Quân Ukraina tiến quân về Kherson [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]

Thứ Năm, 31 Tháng Ba 20225:07 CH(Xem: 2840)
Quân Ukraina tiến quân về Kherson [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]


Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 35, 30-03-2022


132

1. Từ hôm qua, phía Nga tuyên bố sẽ giảm bớt các hoạt động quân sự ở quanh Kyiv và Chernihiv, tạo điều kiện chuẩn bị cho cuộc gặp "hòa bình” của tổng thống Nga Putin với tổng thống Ukraina Zelensky.

Tuy nhiên, với việc "nói dối như Cuội” đã thành truyền thống của phía Nga, không một ai nên mừng vội. Đây cũng có thể chỉ là một sự hòa hoãn tạm bợ để quân Nga tập hợp lại, bổ sung lực lượng và chuyển sang các mặt trận mới, khi không có đủ thực lực để chiếm Kyiv. Bộ Quốc phòng Anh còn cho rằng, hiện tại Nga không còn đủ sức mạnh để tấn công trên nhiều mặt trận cùng một lúc.

Người phát ngôn của tổng thống Mỹ cũng cho rằng, quân Nga chỉ tạm dừng chiến sự để thay đổi mục tiêu tiến công. Do đó phương Tây cần tiếp tục phương pháp đối phó như hiện nay: Gia tăng trừng phạt kinh tế, hỗ trợ vũ khí, lương thực cho phía Ukraina, nâng cao kinh tế cũng như quân sự của nước này, để họ có thêm sức mạnh trong phòng đàm phán.

Sếp của NATO lưu ý: Phía Nga trước đây liên tục nói dối. Thậm chí 10 ngày trước khi tiến đánh Ukraina, tổng thống Nga Putin còn tuyên bố công khai rằng: "Nga không có ý định tấn công Ukraina”.

Dường như chính quyền Ukraina cũng hiểu rõ điều này. Nên đối với họ, việc tham gia đàm phán hòa bình là để thể hiện thiện ý, chứ họ cũng không trông đợi nhiều vào phía Nga.

2. Quân Nga rút xa khỏi Kyiv, tình hình thành phố tạm yên tĩnh. Nhưng tên lửa Nga vẫn tiếp tục bắn phá cơ sở hạ tầng trên con đường tiếp tế từ phía Ba Lan sang. Một trạm xăng ở Rivne, thành phố phía tây Kyiv bị phá hủy:

rivne_01

Chính quyền Kyiv tranh thủ tiến hành che chắn, bảo vệ cho các công trình nghệ thuật, điêu khắc của thành phố:

kiev_24

Irpin, trước và sau cuộc "tấn công để bảo vệ hòa bình” của Nga:

Trường đại học Irpin lúc này:

Hình ảnh những vị trí của quân Nga bị phá hủy bởi pháo kích của phía Ukraina:

nga_04

Một đoạn phim từ lính Nga, cho thấy đoàn xe của họ bị phía Ukraina tấn công:

3. Một ngày yên tĩnh ở Nizhyn và Chernihiv, chính quyền địa phương đang tổng kết thiệt hại và bắt tay vào dọn dẹp:

Một đoàn xe quân sự Nga, bao gồm ít nhất 8 xe tên lửa Tochka-U đang di chuyển về Gomek, Belarus, gần với Chernihiv.

4. Pavlovo Pole ở Kharkiv:

Kharkiv trước chiến tranh:

Hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A "Sunchairs” của Nga bị bỏ lại trên cánh đồng đâu đó gần Kharkiv.

5. "Ngày 26-03-2022, quân Nga bắt đầu tấn công Izium dưới sự hướng dẫn của một kẻ phản bội là Anatoly Fomichevski. Hắn đã chỉ những con đường không được bảo vệ cho chúng” – ông Max Strelnyk, người phụ trách các vấn đề về thanh niên thành phố thông báo - "Tuy nhiên, quân dân thành phố không đầu hàng và vẫn đang chiến đấu với quân xâm lược”. Nếu mất Izium, toàn bộ quân Ukraina ở vùng Donbas sẽ có thể lâm nguy.

izium_07

6. Trong khi đó, Nga bắn phá dữ dội ở Lysychansk, vùng Luhansk.

lysy_01

Thêm một bằng chứng cho thấy quân Nga sử dụng đạn phốt pho bị cấm trên diện rộng:

photpho_04

7. Ảnh vệ tinh cho thấy chiến sự vẫn tiếp diễn ở Mariupol:

Marioupol_53

Trận địa pháo của Nga ở Talakivka, phía đông-bắc Mariupol:

tala_01

Rất nhiều người dân xếp hàng chờ nhận đồ cứu trợ:

Marioupol_54

Quân Nga bắn nhiều đợt vào kho hàng cứu trợ của Hội chữ thập đỏ, dù đã được đánh dấu cẩn thận và không thể "nhầm lẫn”. Phía Nga thể hiện rõ rằng không muốn ai được cứu trợ, dân bị kẹt trong đó phải chết đói hoặc ra hàng. Mà ra hàng khả năng cũng sẽ là cái chết.

htt_03

Mariupol nhìn từ trên cao:

Trước chiến tranh và hiện tại:

8. Quân Nga bắn tên lửa vào Dnipro.

9. Người dân Ukraina vẫn tiếp tục biểu tình ở Kherson:

Trong khi chiến sự diễn ra ở rìa thành phố:

kherson_04

Quân Nga chi viện cho Kherson:

Quân Ukraina tiến quân về Kherson:

Bản đồ chiến sự quanh Kherson:

bando_27

10. Phía Ukraina vừa thành lập một đại đội "Nước Nga tự do” bao gồm những người Nga tham chiến bảo vệ Ukraina. Đại đội này có khoảng 100 quân.

11. Thêm một trung đoàn Belarus mang tên "Pahonia” được thành lập. Đây là trung đoàn thứ hai toàn người Belarus, cho thấy việc quân nhân tham gia phản chiến ở Belarus khá đông. Và có lẽ đó là lý do thực sư tại sao, đến giờ này, quân đội của Lukashenko vẫn không tràn sang tấn công Ukraina.

belarus_09

12. Nhiều hình ảnh cho thấy quân đội Nga có sự chuẩn bị rất kém cho cuộc chiến này. Một số đơn vị còn dùng cành cây để ngụy trang cho các đoàn xe quân sự của mình, giống như 70 năm về trước. Một điều đáng nói là trước đây không có ảnh thám không chính xác như bây giờ.

nga_07

13. Cách đây vài tuần, nhiều người Việt Nam hùng hồn tuyên bố: "Nếu Nga khóa đường ống dẫn khí thì cả châu Âu sẽ chết rét, nền kinh tế sẽ sụp đổ”. Thưa với các bạn, đường ống dẫn khí Yamal-Europe hôm nay đã khóa, mà không thấy ai chết cả. Toàn châu Âu đang tìm mọi cách giảm lượng mua khí đốt từ Nga tới tối đa.

gaz_03

14. Ramzan Kadyrov, thủ lĩnh Czeczenia, khoe rằng ông ta đã chiến đấu và thu giữ được một xe quân sự của Ukraina, rồi trưng ra bức ảnh làm bằng. Cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện là ông ta đang đứng trước cung điện của mình ở Grozny, chứ không phải ở Ukraina. Lại thêm một anh hùng được tạo ra bằng tuyên truyền, nhưng không may cho Ramzan, thời đại này có internet

tche_06

Giờ chúng ta có lẽ đã hiểu tại sao Nga, Trung Quốc lại phải cấm đoán mạng xã hội toàn cầu, kiểm duyệt các trang internet. Vì không tài nào nói láo được.

Hòa bình hay không hòa bình, chưa ai có thể biết được, bởi sự tráo trở của Putin. Nhưng những chiếc mặt nạ nhiều năm tô vẽ của chính quyền Nga đã tuột xuống, cho thấy sự thực: Từ quân đội, đến kinh tế đều bị tham nhũng nặng nề. Chỉ đẹp trên giấy nhưng thực tế thì rệu rạo và vô cùng yếu kém.

Cỗ máy tuyên truyền của Nga cũng không tài nào che giấu được: Dưới sự trị vì của "Putin đại đế” trong hơn 20 năm qua, nước Nga tuy là quốc gia rộng nhất thế giới, nhưng thực lực lại không bằng một nước phương Tây trung bình, kể cả về người dân, xã hội lẫn quân sự.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 31.03.2022
voatiengviet.com

Ukraine: Nga đổi chiến thuật sang tấn công từ xa quanh Kyiv

Quan chức quân sự Ukraine: Nga đổi chiến thuật sang tấn công từ xa quanh Kyiv

Các lực lượng Nga xung quanh Kyiv đã mất khả năng tấn công và đang thay đổi chiến thuật để thiên về các cuộc tấn công tầm xa, thay vì giao tranh trực tiếp, phó tổng tham mưu trưởng các lực lượng trên bộ của Ukraine cho biết hôm thứ Năm 31/3.

Trong một bài phát biểu được ghi hình và đăng lên mạng nói về việc phòng thủ của thủ đô Kyiv, Phó Tổng tham mưu trưởng Oleksandr Gruzevich đưa ra nhận định: "Kẻ địch gần như đã cạn kiệt tiềm lực tấn công, nhưng những lực lượng còn lại xung quanh Kyiv không hề nhỏ đâu".

Trong một diễn biến khác, các lực lượng Ukraine đang chuẩn bị đánh trả các cuộc tấn công mới của Nga ở miền đông đất nước vì Moscow dồn quân ở đó sau khi hứng chịu thất bại ở gần thủ đô Kyiv, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết hôm 30/3.

Ông Zelenskyy nói thêm rằng Ukraine chứng kiến việc Nga “tăng cường lực lượng cho các cuộc tấn công mới vào Donbass” và “chúng tôi đang chuẩn bị cho điều đó”.

(Reuters)

Ukraine chiếm lại con đường quan trọng ở Kharkiv

Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi quân đội Nga khỏi một đường cao tốc bên ngoài thành phố lớn thứ hai đất nước là Kharkiv, và đang dọn dẹp đống đổ nát những chiếc xe bị đốt cháy.

Diễn biến này xảy ra sau khi Moscow cho biết họ sẽ tập trung nỗ lực quân sự để chiếm giữ khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, vốn nằm giáp với phía nam Kharkiv.

Các nhà báo AFP cách Kharkiv khoảng 4 km về phía đông đã nhìn thấy những chiếc xe dân sự bị bỏ rơi với những lỗ đạn trên thân nằm vương vãi trên nhiều làn đường của đường cao tốc và xác chết của những binh lính Nga trên một bờ kè cạnh con đường.

“Con đường đã hứng chịu hỏa lực của quân Nga khiến thường dân thiệt mạng. Chúng tôi đã đẩy họ lùi xa hơn khoảng 10 km về phía bắc,” một tư lệnh thuộc lữ đoàn 92 của quân đội Ukraine nói với AFP tại hiện trường.

“Con đường hiện đã mở, nó đã được giải phóng,” ông nói, thêm rằng khu vực này hiện đang được gỡ mìn và các dịch vụ công trong thành phố đã bắt đầu nối lại hoạt động.

Con đường trở nên yên tĩnh vào sáng 30/3 và máy móc đang làm việc để dọn dẹp xe cộ bị bỏ hoang và bị phá hỏng.

Con đường nối Kharkiv với thị trấn nhỏ Chuguiv - với dân số trước chiến tranh khoảng 30.000 người – nẳm cách 50km về phía đông nam.

“Xác lính Nga nằm rải rác khắp nơi. Giao tranh thực sự quyết liệt, đôi khi chúng tôi chỉ cách nhau 10 mét,” một sĩ quan tình báo Ukraine tại hiện trường nói với AFP.

“Những người lính Nga là những thanh niên kiệt sức, đói khát. Họ đã cướp bóc nhà cửa khắp khu vực. Có khoảng 120 lính Nga ở đây và chúng tôi đã bắt giữ khoảng 40 tù nhân,” ông nói thêm.

Thi thể của 5 lính Nga nằm gần đó trên một ngọn đồi. Hộ chiếu và giấy tờ tùy thân được tìm thấy cho thấy họ ở trong độ tuổi 19-23.

(AFP)

Chính quyền Biden đang xem xét tung ra tới 180 triệu thùng dầu trong vài tháng từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), bốn nguồn tin của Mỹ cho biết hôm 30/3, vào lúc Nhà Trắng tìm cách giảm giá nhiên liệu

Zelenskyy kêu gọi Úc trừng phạt Nga nặng tay hơn

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Quốc hội Úc hôm 31/3 rằng các biện pháp trừng phạt mới và mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga là cần thiết để tăng áp lực lên Moscow về cuộc xâm lược đất nước ông.

Úc đã cung cấp thiết bị quốc phòng và vật tư nhân đạo cho Ukraine, cũng như áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nhôm và quặng nhôm, bao gồm cả bauxite, sang Nga.

(Reuters)

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Ấn Độ ở thế khó xử vì gần gũi với Nga

Phan Minh

Trong bối cảnh phần lớn các quốc gia trên thế giới đã chính thức lên án Nga sau khi nước này xâm lăng Ukraina, Ấn Độ vẫn từ chối làm việc này. RFI xin giới thiệu bài phân tích về tình thế của Ấn Độ trên trang mạng France 24.

Vì muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, Ấn Độ, đồng minh lịch sử của Nga, không lên án Nga xâm lược Ukraina. Một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu, New Delhi đang rơi vào hoàn cảnh « éo le » khi phải hứng chịu áp lực ngày càng gia tăng của phương Tây, đặc biệt là từ Hoa Kỳ, một đối tác chiến lược ở Thái Bình Dương, và nỗi lo ngại trước nguy cơ Nga tiến lại gần kẻ thù của mình là Trung Quốc và Pakistan. 

Từ một tháng qua, cuộc chiến ở Ukraina là chủ đề chính của các hoạt động ngoại giao trên thế giới. Hoa Kỳ, Liên Hiệp châu Âu (EU), Nhật Bản hàng ngày ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga. Thế nhưng, Ấn Độ dường như kiên quyết không ra mặt và tìm cách tránh chủ đề này bằng mọi giá. 

Ví dụ gần đây nhất : trong hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức giữa Ấn Độ và Úc hôm 21/03/2022, thủ tướng Úc Scott Morrison đã mở đầu cuộc họp bằng việc đề cập đến "bối cảnh rất đáng lo ngại của chiến tranh ở châu Âu" và tố cáo "cuộc xâm lược bất hợp pháp của Nga vào Ukraina". Về phần mình, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chỉ bàn về những chủ đề liên quan đến thương mại, công nghệ hay thậm chí là cricket, mà không bao giờ đề cập đến hồ sơ Ukraina. 

Ấn Độ cũng vắng mặt trong 5 cuộc bỏ phiếu được tổ chức tại Liên Hiệp Quốc nhằm lên án hành động của Matxcơva, nhất là trong khuôn khổ nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về những vi phạm của Nga tại Ukraina. 

Do đó, nếu cuộc chiến ở Ukraina khiến một số nước như Đức đảo lộn các chính sách ngoại giao và quốc phòng của mình, thì Ấn Độ dường như bằng mọi giá muốn tiếp tục duy trì hướng đi của mình bằng cách không gây hấn với các đối tác phương Tây cũng như đồng minh Nga. Và Ấn Độ khó có thể tiếp tục lập trường này nếu cuộc xung đột ngày càng sa lầy. 

Phong trào không liên kết 

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ là một trong những thành viên sáng lập Phong trào Không liên kết (NAM), những quốc gia từ chối liên kết chính thức với Hoa Kỳ hoặc Liên Xô. Ngày nay, phong trào vẫn nỗ lực duy trì lập trường này. Đối với Ấn Độ, điều này có nghĩa là không quay lưng lại với bất kỳ quốc gia nào nhưng cũng không tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự nào hoặc can thiệp vào các cuộc xung đột ở nước ngoài. Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, New Delhi vẫn duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ với Nga, nhưng điều đó cũng không ngăn cản nước này tiến lại gần Hoa Kỳ trong những năm gần đây. 

Như vậy, trong số 35 nước không tham gia cuộc bỏ phiếu của Liên Hiệp Quốc vào ngày 03/03 kêu gọi Nga chấm dứt ngay lập tức cuộc xâm lược Ukraina, tất cả đều là thành viên NAM, ngoại trừ Trung Quốc. 

"Chúng ta đang phải đối mặt với một trong những vụ xâm lược nghiêm trọng nhất của một quốc gia kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc", Michael Kugelman, chuyên gia Nam Á tại Trung tâm Wilson, Hoa Kỳ chia sẻ với France 24. "Tại sao có đến hơn ba mươi quốc gia từ chối lên án cuộc xâm lược của Nga ? Câu trả lời rất đơn giản : bởi vì họ sẽ không có lợi nếu bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này. Suy ra cho cùng, lợi ích, chứ không phải đạo đức sẽ quyết định đường lối chính sách đối ngoại." 

Dầu mỏ và vũ khí 

Đứng lùi lại phía sau trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraina, New Delhi đã khẳng định rõ hơn thái độ này của mình vào ngày 09/03. Khi các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây bắt đầu có hiệu quả ở Matxcơva, bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã thông báo với một số phương tiện truyền thông rằng Nga đã chào bán dầu thô với giá rẻ cho Ấn Độ. Lời chào mời hấp dẫn này đã được cụ thể hóa sau mười ngày với việc Ấn Độ mua 5 triệu thùng dầu thô với giá mềm. Giao dịch được thực hiện bằng đồng rupi được chuyển đổi sang đồng rúp để tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây. 

Nhưng Ấn Độ đặc biệt bị lệ thuộc vào Nga trong lĩnh vực quốc phòng. "Từ lâu, Matxcơva là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của New Delhi, đồng thời hai nước cũng tiến hành nhiều trao đổi công nghệ", Avinash Paliwal, giáo sư quan hệ quốc tế tại Học viện Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại học Luân Đôn, giải thích với France 24. Ông đồng thời nhấn mạnh : "Các lực lượng vũ trang Ấn Độ chủ yếu được trang bị vũ khí của Nga." 

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri), Nga là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ : chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu từ năm 2017 đến năm 2021. Và riêng Ấn Độ mua tới 28% tổng số vũ khí mà Nga xuất khẩu. 

Mặc dù trong vài năm qua, Ấn Độ đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung ứng khi chuyển hướng sang Pháp, Israel và Mỹ, nhưng nước này vẫn phụ thuộc nhiều vào Matxcơva. Tổng cộng, theo dữ liệu do tổ chức phi chính phủ Mỹ Stimson thu thập, khoảng 85% kho vũ khí hiện tại của Ấn Độ là mua của Liên Xô cũ hoặc Nga. 

Ông Michael Kugelman nói : "Nga đang cung cấp vũ khí với giá hời. Ví dụ như hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 mà New Delhi coi là thiết yếu cho an ninh quốc gia của mình. Không một quốc gia nào khác sẵn sàng đưa ra một thỏa thuận lời hơn thế". 

Nỗi lo sợ khi đối mặt với Pakistan và Trung Quốc 

"Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với mối đe dọa kép, đó là Trung Quốc và Pakistan", ông Kugelman nói thêm. "Vì vậy, Ấn Độ rất cần sở hữu các thiết bị quân sự để răn đe Bắc Kinh và không thể từ chối vũ khí nhập khẩu của Nga." 

Đặc biệt là kể từ khi cuộc chiến ở Ukraina đang làm dấy lên một mối lo ngại mới, đó là việc Matxcơva củng cố mối quan hệ với Pakistan kể từ khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan vào tháng 8 năm 2021. Vào ngày 24/02, ngày đầu tiên của cuộc xâm lược Ukraina, thủ tướng Pakistan Imran Khan đã đến thăm điện Kremlin. Và trong khi cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án hành động xâm lược của quân đội Nga, thì ông Imran Khan lại cảm thấy "rất vui" khi có mặt ở thủ đô Nga vào thời điểm đó. 

Ấn Độ cũng lo ngại rằng Nga khi bị cô lập do các lệnh trừng phạt kinh tế thì sẽ xích lại gần kẻ thù của mình là Trung Quốc. Avinash Paliwal phân tích : "Việc chứng kiến một đồng minh quan trọng như Nga bị phụ thuộc về kinh tế và ngoại giao vào một đối thủ là Trung Quốc không phải là điều có lợi đối với New Delhi". "Quan hệ Trung-Nga đã có một bước ngoặt mới do cuộc chiến tranh ở Ukraina, và điều này có lợi cho Trung Quốc." 

Đánh mất đồng minh ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương 

Nếu Ấn Độ phụ thuộc quân sự vào Nga trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc, thì chính điều này đã thúc đẩy New Delhi tiến lại gần Washington và trở thành thành viên của liên minh Quad. Nhóm này, bao gồm Úc, Nhật Bản, Ấn  Độ và Mỹ tập trung vào khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương với mục đích trở thành đối trọng với Trung Quốc. 

Và trong khi chiến tranh ở Ukraina có nguy cơ đẩy Matxcơva vào vòng tay của Bắc Kinh, cuộc chiến cũng có nguy cơ khiến Mỹ mất tập trung ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, ông Michael Kugelman nhận định. "Cuộc chiến này có thể khiến Washington hạ thấp cảnh giác với Trung Quốc và tập trung vào châu Âu và Ấn Độ thì không muốn điều đó". 

Cho đến nay, Ấn Độ là thành viên Quad duy nhất không lên án cuộc xâm lược của Nga. Bốn nước "có quan điểm rất khác nhau về hồ sơ Nga và đây là một trong số ít những bất đồng chính trị trong nhóm", ông  Kugelman khẳng định. 

Bằng cách duy trì quan hệ với Nga, New Delhi có nguy cơ xúc phạm đồng minh Mỹ của mình. "Lịch sử sẽ ghi nhớ Ấn Độ đứng về phe nào trong cuộc chiến này", Jen Psaki, phát ngôn viên Nhà Trắng cảnh báo sau tuyên bố của Ấn Độ về việc mua các thùng dầu. 

Đóng vai trò hòa giải ? 

Đối với ông Kugelman, Ấn Độ có thể thoát ra khỏi cái bẫy ngoại giao này bằng cách đóng vai trò một nước hòa giải. « Tôi nghĩ Ấn Độ là quốc gia rất hợp lý để đảm nhận vai trò của một nước hòa giải. Trong số các nước đề nghị làm trung gian hòa giải, như Israel, Pháp hay Thổ Nhĩ Kỳ, không có nước nào có mối quan hệ sâu đậm với Nga như Ấn Độ ». 

"Ấn Độ nhạy cảm với những lời chỉ trích cho rằng tiếng nói họ không có trọng lượng trên chính trường quốc tế. Nếu đồng ý đóng vai trò làm trung gian hòa giải và có thể giúp chiến tranh chấm dứt, thì Ấn Độ sẽ cho thấy khả năng làm được những điều quan trọng và có ý nghĩa trên thế giới." Thế nhưng, đảm nhận vai trò hòa giải sẽ đồng nghĩa với việc đi chệch khỏi chính sách không can thiệp vào các xung đột ở nước ngoài.


Nga vẫn chấp nhận để Liên Âu thanh toán khí đốt bằng euro

Thu Hằng

Sau nhiều ngày gây sức ép dọa khóa van, yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp và Nga sẽ soạn thảo lại hợp đồng với các khách hàng châu Âu, ngày 30/03/2022, trong các cuộc điện đàm với thủ tướng Đức Olaf Scholz và thủ tướng Ý, tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận là trước mắt vẫn có thể thanh toán bằng euro.

Thông tín viên RFI Anissa El Jabri tường trình từ Matxcơva : 

“Khí đốt Nga trả bằng euro. Quy định này sẽ vẫn được áp dụng. Nhưng trong mọi trường hợp, đó chỉ là ngắn hạn. Cần lưu ý rằng không phải điện Kremlin lùi bước. Và như tổng thống Nga đã nói với thủ tướng Đức, cần tiến hành các cuộc đàm phán về việc thay đổi phương thức thanh toán. 

Rất nhiều chuyên gia đặt câu hỏi là những hợp đồng đã được ký có thể bị thay đổi như thế nào. Nhất là khi điện Kremlin giải thích lý do về quyết định của họ : Đó là việc các nước châu Âu đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga là “một sự vi phạm luật pháp quốc tế”. Thậm chí là hành động “ăn cắp”, theo phát biểu của ngoại trưởng Nga cách đây vài ngày. 

Thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, mục tiêu trước tiên là để tìm cách lách các lệnh trừng phạt của phương Tây. Đồng tiền Nga đang chịu sức ép đến mức từ nay trở đi tỉ giá với euro và đô la Mỹ cho hôm sau chỉ được Ngân hàng Trung ương quyết định vào hôm trước. Về trung hạn, Nga tìm cách tăng cường độc lập với phương Tây về chính sách tiền tệ”.  

Ba Lan tìm hướng tránh phụ thuộc vào năng lượng Nga 

Ngày 30/03, chính phủ Ba Lan đã thông qua thông qua một dự thảo luật cấm nhập khẩu than đá và dầu lửa Nga từ giờ đến cuối năm 2022. Ba Lan nhập gần 8 triệu tấn than từ Nga (gần 20% tổng lượng than tiêu thụ) mỗi năm thông qua các công ty tư nhân. Ba Lan cũng nằm trong số những khách hàng dầu lửa lớn nhất trên thế giới của Nga. Theo thông tín viên RFI, Vacxava tính đến khả năng nhập than đá từ Úc, Nam Phi và dầu lửa từ Ả Rập Xê Út.



Tổng thống Nga Vladimir Putin bị hướng dẫn sai lạc bởi những cố vấn ‘cúi đầu vâng dạ’ không dám nói thật về cuộc chiến Ukraine diễn ra tồi tệ như thế nào và các chế tài của phương Tây gây thiệt hại tới mức độ ra sao, quan chức Tòa Bạch Ốc và các giới chức phương Tây cho biết ngày 30/3.

Cuộc xâm lược Ukraine bị chựng lại tại nhiều mặt trận vì sức kháng cự mạnh mẽ của các lực lượng Ukraine. Phía Ukraine hiện đã chiếm lại nhiều lãnh thổ cho dù thường dân còn mắc kẹt trong các thành phố bị bao vây.

“Chúng tôi có tin rằng ông Putin cảm thấy bị quân đội hướng dẫn sai lạc, dẫn tới sự căng thẳng dai dẳng giữa ông với giới lãnh đạo quân sự,” bà Kate Bedingfield, giám đốc truyền thông Tòa Bạch Ốc nói với phóng viên trong một cuộc họp báo.

“Chúng tôi tin là ông Putin bị các cố vấn thông tin sai lạc về tình trạng yếu kém của quân đội Nga và nền kinh tế Nga bị tê liệt vì các chế tài như thế nào vì các cố vấn quá sợ không dám cho ông ấy biết sự thật,” bà nói.

Mỹ đưa ra tin này để chứng tỏ “đây là một sai lầm chiến lược của Nga,” bà nói.

Điện Kremlin không bình luận về khẳng định này và đại sứ Nga tại Washington không trả lời ngay yêu cầu bình luận.

Quyết định của Washington chia sẻ tin tình báo công khai hơn phản ánh một chiến lược đã theo đuổi trước khi chiến tranh bắt đầu. Trong trường hợp này, phương án vừa kể có thể gây khó khăn cho tính toán của ông Putin, một quan chức Mỹ nói và cho biết thêm: “Việc này có thể hữu dụng. Chuyện này có thể gieo rắc bất đồng trong hàng ngũ của họ chăng? Chuyện này có thể làm cho ông Putin xét lại người nào ông có thể tin tưởng.”

Một nhà ngoại giao cao cấp châu Âu nói đánh giá của Mỹ phù hợp với suy nghĩ của châu Âu. “Ông Putin tưởng mọi việc tốt đẹp. Đó là vấn đề khi xung quanh bạn chỉ là những kẻ chỉ biết cúi đầu tuân phục hay chỉ biết ngồi xuống với họ với khoảng cách rất xa của một chiếc bàn rất dài,” nguồn tin này nói.

Những người lính Nga được bảo rằng đi tập trận, nhưng rồi trước cuộc xâm lược buộc phải ký giấy mở rộng nhiệm vụ, hai nhà ngoại giao châu Âu cho hay.

“Họ bị dẫn dắt sai lạc, huấn luyện yếu kém, để rồi khi tới nơi thì thấy những cụ bà Ukraine trạc tuổi bà của họ hét vào mặt họ là hãy cút đi,” một trong những nhà ngoại giao nói thêm.

Lúc này chưa có chỉ dấu tình hình có thể gây nổi loạn trong quân đội Nga, nhưng tình hình “không thể đoán trước” và các cường quốc phương Tây “hy vọng là những người không hài lòng sẽ lên tiếng,” nhà ngoại giao cao cấp châu Âu nói.

Theo các nhà phân tích quân sự, Nga gói ghém lại mục tiêu chiến tranh tại Ukraine theo lối có thể làm cho ông Putin dễ dàng tuyên bố chiến thắng để giữ thể diện, bất chấp một chiến dịch tồi tệ mà trong đó quân đội của ông phải chịu nhiều bước lùi đáng hổ thẹn.

Các lực lượng Nga oanh tạc ngoại ô Kyiv và thành phố Chernihiv bị bao vây ở phía bắc Ukraine vào ngày 30/3, một ngày sau khi Nga hứa giảm bớt các hoạt động quân sự tại cả hai thành phố. Phương Tây xem lời hứa của Nga là một chiêu trò để tái phối trí lực lượng sau khi bị thiệt hại nặng.

Nga nói họ thi hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” để giải giới và “phi quốc xã hóa” nước láng giềng. Các nước phương Tây nói Moscow phát động một cuộc xâm lược phi lý

Ngũ Giác Đài cảnh báo Nga tái cân đối quân lực để tái triển khai, chứ không rút quân

Reuters

Nga đã bắt đầu tái phối trí chưa đến 20% lực lượng chung quanh thủ đô Kyiv của Ukraine, Ngũ Giác Đài cho hay ngày 30/3, nhưng lưu ý rằng theo dự kiến Nga sẽ tái cân đối quân lực, tái trang bị để tái triển khai chứ không đưa quân về nước.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài John Kirby nói tại một cuộc họp báo rằng một số lực lượng Nga có thể đã chuyển sang Belarus, thay vì về các căn cứ ở Nga.

“Nếu Nga nghiêm chỉnh xuống thang, vì đó là điều họ tuyên bố, thì họ nên đưa quân về nước. Nhưng họ không làm như vậy,” ông Kirby nhấn mạnh.

Theo các nhà phân tích quân sự, Nga gói ghém lại mục tiêu chiến tranh tại Ukraine theo lối có thể làm cho ông Putin dễ dàng tuyên bố chiến thắng để giữ thể diện, bất chấp một chiến dịch tồi tệ mà trong đó quân đội của ông phải chịu nhiều bước lùi đáng hổ thẹn.

Tập đoàn Wagner Group của Nga đã triển khai 1.000 lính hợp đồng vào vùng Donbas của Ukraine mà Moscow tuyên bố là ưu tiên, ông Kirby nói.

“Chúng tôi thấy có những chỉ dấu là Wagner Group đang tuyển mộ lính tại những nơi như Syria, những nơi như bắc Phi, Libya,” ông Kirby cho hay.

Ông Kirby cũng cho hay ông đồng ý với các báo cáo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin bị các cố vấn hướng dẫn sai lạc vì những người này quá sợ không dám nói sự thực về cuộc chiến ở Ukraine diễn ra tồi tệ như thế nào và những chế tài của phương Tây gây tổn hại ra sao.

Chính quyền Biden xem xét tung ra số lượng dầu dự trữ lớn nhất từ trước đến nay

Reuters

Chính quyền Biden đang xem xét tung ra tới 180 triệu thùng dầu trong vài tháng từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), bốn nguồn tin của Mỹ cho biết hôm 30/3, vào lúc Nhà Trắng tìm cách giảm giá nhiên liệu.

Động thái này sẽ đánh dấu lần thứ ba Mỹ khai thác dự trữ chiến lược trong vòng 6 tháng qua và sẽ là đợt tung ra lớn nhất trong lịch sử gần 50 năm của SPR.

Cho đến nay, các lần tung dự trữ dầu trước đây đã không thể giúp hạ giá dầu khi nhu cầu thế giới gần như đạt đến mức trước đại dịch trong khi nguồn cung thắt chặt trên toàn cầu.

Giá dầu đã tăng mạnh kể từ khi Nga xâm lược Ukraine hồi cuối tháng 2 và Mỹ và các đồng minh đã đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Nga, nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai trên toàn thế giới. Dầu thô Brent, chuẩn thế giới, đã tăng vọt lên khoảng 139 đô la một thùng vào đầu tháng này, cao nhất kể từ năm 2008 và gần 110 đô la/ thùng trong phiên giao dịch châu Á hôm 31/3.

Tổng thống Joe Biden sẽ có phát biểu vào ngày 31/3 về các hành động của chính quyền của ông để giảm giá nhiên liệu, Nhà Trắng cho biết.

Nga là một trong những nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 10% thị trường toàn cầu. Nhưng các biện pháp trừng phạt và việc các nước không muốn mua dầu Nga có thể khiến thế giới loại ra khoảng 3 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) từ Nga bắt đầu từ tháng 4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Nga xuất khẩu từ 4 đến 5 triệu thùng/ngày.

Thông tin này được đưa ra ngay trước khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, tức OPEC+ bao gồm cả Ả Rập Xê-út và Nga, nhóm họp để thảo luận về việc giảm hạn chế nguồn cung. Mỹ, Anh và các nước khác đã kêu gọi OPEC + nhanh chóng tăng sản lượng.

Tuy nhiên, OPEC+ dự kiến sẽ không thay đổi kế hoạch tiếp tục tăng sản lượng dần dần khi họ nhóm họp.

SPR của Mỹ hiện đang nắm giữ 568,3 triệu thùng, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002, theo Bộ Năng lượng Mỹ.

Giá xăng cao là gánh nặng chính trị đối với Biden và Đảng Dân chủ của ông khi họ cố gắng giữ quyền kiểm soát Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11.

Chính quyền Biden đang xem xét tạm thời dỡ bỏ các hạn chế đối với việc bán dầu có pha lượng ethanol cao hơn vào mùa hè như một cách để giảm chi phí nhiên liệu cho người tiêu dùng Mỹ, ba nguồn thạo tin nói với Reuters.

Thêm nhiều ethanol vào xăng có thể làm giảm giá xăng dầu tại các cây xăng ở Mỹ vì ethanol, được làm từ ngô, hiện rẻ hơn xăng thường.

Đoàn xe buýt cứu trợ của Ukraine đang trên đường đến Mariupol

VOA

Ukraine chiếm lại con đường quan trọng ở Kharkiv

Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi quân đội Nga khỏi một đường cao tốc bên ngoài thành phố lớn thứ hai đất nước là Kharkiv, và đang dọn dẹp đống đổ nát những chiếc xe bị đốt cháy.

Diễn biến này xảy ra sau khi Moscow cho biết họ sẽ tập trung nỗ lực quân sự để chiếm giữ khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, vốn nằm giáp với phía nam Kharkiv.

Các nhà báo AFP cách Kharkiv khoảng 4 km về phía đông đã nhìn thấy những chiếc xe dân sự bị bỏ rơi với những lỗ đạn trên thân nằm vương vãi trên nhiều làn đường của đường cao tốc và xác chết của những binh lính Nga trên một bờ kè cạnh con đường.

“Con đường đã hứng chịu hỏa lực của quân Nga khiến thường dân thiệt mạng. Chúng tôi đã đẩy họ lùi xa hơn khoảng 10 km về phía bắc,” một tư lệnh thuộc lữ đoàn 92 của quân đội Ukraine nói với AFP tại hiện trường.

“Con đường hiện đã mở, nó đã được giải phóng,” ông nói, thêm rằng khu vực này hiện đang được gỡ mìn và các dịch vụ công trong thành phố đã bắt đầu nối lại hoạt động.

Con đường trở nên yên tĩnh vào sáng 30/3 và máy móc đang làm việc để dọn dẹp xe cộ bị bỏ hoang và bị phá hỏng.

Con đường nối Kharkiv với thị trấn nhỏ Chuguiv - với dân số trước chiến tranh khoảng 30.000 người – nẳm cách 50km về phía đông nam.

“Xác lính Nga nằm rải rác khắp nơi. Giao tranh thực sự quyết liệt, đôi khi chúng tôi chỉ cách nhau 10 mét,” một sĩ quan tình báo Ukraine tại hiện trường nói với AFP.

“Những người lính Nga là những thanh niên kiệt sức, đói khát. Họ đã cướp bóc nhà cửa khắp khu vực. Có khoảng 120 lính Nga ở đây và chúng tôi đã bắt giữ khoảng 40 tù nhân,” ông nói thêm.

Thi thể của 5 lính Nga nằm gần đó trên một ngọn đồi. Hộ chiếu và giấy tờ tùy thân được tìm thấy cho thấy họ ở trong độ tuổi 19-23.

(AFP)

Chính quyền Biden đang xem xét tung ra tới 180 triệu thùng dầu trong vài tháng từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR), bốn nguồn tin của Mỹ cho biết hôm 30/3, vào lúc Nhà Trắng tìm cách giảm giá nhiên liệu

Zelenskyy kêu gọi Úc trừng phạt Nga nặng tay hơn

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói với Quốc hội Úc hôm 31/3 rằng các biện pháp trừng phạt mới và mạnh mẽ hơn nhằm vào Nga là cần thiết để tăng áp lực lên Moscow về cuộc xâm lược đất nước ông.

Úc đã cung cấp thiết bị quốc phòng và vật tư nhân đạo cho Ukraine, cũng như áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nhôm và quặng nhôm, bao gồm cả bauxite, sang Nga.

(Reuters)

Ý kiến bạn đọc
Thứ Ba, 05 Tháng Tư 20223:47 SA
Khách
My va NATO vien tro nhung vu khi hang nang that nhieu ,cung tat cacBac loai vu khi can thiet choUkraine day du de Ukraine co the phan cong danh Quan xam Nga .Khong can NATO vao yem tro ,chi can NATO va My vien tro doi Dan Duoc,vu khi cac loai day du la Ukraine co the danh duoi Quan Nga ra Khoi Ukraine.
Thứ Bảy, 02 Tháng Tư 202212:09 CH
Khách
Nếu tin những gì phát ra từ cái lổ miệng nằm xuôi của putin, tập xì dầu, trọng lú + các tướng hậu duệ đại tướng võ còn nguyên giáp huyền thoại VM, chuyên ngành cột quần chị em..........thì thà tin vào lời nói của các cô bán ..Trôn ....nói tôi còn... Trinh .....thì có giá trị và hiện thực hơn
Thứ Năm, 31 Tháng Ba 20223:29 CH
Khách
My va NATO nen tiep tuc giup do ,tang cuong them cho Ukraine doi dao Dan Duoc ,Hoa tien chong tang ,chong may bay that nhieu de Ukraine co the phan cong lai trong tinh the bi Quan Nga bao vay .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn