phòng nói.

"Sử dụng chuyên môn quân sự đẳng cấp thế giới của quân đội Anh, chúng tôi sẽ giúp Ukraine tái thiết lại các lực lượng của họ và tăng cường khả năng chống chọi khi họ bảo vệ chủ quyền của đất nước họ và quyền được lựa chọn tương lai của họ."

Ben Wallace speaking to new recruits to the Ukrainian army

Nguồn hình ảnh, PA Media

Chụp lại hình ảnh,

Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace nói chuyện với các tân binh quân đội Ukraine

Khóa huấn luyện - do Lữ đoàn Lực lượng An ninh Hỗ trợ số 11 của Quân đội Anh triển khai - dựa vào chương trình đào tạo binh sỹ cơ bản của Anh, có các phần như huấn luyện sử dụng vũ khí, kỹ năng cấp cứu ở chiến trường, chiến thuật tuần tra và Luật Xung đột Vũ trang.

Trước đó, chừng 22.000 quân nhân Ukraine đã được huấn luyện ở Anh qua Chiến dịch Orbital từ 2015 tới 2022.

Cho tới nay, Anh quốc đã đầu tư hơn 2,3 tỷ bảng Anh tiền viện trợ quân sự sau khi Nga xâm lược Ukraine, trong đó có hơn 5000 vũ khí chống tăng NLAW và hệ thống tên lửa phóng nhiều lần M270.

Anh quốc hiện nay coi hỗ trợ quân sự cho Ukraine là một phần của chi tiêu quân sự, đưa tổng mức chi cho quân sự hiện nay lên 2,3% GDP - trên mức 2% mà NATO đưa ra.

Ông Wallace, được cho là một ứng viên sáng giá thay chân ông Boris Johnson lên làm thủ tướng và lãnh đạo đảng Bảo thủ, cho biết người kế nhiệm ông Johnson cần phải cam kết đầu tư vào chi tiêu quân sự.

Sỹ quan Ukraine cũng được đào tạo chuyên môn ở Mỹ.

Các sỹ quan cao cấp Ukraine đã và đang tập huấn ở Fort Leavenworth, Kansas. Kiến thức họ thu nhận ở đó giúp họ kiên cường bảo vệ đất nước, các chuyên gia nói.


**************
rfi.fr

Bali: Cuộc gặp mang tính "xây dựng" giữa hai ngoại trưởng Mỹ-Trung

Thanh Phương

Hôm nay, 09/07/2022, sau cuộc họp của nhóm G20, hai ngoại trưởng của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau trên đảo Bali của Indonesia để tìm cách làm giảm căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo ngoại giao của hai nước kể từ tháng 10 năm ngoái. 

Theo hãng tin AFP, tuyên bố sau gần 5 tiếng đồng hồ hội đàm trong một khách sạn ở Bali, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết ông đã có một cuộc trao đổi “hữu ích, thẳng thắng và mang tính xây dựng” với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị.

Tuy nhiên, ông Blinken cũng đã bày tỏ với ông Vương Nghị mối quan ngại về vấn đề Đài Loan, cụ thể là về “những hoạt động ngày càng mang tính gây hấn của Bắc Kinh đối với Đài Loan”. Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh đến “tầm quan trọng mang tính sống còn của việc duy trì hòa bình và ổn định tại vùng eo biển Đài Loan”. Hoa Kỳ hiện rất lo ngại trước áp lực quân sự ngày càng mạnh của Trung Quốc lên Đài Loan trong những năm gần đây.  

Ngoại trưởng Mỹ còn cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraina của Nga. Ông Blinken nói: “Thật sự đã đến lúc chúng ta phải đồng loạt đứng lên như các nước G20 đã làm, để lên án cuộc xâm lược và đòi nước Nga cho phép tiếp cận các nguồn lương thực đang bị ngăn chận ở Ukraina”.

Vào lúc phương Tây đang nỗ lực cô lập nước Nga sau cuộc xâm lược Ukraina và kinh tế thế giới đang gặp nhiều xáo trộn, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thi hành các biện pháp để tránh cho những bất đồng và căng thẳng giữa hai nước biến thành xung đột không kiểm soát được.

Theo AFP, cuộc gặp tại Bali giữa hai ông Antony Blinken và Vương Nghị hôm nay cũng là nhằm chuẩn bị cho cuộc họp trực tuyến giữa tổng thống Mỹ Joe Biden với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong những tuần tới.


***************
rfi.fr

Hội nghị ngoại trưởng G20: Nga bị cô lập vì cuộc xâm lược Ukraina

Thanh Phương

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 08/07/2022 đã rời khỏi cuộc họp tại Indonesia với các đồng nhiệm trong nhóm G20 sau khi đại diện các nước phương Tây đồng loạt lên án cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. 

Hội nghị ngoại trưởng nhóm G20, được tổ chức trên đảo Bali của Indonesia, đã không ra một quyết định cụ thể nào, nhưng đã trở thành nơi đối đầu giữa phương Tây và Nga. Theo lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, các nước phương Tây đã thất bại trong việc tẩy chay nước Nga.

Theo lời ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khi phát biểu bế mạc hội nghị Bali, các đại biểu tham dự đã “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hậu quả nhân đạo của chiến tranh Ukraina”. Nhưng cũng theo lời ngoại trưởng Indonesia, nhóm G20 đã không nhất trí lên án cuộc xâm lược của Nga, mà chỉ có một số nước thành viên lên án.

Tuy vậy, theo hãng tin AFP, các nước phương Tây cho rằng họ đã thành công trong việc mở rộng mặt trận chống Nga và đã nêu rõ trách nhiệm của Matxcơva trong cuộc chiến tranh Ukraina và trong các khủng hoảng năng lượng và lương thực toàn cầu. Trả lời AFP, ngoại trưởng Pháp Catherine Colona khẳng định: “ Nước Nga đã bị cô lập đến mức ông Lavrov đã rời khỏi hội nghị vào giữa ngày, sau khi đã phát biểu. Bà Colona ghi nhận là đã không có một quốc gia nào, kể cả các nước trong nhóm BRICS, tức là những quốc gia phát triển lớn thân cận với Matxcơva hơn, lên tiếng bênh vực thái độ của Nga.

Theo lời một quan chức phương Tây, xin được giấu tên, Nga đã bị bất ngờ khi thấy có nhiều nước G20 lên án cuộc xâm lược Ukraina.

Với tư cách nước chủ nhà, Indonesia đã cố giữ thái độ trung lập, nhưng trong bài diễn văn khai mạc hội nghị G20, ngoại trưởng Marsudi đã kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraina.


*****************
rfi.fr

Dân Nhật chưa hết chấn động sau vụ sát hại cựu thủ tướng Shinzo Abe


Hôm nay, 09/07/2022, người dân Nhật vẫn còn bị chấn động, chưa hết bàng hoàng sau vụ cựu thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết khi đang vận động tranh cử.

Ông Abe đã trúng đạn khi đang vận động tranh cử cho cuộc bầu cử Thượng Viện tại Nara, miền tây Nhật Bản. Hung thủ, 41 tuổi, bị bắt tại chỗ, khai với cảnh sát là ông muốn trả thù một tổ chức mà ông tin cựu thủ tướng Nhật là một thành viên. Một số báo chí Nhật cho rằng đó là một tổ chức tôn giáo. Theo cảnh sát, kẻ sát nhân, từng phục vụ trong hải quân Nhật, đã sử dụng một khẩu súng dường như là súng tự chế.

Thi hài của cựu thủ tướng Abe đã được đưa về nhà riêng của ông ở Tokyo hôm nay.

Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval tường trình về phản ứng của người dân thủ đô Nhật:

“Những người dân Tokyo này vẫn còn bị sốc, chưa hết bàng hoàng, họ vừa đau buồn, vừa phẫn nộ. Một người đàn ông nói: “ Các vụ bắn giết ở Mỹ, chúng ta thấy hầu như mỗi tuần trong các bản tin truyền hình. Nhưng sao nó lại xảy ra ở Nhật, quốc gia có luật lệ chặt chẽ nhất thế giới về súng? Thật là không thể hiểu nổi, thật đáng sợ, đáng lo ngại”.

Một phụ nữ thổ lộ: “ Thật kinh khủng. Giết một chính khách đang vận động tranh cử, lúc ông đang trình bày quan điểm của mình, đó là một hành động cố tình vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng. Đó là một cái tát vào nền dân chủ!.”

Mọi người đều lên tiếng ca ngợi cựu thủ tướng Nhật, như phụ nữ này: “ Ông ấy cống hiến hết mình cho đất nước, thậm chí không màng đến sức khỏe, chính vì lý do sức khỏe mà ông đã từ chức. Xin cám ơn ông Abe.”

Một người đàn ông nói thêm :” Chính sách kinh tế của ông, gọi là “Abenomics” đã không giải quyết hết các vấn đề của nước Nhật, nhưng dầu sau cũng đã giúp cho đất nước tiến triển”. Một người đàn ông khác thì cho biết: “ Tôi đau buồn vô hạn. Ông là một người có tinh thần dân tộc rất mạnh, không hề cúi đầu trước Trung Quốc, là chính khách duy nhất, vì lợi ích tối thượng của quốc gia, dám nói “KHÔNG” với các cường quốc khác”.

Shinzo Abe là một nhân vật gây nhiều ý kiến trái ngược nhau, chính sách của ông thường xuyên bị phản đối, nhưng ít ra làm trong lúc này, khi người dân Nhật đang đau buồn, nhưng tranh cãi đó được tạm gác sang một bên.” 

Về phản ứng của quốc tế, tại châu Á, Ấn Độ hôm nay để quốc tang một ngày để tỏ tình liên đới với nhân dân Nhật Bản. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay đã gởi thư chia buồn đến thủ tướng Nhật Fumio Kishida. Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, ông Tập Cận Bình “rất đau buồn về cái chết đột ngột này”.

Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm qua đã dành một phút mặc niệm cho ông Abe trong một cuộc họp ở New York. Phẫn nộ về vụ sát hại cựu thủ tướng Nhật, tổng thống Joe Biden ra lệnh treo cờ rũ ở Hoa Kỳ cho đến ngày mai. Về phần Liên Hiệp Châu Âu, trên mạng Twitter, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã lên án một “vụ sát nhân hèn hạ và tàn bạo”. Cũng như nhiều lãnh đạo khác của châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bày tỏ sự đau buồn: “ Nước Nhật vừa mất đi một vị thủ tướng lớn, đã dành cả cuộc đời để phục vụ đất nước và giúp duy trì sự cân bằng của thế giới.”


************
rfi.fr

Ukraina: Nga vẫn oanh kích liên tục vào vùng Donetsk ở miền đông

Chi Phương

Sau 4 tháng chiến tranh, Nga và Ukraina vẫn giao tranh ác liệt ở miền đông. Hôm qua, 08/07/2022, lãnh đạo vùng Donetsk cho biết, Nga liên tục pháo kích tại các chiến tuyến ở Bakhmut, Sloviansk và Kramatorsk. 

Tại Donetsk, các cuộc pháo kích của Nga đã làm 6 người thiệt mạng và 21 người bị thương trong vòng 24g, theo thống đốc vùng Donetsk Pavlo Kyrylenko. Ông khẳng định quân đội Nga đang tập trung lực lượng, hoặc tổ chức lại lực lượng để chuẩn bị các cuộc tấn công mới vào các thành phố lớn như Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut.  

Ngoài ra, lãnh đạo vùng Donetsk cũng cáo buộc quân đội Nga phá huỷ mùa màng, bắn phá các thiết bị nông nghiệp, gây ra các vụ cháy lớn trên các cánh đồng đang trong mùa thu hoạch.

Trên trang Twitter của bộ Quốc Phòng Anh, cơ quan tình báo của nước này hôm nay, 09/07/2022, cho biết, lực lượng Nga đang huy động quân dự bị từ khắp đất nước, tập trung ở gần Ukraina để chuẩn bị các cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh mới sử dụng một lượng lớn xe bọc thép MT-LB để di chuyển.

Đây là một loại xe tăng được Liên Xô chế tạo từ những năm 1950 và khả năng tấn công cũng như tự vệ không cao, trái ngược với các loại vũ khí tối tân được sử dụng từ đầu cuộc chiến. Cơ quan này cho rằng Nga triển khai các lực lượng tiếp viện với các loại vũ khí lỗi thời và không phù hợp, mặc dù tổng thống Nga Putin hôm 7/7 tuyên bố quân đội Nga vẫn “chưa thật sự ra tay” ở Ukraina. 

Hôm qua, sau nhiều lần tổng thống Ukraina Zelensky kêu gọi phương Tây cung cấp thêm vũ khí, Hoa Kỳ thông báo viện trợ thêm các loại vũ khí trị giá 400 triệu đô la, bao gồm các hệ thống phóng pháo phản lực Himars đã chứng tỏ hiệu quả chống lại lực lượng Nga trên chiến tuyến miền đông.  


*************
bbc.com

Sri Lanka: Người biểu tình tức giận xông vào dinh thự tổng thống -

Hàng ngàn người biểu tình vừa xông vào dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ở thủ đô Sri Lanka.

Người biểu tình từ khắp cả nước tới Colombo yêu cầu ông từ chức sau các đợt biểu tình nhiều tháng qua phản đối cách quản lý yếu kém của ông trong khủng hoảng kinh tế mà nước này phải đối mặt.

Tin cho hay ông ta đã di chuyển tới một địa điểm an toàn hơn trước khi người dân xông vào.

Sri Lanka đang có lạm phát phi mã và không có đủ tiền để nhập thực phẩm, nhiên liệu và thuốc men.

People marching in Colombo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Hàng ngàn người biểu tình tới thủ đô bằng xe hơi và xe buýt, và giới chức nói với hãng tin AFP một số người thậm chí còn "trấn" cả tàu hỏa để tới nơi.

Họ tràn vào quận có các cơ quan chính phủ ở Colombo, hô khẩu hiệu phản đối vị tổng thống và phá vài barrier của cảnh sát để tiếp cận nhà riêng của ông Rajapaska, một nhân chứng kể với Reuters.

Cảnh sát bắn chỉ thiên để tìm cách ngăn đám đông tức giận xông vào dinh thự tổng thống, nhưng không ngăn được một số người.

Giới chức đã tìm cách ngăn biểu tình diễn ra hôm nay bằng cách ra lệnh giới nghiêm đêm thứ Sáu. Nhưng người biểu tình không nản lòng, và lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ sau khi các tổ chức xã hội dân sự và đảng đối lập phản đối mạnh mẽ.

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe vừa triệu tập một cuộc họp lãnh đạo đảng khẩn cấp để bàn về tình hình và đi tới một giải pháp nhanh chóng. Ông cũng yêu cầu chủ tịch quốc hội triệu tập quốc hội.

Sri Lanka đã cạn nguồn ngoại hối và đang chật vật để nhập hàng thiết yếu. Nhiều người đổ lỗi Tổng thống Rajapaksa đã gây ra tình trạng kinh tế kiệt quệ của đất nước, và các cuộc biểu tình đã bắt đầu từ tháng Ba đòi ông phải từ chức.

Chụp lại video,

Chết vì xếp hàng mua xăng ở Sri Lanka

Sri Lanka: Những điều cần biết

  • Sri Lanka là một quốc đảo ở phía nam Ấn Độ: Nước này giành độc lập từ người Anh năm 1948. Ba nhóm thiểu số - Sinhala, Tamil và Hồi giáo - chiếm tới 99% dân số 22 triệu
  • Hai anh em đã lãnh đạo đất nước trong nhiều năm: Mahindra Rajapaksa trở thành người hùng trong nhóm người Sinhala năm 2009 khi chính phủ của ông đánh bại phiến quân Tamil sau nhiều năm nội chiến cay đắng và ác liệt. Em trai ông, ông Gotabaya, khi đó là bộ trưởng quốc phòng, nay là tổng thống.
  • Nay một khủng hoảng kinh tế khiến người dân tức giận xuống đường biểu tình: Lạm phát phi mã có nghĩa một số mặt hàng thực phẩm, thuốc men và xăng dầu bị thiếu, điện bị cắt và người dân đã xuống đường thể hiện sự tức giận của họ, với nhiều người đổ lỗi cho gia đình Rajapaksa và chính phủ của họ đã gây ra khủng hoảng hiện nay.

*****************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn