Quân Ukraina đang phản công lại quân Nga, muốn chiếm lại toàn bộ thành phố Izium [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]

Thứ Tư, 23 Tháng Ba 20225:31 CH(Xem: 7855)
Quân Ukraina đang phản công lại quân Nga, muốn chiếm lại toàn bộ thành phố Izium [ CẬP NHẬT NHIỀU LẦN ]


Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 27, 22-03-2022


88

1. Quân Nga vẫn tiếp tục pháo kích dữ dội vào Kyiv, khiến 65 người chết, trong đó có 4 trẻ em. Zhytomyr bị nã đạn, 13 tòa nhà bị phá hủy.

Quân Ukraina đã thành công chiếm lại được thị trấn Makariv, thị trấn quan trọng nối Zhytomyr với Kyiv, qua đó kiểm soát hoàn toàn đường quốc lộ E40, trục đường tiếp tế gần nhất và quan trọng nhất từ Ba Lan sang Kyiv.

makariv_01

Irpien bị phá hủy sau đợt pháo kích:

irpien_01

Lính Nga bắn chết một người đàn ông Ukraina trước mặt cậu con trai 14 tuổi, đánh gãy tay cậu bé và lấy đi điện thoại cũng như ví của bố cậu.

tre_06

Đêm thứ Sáu, ngày 18/03, cô Olga, 27 tuổi, sống ở Kyiv đã tỉnh dậy để cho con gái Victoria, 6 tuần tuổi, bú. Đúng lúc cô cúi xuống đắp chăn cho con thì bom nổ. Mảnh kính vỡ đã làm cô bị thương ở nhiều nơi nhưng cứu cho con cô thoát chết. Hai mẹ con đã được cấp cứu ở bệnh viện Kyiv, tình trạng ổn định.

tre_09

Quân Nga bắn cháy trại ngựa ở Hostomel, cả đàn ngựa bị thiêu sống.

85

Tuy vậy, có tin từ mặt trận về, một bộ phận quân Nga đã bị cắt đường tiếp viện và đang bị bao vây ở các khu vực Bucha, Irpien và Hostomel.  Nếu tin này được khẳng định, đây sẽ là thất bại lớn của quân Nga trong cuộc tấn công Kyiv.

kiev_plan_05

27 ngày qua, người Ukraina đã chiến đấu kiên cường, tổn thất cũng khủng khiếp.

2. Chernihive nhìn từ trên cao đã bị phá hủy nặng nề, nhưng thị trưởng thành phố, ông Vladyslav Atroshenko vừa ra thông báo cho biết, quân Ukraina đã hoàn toàn làm chủ thành phố, đánh bật quân Nga ra vùng ngoại vi.

chernihiv_03

Quân Nga bị tấn công.

3. Xe tăng Nga đã bắn vào một xe con của người dân ở gần Kharkiv, ba người chết, trong đó có một em bé gái 9 tuổi, bất  chấp mọi người trong xe đã vẫy cờ trắng, báo hiệu rằng họ là dân thường.

Hình ảnh Kharkiv bị phá hủy:

Nhưng tinh thần người Ukraina rất vững vàng, giữa cảnh đổ nát họ vẫn tập trung chơi đàn và hát.

4. Quân Ukraina đang phản công lại quân Nga, muốn chiếm lại toàn bộ thành phố  Izium, theo tin từ tình báo Mỹ.

5. Thành phố Kramatorsk ở vùng Donetsk bị ném bom:

6. Một cảnh quay do chính quân Nga đăng lên, tự thú nhận việc sử dụng vũ khí bị cấm, tên lửa đầu đạn phốt pho TOS-1 ở Mariupol. Sau này đoạn phim này sẽ là bằng chứng về tội ác chiến tranh của Putin:

Quân Nga ném 2 quả bom tấn vào thành phố:

bomtan_01

Quân Nga đã chiếm được sân bay Mariupol:

Marioupol_21

Mặc dù bị tàn phá nặng nề, không còn đủ lương thực, thực phẩm và đạn dược, bằng cách nào đó, quân Ukraina vẫn chiến đấu. Theo Bộ Quốc phòng Anh, quân Nga vẫn chưa chiếm được phía nam thành phố. Có lẽ do tức giận, quân Nga đã bắn cả vào đoàn xe tị nạn của dân thường, làm 2 trẻ nhỏ bị thương, nhưng 3.007 người đã thoát ra khỏi thành phố.

Tường thuật từ một gia đình vừa trốn ra được khỏi Mariupol: "Mọi người đem các xác chết đặt ra gần đường rồi phủ vải lên. Họ chờ người tới thu gom những xác đó đem đi. Một số người đem chôn xác luôn ở trong vườn, vì biết rằng sẽ không ai chôn cất những người chết cả. Trong thành phố không có nước, thức ăn, điện… Bom rơi ở khắp nơi.”

Tướng Mikhail Mizintsev, tướng Nga được Putin yêu thích, là chỉ huy chiến trường Mariupol, đồng thời cũng là người hạ lệnh tấn công các mục tiêu dân sự và sử dụng vũ khí hủy diệt bị cấm ở thành phố này.

tuong_09

7. Quân Ukraina tiêu diệt được một đoàn xe quân sự Nga ở Mykolaiv:

xe_06

Thêm chỉ huy trưởng tiểu đoàn Xung kích Biệt động số 171, trung tá Alexei Sharshavov, tử trận.

tuong_10

8. Giáo hoàng Francis đã gọi điện cho tổng thống Ukraina Zelensky, nói rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho Ukraina và làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc chiến tranh này. Ông Zelensky đã có lời mời Giáo hoàng tới thăm Ukraina sau chiến tranh.

pape_01

9. Cựu hạ nghị sĩ, cựu phóng viên báo chí Ukraina, Tetiana Chornovol, đã gia nhập quân đội ngay từ ngày đầu chiến tranh, trải qua rèn luyện và bắn cháy được chiếc xe tăng đầu tiên của Nga.

10. Một đoạn nói chuyện của lính Nga bị phía Ukraina nghe lỏm và ghi âm lại: "Chỉ huy hạ lệnh cho chúng tôi bắn vào tòa nhà này từ xa. Họ không quan tâm trong đó có dân thường hay không. Putin đã cho họ thời gian để di tản. Nhưng họ không đi. Và sẽ xảy ra một cuộc tàn sát”.

11. Một nhân viên người Ukraina của đài Radio France đã bị bắt cóc, giam hãm và tra tấn suốt 9 ngày bởi lính Nga: anh ta bị đánh bằng báng súng vào mặt và khắp người, sau đó bị ném xuống hố, bên cạnh một con chó đã chết. Lính Nga vờ hành quyết, bắn trên đầu anh ta nhiều lần, sau đó trói vào một cái cây ở trong rừng ba ngày liền. Sau 9 ngày, nhân viên này mới được thả. Lời khai của anh ấy sẽ trở thành bằng chứng trước Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye.

Nông dân Ukraina tiếp tục có màn chiếm xe tăng bằng máy kéo.

12. Tình báo Mỹ vẫn cho rằng, Belarus sẽ tham gia tấn công Ukraina công khai trong thời gian tới, trước sức ép của Putin, bằng cách ngụy tạo một lý do giả rằng "quân Ukraina tấn công trước”. Cục diện chiến sự có thể sẽ không thay đổi nhiều, nếu phía Ukraina đứng vững sau các đợt tấn công đầu tiên và giữ được con đường tiếp tế từ Ba Lan sang. Bởi vũ khí của quân Belarus khá lạc hậu và tinh thần chiến đấu yếu kém, quân số tấn công sẽ khoảng 16.000 người.

13. Tổng thống Mỹ, Joe Biden, cho biết Putin đang lên kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraina, sau khi "quân Nga đang bị dồn vào chân tường” trước sức kháng cự mãnh liệt của phía Ukraina.

14. Hình ảnh so sánh bản đồ cho thấy, từ ngày 15/03 đến 22/03, quân Nga không tiến được thêm chút nào trên chiến trường Ukraina.

15. Một người lính Nga đã tự nguyện đem xe tăng tới giao nộp cho phía Ukraina vì "không thấy ý nghĩa của cuộc chiến tranh này”, sau khi những người đồng đội của anh ta đã đào ngũ và vứt bỏ lại trang thiết bị. Anh ta đã được nhận quy chế tị nạn và có thể được xem xét nhập tịch Ukraina sau này.

linh_07

16. Quân Nga bắt đầu hôi của ở các vùng chiến sự, ăn cắp thậm chí cả thảm.

17. Nhà máy sản xuất xe tăng duy nhất của Nga, Uralvagonzavod, đã phải ngừng hoặt động vì không có đủ linh kiện nhập từ nước ngoài về.

tank_29

18. Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc ở Nga khuyến khích các doanh nghiệp của họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Nga, vị trí mà các doanh nghiệp phương Tây để lại. Điều này  cũng có thể giúp Nga hạn chế được phần nào hậu quả của các lệnh trừng phạt của phần còn lại của thế giới.

19. Quốc hội Nga thông qua bộ luật, cho phép bỏ tù những ai đăng thông tin "thất thiệt” về hoạt động của quân Nga ở nước ngoài – theo tin từ AFP.

20. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã bãi nhiệm chức Chỉ huy trưởng Quân đoàn số 6 Liên hợp, tướng Vladyslava Jershov, vì những tổn thất nặng nề trong các chiến dịch ông này chỉ huy. Hiện tại, ông ta đang bị tạm giữ tại nhà.

21. Khối EU sẽ hạn chế và cắt giảm mua khí đốt của Nga tới 91% trong năm nay, theo nhận định của các nhà phân tích của Viện Kinh tế Ba Lan. Hiện tại, Nga đang cung cấp 45% nhu cầu khí đốt, 44% than đá và 25% dầu hỏa cho nhu cầu của EU, nhưng với tình hình hiện nay cùng các lệnh trừng phạt, châu Âu phải nhanh chóng tìm ra các nguồn cung cấp mới.

22. Có 40% dân số Đài Loan tin rằng, trong trường hợp Trung Quốc tấn công, Nhật Bản sẽ giúp đỡ quân sự cho họ. Cuộc xâm lược Ukraina của Nga khiến quốc đảo này ngày càng không yên tâm về tương lai, bởi Trung Quốc luôn lăm le coi họ như một vùng nổi loạn của nước này.

23. Nhóm Anonymous một lần nữa tấn công vào các máy in ở Nga, và khi người dân sử dụng, các máy in sẽ tự động in ra cả trăm ngàn bản in về chiến tranh ở Ukraina và hướng dẫn cách vượt ra khỏi hệ thống kiểm duyệt internet của chính phủ Nga.

hack_01

Để kết thúc tình hình chiến sự hôm nay, mình giới thiệu tới mọi người đoạn phim ngắn về xếp hình:

Nếu có sự thật, chúng ta thường không bao giờ phải dối trá, cấm đoán, bưng bít thông tin. Nếu có lẽ phải, chúng ta thường không bao giờ sợ hãi, đầu hàng. Nếu có sự tử tế, chúng ta thường không phải dùng sức mạnh đánh ai để thu phục họ. Đơn giản vậy.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH
voatiengviet.com

Chubais, đại diện đặc biệt của TT Putin, từ chức để phản đối chiến tranh ở Ukraine

VOA

Anatoly Chubais, kiến trúc sư của cuộc cải cách kinh tế Nga thời hậu Xô Viết, mới từ chức đặc phái viên của Điện Kremlin và rời khỏi đất nước do cuộc chiến ở Ukraine, hai nguồn tin nói với Reuters, đây là hành động phản đối đáng chú ý nhất của một nhân vật có tiếng ở Nga để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược.

Ông Chubais từ bỏ chức vụ là đại diện đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin chuyên trách quan hệ với các tổ chức quốc tế, một trong hai nguồn tin nắm vấn đề này nói với Reuters.

Hai nguồn tin cho biết ông Chubais bỏ đi là do cuộc chiến ở Ukraine. Ông không có ý định quay trở lại Nga, một trong hai nguồn tin cho biết.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận ông Chubais đã từ chức.

Hôm thứ Tư 23/3, NATO cảnh cáo Nga chớ có để cho cuộc chiến ở Ukraine trở thành một cuộc đối đầu hạt nhân giữa Moscow và phương Tây.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo: “Nga nên dừng lối nói huênh hoang vô trách nhiệm và nguy hiểm về vấn đề hạt nhân. Có một điều chắc chắn rằng chúng tôi sẵn sàng che chở và bảo vệ các đồng minh trước bất kỳ mối đe dọa nào bất cứ lúc nào".

"Nga phải hiểu rằng họ không bao giờ có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân", ông Stoltenberg nói trước thềm hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo quốc gia thuộc khối liên minh quân sự phương Tây ở Brussels.

"NATO không phải là một phần của cuộc xung đột ... khối này trợ giúp Ukraine nhưng không phải là một phần của cuộc xung đột", vẫn lời ông.

Người đứng đầu khối liên minh quân sự nói thêm: "NATO sẽ không đưa quân vào Ukraine ... Điều cực kỳ quan trọng là phải trợ giúp Ukraine và chúng tôi đang đẩy mạnh việc này. Nhưng đồng thời cũng là việc vô cùng quan trọng phải ngăn chặn cuộc xung đột này trở thành một cuộc chiến toàn diện giữa NATO và Nga".

(Reuters)

Các nước phương Tây muốn loại Nga khỏi G20

Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đánh giá liệu Nga có nên ở lại trong nhóm các nền kinh tế lớn G20 sau cuộc xâm lược Ukraine hay không, các nguồn tin tham gia thảo luận vấn đề này nói với Reuters hôm 22/3.

Có khả năng là bất kỳ nỗ lực nào loại trừ Nga hoàn toàn sẽ bị các nước khác phủ quyết – trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Xê-út, các nguồn tin cho biết.

“Đã có những bàn bạc về liệu có phù hợp để Nga nằm trong G20 hay không,” một nguồn tin cấp cao trong G7 nói với Reuters. “Nếu Nga vẫn là thành viên, G20 sẽ trở thành một tổ chức bớt đi tính hữu dụng.”

Một nguồn tin của Liên minh châu Âu đã xác nhận là có sự bàn bạc về quy chế thành viên của Nga tại các cuộc họp sắp tới của G20 mà chức chủ tịch luân phiên hiện do Indonesia nắm giữ.

“Indonesia đã được nói rất rõ rằng sự hiện diện của Nga tại các cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới sẽ hết sức khó chịu đối với các nước châu Âu,” nguồn tin này cho biết.

Nguồn tin của G7 cho biết không có khả năng Indonesia, hoặc các thành viên như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc sẽ đồng ý loại Nga khỏi G20.

(Reuters)


Người thân của binh lính Nga thiệt mạng 'được yêu cầu giữ im lặng'

Phân tích của Olga Ivshina, BBC tiếng Nga

Kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, thông tin về thương vong của người Nga đã rất khan hiếm.

Trong khi chính phủ Ukraine hiện tuyên bố hơn 15.000 quân nhân Nga đã thiệt mạng, chính quyền Nga vào ngày 2/3 thừa nhận chỉ có dưới 500 người chết.

BBC tiếng Nga đã tiến hành một cuộc điều tra chi tiết, xác nhận được tên và cấp bậc của 557 binh sĩ và sĩ quan Nga thiệt mạng ở Ukraine, bằng cách chọn lọc qua mạng xã hội và thông báo của địa phương cũng như nói chuyện với thân nhân.

Điều tra cho thấy 15 trong số 85 khu vực của Nga đã không công bố bất kỳ thông tin nào về các quân nhân địa phương đã chết trận ở Ukraine.

Nhưng ở một khu vực như vậy - vùng Kemerovo ở Siberia - BBC tiếng Nga (với sự trợ giúp của cư dân địa phương mà yêu cầu giấu danh tính) đã xác lập được danh tính và nơi chôn cất của bảy binh lính và sĩ quan.

Vài giờ sau khi cuộc điều tra của BBC được công bố, chính quyền Kemerovo thông báo rằng 13 quân nhân đã được chôn cất trong khu vực kể từ khi cuộc chiến nổ ra.

Nhưng có bằng chứng về áp lực ngày càng tăng đối với các nhà báo địa phương - một số tin trước đó về những người lính thiệt mạng khi thi hành nhiệm vụ đã bị xóa.

Một nhà báo Siberia nói với BBC: "Ở cấp chính quyền khu vực, tất cả các cơ quan truyền thông địa phương đã được chỉ thị không công bố bất kỳ dữ liệu nào về thiệt hại ở Ukraine. Có những trường hợp quan chức địa phương gây áp lực với người thân của nạn nhân, yêu cầu họ phải giữ im lặng.

"Họ nói: 'Hiện giờ không cần làm ầm ĩ, sau này chúng ta sẽ tìm cách để tưởng nhớ các chàng trai.'"


Ấn Độ là đồng minh Quad duy nhất 'hơi lung lay' trước Nga?

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng chỉ có Ấn Độ nằm trong số các đồng minh Quad - Mỹ, Nhật Bản và Australia - là tỏ ra "hơi lung lay" trước phản ứng với Nga về cuộc xâm lược Ukraine.

Mỹ, Nhật Bản và Australia đã trừng phạt các thực thể của Nga, nhưng Ấn Độ đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt và cũng đã bỏ phiếu trắng trong ba cuộc bỏ phiếu lên án Moscow tại LHQ.

Ấn Độ cho biết sự leo thang căng thẳng "là một vấn đề cần quan tâm sâu sắc" và nhắc lại rằng vấn đề chỉ có thể được giải quyết thông qua đối thoại ngoại giao.

Tổng thống Biden ca ngợi các đồng minh khác, nói rằng "Chúng ta đã thể hiện một mặt trận thống nhất trên khắp Nato và ở Thái Bình Dương" để đáp trả Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Bộ Tứ Quad - ngoại trừ Ấn Độ có vẻ hơi lung lay trong một số vấn đề này - nhưng Nhật Bản cực kỳ mạnh mẽ, Úc cũng vậy trong việc đối phó với sự hung hăng của Putin."

Ấn Độ cố gắng cân bằng mối quan hệ với Moscow và phương Tây. Nga tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ

voatiengviet.com

‘Sức kháng cự của Ukraine chặn đứng đà tiến của quân Nga'

Các nước phương Tây muốn loại Nga khỏi G20

Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đánh giá liệu Nga có nên ở lại trong nhóm các nền kinh tế lớn G20 sau cuộc xâm lược Ukraine hay không, các nguồn tin tham gia thảo luận vấn đề này nói với Reuters hôm 22/3.

Có khả năng là bất kỳ nỗ lực nào loại trừ Nga hoàn toàn sẽ bị các nước khác phủ quyết – trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập Xê-út, các nguồn tin cho biết.

“Đã có những bàn bạc về liệu có phù hợp để Nga nằm trong G20 hay không,” một nguồn tin cấp cao trong G7 nói với Reuters. “Nếu Nga vẫn là thành viên, G20 sẽ trở thành một tổ chức bớt đi tính hữu dụng.”

Một nguồn tin của Liên minh châu Âu đã xác nhận là có sự bàn bạc về quy chế thành viên của Nga tại các cuộc họp sắp tới của G20 mà chức chủ tịch luân phiên hiện do Indonesia nắm giữ.

“Indonesia đã được nói rất rõ rằng sự hiện diện của Nga tại các cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới sẽ hết sức khó chịu đối với các nước châu Âu,” nguồn tin này cho biết.

Nguồn tin của G7 cho biết không có khả năng Indonesia, hoặc các thành viên như Ấn Độ, Brazil, Nam Phi và Trung Quốc sẽ đồng ý loại Nga khỏi G20.

(Reuters)

Phóng viên nhà nước Nga nghỉ việc để phản đối ‘tuyên truyền’ và ‘dối trá’

Zhanna Agalakova, gương mặt quen thuộc đối với các hộ gia đình Nga qua hai thập kỷ làm phóng viên thường trú ở New York và Paris, hồi đầu tháng này đã tuyên bố rời Đài Pervy Kanal (Kênh Một) do cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Phát biểu trước công chúng lần đầu tiên kể từ khi bỏ việc, bà Agalakova nói tại một cuộc họp báo ở Paris do Tổ chức Nhà báo không biên giới (RSF) tổ chức rằng bà không còn dính vào ‘những lời dối trá’ và ‘thao túng’ của đài truyền hình nhà nước Nga.

Gương mặt nghẹn ngào nước mắt, Agalakova cho biết bà đã băn khoăn rất nhiều trước khi lên tiếng trước công chúng nhưng sau đó quyết định ‘không còn lựa chọn nào khác’.

Agalakoa, thừa nhận bà đã ‘thỏa hiệp nhiều trong sự nghiệp của mình’ nhưng bà mô tả cuộc xâm lược Ukraine là ‘lằn ranh đỏ’.

Bà chỉ trích truyền thông nhà nước Nga đã lặp đi lặp lại lời mô tả các đối thủ củaNga ở Ukraine là ‘Quốc xã’, một cách gọi gây khủng hoảng thần kinh người dân ở một quốc gia vẫn còn in hằn những đau thương trong Đệ nhị Thế chiến.

“Ở Nga, khi chúng tôi nghe thấy từ ‘Quốc xã’, chúng tôi chỉ có một phản ứng - hủy diệt. Đó là sự thao túng, lời nói dối lớn”.

(AFP)

Sức kháng cự của Ukraine chặn đứng đà tiến của quân Nga

Hôm 22/3, quân Ukraine đã đẩy lùi quân Nga khỏi vùng ngoại ô Makariv của Kyiv sau một trận chiến ác liệt, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết. Lãnh thổ giành lại được cho phép các quân Ukraine lấy lại quyền kiểm soát một tuyến đường cao tốc trọng yếu và ngăn quân Nga bao vây Kyiv từ hướng tây bắc.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết quân Nga đã chiếm một phần các vùng ngoại ô tây bắc khác bao gồm Bucha, Hostomel và Irpin, vốn đã bị tấn công liên tục gần như kể từ khi Nga mở màn cuộc xâm lược.

Một quan chức phương Tây giấu tên cho AP biết sự kháng cự của Ukraine đã chặn được phần lớn bước tiến của Nga nhưng không khiến lực quân Nga rút lui.

Khi được hỏi trên CNN về những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đạt được ở Ukraine, phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Vâng, trước hết, chưa. Ông ấy vẫn chưa đạt được.” Nhưng ông Peskov nhấn mạnh chiến dịch quân sự của Nga đang diễn ra ‘đúng theo kế hoạch và mục tiêu đưa ra từ trước’.

(AP)

Hãng dầu khí Pháp Total ngưng mua dầu từ Nga

Tập đoàn năng lượng khổng lồ TotalEnergies của Pháp cho biết họ đã quyết định ngừng tất cả các giao dịch mua dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ của Nga chậm nhất là vào cuối năm 2022.

Hãng dầu Pháp cho biết trong một thông báo rằng họ sẽ ‘dần dần đình chỉ các hoạt động ở Nga’ trong bối cảnh ‘tình hình tồi tệ hơn’ ở Ukraine.

Nga chiếm 17% sản lượng dầu và khí đốt của công ty vào năm 2020.

TotalEnergies nắm giữ 19,4% cổ phần của hãng sản xuất khí đốt tự nhiên Nga Novatek.

Hãng cũng nắm 20% cổ phần trong dự án Yamal LNG ở miền bắc nước Nga. Hãng này cho biết họ tiếp tục cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu từ nhà máy LNG Yamal ‘chừng nào các chính phủ châu Âu vẫn cho rằng họ vẫn khí đốt của Nga’.

(AP)

Ba Lan trục xuất 45 nhà ngoại gia Nga

Ba Lan trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga với lập luận rằng họ hoạt động gián điệp, trong khi Đại sứ Nga bác bỏ cáo buộc này.

"Chúng tôi đang triệt phá mạng lưới đặc vụ Nga tại đất nước chúng tôi. Ba Lan trục xuất 45 điệp viên Nga làm việc dưới vỏ bọc nhà ngoại giao", Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Mariusz Kaminski hôm nay ra tuyên bố.

Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergey Andreyev xác nhận việc trục xuất, nói với các phóng viên rằng những cá nhân liên quan bị yêu cầu rời Ba Lan trong vòng 5 ngày. "Không có căn cứ nào cho những cáo buộc kiểu này", ông nói và nhấn mạnh Nga có quyền thực hiện các biện pháp trả đũa.

Tuy nhiên, Đại sứ Andreyev cũng nhấn mạnh quan hệ ngoại giao song phương vẫn được duy trì. "Đại sứ quán vẫn tiếp tục hoạt động, đại sứ vẫn ở đây", ông nói thêm.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thăm biên giới Ukraine - Ba Lan ngày 4/3. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda thăm biên giới Ukraine - Ba Lan ngày 4/3. Ảnh: Reuters.

Trước đó, cơ quan phản gián Ba Lan đã lập danh sách 45 người Nga và chuyển cho Bộ Ngoại giao Ba Lan. Cơ quan này cũng "bắt giữ một công dân Ba Lan vì tình nghi làm gián điệp cho đặc vụ Nga".

Quan hệ giữa Moskva và Warsaw đang căng thẳng vì chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Hôm 21/3, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Ba Lan sẽ phải trả giá đắt vì "hội chứng bài Nga". Ông Medvedev nhắc tới quyết định trước đó của Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki về giảm phụ thuộc của nước này vào nguồn năng lượng Nga và cắt quan hệ kinh tế với Moskva để phản đối chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Thủ tướng Ba Lan Morawiecki dự kiến đề xuất triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 24/3. Sự kiện được Tổng thư ký Jens Stoltenberg triệu tập nhằm thảo luận về chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, cũng như năng lực phòng thủ và răn đe của liên minh quân sự.

Xung đột tại Ukraine dường như chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau gần 4 tuần Nga mở chiến dịch quân sự. Nga tiếp tục nỗ lực bao vây các thành phố lớn của Ukraine, trong khi Tổng thống Zelensky tuyên bố quyết không đầu hàng trước tối hậu thư.

voatiengviet.com

Tổng thống Biden đi châu Âu giữa lúc Nga bắn phá các thành phố của Ukraine

Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden bay sang châu Âu hôm 23/3 để dự hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của NATO về Ukraine, nơi quân đội xâm lược của Nga đang bị cầm chân, các thành phố bị bắn phá và cảng Mariupol bị bao vây đang chìm trong khỏi lửa.

Dự kiến đến Brussels vào tối 23/3, Tổng thống Biden sẽ gặp các nhà lãnh đạo NATO và châu Âu trong một cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại trụ sở của liên minh quân sự phương Tây. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ tung ra các biện pháp trừng phạt bổ sung đánh vào Nga vào ngày 24/3. Các nguồn tin cho biết gói trừng phạt của Mỹ sẽ bao gồm các biện pháp nhắm vào các thành viên quốc hội Nga.

Ông Biden cũng sẽ đến thăm Ba Lan, quốc gia đã tiếp nhận phần lớn trong số hơn 3,6 triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine và là con đường chính để phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Đến nay, cuộc chiến xâm lược của Nga đã kéo dài 4 tuần, khiến 1/4 trong số 44 triệu người Ukraine phải rời bỏ nhà cửa. Tuy nhiên, Nga vẫn không thể chiếm được một thành phố lớn nào của Ukraine, trong khi các lệnh trừng phạt của phương Tây loại nước này khỏi nền kinh tế thế giới.

Sau khi thất bại trong mưu đồ nhanh chóng chiếm lấy Kyiv và lật đổ chính phủ Ukraine, theo cách đánh giá của phương Tây, các lực lượng Nga đã bị tổn thất nặng nề, bị cầm chân tại chỗ trong ít nhất một tuần trên hầu hết các mặt trận và phải đối mặt với các vấn đề về nguồn tiếp tế và sức kháng cự quyết liệt.

Phía Nga chuyển sang chiến thuật bao vây và bắn phá các thành phố, gây ra những tàn phá lớn và nhiều thường dân thiệt mạng.

Moscow nói mục đích của họ là giải giáp quốc gia láng giềng và “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ đang diễn ra đúng kế hoạch. Nga phủ nhận nhắm mục tiêu vào thường dân.

Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Mariupol, một cảng phía nam của Ukraine hoàn toàn bị bao vây bởi lực lượng Nga, nơi hàng trăm nghìn người đã trú ẩn kể từ những ngày đầu chiến tranh, bị bắn phá liên tục và nguồn cung cấp thực phẩm, nước và hệ thống sưởi bị cắt đứt.

Những tấm ảnh vệ tinh mới của công ty thương mại Maxar được công bố trong đêm cho thấy sự tàn phá lớn ở nơi từng là một thành phố với 400.000 cư dân, với những cột khói bốc lên từ các tòa nhà chung cư đang chìm trong biển lửa.

Không có nhà báo nào có thể đưa tin từ bên trong các khu vực do Ukraine nắm giữ trong hơn một tuần, trong thời gian đó, các quan chức Ukraine cho biết Nga đã đánh bom một nhà hát và một trường nghệ thuật được sử dụng làm hầm trú bom, chôn sống hàng trăm người. Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào các tòa nhà đó.

Ý kiến bạn đọc
Thứ Năm, 24 Tháng Ba 20228:47 CH
Khách
Muon cho Nga Cham dut chien tranh ngay bay gio Thi My nen gui cho Putin 10 trai Hat Nhan phu dau vao nhung cho dau nao cua Putin,tu Bac toi Nam ,tu Dong sangTay xoa Khoi nuoc Nga tren ban do the gioi la xong.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn