Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở phía đông [ CẬP NHẬT NGÀY 11- 4 - 2022 ]

Thứ Hai, 11 Tháng Tư 20226:15 CH(Xem: 2536)
Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở phía đông [ CẬP NHẬT NGÀY 11- 4 - 2022 ]

EmBe-U-Hat
**********************

Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở phía đông


Tình báo Anh hôm nay (11/4) cho biết, quân đội Ukraine đã đẩy lùi một số cuộc tấn công của Nga ở Donetsk và Luhansk.

nguoi-dan-ukraine-tai-thanh-pho-mariupol-anh-reuters-c618a63b09bb4ef28f979b83ed1cb6be
Người dân Ukraine tại thành phố Mariupol. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói, hàng nghìn binh sĩ Nga đang tập trung cho một cuộc tấn công mới. Quân đội Nga được cho là đang cố thiết lập quyền kiểm soát ở thành phố cảng Mariupol, vốn là khu vực chủ chốt nằm giữa những vùng đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga ở phía tây và đông Ukraine.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết, các lực lượng Nga đã từ bỏ nỗ lực chiếm thủ đô Kiev, ít nhất là trong thời điểm hiện giờ, song đang tăng gấp đôi nỗ lực ở phía đông Ukraine. Nga đang tiếp tục pháo kích vùng Donetsk và Luhansk. 

Tuy nhiên, các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi một số cuộc tấn công của Nga ở phía đông và phá hủy nhiều xe tăng, các phương tiện và thiết bị pháo của Nga, bản tin tình báo thường kỳ của Anh cho biết.

Các vụ nổ lớn đã làm rung chuyển các thành phố ở phía nam và phía đông Ukraine và tiếng còi hú báo không kích đã vang lên khắp Ukraine vào sáng sớm nay. 

Theo hãng tin AP, cũng trong ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tuyên bố, quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình để phá hủy 4 hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Ukraine. Các hệ thống này được giấu trong một nhà chứa máy bay ở ngoại ô Dnipro, miền trung Ukraine. Khoảng 25 binh sĩ Ukraine đã bị bắn trúng trong vụ tấn công ngày 10/4. 

toa-nha-o-ukraine-bi-pha-huy-sau-cac-dot-phao-kich-cua-nga-anh-ap-93bb39b79e9148eabc6a4a5476b206d4
Tòa nhà ở Ukraine bị phá hủy sau các đợt pháo kích của Nga. Ảnh: AP

Ông Konasheko tiết lộ, Ukraine đã nhận được hệ thống phòng không S-300 từ một quốc gia châu Âu. Ngoài ra, các lực lượng Nga cũng bắn trúng các hệ thống tên lửa tương tự ở vùng Mykolaiv và Kharkiv. Quan chức quốc phòng Nga cũng cho biết, các tên lửa có độ chính xác cao của nước này đã phá hủy trụ sở chính của tiểu đoàn Dnipro của Ukraine ở thị trấn Zvontsky. 

Hiện, chưa thể xác minh độc lập các tuyên bố này. 

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết, hôm nay (11/4), ông sẽ gặp Tổng thống Nga Putin tại Moscow và kêu gọi chấm dứt xung đột. Đây sẽ là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Putin với một nhà lãnh đạo thuộc Liên minh châu Âu kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2. Áo là quốc gia trung lập về quân sự và không phải là một thành viên của NATO. Trước khi gặp Tổng thống Nga, Thủ tướng Áo có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Zelensky tại Kiev. 

Các nhà phân tích quân sự phương Tây cho rằng các cuộc tấn công của Nga ngày càng tập trung ở phía đông Ukraine, theo một vòng cung kéo dài từ Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, ở phía bắc, tới Kherson ở phía nam.
****************

Rộ tin Slovakia có thể bán pháo tự hành cho Ukraine



“Tôi có thể khẳng định rằng, chúng tôi đang có những cuộc thảo luận về thương vụ bán pháo tự hành Zuzana”, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad nói trong một cuộc tranh luận trên truyền hình.

Dù vậy, ông Nad không tiết lộ thêm chi tiết về thương vụ.

bo-truong-quoc-phong-slovakia-jaroslav-nadanh-reuters-7ee4a868d3914378867915527a0f707e
Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad. Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters nhận định, loại pháo tự hành mà Slovakia muốn bán cho Ukraine tên là Zuzana 2.

Zuzana 2 là pháo tự hành được Slovakia thiết kế và đưa vào trang bị trong quân đội từ năm 2001. Xe có khối lượng 32 tấn; dài 14,2m tính cả nòng; rộng 3m; cao 3,52m. Kíp chiến đấu của xe có 4 người, bao gồm trưởng xe, xạ thủ, lái xe và người tiếp đạn.

phao-tu-hanhzuzana-2-anh-military-today-06f78d00d9e24563a92cc31d5685ea74
Pháo tự hành Zuzana 2. Ảnh: Military Today  

Zuzana 2 sử dụng loại đạn pháo cỡ 155mm, tầm bắn xa nhất đạt 41km khi sử dụng đạn tăng tầm. Tốc độ bắn tối đa 6 phát/phút. Khả năng nâng góc nòng pháo của Zuzana 2 nằm trong khoảng -3,3 đến 70 độ. Ngoài ra, xe còn được lắp một súng máy sử dụng cỡ đạn 12,7 x 99mm NATO trên nóc để chống lại bộ binh đối phương.


*************

Ngoại trưởng Ukraine: Quân đội chúng tôi mạnh số 2 thế giới, chỉ sau Mỹ


Ngoại trưởng Ukraine: Quân đội chúng tôi mạnh số 2 thế giới, chỉ sau Mỹ - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Ukraine Kuleba phát biểu trong cuộc họp báo ngày 7-4 tại trụ sở NATO ở Bỉ - Ảnh: REUTERS

"Hoàn toàn đúng khi nói rằng Ukraine đã giành chiến thắng trong trận chiến ở Kiev", ông Kuleba nêu vấn đề trong cuộc phỏng vấn với Đài NBC phát ngày 10-4.

"Giờ đây một trận chiến khác đang đến, trận chiến vì Donbass", ngoại trưởng Ukraine nói tiếp và cho biết Kiev đang phối hợp với các nước đối tác chuẩn bị mọi thứ cần thiết để tiếp tục chiến thắng.

Khi được hỏi Ukraine cần vũ khí gì để giành thắng lợi, ông Kuleba cho rằng các nước không nên sa vào tranh luận những gì Kiev cần và không cần. Theo ngoại trưởng UKraine, vấn đề lớn trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine là đôi khi số vũ khí này đến quá trễ.

"Nếu chúng ta không lãng phí thời gian để tranh luận về vũ khí tấn công hay phòng thủ, Ukraine cần và không cần cái gì, tôi nghĩ chúng tôi đã ở một vị thế khác bây giờ, mạnh hơn hẳn lúc này", ông Kuleba nêu quan điểm.

Theo ngoại trưởng Ukraine, việc Đức và Pháp từ chối kết nạp Ukraine vào NATO hồi năm 2008 là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột hiện tại. "Nếu chúng tôi là thành viên NATO, cuộc chiến này sẽ không bao giờ xảy ra", ông Kuleba khẳng định.

Trước câu hỏi liệu có thể đánh thắng quân đội Nga chỉ với quân đội của mình và quân nhu từ phương Tây, ngoại trưởng Ukraine tự tin có thể làm được.

"Chúng tôi biết cách chiến đấu. Tôi tin là sẽ không quá lời khi nói rằng Ukraine đã chứng tỏ mình đang có một trong những đội quân mạnh nhất thế giới, có thể xếp thứ hai chỉ sau Mỹ. Cái này không phải về quân số mà là về kinh nghiệm trận mạc và năng lực chiến đấu", nhà ngoại giao Ukraine giải thích thêm.

Theo ông Kuleba, tất cả những gì Kiev cần là vũ khí tối tân và nếu được NATO nói riêng, phương Tây nói chung cung cấp, Ukraine sẽ tiếp tục chiến đấu và bảo đảm các nước này sẽ không phải bước vào cuộc chiến với Nga.

Ngoại trưởng Kuleba đã không từ nỗ lực nào để vận động các nước gởi thêm vũ khí tiên tiến cho Ukraine. Trong cuộc gặp với các ngoại trưởng NATO tuần trước, ông nhấn mạnh chương trình làm việc của ông chỉ có "vũ khí, vũ khí và vũ khí".

Vương quốc Anh, một đồng minh của Mỹ và thành viên NATO, thông báo sẽ gởi thêm xe bọc thép và tên lửa chống hạm cho Ukraine.

Sự xuất hiện của các tên lửa chống hạm là rất đáng chú ý, xét đến việc Nga đang phát động một số vụ không kích bằng tên lửa hải đối đất từ Biển Đen.
*****************

Trừng phạt tài phiệt Nga: 'Thỏ khôn có ba hang'


Trừng phạt tài phiệt Nga: Thỏ khôn có ba hang - Ảnh 1.

Du thuyền Solaris của tỉ phú Nga Roman Abramovich tìm cách né trừng phạt của phương Tây bằng cách đậu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh: Solaris ở cảng Barcelona, Tây Ban Nha - Ảnh: TASS

Các nước thành viên EU tích cực hưởng ứng kế hoạch này, song hiệu quả chưa được như mong muốn vì các nhà tài phiệt luôn tính trước nhiều đường để thoát hiểm như câu ngạn ngữ Trung Quốc: "Thỏ khôn có ba hang".

Như muối bỏ bể

Sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, khối EU và các chính phủ Anh, Mỹ đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các nhà tài phiệt được cho là thuộc phe nhóm của Tổng thống Putin nhằm đóng băng những mạch máu của nền kinh tế Nga như các ngành công nghệ, quốc phòng, năng lượng và các tổ chức tài chính.

Theo kế hoạch "Freeze and Seize", EU sẽ hoạt động cùng với các nước G7 là Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ nhằm cắt Nga khỏi các mạch tài chính của thế giới.

Tuần qua, Đan Mạch đã tịch thu 10.000 tấn thép được lưu trữ tại Đan Mạch của Công ty thép Sevarstal thuộc quyền sở hữu của Alexei Mordastjov - người được xem là giàu nhất nước Nga với tài sản 23,3 tỉ USD.

Đan Mạch cũng đã đóng băng khoảng 4,3 triệu USD của tỉ phú Andrey Igorevich Melnichenko - nhà sáng lập một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, Tập đoàn EuroChem, và là người đứng sau nhà cung cấp than Suek.

Sau khi Mordastjov bị khối EU đưa vào danh sách bị trừng phạt, du thuyền Lady M trị giá hơn 70 triệu USD của ông ta đã bị tịch thu tại Ý, nhưng ông này đã kịp đưa siêu du thuyền thứ hai của mình đến Vladivostok.

Theo thông tấn xã Tass, cả ông Melnichenko lẫn ông Mordastjov cho biết họ có nhiều liên hệ với chính quyền Matxcơva nhưng "không phải vì lý do chính trị". 

Cả hai ông đều không cho rằng tác động của lệnh trừng phạt là đáng kể hay sẽ có ảnh hưởng tới cuộc chiến ở Ukraine. Rất dễ nhận thấy chuyện bị đóng băng vài triệu, thậm chí vài chục triệu USD, chẳng có ý nghĩa gì so với khoản tài sản khổng lồ của các tài phiệt Nga.

"Tài phiệt" dùng để chỉ những cá nhân cực giàu có và có những ảnh hưởng nhất định về mặt chính trị. 

Sau khi Liên bang Xô viết tan rã vào năm 1991, tranh thủ quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước cũ, một số đã nắm được quyền kiểm soát các ngân hàng, nhà máy và tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. 

Theo Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ), các tài phiệt Nga hiện kiểm soát khoảng 30% tài sản của quốc gia, phần lớn trong số đó được cất giữ ở nước ngoài.

Muôn vẻ cách né trừng phạt

Để đối phó với đòn trừng phạt từ phương Tây, các tài phiệt Nga có nhiều cách như chuyển tài sản đến những nước không áp dụng lệnh trừng phạt hay cất giấu trong các quỹ tín thác khó tiếp cận.

Một ví dụ điển hình là Anh đã áp lệnh trừng phạt ông chủ câu lạc bộ Chelsea Roman Abramovich vào ngày 10-3 vì có "mối liên hệ rõ ràng" với Tổng thống Putin và có cổ phần trong Công ty thép Evraz - công ty có thể cung cấp nguyên liệu cho quân đội Nga.

Nhưng theo Hãng tin Reuters, hai siêu du thuyền của Abramovich, trị giá hơn 1 tỉ USD, đã thong dong cập cảng phía nam Thổ Nhĩ Kỳ mà không gặp phải cản trở đáng kể nào.

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO nhưng Ankara vẫn chống lại các lệnh trừng phạt vì lo nền kinh tế của mình bị tổn hại. 

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tuyên bố các nhà tài phiệt Nga "tất nhiên" được chào đón ở nước này và tự do kinh doanh tại đây theo luật pháp quốc tế.

Bên cạnh đó, phát ngôn viên của Alisher Usmanov - một trong những nhà tài phiệt "rất thân thiết" với ông Putin, người nắm giữ quyền kinh doanh tập đoàn sắt thép khổng lồ Metalloinvest của Nga và mạng di động MegaFon - từng tiết lộ với báo Guardian rằng hầu hết tài sản của ông Usmanov tại Vương quốc Anh "từ lâu đã được chuyển thành quỹ tín thác không thể thu hồi".

Sau khi hoàn tất việc chuyển nhượng, Usmanov không sở hữu khối tài sản trị giá hơn 3 tỉ USD và đã chuyển giao quyền thụ hưởng cho gia đình nên có thể bảo vệ tài sản trước các lệnh trừng phạt.

Bên cạnh đó, các thiên đường thuế toàn cầu cũng chính là thiên đường của các tài phiệt Nga. Tuần trước, Quốc hội Đan Mạch đã có buổi họp khẩn cấp về việc hạn chế khả năng mua tiền tệ và chứng khoán Đan Mạch của người Nga và người Belarus. 

Nhưng theo nghị sĩ Lisbeth Bech-Nielsen, các tài phiệt Nga vẫn có thể lách lệnh trừng phạt thông qua các "thiên đường thuế" tại châu Âu hoặc trong các vùng lãnh thổ mang cờ châu Âu. Như vậy, họ vẫn có cách tiếp cận nguồn tiền cho dù có bị phong tỏa tại một số ngân hàng.

Ông Rasmus Corlin Christensen, Đại học kinh doanh CBS ở Copenhagen, cho biết có dấu hiệu cho thấy giới thượng lưu Nga đang sử dụng các thiên đường thuế ở mức độ lớn hơn so với phương Tây. 

Sự thiếu minh bạch về quyền sở hữu ở các thiên đường thuế này sẽ gây khó khăn cho các lệnh trừng phạt tài chính áp với giới nhà giàu Nga.

Ông Christensen cho rằng nếu muốn tạo áp lực lên Nga thì cần có một giải pháp quốc tế với sự tham gia của 140 nước. Có lẽ vì thế nên phía Nga vẫn mạnh miệng tuyên bố họ không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cấm vận của các nước.

38 Trong số 38 nhà tài phiệt Nga bị khối EU, Mỹ và Anh áp trừng phạt, có những gương mặt nổi tiếng như ông Sergei S. Ivanov - giám đốc điều hành của Alrosa, một công ty khai thác kim cương chiếm 28% công suất khai thác kim cương của thế giới; ông Igor Sechin - giám đốc điều hành của Rosneft, một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới; ông Andrey Kostin - chủ tịch Ngân hàng VTB, ngân hàng lớn thứ hai ở Nga và ông Alexei Miller - giám đốc điều hành của Công ty năng lượng Gazprom...


******************

6 vận tải cơ quân sự Trung Quốc xuất hiện ở châu Âu

Nhóm 6 vận tải cơ Y-20 nối đuôi nhau bay qua không phận hai thành viên NATO và hạ cánh xuống sân bay tại thủ đô Belgrade của Serbia.

Những bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội hôm10/4 cho thấy các vận tải cơ Y-20 của không quân Trung Quốc hạ cánh xuống sân bay Nikola Tesla ở thủ đô Belgrade của Serbia trước đó một ngày, làm dấy lên đồn đoán về hoạt động của máy bay quân sự Trung Quốc tại châu Âu.

Dữ liệu do Flightradar24 và ADSBexchange cung cấp cho thấy nhóm máy bay quân sự Trung Quốc trước đó bay qua không phận hai nước thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.

Biên tập viên Stetson Payne và Tyler Rogoway của Drive nhận định "Y-20 xuất hiện ở châu Âu với bất cứ số lượng nào đều là diễn biến mới". Chuyên gia quân sự Aleksandar Radic cho rằng nhóm vận tải cơ Y-20 xuất hiện ở châu Âu là "hành động biểu dương lực lượng của Trung Quốc".

Giới chuyên gia quân sự cho rằng nhóm vận tải cơ Trung Quốc có thể chuyển tổ hợp tên lửa phòng không HQ-22 cho quân đội Serbia. Ít nhất trong số này có một máy bay tiếp liệu Y-20U.

Bộ Quốc phòng Serbia chưa bình luận về thông tin Trung Quốc chuyển giao tổ hợp HQ-22 cho nước này.

Vận tải cơ Y-20 hạ cánh xuống sân bay Nikola Tesla ở thủ đô Belgrade, Serbia ngày 9/4. Ảnh: FlyingHigh Aviation.

Vận tải cơ Y-20 hạ cánh xuống sân bay Nikola Tesla ở thủ đô Belgrade, Serbia ngày 9/4. Ảnh: FlyingHigh Aviation.

Tổng thống Aleksandar Vucic ngày 9/4 nói ông sẽ giới thiệu "niềm tự hào mới nhất" của quân đội Serbia vào ngày 12 hoặc 13/4. Ông Vucic cho biết Trung Quốc và Serbia thống nhất về thương vụ tên lửa phòng không HQ-22 từ năm 2019, song không xác nhận liệu tổ hợp phòng không tầm trung này đã tới Serbia hay chưa.

Các quan chức Mỹ năm 2020 cảnh báo Serbia về thương vụ tên lửa phòng không HQ-22 do Trung Quốc sản xuất với biến thể xuất khẩu mang tên FK-3. Họ nói nếu Serbia muốn gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hoặc NATO, nước này phải điều chỉnh thiết bị quân sự theo tiêu chuẩn phương Tây.

HQ-22 có thể bắn trúng mục tiêu cách 170 km và ở độ cao tối đa 27 km. HQ-22 thường được so sánh với hệ thống Patriot của Mỹ và S-300 của Nga, dù tổ hợp này có tầm bắn ngắn hơn so với biến thể S-300 mới. Sau khi biên chế HQ-22, Serbia sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên vận hành tên lửa phòng không Trung Quốc.

Nhóm máy bay Y-20 của Trung Quốc bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria ngày 9/4. Đồ họa: ADSBexchange.

Nhóm máy bay Y-20 của Trung Quốc bay qua không phận Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria ngày 9/4. Đồ họa: ADSBexchange.


***************
voatiengviet.com

Nga: chúng tôi đã phá hủy các hệ thống phòng không

VOA

Nga: chúng tôi đã phá hủy các hệ thống phòng không

Quân đội Nga cho biết họ đã phá hủy một lô vũ khí gồm các hệ thống tên lửa phòng không do phương Tây cung cấp.

Thiếu tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, cho biết quân đội nước này đã sử dụng tên lửa hành trình Kalibr phóng từ biển để phá hủy 4 bệ phóng tên lửa phòng không S-300 ở ngoại ô phía nam thành phố Dnipro. Ông cho biết khoảng 25 binh sĩ Ukraine cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công hôm Chủ nhật 10/4.

Ông Konashenkov cho biết trong một tuyên bố hôm 11/4 rằng Ukraine đã nhận được các hệ thống phòng không từ một quốc gia châu Âu mà ông không nêu tên. Tuyên bố của ông Konashenkov không thể được xác minh một cách độc lập.

Tuần trước, Slovakia cho biết họ đã bàn giao hệ thống phòng không S-300 do Liên Xô thiết kế cho Ukraine, nước này đã cầu xin phương Tây cung cấp thêm vũ khí, bao gồm cả hệ thống phòng không tầm xa.

Văn phòng thủ tướng Slovakia đã đưa ra một tuyên bố vào cuối ngày 10/4 cho rằng hệ thống S-300 được trao cho Ukraine đã bị phá hủy là “thông tin sai lệch”. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu cả hai bên có đề cập đến cùng một cuộc không kích hay không. Phía Nga nhắm mục tiêu vào các hệ thống phòng thủ tên lửa ở ba địa điểm khác nhau trong những ngày gần đây.

(Theo AP)

Các bộ trưởng EU đánh giá phản ứng của khối đối với cuộc chiến ở Ukraine

Các bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) đang họp để cân nhắc tính hiệu quả phản ứng của khối đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine trong bối cảnh lo ngại về việc Moscow chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn ở phía đông.

Các bộ trưởng sẽ hội đàm với Tổng công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế Karim A.A. Khan khi phương Tây gia tăng áp lực buộc phải quy trách nhiệm cho những kẻ chịu trách nhiệm về bất kỳ tội ác chiến tranh nào ở Ukraine.

Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, người đang chủ trì cuộc họp hôm thứ Hai 11/4 tại Luxembourg, lên án điều mà ông gọi là “hành động xâm lược tàn bạo, dã man” của quân đội Nga.

Ông Borrell, người đến thăm Ukraine vào cuối tuần qua, cho biết các biện pháp trừng phạt khác của EU đối với Nga “luôn được đưa ra bàn luận”.

Ông nói rằng ông “sợ quân đội Nga đang tập trung ở phía đông để mở cuộc tấn công vào Donbas,” khu vực ở phía đông sau khi Moscow rút lực lượng khỏi xung quanh thủ đô Kyiv vào tuần trước.

(Theo AP)

Số người tị nạn rời Ukraine lên tới 4,5 triệu

Cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc cho biết rằng số người rời Ukraine kể từ đầu cuộc chiến đã lên tới 4,5 triệu người.

Theo một bản cập nhật hôm Chủ nhật trên cổng thông tin trực tuyến của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), số người chạy khỏi Ukraine kể từ ngày 24 tháng 2 đã tăng lên khoảng 4,5 triệu người.

Khoảng 2,6 triệu người trong số đó ban đầu chạy sang Ba Lan và hơn 686.000 người sang Romania.

Tuy nhiên, UNHCR lưu ý rằng có rất ít các biện pháp kiểm soát biên giới trong Liên minh châu Âu và tổ chức này tin rằng "một số lượng lớn người" đã rời quốc gia đầu tiên họ đặt chân đến.

[AP]

Thủ tướng Áo sẽ gặp ông Putin ở Nga vào ngày 11/4

Người phát ngôn của chính phủ Áo cho biết rằng Thủ tướng nước này, ông Karl Nehammer, sẽ tới Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin vào ngày thứ Hai (11/4).

Cuộc gặp dự kiến với nhà lãnh đạo Nga diễn ra sau chuyến công du của ông Nehammer tới Ukraine vào thứ Bảy, và trong chuyens công du đó, ông đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.

[Reuters]


****************

Nga cảnh báo hậu quả nếu Thụy Điển, Phần Lan vào NATO

Điện Kremlin cho rằng châu Âu sẽ bất ổn nếu NATO tiếp tục mở rộng và kết nạp hai quốc gia trung lập Thụy Điển, Phần Lan.

"Chúng tôi từng nhiều lần khẳng định NATO là công cụ hướng tới đối đầu và việc mở rộng liên minh này sẽ không mang đến ổn định cho lục địa châu Âu", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm nay khi được hỏi về khả năng Thụy ĐiểnPhần Lan, hai quốc gia trung lập, gia nhập NATO.

Phát biểu được đưa ra sau khi tờ Times của Anh dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết Phần Lan có thể xin gia nhập NATO vào tháng 6, sau đó là Thụy Điển.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tại cuộc họp báo ở Moskva hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

Người phát ngôn Peskov tại cuộc họp báo ở thủ đô Moskva của Nga hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuần trước cho biết liên minh sẽ hoan nghênh Phần Lan và Thụy Điển nếu họ quyết định xin gia nhập. Ông khẳng định NATO sẵn sàng cung cấp đảm bảo an ninh cho hai nước từ lúc họ công bố quyết định gia nhập NATO đến khi đơn đăng ký được chấp thuận. Tuy nhiên, Tổng thư ký Stoltenberg từ chối nêu chi tiết những đảm bảo an ninh khối này có thể cung cấp.

Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin hồi đầu tháng nói rằng nước này cần quyết định kế hoạch tham gia NATO "một cách triệt để nhưng nhanh chóng", trong khi Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson cuối tháng 3 khẳng định "không loại trừ khả năng trở thành thành viên NATO".

Trước khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu NATO ngừng mở rộng và rút quân khỏi khu vực gần biên giới Nga. Viễn cảnh các nước láng giềng Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO được nhận định sẽ khiến Nga phật lòng.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Phần Lan có đường biên giới dài hơn 1.300 km với Nga. Họ trở thành nước trung lập thông qua hiệp ước hữu nghị với Liên Xô năm 1948, với kỳ vọng ngăn tái diễn cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939 từng khiến hơn 80.000 quân nhân nước này thiệt mạng.

Xuyên suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quốc gia Bắc Âu duy trì tôn chỉ không liên kết, bất chấp sức ảnh hưởng từ cả hai khối do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Phần Lan dần chuyển trọng tâm đối ngoại sang phương Tây, đánh dấu với quyết định gia nhập EU năm 1995.

Thụy Điển cũng chọn hướng đi tương tự sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, gia nhập EU vào năm 1995 và tăng cường hợp tác với NATO, nhưng không trở thành thành viên chính thức của khối này.

Thụy Điển đã tránh tham gia bất kỳ liên minh quân sự nào trong hơn 200 năm qua. Trước khi chiến sự tại Ukraine bùng phát, lần gần nhất Thụy Điển gửi viện trợ vũ khí ra nước ngoài là trong cuộc chiến Phần Lan - Liên Xô năm 1939.

Vũ Anh (Theo RT)


************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn