Chủ tịch Ủy ban châu Âu sắp thăm Kiev [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

Thứ Ba, 05 Tháng Tư 20227:15 CH(Xem: 2328)
Chủ tịch Ủy ban châu Âu sắp thăm Kiev [ CẬP NHẬT LIÊN TỤC ]

nga-crime-ucraina-dep

***************

Chủ tịch Ủy ban châu Âu sắp thăm Kiev

Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen sẽ cùng quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU tới Kiev tuần này để thể hiện ủng hộ với Ukraine.

"Hai người sẽ đến Kiev trong tuần này để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky trước thềm sự kiện #StandUpForUkraine ở Warsaw vào ngày 9/4", phát ngôn viên Ủy ban châu Âu Eric Mamer đăng trên Twitter hôm 5/4, thông báo về chuyến thăm Kiev của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và quan chức phụ trách chính sách đối ngoại EU Josep Borrell.

Tổng thống Zelensky nói với các phóng viên rằng ông rất mong đợi chuyến thăm của Chủ tịch Ủy ban châu Âu, gọi đây là "thời khắc quan trọng", song cũng chưa biết thời gian cụ thể của chuyến đi.

Đây sẽ là chuyến thăm cấp cao thứ hai của quan chức EU tới Ukraine từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở quốc gia này. Chủ tịch Nghị viện châu Âu Roberta Metsola tuần trước cũng tới thăm Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Czech Petr Fiala và Thủ tướng Slovenia Janez Jansa trước đó tới thăm Kiev bằng tàu hỏa hôm 16/3, ngay trong lúc lực lượng Nga áp sát thành phố này.

Chính phủ Ba Lan cho biết chuyến thăm của các thủ tướng được tổ chức theo thỏa thuận với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và bà von der Leyen, nhằm thể hiện sự ủng hộ rõ ràng của toàn thể EU với Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, hôm 25/2. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ, hôm 25/2. Ảnh: AFP.

Quân đội Ukraine cuối tuần trước tuyên bố đã tái kiểm soát "toàn bộ khu vực Kiev" khi lực lượng Nga rút khỏi một số thị trấn quan trọng gần thủ đô. Các nhà đàm phán Nga trước đó cũng thông báo quân đội nước này sẽ giảm đáng kể hoạt động tại một số địa bàn, trong đó có khu vực quanh thủ đô Kiev, nhằm tăng cường niềm tin giữa hai bên và tạo điều kiện cho đàm phán.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, nhiều nước EU đã cùng Mỹ áp loạt lệnh trừng phạt lên Nga như bỏ quy chế tối huệ quốc, cấm nhập khẩu nhiều nguồn hàng từ Nga hay loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Một số nước còn thu giữ du thuyền và các tài sản khác của những nhà tài phiệt Nga.

Moskva nhiều lần khẳng định sẽ thích ứng được tình hình mới và các lệnh trừng phạt không khiến họ thay đổi lập trường. Nga cũng đáp trả phương Tây bằng cách cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022.

Các nước EU trong hai ngày qua cũng liên tiếp ra các quyết định trục xuất tổng cộng hơn 120 nhà ngoại giao Nga. Điện Kremlin cho rằng đây là hành động "thiển cận" của phương Tây và bảo lưu quyền áp dụng biện pháp đáp trả, nhưng chưa công bố chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo AFP)


***************

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 40, 04-04-2022


ze_04

1. Liên hiệp Châu Âu (EU) chính thức lên án chính quyền Putin vì vụ thảm sát dân thường ở thành phố Bucha, khiến hơn 300 người đã bi giết hại dã man và chôn vội trong các hố chôn tập thể. Hình từ trên cao cho thấy độ lớn của nơi này:

01

Số tử thi được đưa lên từ các hố chôn đã lên tới con số 410, đa số họ bị trói tay và bắn vào đầu từ sau gáy.

02

Thêm rất nhiều hình ảnh từ Bucha:

09

12

15

Những người Ukraina đã được mời đến để nhận diện thân nhân của mình:

06

Tổng thống Ukraina Zelensky đã đích thân đến Bucha trước ngôi mộ tập thể, bất kể nguy hiểm ám sát, vì ông đang là mục tiêu số 1 của Nga: "Hãy xem những gì lính Nga làm với người dân thành phố nhỏ bé này, đối xử với họ tệ hơn cả những con vật”.

ze_01

Ông cũng mời bà Merkel, cựu thủ tướng Đức và ông Sarkozy, cựu tổng thống Pháp, những người chủ trương "thắt chặt quan hệ kinh tế với Nga” tới Bucha, để họ "nhìn thấy tận mắt những người Ukraina bị tra tấn và giết hại”.

Không chỉ ở Bucha, một số xác dân thường được tìm thấy dọc theo xa lộ tới Zhytomyr:

zhytomyr_02

Trước khi rút lui, quân Nga bắn phá con đường này để gây khó khăn có việc tiếp tế từ phía tây cho Kyiv:

Phía Ukraina cung cấp danh sách 64 lính Nga, những kẻ được cho là chịu trách nhiệm trong vụ thảm sát này. Trong khi đó, người phát ngôn của Nga vẫn một mực chối, cho rằng đó là "phía Ukraina tự giết dân của họ rồi đổ tội cho Nga”. Nhưng với sự "nói dối như cuội” của Nga từ đầu cuộc chiến tới giờ, chả hiểu ai còn tin nổi họ.

Các bộ trưởng EU đang họp gấp để chuẩn bị cho một nấc trừng phạt cấm vận mới, sau khi quyết định thành lập và gửi ngay nhóm điều tra đặc biệt tới Bucha. Litva, Latvia và Estonia đồng loạt tuyên bố không nhập khẩu khí đốt hay dầu hỏa từ Nga nữa, bắt đầu từ 01-04-2022, không cần chờ lệnh cấm vận từ cả khối EU. Litva đồng thời đuổi đại sứ của Nga ra khỏi lãnh thổ của họ và rút đại sứ của họ ở Nga về.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lên tiếng chính thức, tuyên bố Mỹ "sẽ sử dụng tất cả những công cụ có thế” để truy cứu trách nhiệm vụ thảm sát này.

Chính phủ Đức lên án vụ thảm sát và ngay lập tức trục xuất phần lớn các nhà ngoại giao Nga, lần đầu tiên trong cuộc chiến này, nước Đức tỏ ra kiên quyết như vậy: "Những hành động của Nga cho thấy sự tàn bạo của họ và những kẻ tuyên truyền cho họ, vượt qua mọi khả năng chịu đựng…. Điều đó đang chống lại sự tự do và đoàn kết của xã hội chúng tôi, thậm chí ngay cả ở nước Đức”.

Đến buổi chiều, Pháp cũng đã tuyên bố và làm tương tự Đức.

Thủ tướng Czech, Petr Fiala, chỉ thẳng tên Putin là người phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát này: "Thế giới sẽ không bao giờ quên Putin là kẻ khởi xướng ra cuộc chiến tranh phi nghĩa này, gây ra cái chết của nhiều người vô tội”.

Băng tuyên truyền của Nga, rằng lính của họ mang đến hòa bình. Bên dưới là "hòa bình” họ mang đến:

2. Hình ảnh tổng kết cuộc xâm lược trong suốt 40 ngày qua, cho chúng ta thấy diễn biến cuộc chiến đang ở mức độ nào:

3. Sau khi giải phóng toàn bộ khu vực xung quanh Chernihiv, quân Ukraina phát hiện ra trong tầng hầm một trường học, quân Nga đã giam giữ gần 150 người, trong đó có rất nhiều trẻ em. Một số đã bị bỏ đói, rất nhiều trẻ đang ốm và có cả xác người chết, nhưng quân Nga không cho phép đem đi chôn cất.

chernihiv_15

4. Quân Nga bắn vào Kharkiv 50 quả tên lửa, làm 10 người chết, 34 người bị thương, trong đó có cả trẻ em.

5. Chiến sự vẫn tiếp tục căng thẳng ở quanh Izium. Quân Nga đang dồn các lực lượng từ khắp nơi về đây và chuẩn bị tấn công trên diện rộng. Tình báo Anh cho biết, kể cả đám lính đánh thuê Wagner, chuyên ám sát những nhân vật quan trọng, cũng được đưa về đây:

wagner_01

Chủ tịch quân ly khai ở Donbas, Denis Pushilin, trao huy chương chiến công cho thiếu tá Roman Vorobyev vì "chiến công tiêu diệt 250 phát xít”. Điều này thật mỉa mai, khi Vorobyev có gắn hẳn hai huy hiệu phát xít trên quân phục, bao gồm cả ký hiệu của SS:

phatxit_01

Putin đang sử dụng chủ nghĩa dân tộc để củng cố quyền lực và muốn tạo ra một "trật tự thế giới mới”, dựa trên sức mạnh quân sự, khôi phục chủ nghĩa "Đại Nga”, tương tự như Hitler ngày xưa, nhưng mồm thì xoen xoét nói rằng "chống phát xít”. Hãy nhìn những gì Putin làm, và những kẻ nào ông ta dung túng thì sẽ rõ.

Lính từ Donetsk của Nga – Trung đoàn Sparta – công khai sử dụng các dấu hiệu phát xít. Trong khi sau 40 ngày chiến tranh, Putin đưa ra được bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy, có ai đó ở Ukraina sử dụng các dấu hiệu của phát-xít cả. Phát xít đến để tấn công phát xít ư ?

phatxit_03

6. Theo tin tình báo từ Bộ Quốc phòng Anh, quân Nga tấn công dữ dội vào Mariupol nhưng không làm sao tiêu diệt được đội quân Ukraina đang tử thủ ở đó. Trung tâm thành phố vẫn thuộc quyền quản lý của phía Ukraina.

Nhà hát Mariupol, nơi quân Nga thả bom giết chết 300 người dân thường, sau khi được dập lửa.

nhahat_03


nhahat_04

Hội Chữ thập đỏ Quốc tế vẫn không thể chở đồ tiếp tế cho Mariupol. Quân Nga không cho phép và tịch thu những hàng cứu trợ, thậm chí bắn vào những đoàn tị nạn từ bên trong định chạy ra. Có 100.000 người dân còn đang kẹt trong đó, khoảng 40.000 người đã bị đưa sang Nga.

7. Quân Ukraina tấn công để giành lại Kherson.

Bản đồ chiến sự:

bando_35

8. Quân Nga tiếp tục bắn phá Nykolaiv, bệnh viện phụ sản đã trúng tên lửa.

9. Quân Nga bắn tên lửa vào trụ sở hải quân Ukraina ở Odessa:

Nhưng người dân không nao núng:

10. Chế độ độc tài khiến phía Nga thực sự thiếu những người giỏi làm việc cho họ. Dưới đây là một đoạn phim tuyên truyền về việc quân Ukraina gài mìn và "những người lính Nga đang dò mìn, tháo gỡ giúp dân thường”. Mọi thứ rất hay, chỉ có điều nhóm quay phim lại đi trước những người lính, nếu có mìn thật thì cả đám quay tan xác lâu rồi.

Sự tàn ác của quân Nga đang tự đẩy nước Nga ra khỏi xã hội văn minh, dẫn đến việc bị coi thường, khắp nơi, tự cô lập khiến xã hội, văn hóa, thể thao thụt lùi.

Thắng hay thua, người phải trả giá nhiều nhất sẽ là người dân Nga. Sau này sẽ rất có ít nơi nào ở tôn trọng hay rộng mở với họ, tư tưởng bài Nga sẽ ngày càng phát triển, mà vấn đề là người Nga giàu có lại qua phương Tây định cư rất nhiều.

Một kỷ nguyên chiến tranh lạnh mới sẽ lại bắt đầu.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH
***************
voatiengviet.com

27 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi các nước Baltic


27 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi các nước Baltic

Estonia và Latvia sẽ đóng cửa các cơ quan đại diện lãnh sự của Nga ở hai thành phố của mỗi nước và trục xuất tổng cộng 27 nhà ngoại giao và nhân viên Nga hiện đang làm việc tại các nước Baltic.

Bộ Ngoại giao Estonia cho biết hôm thứ Ba 5/4 rằng nước này đã quyết định trục xuất các nhân viên lãnh sự quán Nga ở thành phố phía nam Tartu và thành phố biên giới Narva và đóng cửa các cơ sở ngoại giao này. Bộ cho biết 14 nhân viên Nga, bao gồm 7 nhân viên có tư cách ngoại giao, phải rời khỏi đất nước trước ngày 30/4.

Thứ trưởng Mart Volmer của Bộ cho biết “không thể có cuộc nói chuyện như thường lệ” với Moscow sau những cáo buộc về hành vi tàn bạo của lực lượng Nga đối với dân thường ở các thành phố Ukraine.

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rincevics cho biết trên Twitter rằng Latvia sẽ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Daugavpils và Liepaja, đồng thời trục xuất 13 nhà ngoại giao và nhân viên Nga.

Theo AP

Tổng thống Nga Vladimir Putin và CEO của tập đoàn Gazprom Alexei Miller.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và CEO của tập đoàn Gazprom Alexei Miller.

Ông Putin cảnh báo về việc quốc hữu hóa cổ phần của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của nước ngoài nhằm quốc hữu hóa cổ phần của Nga tại các công ty sẽ là “con dao hai lưỡi”.

Ông nói: “Chúng tôi đã nghe tuyên bố từ các quan chức về khả năng quốc hữu hóa một số tài sản của chúng tôi. Chuyện này sẽ đi được bao xa? Đừng ai quên rằng đó là con dao hai lưỡi”.

Ông Putin cũng than phiền điều mà ông nói là “áp lực hành chính đối với công ty Gazprom của chúng tôi ở một số nước châu Âu.”

Hôm 4/4, Đức đã giao một cơ quan chính phủ đảm trách một công ty con lâu năm thuộc Gazprom ở Đức, tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước Nga kiểm soát.

Động thái này không mang tính quốc hữu hóa vì nhà nước Đức chưa nắm quyền sở hữu cổ phần và đây là sự thay đổi quản lý tạm thời cho đến tháng 9.

Tuần trước, công ty Gazprom cho biết họ đã cắt đứt quan hệ với đơn vị này nhưng Đức nói rằng điều đó không hợp lệ vì danh tính của bất kỳ chủ sở hữu mới nào là không rõ ràng và thương vụ đã xảy ra mà không cần sự chấp thuận của chính phủ.

(Theo AP)


**************
voatiengviet.com

 Putin cảnh báo về việc quốc hữu hóa cổ phần của Nga

VOA

27 nhà ngoại giao Nga bị trục xuất khỏi các nước Baltic

Estonia và Latvia sẽ đóng cửa các cơ quan đại diện lãnh sự của Nga ở hai thành phố của mỗi nước và trục xuất tổng cộng 27 nhà ngoại giao và nhân viên Nga hiện đang làm việc tại các nước Baltic.

Bộ Ngoại giao Estonia cho biết hôm thứ Ba 5/4 rằng nước này đã quyết định trục xuất các nhân viên lãnh sự quán Nga ở thành phố phía nam Tartu và thành phố biên giới Narva và đóng cửa các cơ sở ngoại giao này. Bộ cho biết 14 nhân viên Nga, bao gồm 7 nhân viên có tư cách ngoại giao, phải rời khỏi đất nước trước ngày 30/4.

Thứ trưởng Mart Volmer của Bộ cho biết “không thể có cuộc nói chuyện như thường lệ” với Moscow sau những cáo buộc về hành vi tàn bạo của lực lượng Nga đối với dân thường ở các thành phố Ukraine.

Ngoại trưởng Latvia Edgars Rincevics cho biết trên Twitter rằng Latvia sẽ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Daugavpils và Liepaja, đồng thời trục xuất 13 nhà ngoại giao và nhân viên Nga.

Theo AP

Ông Putin cảnh báo về việc quốc hữu hóa cổ phần của Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng bất kỳ động thái nào của nước ngoài nhằm quốc hữu hóa cổ phần của Nga tại các công ty sẽ là “con dao hai lưỡi”.

Ông nói: “Chúng tôi đã nghe tuyên bố từ các quan chức về khả năng quốc hữu hóa một số tài sản của chúng tôi. Chuyện này sẽ đi được bao xa? Đừng ai quên rằng đó là con dao hai lưỡi”.

Ông Putin cũng than phiền điều mà ông nói là “áp lực hành chính đối với công ty Gazprom của chúng tôi ở một số nước châu Âu.”

Hôm 4/4, Đức đã giao một cơ quan chính phủ đảm trách một công ty con lâu năm thuộc Gazprom ở Đức, tập đoàn năng lượng khổng lồ do nhà nước Nga kiểm soát.

Động thái này không mang tính quốc hữu hóa vì nhà nước Đức chưa nắm quyền sở hữu cổ phần và đây là sự thay đổi quản lý tạm thời cho đến tháng 9.

Tuần trước, công ty Gazprom cho biết họ đã cắt đứt quan hệ với đơn vị này nhưng Đức nói rằng điều đó không hợp lệ vì danh tính của bất kỳ chủ sở hữu mới nào là không rõ ràng và thương vụ đã xảy ra mà không cần sự chấp thuận của chính phủ.

(Theo AP)

Điện Kremlin: Các vụ trục xuất sẽ bị đáp trả

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc các nước châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga sẽ khiến Moscow phải đáp trả và sẽ làm phức tạp thêm các mối quan hệ quốc tế.

Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha nằm trong số các quốc gia đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga từ hôm 4/4.

Ông Peskov nói rằng “chúng tôi nhìn nhận một cách tiêu cực, chúng tôi lấy làm tiếc vì sự thu hẹp khả năng giao tiếp ngoại giao, công việc ngoại giao trong những điều kiện khó khăn như vậy, trong những điều kiện khủng hoảng chưa được chuẩn bị trước”.

Ông nói thêm rằng “đó là bước đi thiển cận và trước hết sẽ làm phức tạp thêm việc giao tiếp của chúng tôi, điều này là cần thiết để tìm kiếm sự hòa giải. Và điều thứ hai, nó chắc chắn sẽ dẫn đến các bước có đi có lại”.

(Theo AP)

LHQ cho biết 11 triệu người đã rời bỏ nhà cửa ở Ukraine

Cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc hiện ước tính rằng hơn 11 triệu người đã rời bỏ nhà cửa của họ ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hôm 5/4 công bố một báo cáo rằng hơn 7,1 triệu người trước đó đã phải di cư trong lãnh thổ Ukraine tính đến ngày 1/4. Ngoài ra, còn hơn 4 triệu người Ukraine đã chạy ra nước ngoài, cơ quan tị nạn LHQ đưa tin.

IOM cho biết hơn 2,9 triệu người khác đang tích cực xem xét việc “rời bỏ nơi ở thường xuyên của họ do chiến tranh”.

Ukraine có dân số trước chiến tranh là 44 triệu người.

Đợt thống kê này đánh dấu sự gia tăng so với cuộc kiểm đếm của IOM vào giữa tháng 3 với hơn 9,7 triệu người di cư trong nội bộ Ukraine hoặc tản cư ra nước ngoài.

(Theo AP)


*************

Ukraine tìm thấy thêm thi thể ở thị trấn Bucha

Tình nguyện viên Ukraine thu thập thêm nhiều thi thể khi kiểm tra thị trấn Bucha gần Kiev, trong khi Nga tiếp tục bác bỏ cáo buộc thảm sát dân thường tại đây.

Các tình nguyện viên Ukraine ngày 4/4 cho biết họ đang nỗ lực tìm kiếm thi thể dưới các tầng hầm ở thị trấn Bucha, phía tây bắc thủ đô Kiev. Một tình nguyện viên nói rằng có "hàng trăm thi thể, không phải hàng chục" ở khu vực này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã đến thăm Bucha, cho hay hơn 300 người thiệt mạng tại thị trấn này, con số có thể tăng lên sau khi lực lượng Ukraine kiểm tra toàn bộ khu vực.

Tổng thống Zelensky nói rằng Kiev ủng hộ mở cuộc điều tra hành động sát hại dân thường ở Ukraine và ông sẽ phát biểu trước Liên Hợp Quốc hôm nay về vấn đề này.

Giới chức Ukraine cho biết tới nay khoảng 410 thi thể đã được thu thập ở các làng mạc, thị trấn trong tỉnh Kiev, trong đó các công tố viên và chuyên gia đã khám nghiệm 140 thi thể. Tổng công tố Ukraine Iryna Venediktova cho rằng đây là "những bằng chứng quan trọng về các tội ác chiến tranh của Nga".

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya ngày 4/4 tuyên bố rằng Moskva có bằng chứng cho thấy sự kiện tại Bucha "được dàn dựng". "Chúng tôi sẽ đưa ra nhiều bằng chứng hơn", đại sứ Nebenzya nói, nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

"Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ tiến hành cái gọi là cuộc điều tra độc lập?", đại sứ Nebenzya đề cập đến lời kêu gọi điều tra độc lập về các sự kiện tại Bucha. "Chúng tôi đã chứng kiến nhiều cuộc điều tra độc lập không hề có tính độc lập vì chúng mang động cơ chính trị".

Ông Nebenzya khẳng định "không có bất cứ báo cáo nào về hành động tàn bạo do quân đội Nga gây ra ở Bucha trước khi lực lượng Ukraine tái kiểm soát thị trấn". "Trong thời gian các lực lượng vũ trang Nga kiểm soát thị trấn, không một cư dân địa phương nào hứng chịu hành động bạo lực", ông nói.

Nhân viên công chính Ukraine đưa túi được cho là đựng thi thể dân thường ở Bucha lên xe ngày 3/4. Ảnh: AFP.

Nhân viên công chính Ukraine đưa túi được cho là đựng thi thể dân thường ở Bucha lên xe ngày 3/4. Ảnh: AFP.

Giới chức Ukraine ngày 3/4 công bố video cho thấy khoảng 20 thi thể mặc quần áo dân sự nằm rải rác trên đường phố ở Bucha, thị trấn phía tây bắc thủ đô Kiev, sau khi lực lượng Nga rút khỏi đây.

CNN cũng đưa tin một ngôi mộ tập thể đã được phát hiện tại nhà thờ St. Andrew và Pyervozvannoho All Saints ở Bucha. Hãng này dẫn lời người dân địa phương cho biết khoảng 150 người, chủ yếu là dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh ở giai đoạn đầu chiến sự, được chôn ở đó. Thị trưởng Bucha hôm 2/4 nói rằng những mộ tập thể này có thể chôn tới 300 người.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres hôm qua ra tuyên bố cho biết ông "bị sốc khi xem hình ảnh dân thường bị sát hại ở Bucha", nói rằng một cuộc điều tra độc lập là cần thiết để đảm bảo những người gây ra hành động này phải chịu trách nhiệm.

Bộ Quốc phòng Nga sau đó ra tuyên bố cho biết lực lượng của họ không sát hại dân thường ở Bucha. Cơ quan này cho biết "trong số các thi thể trong hình ảnh được chính quyền Kiev công bố liên quan tới sự kiện, ít nhất 4 thi thể không bị đông cứng" trong điều kiện thời tiết lạnh giá hoặc "không có các vết hoen đặc trưng của thi thể, không có vệt máu đông tại vết thương".

Một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc ngày 4/4 nói với Reuters rằng quân đội Mỹ không thể độc lập xác nhận cáo buộc cho rằng lực lượng Nga "thảm sát dân thường" tại thị trấn Bucha, nhưng cũng không có lý do để phản đối thông tin do phía Ukraine đưa ra.

Những thị trấn Ukraine tái kiểm soát gần Kiev. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Những thị trấn Ukraine tái kiểm soát gần Kiev. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Lực lượng Nga tiến công và giành quyền kiểm soát nhiều địa điểm quanh thủ đô Kiev trong những tuần đầu chiến sự, trong đó có thị trấn Bucha. Lực lượng Nga rút khỏi Bucha và nhiều thị trấn xung quanh Kiev từ ngày 30/3.

Nga và Ukraine đã tổ chức nhiều vòng đàm phán để đi tới thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt chiến sự. Trưởng phái đoàn Nga Vladimir Medinsky cho biết phía Ukraine "đã trở nên thực tế hơn trong cách tiếp cận với vấn đề trung lập hóa và phi hạt nhân hóa" nước này. Tuy nhiên, ông Medinsky khẳng định lập trường của Nga về tình trạng bán đảo Crimea và vùng Donbass không thay đổi.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters, CNN, TASS)


****************
voatiengviet.com

LHQ cho biết 11 triệu người đã rời bỏ nhà cửa ở Ukraine

VOA

Điện Kremlin: Các vụ trục xuất sẽ được đáp trả

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc các nước châu Âu trục xuất các nhà ngoại giao Nga sẽ khiến Moscow phải đáp trả và sẽ làm phức tạp thêm các mối quan hệ quốc tế.

Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha nằm trong số các quốc gia đã trục xuất các nhà ngoại giao Nga từ hôm 4/4.

Ông Peskov nói rằng “chúng tôi nhìn nhận một cách tiêu cực, chúng tôi lấy làm tiếc vì sự thu hẹp khả năng giao tiếp ngoại giao, công việc ngoại giao trong những điều kiện khó khăn như vậy, trong những điều kiện khủng hoảng chưa được chuẩn bị trước”.

Ông nói thêm rằng “đó là bước đi thiển cận và trước hết sẽ làm phức tạp thêm việc giao tiếp của chúng tôi, điều này là cần thiết để tìm kiếm sự hòa giải. Và điều thứ hai, nó chắc chắn sẽ dẫn đến các bước có đi có lại”.

(Theo AP)

LHQ cho biết 11 triệu người đã rời bỏ nhà cửa ở Ukraine

Cơ quan di cư của Liên Hợp Quốc hiện ước tính rằng hơn 11 triệu người đã rời bỏ nhà cửa của họ ở Ukraine kể từ khi Nga xâm lược.

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) hôm 5/4 công bố một báo cáo rằng hơn 7,1 triệu người trước đó đã phải di cư trong lãnh thổ Ukraine tính đến ngày 1/4. Ngoài ra, còn hơn 4 triệu người Ukraine đã chạy ra nước ngoài, cơ quan tị nạn LHQ đưa tin.

IOM cho biết hơn 2,9 triệu người khác đang tích cực xem xét việc “rời bỏ nơi ở thường xuyên của họ do chiến tranh”.

Ukraine có dân số trước chiến tranh là 44 triệu người.

Đợt thống kê này đánh dấu sự gia tăng so với cuộc kiểm đếm của IOM vào giữa tháng 3 với hơn 9,7 triệu người di cư trong nội bộ Ukraine hoặc tản cư ra nước ngoài.

(Theo AP)

Ukraine: tàu dân sự bị Nga bắn chìm ở Mariupol

Ukraine cho biết một tàu dân sự đang chìm trong cảng của thành phố Mariupol sau khi lực lượng Nga nã đạn vào chiếc tàu này.

Bộ Nội vụ Ukraine cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba 5/4 rằng con tàu đã bị Nga tấn công trong “cuộc pháo kích từ biển”, gây ra hỏa hoạn trong buồng máy. Thủy thủ đoàn đã được cứu, bao gồm cả một người bị thương, tuyên bố cho biết thêm.

Bộ cho biết con tàu treo cờ Cộng hòa Dominica và đăng hình ảnh một tàu chở hàng. Bộ Nội vụ Ukraine không nêu rõ có bao nhiêu người trên tàu hoặc quốc tịch của các thuyền viên.

Các lực lượng Nga đã bắn phá thành phố Mariupol trong nhiều tuần qua khi họ cố gắng thắt chặt quyền kiểm soát đối với bờ biển phía đông nam của Ukraine.

(Theo AP)

Đan Mạch trục xuất 15 sĩ quan tình báo Nga

Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết nước này đang trục xuất 15 sĩ quan tình báo Nga từng làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Copenhagen.

Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho biết đại sứ Nga đã được thông báo về quyết định hôm thứ Ba 5/4.

Bộ này cho biết Đan Mạch lên án mạnh mẽ “sự tàn bạo của Nga đối với thường dân Ukraine ở Bucha” và nhấn mạnh rằng “các cuộc tấn công có chủ ý vào dân thường là một tội ác chiến tranh.”

Các sĩ quan có hai tuần để rời Đan Mạch. Bộ trưởng Ngoại giao Jeppe Kofod cho biết “Họ gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia của chúng tôi mà chúng tôi không thể bỏ qua”.

Động thái này diễn ra sau khi Pháp và Đức hôm thứ Hai 4/4 thông báo trục xuất hàng chục người Nga được cấp chứng nhận ngoại giao.

Pháp có kế hoạch trục xuất 35 người. Bộ Ngoại giao Pháp viện lý do an ninh quốc gia cho việc trục xuất này, nói rằng những nhà ngoại giao Nga này đang tiến hành “các hoạt động trái với lợi ích an ninh của chúng tôi.” Bộ Ngoại giao Pháp không đưa ra chi tiết.

(Theo AP)


**************
bbc.com

Putin khó khuất phục EU bằng 'vũ khí năng lượng'


  • Nguyễn Đức Đại Vượng
  • Gửi bài cho BBC từ Hà Nội

A refinery in Mazeikiai in the North-West of Lithuania

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nhà máy lọc dầu Mazeikiai ở Lithuania. Nước này vừa tuyên bố ngưng nhập khí đốt từ Nga

Hiện nay Nga đang cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu về khí đốt của EU, đặc biệt là cho Đức, nên Moscow nghĩ Phương Tây sẽ phản ứng yếu ớt trước hành động Nga xâm lược Ukraine.

Thế nhưng Nga đã nhầm. Cơn mưa "lệnh cấm vận" ngay lập tức trút xuống Nga sau khi cuộc xâm lược nổ ra được vài ngày, cắt đứt hầu như hoàn toàn nền kinh tế nước này với phần còn lại của thế giới.

Nay, ông Vladimir Putin bắt khách hàng mua khí đốt phải trả bằng rouble, kèm lời đe dọa sẽ cắt nguồn cung nếu không chấp nhận với 1/4 là thời hạn cuối cùng.

Chỉ một ngày sau lời đe dọa của Nga, G7 ra tuyên bố dứt điểm với Nga rằng họ tôn trọng hợp đồng đã ký, tức không trả bằng Rúp mà vẫn thanh toán bằng đồng tiền như đã được các bên định rõ trong hợp đồng.

Tới ngày 3/4, tức đã vượt qua hạn chót mà Nga đưa ra là 2 ngày, dòng chảy khí đốt từ Nga vẫn tuôn ồ ạt vào EU như chẳng có lời đe dọa nào.

Hai bên phụ thuộc nhau

Tại sao ông Putin lại nhận thất bại thảm hại như vậy với vũ khí năng lượng? Theo tôi, có rất nhiều lý do để giải thích, nhưng lý do quan trọng bậc nhất là như sau:

Ông Putin ở vị thế gần như "độc quyền bán" khí đốt cho EU, việc này là không thể phủ nhận; Tuy nhiên, EU cũng đang nắm giữ sức mạnh là gần như "độc quyền mua" được sinh ra từ đặc tính tự nhiên của loại tài nguyên này, và việc này là cũng không thể phủ nhận.

Thị trường rơi vào tình trạng thiểu quyền ở cả hai vế "Mua" và "Bán", hay nói cách khác thì quyền lực của bên này đối với bên kia xem như là bằng zero khi xét trên lý thuyết. Và, thường thì để thị trường vẫn sinh ra lợi ích, cả hai bên đều phải tuyệt đối tránh việc phá huỷ thế cân bằng này.

Vladimir Putin đã chạm vào điểm cốt tử này, đẩy bên kia rơi vào tình thế buộc phải hành động để tái lập thế cân bằng bằng cách cho phép bên thứ ba xen mạnh hơn nữa vào thị trường nhằm từng bước biến từ thiểu quyền cung thành cạnh tranh cung, cho dù sẽ có giá phải trả khi xét về mặt lợi ích kinh tế trong ngắn và trung hạn, tức là khoảng 5 năm đổ lại.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nguồn khí đốt hóa lỏng LNG từ Qatar - hình minh họa

Ngoài ra, vẫn còn một số yếu tố quan trọng như sau, nhưng có lẽ cũng đã bị lờ đi trong quyết định của Nga khi ép EU phải thanh toán bằng rouble:

Nếu không mua của Nga thì EU sẽ mua từ Mỹ, Trung Đông và Bắc Phi với giá có thể đắt hơn do phải vận chuyển bằng tàu thủy và phải hóa lỏng khí. Nhưng, vào lúc này thì đối với thế giới nói chung và EU nói riêng, lợi ích kinh tế chỉ đứng hàng thứ yếu so với việc phải bảo vệ các nền tảng nâng đỡ cho các giá trị xã hội của họ. Vì vậy, nếu có phải trả thêm tiền để mua khí đốt thay cho nguồn cung từ ông Putin thì việc này cũng không phải là vấn đề quá nặng nề đối với EU tại thời điểm này.

Mỗi ngày ông Putin thu được khoảng 1 tỷ usd từ việc bán dầu và khí vào EU, số tiền này là cực kỳ quan trọng đối với ông ta nhằm duy trì cỗ máy chiến tranh của mình đặt trong bối cảnh bị cấm vận toàn diện và nguồn dự trữ quốc gia ước vào khoảng 400 tỷ USD trong tổng số 600 tỷ USD đã bị phương Tây khóa chặt, cả tiền gửi, trái phiếu, vàng...

Nguồn thu 1 tỷ USD hàng ngày này là sống còn đối với ông ta hiện nay, bởi nếu mất nó thì cuộc chiến tại Ukraine chắc chắn phải kết thúc sớm.

Còn với EU, nhờ sự giàu có sinh ra từ tiềm lực to lớn của mình, giả sử như nếu phải chịu chi phí đắt thêm 1 tỷ USD/ngày do mua từ nguồn cung khác, thì điều này, xét trên lý thuyết, cũng không thể có bất cứ một trọng lượng gì đáng kể do nó quá bé nhỏ trước quy mô và sự bền vững của nền kinh tế EU.

Tầm quan trọng của nguồn doanh thu 1 tỷ USD/ngày đối với Nga, đã được EU hiểu rõ và nắm chặt để ứng dụng nhuần nhuyễn trong cuộc cạnh tranh với Nga.

Những yếu tố như vừa được nêu trên, dù có bị lờ đi, thì chúng vẫn luôn giữ được nguyên vẹn giá trị của mình trong cuộc đấu cân não "Hoặc là đồng rouble, hoặc là không có khí đốt" do Nga đã đặt ra cho khách hàng của mình.

EU đã tính đến chuyện chuyển đổi nguồn năng lượng

Theo cam kết tại Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, 2035 sẽ là thời hạn muộn nhất để EU chấm dứt phát thải CO2, tức chỉ còn 17 năm nữa để Nga có thể kiếm được tiền nhờ vào việc bán dầu và khí đốt cho EU.

Nhưng nay trước dã tâm xâm lược Ukraine, và trước thái độ không thể tin cậy của người bán hàng này, EU đã công bố thời hạn muộn nhất là 2027 sẽ chấm dứt hoàn toàn việc mua dầu và khí đốt của Nga, tức chỉ còn 5 năm nữa tính từ lúc này.

Trong lúc chờ đợi đến thời điểm đó, EU cũng đã quyết định giảm mua ngay trong năm nay 2/3 lượng khí đốt của Nga, và phần hụt này sẽ do Mỹ, Qatar và Ai Cập đảm nhiệm, trong đó riêng Mỹ đã cam kết cung 15 tỷ m3 LNG.

Công nghệ mới để khai thác các nguồn năng lượng như phân hạch, kể cả hợp hạch với nguyên liệu đầu vào là vô tận do được chiết xuất từ nước biển, dầu ăn tái chế, năng lượng tái tạo như gió, mặt trời, sóng biển…đang được hoàn thiện rất nhanh với giá thành ngày càng rẻ, cho phép EU thay thế nguồn năng lượng hóa thạch được cung từ Nga.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Kinh tế các nước châu Âu đang dần thoát ra khỏi đại dịch Covid lại gặp vấn đề nguồn năng lượng do chiến tranh Nga gây ra ở Ukraine

Trí tuệ, được biểu hiện bằng công nghệ tinh vi, chắc chắn sẽ sớm xóa toàn bộ lợi thế có được từ việc khai thác - xuất khẩu tài nguyên thô của Nga mà nước này đang sử dụng như vũ khí để áp đặt ý chí chủ quan của mình.

Trò chơi đe dọa sử dụng vũ khí năng lượng, cũng như đã từng đe dọa sử dụng hạt nhân cách đây vài tuần, đang được chơi quá xoàng bởi Nga.

Lý do là Nga chẳng hiểu, hoặc chẳng cần hiểu, người bị đe dọa đang nghĩ gì, và luồng suy nghĩ đó sẽ dẫn đến việc họ phản ứng ra sao trước hành động của Nga.

Trình độ chơi "game" như vậy, theo tôi, có lẽ còn thua cả tầng lớp tư bản hoang dã ở một số nước đang phát triển chơi trò chơi tài chính biến ngân hàng thành 'con tin'.

Như một số sách kinh tế học đã nêu, "nếu ông chủ ngân hàng có 100,000 USD tiền vốn và chúng ta chỉ vay được có 5,000 USD, chúng ta sẽ phải hoảng sợ trước ông ta. Nhưng, nếu chúng ta vay được từ 20,000 USD tình thế bị đảo ngược toàn bộ, tức ông chủ ngân hàng sẽ phải sợ chúng ta bởi số phận ngân hàng của ông ta hầu như đã nằm gọn trong tay chúng ta".

Sau đợt đe dọa thất bại bằng vũ khí năng lượng này, dự báo EU sẽ đưa ra yêu cầu cho Nga là phải thống nhất lại với họ về cách thức đánh giá kết cấu của giá xuất khẩu khí đốt, và tất nhiên là giá mới phải tụt so với giá hiện nay tại cửa ngõ đường ống.

Lúc đó, trò chơi mới chính thức trở nên khắc nghiệt nhất cho Nga trong cạnh tranh năng lượng do thị trường sẽ bị gạt sang một bên khi quyết định giá.

Dự báo này chắc chắn sẽ sớm thành hiện thực, và đó là cái giá đắt đỏ mà Nga sẽ phải trả cho lời đe dọa thất bại của mình hôm nay.

Ngoài ra, cũng dự báo rằng việc giá khí đốt tăng so với giá mua từ Nga, nếu gây ra các xáo trộn xã hội tại EU (nếu có), thì nó sẽ chủ yếu đến từ tiêu dùng của hộ gia đình ở phần ngân sách dành cho sưởi ấm, nước nóng...

Các nước thuộc EU, với mô hình xã hội là theo đuổi phúc lợi đại trà và với tiềm năng sáng tạo rất lớn từ nội lực, sẽ dễ dàng trong thời gian ngắn (không cần đợi đến khoảng thời gian là 5 năm) để thủ tiêu toàn bộ những ảnh hưởng tiêu cực này bằng cách gia tăng hơn nữa phúc lợi dành cho nhân dân cho đến khi các công nghệ mới của họ có thể giải quyết triệt để việc này.

Điều này còn có nghĩa rằng, những mong chờ chính trị từ Nga, đến từ việc gây ra các biến động xã hội cho EU khi giá khí đốt tăng, cũng sẽ tan biến.


***************
rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến trong cuộc họp Hội Đồng Bảo An

Trọng Nghĩa

Theo thông báo của Anh Quốc, nước hiện là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, định chế này sẽ họp lại vào hôm nay, 05/04/2022 để bàn về cuộc tấn công Ukraina của Nga, đặc biệt là những vụ thảm sát thường dân tại những khu vực bị lực lượng Nga chiếm đóng. Lần đầu tiên từ ngày Nga khởi động cuộc chiến hôm 24/02, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky phát biểu trước Hội Đồng thông qua cầu truyền hình.

Trong một video được phát đi vào khuya hôm qua, rạng sáng hôm nay, tổng thống Zelensky cho biết là trong bài phát biểu của mình, ông sẽ kêu gọi quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Nga và trang bị thêm vũ khí cho Ukraina. Ông cũng sẽ đề cập đến các vụ thảm sát thường dân mà ông cáo buộc là do lính Nga tiến hành. Theo ông Zelensky: “Sẽ đến lúc tất cả những người Nga đều biết được toàn bộ sự thật về việc ai trong số những đồng hương của họ là kẻ sát nhân, ai đã ra lệnh”.

Trước đó, trong ngày hôm qua, tổng thống Ukraina đã đích thân đến thị sát thị trấn Bucha, nằm cách thủ đô Kiev khoảng 30 km về phía tây bắc, nơi hàng chục thi thể thường dân Ukraina được phát hiện sau khi lực lượng Nga rút đi.

Trên mạng Twitter, phái bộ Anh tại Liên Hiệp Quốc xác nhận phát biểu được dự trù của tổng thống Ukraina, và khẳng định thêm là trong tư cách chủ tịch Hội Đồng Bảo An, Anh Quốc sẽ bảo đảm sao cho “sự thật về các tội ác chiến tranh của Nga tại Ukraina” được nghe thấy.

Nga đã kiên quyết bác bỏ những tố cáo của Ukraina. Trong cuộc họp báo tại Liên Hiệp Quốc hôm qua, đại sứ Nga Vasily Nebenzia đã cáo buộc Ukraina “dàn dựng” thi thể của những thường dân thiệt mạng ở Bucha, gọi những hình ảnh và video được công bố về vụ này là các bằng chứng “giả mạo và dối trá”. Đại sứ Nga hứa sẽ cung cấp bằng chứng “thật” vào hôm nay.

Trả lời câu hỏi của một nhà báo, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc cũng cho rằng “không thể loại trừ việc thường dân bị chết trong chiến tranh”. Theo hãng AFP, việc đại diện Nga sử dụng từ “chiến tranh” đáng chú ý vì cho đến nay, Matxcơva luôn luôn gọi cuộc chiến Ukraina là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina.

Cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm nay là một sự kiện đã được lên kế hoạch từ trước đây với sự tham dự của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres. Nga đã từng yêu cầu triệu tập khẩn cấp một phiên họp của Hội Đồng Bảo An vào hôm qua, 04/04 để bàn về điều mà Matxcơva gọi là “hành động khiêu khích” của Ukraina ở Bucha, nhưng đòi hỏi của Nga đã bị Anh Quốc bác bỏ với lý do là đã có cuộc họp được dự trù vào hôm nay, với một chương trình nghị sự bao quát hơn.

Cũng liên quan đến các vụ thảm sát thường dân tại Ukraina, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm qua cho biết rằng ông muốn thấy một “phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh” được mở ra sau vụ phát hiện các thi thể trong quần áo dân sự ở Bucha. 

Một lần nữa, tổng thống Mỹ đã gọi đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, là một “tội phạm chiến tranh”, một con người “tàn bạo… phải chịu trách nhiệm” về thảm cảnh đang diễn ra
************
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn