Biden nói Putin ‘không thể tiếp tục nắm quyền’ khi nói về chiến sự Ukraine [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]

Thứ Bảy, 26 Tháng Ba 20225:31 CH(Xem: 2393)
Biden nói Putin ‘không thể tiếp tục nắm quyền’ khi nói về chiến sự Ukraine [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]

Nhà Trắng nói Tổng thống Biden không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga

Joe Biden nói chuyện ở Warsaw

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Joe Biden nói chuyện ở Warsaw

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã không kêu gọi thay đổi chế độ ở Nga mặc dù ông nói hôm thứ Bảy rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền", Nhà Trắng vội vã cải chính.

"Quan điểm của Tổng thống là Putin không được phép thực thi quyền lực đối với các nước láng giềng hoặc khu vực. Ông ấy không nói về quyền lực của Putin ở Nga, hay sự thay đổi chế độ", một quan chức Nhà Trắng giải thích sau bài phát biểu của Biden tại Warsaw.

"Ông ta không thể tiếp tục nắm quyền", Biden nói trong bài phát biểu ở Warsaw, Ba Lan.

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ ngay lập tức làm nhiều người tưởng rằng Hoa Kỳ đang kêu gọi lật đổ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Nhưng một viên chức Nhà Trắng sau đó đính chính rằng câu nói của ông Biden không nằm trong diễn văn soạn sẵn.

Nhà Trắng sau đó đã cố gắng làm rõ tuyên bố, nói rằng tổng thống không kêu gọi thay đổi chế độ, nhưng có nghĩa là Vladimir Putin "không thể được phép thực hiện quyền lực đối với các nước láng giềng của mình."

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời rằng: "Việc này không phải do ông Biden quyết định. Đó chỉ nên là sự lựa chọn của người dân Liên bang Nga."

Trong diễn văn ở Ba Lan ngày 26/3, ông Biden nói: "Ukraine sẽ không bao giờ là một chiến thắng đối với Nga, vì những người tự do từ chối sống trong một thế giới vô vọng và tăm tối."

Ông nói: "Thậm chí đừng nghĩ đến việc di chuyển một tấc vào lãnh thổ NATO. Chúng tôi có nghĩa vụ thiêng liêng theo Điều năm là bảo vệ từng tấc đất của NATO bằng toàn bộ sức mạnh tập thể của chúng tôi."

Ông cũng nói rằng "cuộc chiến này đã là một thất bại chiến lược đối với Nga", tuyên bố rằng Putin nghĩ rằng người dân Ukraine "sẽ xả hơi và không chiến đấu."

Ông Biden nói: "Chúng ta phải cam kết tham gia cuộc chiến này lâu dài. Nó sẽ không dễ dàng. Sẽ có cái giá phải trả, nhưng đó là cái giá mà chúng ta phải trả bởi vì bóng tối thúc đẩy chế độ chuyên quyền cuối cùng không thể sánh được với ngọn lửa tự do thắp sáng tâm hồn của những người tự do ở khắp mọi nơi."

Ông cũng gửi thông điệp cho người dân Nga: "Tôi nói thật. Cuộc chiến này không xứng đáng với bạn, người dân Nga. Putin có thể và phải chấm dứt cuộc chiến này. Người dân Mỹ sẽ sát cánh với các bạn và những công dân dũng cảm của Ukraine, những người mong muốn hòa bình."

Cùng ngày, Mỹ đã đảm bảo rằng sẽ có thêm hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết.

Kuleba nói với các phóng viên ở Warsaw: "Hôm nay, chúng tôi đã nhận được những lời hứa bổ sung từ Hoa Kỳ về việc hợp tác quốc phòng sẽ phát triển như thế nào."

Trước đó, vào thứ Bảy, Kuleba và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã gặp những người đồng cấp Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, tại Warsaw.

Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Mỹ sẽ cung cấp "thêm 100 triệu đôla hỗ trợ an ninh dân sự" cho Ukraine.

voatiengviet.com

Tổng thống Biden hiệu triệu cho ‘trận chiến mới vì tự do’ chống lại Nga

VOA

Biden nói Putin ‘không thể tiếp tục nắm quyền’ khi nói về chiến sự Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Bảy nói rằng nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin "không thể tiếp tục nắm quyền" ở Ba Lan, một phát biểu mà một quan chức Nhà Trắng sau đó nói là nhằm chuẩn bị cho các nền dân chủ trên thế giới cho cuộc xung đột kéo dài liên quan đến Ukraine, chứ không phải ủng hộ thay đổi chế độ ở Nga.

Trong một bài diễn văn quan trọng tại Lâu đài Hoàng gia Warsaw, ông Biden nhắc lại bốn thập niên sau Bức màn Sắt của Ba Lan trong nỗ lực nhằm thuyết phục các nền dân chủ trên thế giới phải khẩn cấp đối đầu với một nước Nga chuyên quyền đe dọa an ninh và tự do toàn cầu.

Nhưng một câu nói ở cuối bài diễn văn của ông gợi suy đoán về một sự leo thang của Washington, vốn đã tránh can dự quân sự trực tiếp vào Ukraine, và đã nói rõ rằng họ không ủng hộ thay đổi chế độ.

"Vì Chúa, kẻ này không thể tiếp tục nắm quyền," ông Biden nói trước một đám đông ở thủ đô Warsaw sau khi lên án cuộc chiến kéo dài một tháng của ông Putin ở Ukraine.

'TRẬN CHIẾN MỚI VÌ TỰ DO’

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Bảy nói rằng việc Nga xâm lược Ukraine đe dọa hủy hoại an ninh toàn cầu và các nền dân chủ trên thế giới phải chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài chống lại chế độ chuyên quyền.

"Phương Tây hiện nay mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn bao giờ hết," ông Biden nói tại thủ đô Warsaw của Ba Lan trước hàng trăm quan chức dân cử của nước này, học sinh sinh viên và nhân viên đại sứ quán Mỹ, nhiều người cầm cờ Mỹ, Ba Lan và Ukraine.

"Chúng ta cần phải kiên gan bền chí cho cuộc chiến lâu dài phía trước."

Gọi cuộc chiến chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin là một "trận chiến mới vì tự do," ông Biden nói rằng khao khát "quyền lực tuyệt đối" của ông Putin là một thất bại chiến lược đối với Nga và là thách thức trực tiếp đối với nền hòa bình Châu Âu vốn đã ngự trị kể từ Thế chiến thứ hai.

Ông phát biểu sau khi đưa ra những lời hứa hỗ trợ an ninh cho Ukraine và gọi ông Putin là "đồ tể" khi ông đến thăm những người tị nạn chạy lánh cuộc chiến ở Ukraine hiện đang ở thủ đô của Ba Lan.

Bằng giọng điệu hùng hồn và quả quyết, ông khẳng định Ukraine sẽ không bao giờ là chiến thắng của Nga vì “những con người tự do khước từ sống trong một thế giới vô vọng và u tối.”

“Vì Chúa, kẻ này không thể nào tại vị được,” ông nhắc đến ông Putin trong lời phát biểu cuối cùng trước khi kết thúc bài diễn văn.

Tổng thống Biden cam kết sẽ ứng cứu Ba Lan nếu Nga tấn công

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda rằng “tự do của các bạn là tự do của chúng tôi,” nhắc lại một trong những châm ngôn không chính thức của Ba Lan. Ông bảo đảm với ông Duda rằng Mỹ và các đồng minh NATO khác sẽ ứng cứu nếu Nga tấn công.

Hai nhà lãnh đạo hội kiến vào ngày thứ Bảy trong ngày cuối cùng của ông Biden ở Châu Âu để nói về nỗ lực chung của họ nhằm chấm dứt chiến tranh ở nước láng giềng Ukraine.

Ông Biden gọi thỏa thuận “phòng thủ tập thể” của liên minh quân sự phương Tây là một “cam kết thiêng liêng” và nói rằng sự thống nhất của NATO là điều tối quan trọng. Ông cũng thừa nhận Ba Lan đang chịu phần lớn gánh nặng của cuộc khủng hoảng nhân đạo, với hơn 2 triệu trong số 3,5 triệu người lánh khỏi Ukraine đã vào nước này. Ông nói các đồng minh NATO khác phải làm nhiều hơn nữa. Mỹ đã cam kết tiếp nhận tới 100.000 người tị nạn.

Ông Duda nói quan hệ giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ, bất chấp những thời điểm khó khăn.

Tổng thống Ukraine bất ngờ phát biểu qua video tại Diễn đàn Doha ở Qatar

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bất ngờ xuất hiện qua video tại Diễn đàn Doha của Qatar.

Ông Zelenskyy trong bài phát biểu qua video ngày thứ Bảy chỉ trích cuộc chiến tranh đang diễn tiến của Nga nhắm vào đất nước. Ông kêu gọi Liên Hợp Quốc và các cường quốc thế giới trợ giúp ông. Ông so sánh việc Nga tàn phá thành phố cảng Mariupol với việc Syria và Nga tàn phá thành phố Aleppo trong cuộc chiến ở Syria.

"Họ đang phá hủy các cảng của chúng tôi," ông Zelenskyy nói. "Không có xuất khẩu từ Ukraine sẽ là một cú giáng đối với các nước khắp thế giới."

Ông nói thêm: "Tương lai của Châu Âu nằm ở những nỗ lực của quý vị." Ông kêu gọi các nước gia tăng xuất khẩu năng lượng — một điều đặc biệt quan trọng vì Qatar là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt thiên nhiên.

Ông chỉ trích Nga về điều mà ông mô tả là đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.

“Nga đang cố tình khoe khoang rằng họ có thể hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân, không chỉ một quốc gia nhất định mà cả hành tinh,” ông Zelenskyy nói.

Ông cũng lưu ý người Hồi giáo ở Ukraine sẽ phải chiến đấu trong tháng chay Ramadan sắp tới.

"Chúng ta phải bảo đảm tháng Ramadan thiêng liêng này không bị lu mờ bởi sự khốn khổ của người dân Ukraine," ông nói.


voatiengviet.com

Quân Nga được nói đã tiến vào thành phố Slavutych ở bắc Ukraine

VOA

Tổng thống Ukraine bất ngờ phát biểu qua video tại Diễn đàn Doha ở Qatar

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bất ngờ xuất hiện qua video tại Diễn đàn Doha của Qatar.

Ông Zelenskyy trong bài phát biểu qua video ngày thứ Bảy chỉ trích cuộc chiến tranh đang diễn tiến của Nga nhắm vào đất nước. Ông kêu gọi Liên Hợp Quốc và các cường quốc thế giới trợ giúp ông. Ông so sánh việc Nga tàn phá thành phố cảng Mariupol với việc Syria và Nga tàn phá thành phố Aleppo trong cuộc chiến ở Syria.

"Họ đang phá hủy các cảng của chúng tôi," ông Zelenskyy nói. "Không có xuất khẩu từ Ukraine sẽ là một cú giáng đối với các nước khắp thế giới."

02870000-0aff-0242-222d-08da0f328c8d_w650_r1_s

Ông nói thêm: "Tương lai của Châu Âu nằm ở những nỗ lực của quý vị." Ông kêu gọi các nước gia tăng xuất khẩu năng lượng — một điều đặc biệt quan trọng vì Qatar là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu khí đốt thiên nhiên.

Ông chỉ trích Nga về điều mà ông mô tả là đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân.

“Nga đang cố tình khoe khoang rằng họ có thể hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân, không chỉ một quốc gia nhất định mà cả hành tinh,” ông Zelenskyy nói.

Ông cũng lưu ý người Hồi giáo ở Ukraine sẽ phải chiến đấu trong tháng chay Ramadan sắp tới.

"Chúng ta phải bảo đảm tháng Ramadan thiêng liêng này không bị lu mờ bởi sự khốn khổ của người dân Ukraine," ông nói.

(AP)

Quân Nga được nói đã tiến vào thành phố Slavutych ở bắc Ukraine

Thống đốc vùng Kyiv nói rằng các lực lượng Nga đã tiến vào thành phố Slavutych và chiếm giữ một bệnh viện ở đó.

Slavutych nằm ở phía bắc thủ đô Kyiv và phía tây thành phố Chernihiv, bên ngoài khu vực cách ly được thiết lập xung quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau thảm họa năm 1986. Đây là nơi sinh sống của các nhân viên tại nhà máy Chernobyl.

Thống đốc Oleksandr Pavlyuk cho biết ngày thứ Bảy rằng quân Nga cũng đã bắt cóc thị trưởng của thành phố, nhưng một số cơ quan truyền thông đưa tin sau đó trong ngày rằng thị trưởng đã nhanh chóng được thả. Không thể xác minh những tin tức này một cách độc lập.

Thống đốc nói cư dân Slavutych đã xuống đường biểu tình với cờ Ukraine để phản đối cuộc xâm lược của Nga.

“Quân Nga đã bắn chỉ thiên. Họ ném lựu đạn gây choáng vào đám đông. Nhưng các cư dân không hề giải tán mà ngược lại, thêm nhiều người kéo đến,” ông Pavlyuk nói.

(AP)

Anh nói Nga tiếp tục vây hãm một số thành phố lớn của Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga tiếp tục vây hãm một số thành phố lớn của Ukraine bao gồm Kharkiv, Chernihiv và Mariupol.

Một bản cập nhật hàng ngày cho biết các lực lượng Nga đang cho thấy họ miễn cưỡng tiến hành các hoạt động bộ binh quy mô lớn ở đô thị, mà thay vào đó chọn chiến thuật bắn phá bừa bãi bằng các cuộc không kích và pháo kích trong một nỗ lực làm nhụt chí các lực lượng phòng thủ.


Đánh giá nói có phần chắc Nga sẽ tiếp tục sử dụng hỏa lực mạnh nhắm vào các khu vực đô thị để hạn chế những tổn thất vốn đã đáng kể của chính mình, gây thêm thương vong cho thường dân.

voatiengviet.com

Zelenskyy: ‘Không từ bỏ một tấc lãnh thổ nào’ để có hòa bình với Nga

VOA

Sứ quán Nga tại Pháp đăng biếm họa sỉ nhục châu Âu trên Twitter

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi việc Đại sứ quán Nga tại Paris đăng những bức vẽ biếm họa ‘tuyên truyền’ trên Twitter ‘không thể chấp nhận được’.

Đại sứ Nga tại Pháp hôm 25/3 đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Pháp về vấn đề này. Hai bài đăng này sau đó đã bị xóa.

“Đó là sai lầm. Nó đã được sửa chữa. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa,” ông Macron nói trong một cuộc họp báo ở Brussels.

Một trong những bức vẽ cho thấy một nhân vật được gọi là ‘Châu Âu’ nằm trên bàn và bị hai nhân vật khác đại diện cho Mỹ và Liên minh châu Âu tiêm vào cơ thể với ống tiêm được ghi các dòng chữ ‘thù ghét Nga’, ‘Tân Phát xít’, và ‘Trừng phạt’. Hình vẽ còn lại cho thấy người châu Âu quỳ gối liếm mông của một người được cho là nước Mỹ.

(AP)

Giáo Hoàng Francis chủ trì lễ cầu nguyện đặc biệt cho Ukraine

Đức Giáo Hoàng Francis đã chủ trì một buổi cầu nguyện đặc biệt cho Ukraine với khoảng 3.500 người tham gia bao gồm các hồng y, đại sứ và khách hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 25/3.

Đức Giáo Hoàng vẫn chưa công khai lên án đích danh Nga, mặc dù những lời tố cáo của Ngài ngày càng trở nên phẫn nộ.

(AP)

Lavrov: ‘Phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện chống Nga’

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nước ông đang đối mặt với một cuộc chiến toàn diện do phương Tây phát động.

Ông Lavrov nói trong một cuộc họp hôm 25/3 rằng ‘một cuộc chiến tranh hỗn hợp thực sự, một cuộc chiến tranh toàn diện đã được phát động đối với chúng tôi”. Ông cho rằng mục tiêu của phương Tây là ‘phá hủy, phá vỡ, hủy diệt, bóp nghẹt nền kinh tế Nga và nước Nga nói chung’.

Mặc dù phương Tây đã áp đặt các biện pháp chế tài cứng rắn nhắm vào nền kinh tế và hệ thống tài chính của Nga cũng như Tổng thống Vladimir Putin và các nhà tài phiệt Nga, ông Lavrov nói rằng Nga không bị cô lập. “Chúng tôi có nhiều bạn bè, đồng minh và đối tác trên thế giới,” ông Lavrov nói.

(AP)

Đức sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong những tuần tới

Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết nước ông đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp mới, cho phép họ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào than, khí đốt và dầu mỏ của Nga trong những tuần tới.

Ông Robert Habeck nói với các phóng viên ở Berlin hôm 26/3 rằng dầu của Nga sẽ chiếm khoảng 25% nhập khẩu của Đức trong những tuần tới, từ mức khoảng 35% hiện tại. Ông Habeck cho biết nhập khẩu than của Nga sẽ giảm một nửa từ khoảng 50% tổng lượng than của Đức xuống còn 25% trong những tuần tới.

Ông cho biết Đức cũng hy vọng có thể gần như hoàn toàn độc lập với khí đốt của Nga vào giữa năm 2024.

(AP)

Tổng thống Biden ăn pizza cùng lính Mỹ

Tổng thống Biden ăn pizza cùng binh sĩ Mỹ ở ngoại ô thành phố đông nam Ba Lan, kể lại câu chuyện thăm con trai tại Iraq gần 13 năm trước.

Chuyên cơ Không lực Một chở Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/3 hạ cánh xuống sân bay Rzeszow-Jasionka, đông nam Ba Lan, trong động thái của Nhà Trắng nhằm thể hiện sự ủng hộ với các quốc gia Đông Âu có chung biên giới với Ukraine.

Sau khi xuống máy bay, ông Biden tới thăm một tiệm cắt tóc tại Nhà thi đấu G2A gần sân bay. Tại đây, ông gặp 14 lính Mỹ đang chờ cắt tóc tại Nhà thi đấu G2A, sau đó tới nhà ăn cạnh đó dùng bữa trưa bằng pizza với các binh sĩ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (áo vest đen) ăn pizza cùng các binh sĩ Mỹ tại ngoại ô Jasionka, Ba Lan ngày 25/3. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (áo vest đen) ăn pizza cùng các binh sĩ Mỹ tại ngoại ô Jasionka, Ba Lan ngày 25/3. Ảnh: AP.

Trong bữa ăn với pizza pepperoni và jalapeño, Tổng thống Biden kể với các binh sĩ về lần ông tới Iraq thăm con trai cả Beau Biden đang được triển khai ở đó gần 13 năm trước.

Ông Biden, khi đó là phó tổng thống Mỹ, tháng 7/2009 tới Baghdad để thăm con trai, nhưng gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm con giữa các binh sĩ mặc đồng phục trong doanh trại.

"Tôi bước vào và tìm kiếm con trai mình, tôi đi xung quanh và tự hỏi rằng con trai tôi đang ở chỗ quái nào vậy?", Tổng thống Biden kể bên bàn ăn, cho biết sau đó tìm thấy Beau mặc quân phục gắn bảng tên ghi họ khác."Khi tôi hỏi rằng chuyện gì xảy ra vậy, con trai tôi bảo rằng 'với họ Biden, mọi người sẽ nghĩ rằng có chuyện gì đó đang xảy ra, nên con dùng họ Hunter'. Đó là họ của mẹ Beau", ông Biden cho biết. Beau Biden qua đời năm 2015 do căn bệnh ung thư não.

Tổng thống Biden sau đó phát biểu trước các binh sĩ Mỹ đóng quân tại Ba Lan, nhấn mạnh tầm quan trọng của họ trong vai trò của NATO giữa khủng hoảng hiện nay. Thành phố Rzeszow, nơi các binh sĩ Mỹ đóng quân, nằm cách Lviv của Ukraine khoảng 170 km.

5.000 binh sĩ thuộc sư đoàn dù số 82 của Mỹ, chuyên thực hiện các chiến dịch đổ bộ đường không, được điều tới Ba Lan từ ngày 6/2, khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. Quân đội Mỹ và các nước thành viên NATO điều động thêm lực lượng tới sườn đông của liên minh sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2.

Hơn 3,7 triệu người Ukraine đã di tản ra nước ngoài để tránh chiến sự. Ba Lan là quốc gia tiếp nhận nhiều người tị nạn nhất, Liên Hợp Quốc ước tính 2,2 triệu người từ Ukraine đã tới quốc gia Đông Âu này.

Sau chuyến thăm Rzeszow, Tổng thống Biden bay tới Warsaw và dự kiến gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda để thảo luận về đề xuất triển khai thêm quân đội Mỹ củng cố sườn đông NATO do Ba Lan đưa ra, cũng như ý tưởng về sứ mệnh gìn giữ hòa bình tại Ukraine do NATO hoặc quốc tế đảm nhận.

Giới ngoại giao Mỹ hoài nghi về đề xuất này của Ba Lan, trong khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích đây là "ý tưởng rất liều lĩnh". Trước khi tới Ba Lan, ông Biden đã tham dự loạt hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo NATO, EU và G7, với trọng tâm thảo luận là chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.


rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Quân Nga kể từ nay tập trung tấn công miền đông

Thanh Phương

Hôm 25/03/2022, quân đội Nga thông báo sẽ giới hạn cuộc tấn công ở miền đông Ukraina, trong khi lực lượng của Kiev phản công để cố chiếm lại thành phố Kherson.

Theo thông báo của bộ chỉ huy quân Nga ở Ukraina, được hãng tin AFP trích dẫn, “khả năng chiến đấu của lực lượng Ukraina đã bị cắt giảm đáng kể, cho nên kể từ nay chúng ta sẽ tập trung nỗ lực vào mục tiêu chính: giải phóng vùng Donbass”.

Tại vùng ở miền đông Ukraina này, lực lượng ly khai thân Nga đã tự tuyên bố thành lập hai nước “Cộng hòa” được Matxcơva công nhận, nhưng họ chưa kiểm soát được toàn bộ Donbass.

Thông báo của bộ chỉ huy quân Nga được đưa ra ít lâu sau khi phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitri Medvedev nhấn mạnh chiến dịch quân sự sẽ “tiếp diễn cho đến khi nào đạt được mục tiêu phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina”.

Như vậy là sau một tháng tấn công, trước sự kháng cự quyết liệt của lực lượng Ukraina, quân Nga đã không thể phá hủy tiềm lực quân sự của Kiev và không thể lật đổ được chính quyền của tổng thống Volodymyr Zelensky, cho nên nay buộc phải hạ thấp mục tiêu.  

Theo hãng tin Reuters, thống đốc vùng Kiev vừa thông báo hôm nay quân Nga đã chiếm được thành phố Slavutych, nơi cư ngụ của các công nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trước đây. Lực lượng Nga cũng đã bắt cóc thị trưởng của thành phố này. 

Trong khi đó, tại Washington, một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc cho biết lực lượng Ukraina đã mở cuộc phản công vào thành phố Kherson, thành phố lớn duy nhất bị quân Nga chiếm giữ hoàn toàn. Theo lời cố vấn của phủ tổng thống Ukraina, một viên tướng Nga đã thiệt mạng gần Kherson, viên tướng thứ bảy tử trận ở Ukraina. Một viên tướng khác đã bị điện Kremlin cách chức do những thiệt hại nặng nề của quân Nga.

Hôm 25/03/2022 Nga thừa nhận đã có tổng cộng 1.351 binh lính tử trận ở Ukraina và khoảng 3.800 lính bị thương. Nhưng theo khối NATO, thiệt hại nhân mạng của quân Nga trong bốn tuần chiến tranh đã lên đến từ 7.000 đến 15.000 lính.

Nhưng thiệt hại nhân mạng của thường dân Ukraina còn nặng nề hơn. Trong một tháng chiến tranh đã có hàng ngàn thường dân Ukraina thiệt mạng, trong đó có 135 trẻ em, theo số liệu của chính quyền Kiev. Chỉ riêng thành phố cảng Mariupol đang bị bao vây đã có hơn 2.000 thường dân bỏ mạng, theo lời tổng thống Volodymyr Zelensky. Ngoài ra, tại thành phố này rất có thể đã có khoảng 300 người bị chết trong nhà hát bị quân Nga oanh tạc hôm 16/03, trong khi hàng trăm người đang trú ẩn trong đây. 

Tối 25/03/2022, tổng thống Emmanuel Macron thông báo là Pháp cùng với Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sẽ tiến hành “một chiến dịch nhân đạo” để di tản thường dân khỏi Mariupol trong những ngày tới. Ông Macron cho biết trong vòng 48 đến 72 tiếng đồng hồ tới sẽ thảo luận với tổng thống Nga Vladimir Putin để xác định các chi tiết và thể thức của chiến dịch nhân đạo này.


Sứ quán Nga tại Pháp đăng biếm họa sỉ nhục châu Âu trên Twitter

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi việc Đại sứ quán Nga tại Paris đăng những bức vẽ biếm họa ‘tuyên truyền’ trên Twitter ‘không thể chấp nhận được’.

Đại sứ Nga tại Pháp hôm 25/3 đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Pháp về vấn đề này. Hai bài đăng này sau đó đã bị xóa.

“Đó là sai lầm. Nó đã được sửa chữa. Tôi hy vọng điều đó sẽ không xảy ra lần nữa,” ông Macron nói trong một cuộc họp báo ở Brussels.

Một trong những bức vẽ cho thấy một nhân vật được gọi là ‘Châu Âu’ nằm trên bàn và bị hai nhân vật khác đại diện cho Mỹ và Liên minh châu Âu tiêm vào cơ thể với ống tiêm được ghi các dòng chữ ‘thù ghét Nga’, ‘Tân Phát xít’, và ‘Trừng phạt’. Hình vẽ còn lại cho thấy người châu Âu quỳ gối liếm mông của một người được cho là nước Mỹ.

(AP)

15:00

Giáo Hoàng Francis chủ trì lễ cầu nguyện đặc biệt cho Ukraine

Đức Giáo Hoàng Francis đã chủ trì một buổi cầu nguyện đặc biệt cho Ukraine với khoảng 3.500 người tham gia bao gồm các hồng y, đại sứ và khách hành hương tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 25/3.

Đức Giáo Hoàng vẫn chưa công khai lên án đích danh Nga, mặc dù những lời tố cáo của Ngài ngày càng trở nên phẫn nộ.

(AP)

15:00

Lavrov: ‘Phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện chống Nga’

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết nước ông đang đối mặt với một cuộc chiến toàn diện do phương Tây phát động.

Ông Lavrov nói trong một cuộc họp hôm 25/3 rằng ‘một cuộc chiến tranh hỗn hợp thực sự, một cuộc chiến tranh toàn diện đã được phát động đối với chúng tôi”. Ông cho rằng mục tiêu của phương Tây là ‘phá hủy, phá vỡ, hủy diệt, bóp nghẹt nền kinh tế Nga và nước Nga nói chung’.

Mặc dù phương Tây đã áp đặt các biện pháp chế tài cứng rắn nhắm vào nền kinh tế và hệ thống tài chính của Nga cũng như Tổng thống Vladimir Putin và các nhà tài phiệt Nga, ông Lavrov nói rằng Nga không bị cô lập. “Chúng tôi có nhiều bạn bè, đồng minh và đối tác trên thế giới,” ông Lavrov nói.

(AP)

14:49

Đức sẽ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong những tuần tới

Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết nước ông đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp mới, cho phép họ giảm đáng kể sự phụ thuộc vào than, khí đốt và dầu mỏ của Nga trong những tuần tới.

Ông Robert Habeck nói với các phóng viên ở Berlin hôm 26/3 rằng dầu của Nga sẽ chiếm khoảng 25% nhập khẩu của Đức trong những tuần tới, từ mức khoảng 35% hiện tại. Ông Habeck cho biết nhập khẩu than của Nga sẽ giảm một nửa từ khoảng 50% tổng lượng than của Đức xuống còn 25% trong những tuần tới.

Ông cho biết Đức cũng hy vọng có thể gần như hoàn toàn độc lập với khí đốt của Nga vào giữa năm 2024.

(AP)

14:44

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Ukraine ‘sẵn sàng nhượng bộ một số vấn đề’

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ukraine và Nga dường như đang đạt được tiến bộ trong bốn vấn đề đang được đàm phán để chấm dứt chiến sự nhưng vẫn còn bất đồng trên hai vấn đề quan trọng khác.

Phát biểu với các phóng viên khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh NATO vào cuối ngày 25/3 ông Erdogan cho biết Kiev đã bày tỏ sẵn sàng từ bỏ mong muốn gia nhập NATO, sẵn sàng chấp nhận tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức và cũng có thể chấp nhận ‘một số nhượng bộ nhất định’ về giải trừ quân bị và ‘an ninh tập thể’.

Tuy nhiên, ông Erdogan cho biết Ukraine ‘không thoải mái lắm’ về các yêu sách của Nga đối với bán đảo Crimea, mà Moscow sáp nhập vào năm 2014 và khu vực Donbass phía đông, nơi Moscow đã công nhận các nhà nước độc lập.

Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên NATO, cố gắng cân bằng mối quan hệ với cả Ukraine và Nga và đặt mình vào thế trung gian hòa giải giữa hai nước.

(AP)

14:38
Thủ tướng Hungary Viktor Orban
Thủ tướng Hungary Viktor Orban

14:35

Thủ tướng Hungary từ chối hỗ trợ Ukraine theo lời kêu gọi của ông Zelenskyy

Thủ tướng Hungary hôm 25/3 đã từ chối lời kêu gọi đầy xúc động của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy là cung cấp Ukraine vũ khí và hỗ trợ các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành năng lượng của Nga.

Thủ tướng Viktor Orban nói trong một video đăng trên mạng xã hội rằng các yêu cầu của ông Zelenskyy là ‘đi ngược lại lợi ích của Hungary’.

Ông cho biết 85% lượng khí đốt và hơn 60% lượng dầu của Hungary là nhập từ Nga, và việc chặn xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ buộc người dân Hungary phải ‘trả giá cho cuộc chiến’.

Trước đó, ông Zelenskyy đã phát biểu tại một cuộc họp của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels, mà khi đó ông đặc biệt gửi lời kêu gọi đến ông Orban, vốn được coi là đồng minh thân cận nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong EU.

Hungary là nước duy nhất trong số các nước EU giáp giới Ukraine từ chối cung cấp vũ khí cho nước láng giềng và không cho phép vận chuyển vũ khí qua biên giới vào Ukraine.

(AP)

14:27

Một nửa dân số Kharkiv đã rời đi

Khoảng một nửa dân số thành phố Kharkiv đã rời đi, trong khi thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho những người ở lại đang giảm dần.

“Trong số những người ở lại, có những người có thể tự đi lại, nhưng nhiều người không thể đi lại được như người già chẳng hạn,” Hanna Spitsyna, người phân phát thức ăn giữa những tiếng nổ ngay phía sau, nói.

Kharkiv đã bị quân Nga bao vây kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, với các cuộc pháo kích không ngừng đã buộc mọi người phải ngủ trong các ga tàu điện ngầm và trong tầng hầm.

Chính phủ Ukraine cho biết pháo kích vào một nhóm người đang chờ nhận cứu trợ ở những nơi khác trong thành phố đã làm thiệt mạng sáu người hôm 24/5. Hiện chưa thể xác minh cáo buộc này.

Ảnh vệ tinh tàu đổ bộ cháy tại cảng Ukraine

Ảnh vệ tinh mới do Maxar Technologies cung cấp cho thấy một tàu đổ bộ bốc cháy và chìm một phần ở Berdyansk, miền nam Ukraine.

Ảnh vệ tinh chụp được Maxar công bố hôm 25/3 cho thấy khói và lửa bốc lên từ tàu đổ bộ đang neo đậu tại bến cảng thành phố Berdyansk, ven bờ biển Azov. Tàu cũng bị chìm một phần và đám cháy cũng lan sang một tàu buôn đang neo đậu bên cạnh.

Bức ảnh thứ hai cũng cho thấy bể chứa đang bốc cháy nhưng ở góc chụp rộng hơn, bao gồm cảng, và một đám khói trắng bốc lên từ vị trí khác.

Khói bốc lên từ tàu đổ bộ của Nga tại thành phố cảng Berdyansk, ven bờ biển Azov trong ảnh vệ tinh được công bố hôm 25/3. Ảnh: Maxar.

Khói bốc lên từ tàu đổ bộ của Nga tại thành phố cảng Berdyansk, ven bờ biển Azov trong ảnh vệ tinh được công bố hôm 25/3. Ảnh: Maxar.

Ukraine trước đó nói rằng tàu đổ bộ lớp Alligator của Nga đã bị lực lượng nước này bắn trúng ngày 24/3. "Con tàu bị tấn công ở Berdyansk có thể chở tới 20 xe tăng, 45 xe bọc thép và 400 lính dù", Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho hay. "Đây là một mục tiêu lớn bị quân đội chúng tôi đánh trúng".

Tuy nhiên, Ukraine không nêu loại vũ khí được sử dụng và cách thức họ tấn công tàu đổ bộ Nga.Một ngày sau đó, Lầu Năm Góc cho biết con tàu bị tấn công khi đang chuyển hàng tiếp tế cho quân đội Nga ở thành phố Mariupol. Video trên mạng xã hội cho thấy những đám khói bốc ra tại khu vực cầu cảng, cũng như nhiều vụ nổ kèm theo. Hai tàu đổ bộ khác của Nga là Tsesar Kunikov và Novocherkassk nhanh chóng rời cảng sau đó.

Góc chụp khác cho thấy thiệt hại của tàu đổ bộ Nga tại thành phố cảng Berdyansk, ven bờ biển Azov trong ảnh vệ tinh được công bố hôm 25/3. Ảnh: Maxar.

Góc chụp khác cho thấy thiệt hại của tàu đổ bộ Nga tại thành phố cảng Berdyansk, ven bờ biển Azov trong ảnh vệ tinh được công bố hôm 25/3. Ảnh: Maxar.

Nga chưa bình luận về thông tin này. Trước đó một ngày, kênh RT của Nga đưa tin về tàu Orsk neo đậu ở cảng Berdyansk. Biên tập viên Thomas Newdick của Drive nhận định chưa có bất cứ bằng chứng nào để xác định chính xác điều gì đã gây ra vụ cháy nổ tại cảng Berdyansk.

Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2 và giao tranh đến nay chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Lực lượng Nga đã kiểm soát được thành phố lớn Kherson và một số mục tiêu nhỏ hơn như Melitopol. Quân đội Nga hôm 25/3 cho biết đã hoàn thành giai đoạn đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine và đang tập trung nỗ lực để đạt mục tiêu chính là giải phóng Donbass.

Tuy nhiên, Nga đang vấp phải sự kháng cự ở những mục tiêu quan trọng như thành phố Kharkov, Mariupol và thủ đô Kiev... Giới chức Kiev và phương Tây hôm 23/3 cho biết các đơn vị Nga đã bị đẩy lùi ở Kiev và phải chuyển sang thế phòng thủ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn